Tuyển chọn các mẫu hợp đồng xây dựng chuẩn nhất
Để hoàn thiện một công trình xây dựng nói chung phải trải qua rất nhiều chặng tương ứng với từng hạng mục. Chính vì vậy, không một cá nhân hay doanh nghiệp nào có thể nhớ hết tất cả các điều khoản đã giao kèo trước khi bắt đầu công trình. Chính vì thế, hợp đồng xây dựng đã ra đời. Vậy, có các loại hợp đồng xây dựng nào, cách sử dụng làm sao để tốt nhất? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây, đồng thời xem xét các mẫu hợp đồng xây dựng chuẩn nhất hiện nay để sử dụng thật hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất trong một công trình xây dựng.
Mục Lục
Hợp đồng xây dựng là gì?
Đây là tên gọi chung của tất cả các loại văn bản thỏa thuận dùng cho ngành xây dựng. Vậy, văn bản này có ý nghĩa gì và có những loại nào? Câu trả lời đã được quy định rõ trong nghị định số 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6 năm 2015.
Ngành xây dựng là một ngành nghề lớn trong nền kinh tế, các giao dịch phát sinh trong ngành nghề này là rất nhiều. Chính vì thế mà số lượng các loại tài liệu, biên bản, hợp đồng được sử dụng với số lượng khổng lồ. Để dễ dàng sử dụng, nghị định về hợp đồng xây dựng đã đưa ra các tiêu chí phân loại các loại hợp đồng trong ngành này như sau:
Các loại hợp đồng xây dựng
Tùy theo tiêu chí căn cứ mà có những loại hợp đồng khác nhau. Có 3 cách phân loại được đưa ra như sau:
Phân loại theo tính chất, loại công việc
– Hợp đồng tư vấn : Có thể quy định về việc tư vấn một phần hay toàn bộ là hợp đồng. Nếu là để thiết kế toàn bộ dự án thì được gọi là hợp đồng tổng thầu thiết kế.
– Hợp đồng thi công công trình: Là loại văn bản quy định về các vấn đề liên quan đến thi công một số hạng mục hoặc toàn bộ dự án.
– HĐ cung cấp thiết bị công nghệ hay hợp đồng cung cấp thiết bị: Hợp đồng này dùng riêng cho các thiết bị công nghệ trong công trình.
– Hợp đồng thiết kế và thi công công trình: Quy định cả về mảng thiết kế lẫn thi công trong các công trình, dự án trong ngành này.
– Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ: Dùng để thỏa thuận việc thiết kế và thi công các thiết bị công nghệ trong một công trình nhất định.
– Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công công trình.
– Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công công trình. Nó còn được biết đến với tên gọi là hợp đồng EPC(Engineering – Procurement – Construction).
– Hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay: Dùng trong trường hợp chủ thầu nhận hết tất cả các khâu của công trình.
Phân loại theo mối quan hệ quản lý trong hợp đồng
Theo tiêu chí này, chúng ta có các loại hợp đồng sau:
– Hợp đồng thầu chính: Được lập ra giữa nhà thầu chính và bên giao thầu.
– Hợp đồng thầu phụ: Là văn bản thỏa thuận giữa tổng thầu với các nhà thầu phụ.
– Hợp đồng tổng thầu: Được ký kết giữa bên giao thầu và tổng thầu về toàn bộ công việc trong dự án.
Phân loại theo giá hợp đồng
Theo tiêu chí này, chúng ta có những loại hợp đồng phổ biến sau đây:
– Hợp đồng trọn gói: Là loại hợp đồng cố định, chỉ được điều chỉnh nếu trong quá trình thực tiễn có lý do bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát.
– Hợp đồng theo đơn giá: không quy định giá tổng của hợp đồng từ trước. Giá trị thanh toán sẽ được tính bằng đơn giá trong hợp đồng nhân với số lượng công việc đã nghiệm thu. Có 2 loại hợp đồng theo đơn giá là hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
– Hợp đồng theo thời gian: Dùng khi công việc của nhà thầu không tính được bằng khối lượng công việc mà phải tính theo thời gian. Ví dụ như chuyên gia tham vấn thông tin…
– Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm: Nhà thầu sẽ được thanh toán cho theo công thức: tỷ lệ phần trăm đã ký kết trong hợp đồng này nhân với khối lượng công việc hoặc giá trị của dự án.
– Hợp đồng kết hợp: Tùy nhu cầu mà chủ đầu tư và nhà thầu có thể kết hợp nhiều loại hợp đồng trong một văn bản thành hợp đồng chung.
Trong các phần tiếp theo dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài loại hợp đồng thông dụng nhất trong ngành nghề đặc biệt này.
Hợp đồng thi công xây dựng
Với tính chất phức tạp trong thi công xây dựng nên trước khi bắt đầu thi công bất kỳ công trình xây dựng lớn nhỏ nào hầu hết giữa các bên đều ký kết một mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình. Điển hình nhất vẫn là các loại công trình nhà ở, công trình mang tính tư nhân, đặc biệt là những dự án lớn.
Đây là một giao kèo dạng văn bản được lập ra giữa các bên liên quan nhằm thỏa thuận một phần hoặc toàn bộ công việc khi thi công công trình. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong hợp đồng này, hai bên bắt buộc phải ký thêm một phụ lục hợp đồng hoặc hợp đồng bổ sung.
Đây là một loại hợp đồng khá chi tiết với nhiều điều khoản quan trọng. Vậy nên trước khi ký, bạn nên xem xét thật kỹ từng khoản nhỏ để tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của phía mình.
Mẫu hợp đồng thi công xây dựng
Sau đây, chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số mẫu hợp đồng được ký giữa các bên trước khi bắt tay thi công công trình. Đây là những mẫu theo form chuẩn của pháp luật Việt Nam, chứa các thông tin và điều khoản cơ bản cần thiết. Nếu có những giao kèo riêng, bạn chỉ cần bổ sung vào một trong các mẫu này là có ngay một bản hợp đồng chuẩn.
Tải mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói tại đây.
Tải mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình cầu đường giao thông tại đây.
Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở
Khi nhận xây dựng một công trình nhà ở, chủ nhà và bên xây dựng sẽ cùng ký vào một mẫu văn bản giao kèo riêng để thỏa thuận các điều khoản liên quan. Trong hợp đồng này sẽ quy định rõ thời gian hoàn thành công trình, giá trị công trình (trọn gói hoặc đơn giá), trách nhiệm của mỗi bên trong toàn bộ quá trình hợp tác. Đồng thời, trong hợp đồng này cũng nên quy định rõ về cung cách bàn giao và thời hạn bàn giao công trình.
Tải mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở tại đây.
Tải mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở tại đây.
Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
Thanh lý hợp đồng xây dựng đòi hỏi phải có sự thỏa thuận bằng văn bản bởi quá trình này có khá nhiều công việc cần thống nhất giữa các bên. Ví dụ như tình trạng nghiệm thu và bàn giao công trình, vấn đề thanh toán, các vấn đề phát sinh sau khi thực thi hợp đồng đã ký trước đó.
Cũng như các loại biên bản thanh lý hợp đồng khác, biên bản dùng trong ngành nghề này được sử dụng để chấm dứt hợp đồng chính thức trước đó. Biên bản này là một cam kết đã hoàn thành xong và chấm dứt mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Kể từ ngày biên bản này có hiệu lực, hai bên sẽ chính thức không còn ràng buộc gì về quyền lợi hay nghĩa vụ nữa.
Chúng tôi xin cung cấp cho bạn mẫu biên bản thanh lý HĐXD mới nhất tại đây.
Một số mẫu hợp đồng xây dựng thông dụng
Như đã đưa ra ở trên, hiện nay trong ngành có đến hàng trăm loại hợp đồng. Ở khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất được sử dụng thường xuyên nhất hiện nay.
Tải mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình tại đây.
Tải mẫu hợp đồng xây dựng trọn gói tại đây.
Tải mẫu hợp đồng xây dựng phần thô tại đây.