Tiểu luận triết học: Vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam.pdf (Vận dụng quan điểm lịch sử) | Tải miễn phí

Tiểu luận triết học: Vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam

pdf

Số trang Tiểu luận triết học: Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam
23
Cỡ tệp Tiểu luận triết học: Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam
281 KB
Lượt tải Tiểu luận triết học: Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam
5
Lượt đọc Tiểu luận triết học: Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam
308
Đánh giá Tiểu luận triết học: Vận dụng quan điểm lịch sử - cụ thể vào quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam

4.2 (
5 lượt)

23281 KB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 23 trang, để tải xuống xem rất đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
_______________________

BÀI TẬP NHÓM

MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG Q UAN ĐIỂM LỊCH SỬ – CỤ THỂ
VÀO QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng
Lớp: Cao Học QTKD – K20V
Nhóm 4: Lê Anh Tuấn
Phạm Việt Tùng
Nguyễn Xuân Lan
Hoàng Thị Lệ Thủy
Lê Thị Hoài Thương
Đỗ Thanh Nga
Phan Thị Thanh Hương
Hà Nội, năm 2012

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng,
quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng
có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt
Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục
phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời
đại. Trong nhiều năm qua Đảng ta đã luôn luôn nhấn mạnh quan điểm “Giáo dục
và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của
quá trình phát triển”. .
Tuy nhiên trong thực tiễn, quan điểm này chưa được hiểu một cách đầy đủ
để triển khai một cách thực sự hiệu quả ở mọi lĩnh vực. Nền giáo dục Việt Nam
hiện nay tồn tại nhiều bất cập và cải cách giáo dục là nhu cầu tất yếu để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Quá trình
cải cách giáo dục diễn ra nhiều năm nay đã đạt được nhiều thành tựu cũng như
còn nhiều hạn chế.
Đánh giá quá trình cải cách giáo dục phải đặt trong tổng thể các mối quan
hệ, trong sự vận động phát triển không ngừng. Do vậy việc vận dụng quan điểm
lịch sử – cụ thể của Triết học Mác – Lênin vào quá trình cải cách giáo dục tại
Việt Nam là rất cần thiết để có được hướng đi đúng đắn.
Xuất phát từ những nhận thức trên, Nhóm 4 – Lớp QTKD – K20V tham gia
viết bài thảo luận nhóm với đề tài: “Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá
trình cải cách giáo dục tại Việt Nam”.
Chóng em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Hồng đã tận tình giúp đỡ để chúng em hoàn thành Bài thảo luận nhóm
này.
Kết cấu của Bài thảo luận nhóm bao gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về quan điểm lịch sử – cụ thể
Phần II: Quá trình cải cách giáo dục tại Việt Nam theo quan điểm lịch sử cụ thể
Phần III: Một số nguyên nhân và giải pháp trong quá trình cải cách giáo dục
tại Việt Nam.
Là công trình nghiên cứu theo nhóm trong điều kiện hạn chế về thời gian và
tài liệu nên khó tránh khỏi có sai sót, khiếm khuyết. Chúng em rất mong nhận

được sự đóng góp ý kiến của Cô giáo và các bạn để nội dung nghiên cứu đề tài
này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ Q UAN ĐIỂM LỊCH SỬ – CỤ THỂ
I. Cơ sở khách quan của Quan điểm lịch sử – cụ thể:
Trong triết học Mác, thuật ngữ “Siêu hình” được dùng theo nghĩa là
phương pháp xem xét sự tồn tại của sự vật, hiện tượng và sự phản ánh chúng vào
tư duy con người trong trạng thái biệt lập, nằm ngoài mối liên hệ với các sự vật,
hiện tượng khác và trong trạng thái không vận động, phát triển, nếu có vận động,
phát triển thì cũng chỉ thay đổi về lượng chứ không thay đổi về chất.
Ph.Ăngghen khẳng định: Phương pháp siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật
riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn

thấy sự tồn tại của sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của
những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất
sự vận động của sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”. Còn thuật
ngữ “Biện chứng” được dùng đối lập với siêu hình. Đó là lý luận đồng thời là
phương pháp xem xét sự vật trong trạng thái liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau,
ràng buộc lẫn nhau và trong quá trình vận động, phát triển không ngừng.
Ph.Ăngghen viết: Phương pháp biện chứng “xem xét những sự vật và những
phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng,
trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và diệt vong của chúng”.
V.I.Lênin nó i rằng: “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển,
dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính
tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn
luôn phát triển không ngừng”.
Như vậy có thể thấy rằng, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý
về sự phát triển là linh hồn của phép biện chứng duy vật. Các phạm trù, các quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật là sự cụ thể hóa các nguyên lý trên.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận
của quan điểm lịch sử – cụ thể. Quan điểm lịch sử – cụ thể cho rằng mỗi sự vật,
hiện tượng diễn ra trong không gian, thời gian cụ thể. Không gian, thời gian,
điều kiện khác nhau, hoàn cảnh cụ thể khác nhau thì các mối liên hệ và hình thức
phát triển của sự vật, hiện tượng cũng khác nhau, bởi vậy không chỉ nghiên cứu
chúng trong suốt quá trình mà còn nghiên cứu chúng trong các không gian, thời
gian, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử – cụ thể khác nhau đó.
II. Yêu cầu của quan điểm lịch sử – cụ thể:
Thứ nhất: Khi phân tích xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong
điều kiện không gian và thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều
kiện không gian ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật,
hiện tượng. Phải phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể ảnh hưởng đến sự vật,
hiện tượng.
Thứ hai: Khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần
phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Có như
vậy mới đánh giá đúng giá trị và hạn chế của lý luận đó. Việc tìm ra điểm mạnh
và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng sau này.

Thứ ba: Khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều
kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả của sự vận dụng đó.
III. Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể vào quá trình cải cách
giáo dục tại Việt Nam:
“Giáo dục” từ chữ Latinh “paidagos” có nghĩa là dắt dẫn ai qua đường. Điều đó
có nghĩa bóng là sự đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ kế tục nhau để duy trì sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người. Do đó, ngay khi xã hội nguyên thuỷ ra
đời, các “hiện tượng giáo dục” đã xuất hiện. Trên cơ sở nền giáo dục dân gian
cùng với sự hình thành giai cấp, nhà nước, sự xuất hiện của chữ viết, sự hình
thành của khoa học, giáo dục nhà trường cũng ra đời. Trong xã hội có giai cấp,
không thể có giáo dục phi chính trị, mà giáo dục bao giờ cũng phục vụ lợi ích
của một giai cấp. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển có sự giao lưu, trao đổi
giữa các dân tộc về nội dung và kinh nghiệm giáo dục. Từ thời cổ đại, đặc biệt từ
thời cận đại đến nay, sự giao lưu trên lĩnh vực giáo dục càng mạnh mẽ và các
quốc gia, dân tộc ngày một xích lại gần nhau.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945), sự tiến bộ như vũ bão của
khoa học – kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất
làm cho nhu cầu và nguồn nhân lực lao động có chất lượng tăng lên. Đây là
nguyên nhân phát sinh cuộc vận động cải cách giáo dục mới có tính chất thế giới
diễn ra vào 30 năm cuối thế kỷ và tiếp diễn vào những năm đầu của thiên niên kỷ
thứ III. Nếu giữa thế kỷ XX trở về trước, sự phát triển giáo dục gần như độc
quyền của các nước tư bản đế quốc, tỷ lệ học sinh, sinh viên chiếm trên 70% học
sinh, sinh viên thế giới, thì từ những năm 50 của thế kỷ này, số người đi học trên
thế giới tăng hơn trước nhiều, chiếm khoảng 20% dân số thế giới, mà 3/4 số học
sinh sinh viên thuộc về các nước đang phát triển.
Sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hoá với sự cạnh tranh
gay gắt, hàm lượng chất xám “giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lược cuộc sống”. Vì vậy, giáo dục phải
nhanh chóng phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu về nhân
lực của nền kinh tế tri thức.
Trong tình hình như vậy UNESCO đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục, gồm
21 điểm, trong đó tiến hành giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi cách, giáo dục
cho mọi người, xây dựng một xã hội học tập. UNESCO cũng xác nhận bốn cột

trụ của giáo dục thế kỷ XXI: học để biết, học để làm, học cùng chung sống, học
cách sống với mọi người; học để tự khẳng định mình.ư
Cải cách giáo dục ở các nước xuất hiện từ lâu, vào đầu thế kỷ XX, với những
tầng bậc khác nhau, có những mức độ mạnh yếu khác nhau, song sôi nổi nhất là
vào những năm cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI, tiếp tục những cuộc cải cách
giáo dục vào đầu và giữa thế kỷ. Việc tiến hành những cuộc cải cách giáo dục
này nảy sinh về sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của
lực lượng sản xuất. Hơn nữa, sự phát triển của các nước mới giành được độc lập,
đang xây dựng vững mạnh, nhanh chóng cần phải phát triển giáo dục, đào tạo và
khoa học công nghệ. Các nước phát triển cũng cần phải tiến hành cải cách giáo
dục cho phù hợp với sự bùng nổ cách mạng khoa học – công nghệ, đẩy mạnh
“kinh doanh giáo dục” ở các nước đang phát triển.
Cải cách giáo dục như vậy là một công việc cực kỳ khó khăn và tốn kém “thậm
chí có thể làm thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục cũng nhằm tạo ra sự đổi mới
về chất trong hệ thống giáo dục mới về những sản phẩm của nó. Sự bắt đầu của
mỗi cuộc cải cách mới là sự báo hiệu rằng hệ thống giáo dục cũ, chương trình
cũ… đã lỗi thời, lạc hậu, không còn đủ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Vì
vậy, tuỳ tình hình của mỗi nước mà cuộc cải cách có thể được tiến hành cục bộ
toàn phần”.
Cải cách giáo dục là một dạng vật chất xã hội theo sự phân loại của triết học
Mác-Lênin. Cùng với sự vận động phát triển không ngừng của xã hội thì Cải
cách giáo dục cũng phải luôn luôn đổi mới để thích nghi và đáp ứng tốt hơn nữa
những yêu cầu về hệ thống giáo dục trong xã hội mới. Do đó, cải cách giáo dục
là một quá trình tất yếu và không ngừng, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu về giáo
dục trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể, biết phân tích
mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cần phải
thấy được các mối liên hệ, sự biến đổi của cải cách giáo dục theo thời gian, cũng
như trong những không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính đặc
trưng, tránh khuynh hướng giáo điều, chung chung, trừu tượng không cụ thể.
Đây cũng chính là nguyên tắc của quan điểm lịch sử cụ thể.
Mặt khác, nền giáo dục ở một số quốc gia trên thế giới đã có những bước nhảy
vọt, vượt xa rất nhiều so với nền giáo dục hiện nay ở nước ta. Yêu cầu đặt ra ở
đây là cần phải áp dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình phân tích, chắt
lọc những thành tựu, ưu điểm của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, tìm ra

những hướng đi phù hợp với nền giáo dục Việt Nam, từ đó vận dụng một cách
khéo léo các thành tựu đó vào cải cách giáo dục của nước nhà.
Chính vì vậy cần phải vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể vào quá trình nghiên
cứu cải cách giáo dục tại Việt Nam.

PHẦN II
QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM
THEO QUAN ĐI ỂM LỊCH SỬ – CỤ THỂ
I. Những điều kiện cụ thể ảnh hưởng tới quá trình cải cách giáo dục tại Việt
Nam:
1. Bối cảnh quốc tế
Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng
cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức
quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học – công nghệ trở thành động
lực cơ bản của sự phát triển kinh tế – xã hội. Sự phát triển của khoa học công
nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà
trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình
độ cao.
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là
quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các
nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, đặt ra vị trí mới của
giáo dục. Các nước đều xem phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của chiến
lược phát triển kinh tế xã hội, dành cho giáo dục những đầu tư ưu tiên, đẩy mạnh
cải cách giáo dục nhằm giành ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Quá trình
toàn cầu hóa cũng chứa đựng nguy cơ chảy máu chất xám ở các nước đang phát
triển khi mà các nhân lực ưu tú có nhiều khả năng bị thu hút sang các nước giàu
có. Giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh nhân văn hóa, tiến
trình toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa thành điều có ý nghĩa đối với từng con
người với tất cả các quốc gia. Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn
bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi
người dân. Giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia. Hệ
thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục của các quốc gia tiếp tục
được thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, cung cấp các tri
thức hiện đại, đáp ứng được yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế. Thời đại
cũng đang chứng kiến vị thế nổi bật của giáo dục đại học. Hầu hết các trường
đại học trên thế giới đang tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những
trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và
xuất khẩu tri thức.

Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục. Với việc kết nối mạng, các
công nghệ, tri thức không chỉ tồn tại ở các địa điểm xa xôi, cách trở và khó tiếp
cận hoặc chỉ giới hạn với một số ít người. Giáo dục từ xa đã trở thành một thế
mạnh của thời đại, tạo nên một nền giáo dục mở, phi khoảng cách, thích ứng với
nhu cầu của từng người học. Đây là hình thức giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi và cho
mọi người, trở thành giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu ngày càng
tăng về giáo dục. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng viễn
thông, công nghệ tin học tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hoá, nhưng
cũng tạo điều kiện cho sự du nhập những giá trị xa lạ ở mỗi quốc gia. Đang diễn
ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, ngăn chặn những
yếu tố ảnh hưởng đến an ninh của mỗi nước.
2. Bối cảnh trong nước
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị
thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển; an ninh, quốc phòng
được giữ vững. Thu nhập bình quân theo đầu người trong 10 năm qua tăng liên
tục từ 415 USD năm 2001 đã lên đến 1300 USD năm 2011. Cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm; tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm đáng kể, còn khoảng 12% vào năm 2011. Việt Nam đang tích cực tham gia
vào quá trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với môi
trường chính trị ổn định và mức sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được
cải thiện. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế, và gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
Mặc dù có những bước tăng trưởng đáng kể, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh
tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn
ở thứ hạng dưới so với nhiều nước trên thế giới. Năng suất lao động còn thấp,
sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên những công nghệ lạc hậu, sản phẩm ở dạng thô,
chi phí cao, giá trị gia tăng thấp. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch nhưng còn chậm:
tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GDP còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy
có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển. Hoạt động kinh tế đối ngoại còn hạn chế, thiếu lộ trình
chủ động hội nhập quốc tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa còn trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ. Hiệu lực quản lý nhà nước
đối với nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội còn thấp.
3. Cơ hội cho công cuộc cải cách giáo dục tại Việt Nam:
Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra
ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận
với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các
kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển làm thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa nước ta với các nước khác. Hợp tác quốc tế được mở rộng tạo điều kiện
tăng đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài,
tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.
Sau hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã
hội, sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với
trước. Sự đóng góp về nguồn lực của nhà nước và nhân dân cho phát triển giáo
dục ngày càng được tăng cường.
Những người Việt Nam ở nước ngoài với nhiều tiềm năng đang hướng về tổ
quốc và dân tộc, sẵn sàng đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
4. Thách thức cho công cuộc cải cách giáo dục tại Việt Nam:
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ trên thế giới có
thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày
càng lớn hơn, nước ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn. Hội nhập quốc tế không chỉ
tạo cho giáo dục cơ hội phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là
nguy cơ xâm nhập của những giá trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xói mòn bản
sắc dân tộc. Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lượng từ một số nước có thể
gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục Việt Nam, khi mà năng lực quản lý của ta
đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp
thích hợp để định hướng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục có yếu tố nước
ngoài.
Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách
giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền
ngày càng rõ rệt. Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong
tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học.
Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn
đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua
ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát
triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao.

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn