15 điều có thể thay đổi tính cách của bạn
Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả chúng ta, ở một mức độ nhất định, có một mong muốn cố hữu để nuôi dưỡng những đặc điểm tính cách tích cực (như hướng ngoại, lạc quan và lôi cuốn) và giảm thiểu các đặc điểm tiêu cực (như bi quan và rối loạn thần kinh).
1. Thay đổi tính cách
Tính cách là tất cả những gì một người suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Đó cũng có thể là thói quen, đôi khi là một thói quen kì quặc hay cách người đó phản ứng lại với các tác động đến từ thế giới xung quanh.
Bạn đang đọc: 15 điều có thể thay đổi tính cách của bạn
Mặc dù tính cách được hình thành và thay đổi trải qua quy trình học hỏi, tăng trưởng của bản thân trong suốt quy trình sống nhưng với một số ít người, một số ít loại tính cách có vẻ như gắn liền với họ bởi nhiều nguyên do như gặp các yếu tố về sức khỏe thể chất hay sự bảo thủ và cố chấp trong việc thay đổi tính cách .
2. 15 điều có thể thay đổi tính cách
15 điều hoàn toàn có thể thay đổi tính cách của mỗi người gồm có :
- Bệnh Alzheimer: Bệnh alzheimer ảnh hưởng đến suy nghĩ, khả năng phán đoán, trí nhớ cũng như khả năng ra quyết định của người bệnh, khiến họ cảm thấy bối rối hoặc thậm chí thay đổi hành động. Bệnh alzheimer cũng có thể khiến tính cách con người thay đổi theo thời gian. Một người bình thường nhẹ nhàng chu đáo cũng có thể trở lên hách dịch và thường xuyên đòi hỏi những thứ vô lý hay những người từng dễ lo lắng và căng thẳng nay lại trở nên dễ dài và hài lòng với tất cả mọi việc.
- Sa sút trí tuệ: Sau alzheimer, đây là loại bệnh liên quan đến việc thay đổi tính cách phổ biến tiếp theo. Các khối protein bất thường được gọi là Lewy hình thành trong các khu vực khác nhau của não bộ và kiểm soát trí nhớ, khu vực vận động và suy nghĩ của người bệnh. Vì thế sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người mắc khiến họ trở lên thụ động hơn, ít thể hiện cảm xúc, kém hòa đồng và mất hứng thú với các sở thích hay hoạt động khác.
- Bệnh Parkinson: Bệnh Parkinson có biểu hiện điển hình là triệu chứng run tay đi kèm với đó là ảnh hưởng đến cách di chuyển, nói chuyện, gây rối loạn giấc ngủ cũng như suy nghĩ của người bệnh. Ngay từ những giai đoạn đầu bệnh khiến người mắc suy giảm tập trung, thường làm việc một cách bất cẩn, đãng trí cũng như không hòa đồng trong các mối quan hệ hàng ngày.
- Bệnh Huntington: Huntington có thể coi là một căn bệnh bẩm sinh nhưng chỉ biểu hiện triệu chứng khi người bệnh ở độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Bệnh huntington làm hỏng các tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến tất cả các mặt trong cuộc sống của người bệnh. Họ thường không nhận thức được những gì đang xảy ra, khó khăn trong việc đưa ra những quyết định tưởng chừng đơn giản, đôi khi hay quên ngay cả với những điều cơ bản như đánh răng hàng ngày.
- Bệnh đa xơ cứng: Bệnh đa xơ cứng là một loại bệnh tự miễn mắc phải khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào thần kinh trong não hay tủy sống. Đa xơ cứng khiến người bệnh gặp một số vấn đề liên quan đến vận động hoặc về bàng quang. Trong nhiều trường hợp bệnh dẫn đến trạng thái hưng phấn quá mức, cười hoặc khóc không kiểm soát và đôi khi không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
- Bệnh lý tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan sản sinh các hormone hỗ trợ các hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Khi các hormone sản sinh quá nhiều trong bệnh cường giáp chúng có thể khiến bệnh nhân trở lên căng thẳng, thường xuyên lo lắng, hay cáu kỉnh và nhiều thay đổi về tâm trạng khác. Trong trường hợp lượng hormone do tuyến giáp sản sinh không cung cấp đủ cho cơ thể bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ, khó khăn trong đưa ra quyết định hay thậm chí dẫn đến sa sút trí tuệ nếu không được điều trị kịp thời.
- Ung thư não: Một khối u hình thành ở thùy trán của não có thể ảnh hưởng đến khu vực phụ trách xử lý tính cách, cảm xúc cũng như hỗ trợ trí nhớ. Điều đó khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó khăn, bối rối, suy giảm trí nhớ. U não cũng có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng khiến người bệnh trở nên hung hăng hơn và có những suy nghĩ phi thực tế.
- Một số loại ung thư khác: Các khối u trong não hay tủy sống không phải là loại ung thư duy nhất ảnh hưởng đến tính cách con người. Ung thư tuyến yên – nơi kiểm soát nồng độ các hormone trong cơ thể cũng có thể khiến người bệnh thay đổi tính cách. Ngoài ra một chất có tên là adenocarcinoma hình thành trong các tế bào ung thư vú, ruột, phổi và tụy cũng có thế tác động đến tính cách người bệnh tương tự u não hay u tuyến yên.
- Đột quỵ: Đột quỵ là tình trạng lưu lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân khiến các tế bào thần kinh không nhận đủ oxy cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết và chết đi. Các tác động phụ thuộc và thời gian đột quỵ và vị trí tổn thương trong não bộ. Người bệnh sau đột quỵ có thể mất khả năng vận động và điều đó làm thay đổi tính cách của họ. Người bệnh đột quỵ thường dễ mất kiên nhẫn, thường xuyên thay đổi tâm trạng cũng như hành vi so với trước đây.
- Chấn thương sọ não: Sau những chấn động mạnh khu vực đầu, những thay đổi trong tính cách có thể là những triệu chứng tiềm ẩn xuất hiện theo thời gian. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, những chấn thương này khiến người bệnh như trở thành một người khác, nói hoặc làm những việc họ chưa từng làm trong quá khứ.
- Phiền muộn: Đây không hẳn là một tình trạng bệnh lý của cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, phiền muộn còn ảnh hướng tới cả những thứ người đó nghĩ, trí nhớ và khả năng đưa ra quyết định. Phiền muộn thường khác nhau ở 2 giới. Trong khi người phụ nữ cảm thấy không có giá trị, buồn bã và tội lỗi thì người đàn ông có xu hướng xuất hiện tình trạng mệt mỏi, thường xuyên cáu gắt và tức giận.
- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Hội chứng OCD khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng, xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và luôn thúc giục bản thân không được dừng lại. Ví dụ người bệnh có thể rửa tay liên tục, luôn nghi ngờ bản thân và mất nhiều thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ tưởng chừng đơn giản. OCD sẽ trở lên tồi tệ hơn nếu gặp phải sự chỉ trích của người khác, khiến tâm trạng lo lắng càng được đẩy lên cao.
- Chứng rối loạn lưỡng cực: Rối loạn lưỡng cực gây ra những thay đổi tâm trạng vượt xa những thăng trầm bình thường của cuộc sống hàng ngày. Một trong hai phía của cảm xúc là cảm giác giật mình, nói nhanh và đưa ra quyết định có phần vội vàng. Phía còn lại là tình trạng lo lắng và cảm thấy bản thân vô dụng. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy sự pha trộn của cả hai trạng thái cảm xúc này. Những thay đổi mà rối loạn lưỡng cực mang lại có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ, mất cân bằng năng lượng và khiến người bệnh khó đưa ra quyết định chính xác về tất cả mọi việc.
- Tâm thần phân liệt: Tâm thần phân liệt là bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh có thể nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có ở đó hoặc tin vào những điều không có trong thực tế. Tồi tệ hơn, tâm thần phân liệt có thể khiến người mắc sống thu mình, hạn chế tiếp xúc với mọi người, tính cách trở lên khó dự đoán và dễ mất kiểm soát.
Tính cách mỗi con người được hình thành một phần từ lối sống, những gì họ được tiếp xúc, học tập từ khi còn bé. Tuy mỗi người đều luôn muốn làm nổi bật những tính cách tích cực và hạn chế nhưng tính cách tiêu cực nhưng nhìn chung tính cách con người rất khó thay đổi. Có một số lý do hoặc tình trạng bệnh lý xảy ra khiến một người có tính cách hòa đồng, cởi mở chu đáo trở lên khép mình, ngại giao tiếp hoặc thậm chí có những suy nghĩ tiêu cực.
Đó hoàn toàn có thể là một tai nạn đáng tiếc dẫn đến chấn thương sọ não, những sang chấn tâm ý gặp phải trong đời sống hoặc mắc phải ung thư …
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bài viết tham khảo nguồn: greatergood.berkeley.edu, webmd.com
Source: https://evbn.org
Category: Giới Tính