Tuyển chọn đầy đủ các mẫu phụ lục hợp đồng chuẩn nhất hiện nay
Hiện nay, trong nhiều trường hợp, các bên tham gia giao kết hợp đồng còn cùng nhau ký thêm phụ lục hợp đồng. Bạn đã biết cách tận dụng loại văn bản này để bảo vệ quyền lợi kinh tế cho mình chưa? Cách viết loại tài liệu này thế nào cho chuẩn? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan nhé! Và đương nhiên, mình cũng sẽ cung cấp cho các bạn một số phụ lục hợp đồng mẫu chuẩn nhất hiện nay.
Mục Lục
Phụ lục hợp đồng lao động là gì?
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề mà các bên chưa lường trước được gây bất lợi cho việc hoàn thành hợp đồng. Do đó, các bên muốn ngồi lại, cùng nhau xem xét lại các thỏa ước trong hợp đồng một cách hợp tình, hợp lý nhất. Sau đó, họ cần phải ký kết một bản phụ lục bổ trợ.
Đây là một loại tài liệu được tạo ra với mục đích sửa đổi, bổ sung hoặc xóa bỏ một số điều khoản, quy định chi tiết trong hợp đồng đã ký kết giữa các bên trước đó.
Về phương diện pháp lý, đương nhiên loại văn bản này cũng có giá trị như hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nó được coi là một phần không tách rời của hợp đồng. Do đó, loại văn bản này có giá trị pháp lý như hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng có bao nhiêu loại?
Xét theo mục đích sử dụng, phụ lục này sẽ được chia làm 2 loại:
Có vai trò như một phần bổ sung cho hợp đồng chính: Trong trường hợp nó được lập đồng thời với hợp đồng chính. Phụ lục loại này lập ra thường quy định cụ thể, chi tiết hóa về các công việc cần thực hiện, các tiêu chuẩn, các loại hàng hóa, cụ thể hóa các số liệu, giai đoạn, các biểu mẫu . . . Những điều khoản chi tiết này không tiện quy định rõ trong hợp đồng thì được đưa vào văn bản bổ sung này.
Để sửa đổi, bổ sung cho hợp đồng chính: Phụ lục thường được các bên lập ra và ký kết nhằm sửa đổi, bổ sung hay xóa bỏ những ký kết chính thức trước đó. Các nội dung sửa đổi trong hợp đồng đã lập từ trước có thể có nhiều thông tin. Ví dụ: sửa đổi, bổ sung, xóa bỏ một số hạng mục công việc, gia hạn, rút ngắn thời hạn hợp đồng, điều chỉnh giá trị hợp đồng, thay đổi chủ thể hợp đồng . . . Ở trường hợp này, văn bản này sẽ được lập ra sau khi đã ký hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng này được các bên liên quan thỏa thuận lập ra do có nhiều điều khoản phát sinh như: việc vận chuyển bị kéo dài do thiên tai, tai nạn; công trình xây dựng không đảm bảo tiến độ do công tác giải tỏa khó khăn…
Khi nảy sinh các vấn đề đó, các bên đã ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận phương án giải quyết hợp lý vừa đảm bảo quyền lợi vừa thể hiện sự hữu nghị giữa các đối tác. Phụ lục hợp đồng điều chỉnh, bổ sung thường gặp trong các loại hợp đồng như: hợp đồng tăng lương, hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, hợp đồng xây dựng…
Mối quan hệ giữa phụ lục hợp đồng và hợp đồng
Hai loại văn bản này có có mối quan hệ phụ thuộc với nhau. Các điều khoản bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh trong bản phụ lục phải tuyệt đối không được trái với nội dung chính thức đã ký kết.
Nếu trong bản phụ lục xuất hiện điều khoản nào đó đi ngược với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì sao? Đương nhiên khi đó, giá trị pháp lý của điều khoản trong hợp đồng chính thức sẽ là cao nhất. Những nội dung trong phụ lục sẽ bị vô hiệu hóa. Trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác thì có thể coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trong trường hợp này, nó trở nên không có giá trị, bị vô hiệu thì hợp đồng chính thức vẫn hoàn toàn có đủ còn giá trị pháp lý. Ngược lại, khi hợp đồng bị vô hiệu hóa một phần hoặc toàn bộ thì các nội dung trong văn bản bổ sung tương ứng cũng bị vô hiệu theo.
Tài liệu này cũng cần lập thành văn bản, có công chứng. Nó là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng, có mối quan hệ phụ thuộc vào hợp đồng.
Một hợp đồng có thể ký kết bao nhiêu phụ lục hợp đồng?
Pháp luật hoàn toàn không quy định một hợp đồng có thể ký kết tối đa bao nhiêu văn bản phụ này. Do đó, việc này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia ký kết.
Tuy nhiên, riêng hợp đồng lao động thì pháp luật lại có quy định cụ thể. Theo đó, mỗi hợp đồng lao động chỉ được phép sửa đổi duy nhất một lần bằng văn bản phụ. Thế nhưng phải đảm bảo không được làm thay đổi nội dung hợp đồng đã ký trước đó, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động.
Các trường hợp doanh nghiệp vi phạm trong ký kết hợp đồng lao động với người lao động có thể bị phạt tối đa lên tới 20 triệu đồng.
Phần cuối cùng của bài viết, mình gửi tới các bạn một số mẫu mới nhất cho các bạn tham khảo nhé!