Kết nối optical trong âm thanh – dùng khi nào, dùng như thế nào?

Hầu như tất cả những dây kết nối bạn sử dụng trong hệ thống của mình đều là dây truyền tín hiệu điện, dù là analog hay digital đi chăng nữa. Bên trong bất cứ chiếc cable tiêu chuẩn nào cả đời cũ hoặc mới đều có những lõi dây kim loại để truyền tín hiệu điện. Dây optical thì khác, nó sử dụng các sợi quang học để truyền tải tín hiệu âm thanh bằng tia laser giữa các thiết bị trong hệ thống. Tiêu chuẩn quang học được giới thiệu vào năm 1983 bởi Toshiba với ý tưởng dùng cho các đầu CD của hãng (đây là lý do vì sao cable optical còn được gọi là Toshiba-Link, hay ngắn gọn hơn là

tinhte-optical-audio-3.jpg

Anh em có thể kiểm tra xem thiết bị của mình có hỗ trợ Optical hay không bằng cách nhìn vào panel cổng cắm phía sau máy. Cổng cắm này thường được ký hiệu rõ ràng là “Optical Audio” hay “TOSLINK” hoặc “Digital Audio Out (Optical)”, và thường thì bạn sẽ có thể nhận ra nó ngay lập tức. Một cách khác dễ nhận biết hơn nữa là khi mở máy lên, cổng Optical sẽ phát ra 1 tia laser mở mở đỏ đỏ xung quanh chân cắm.

tinhte-optical-audio-2.jpg

Dù tiêu chuẩn này đã có mặt hơn 30 năm tuy nhiên gần đây nó đã được tinh chỉnh lại để hữu dụng hơn đối với những hệ thống đời mới. Thế thì vì sao lại ít ai dùng nó? Điều này là do lúc cổng Optical ra đời, công nghệ của nó hầu như vượt quá nhu cầu của đại đa số người dùng. Còn khi thị trường đã bắt đầu bão hòa và nhiều người sở hữu các hệ thống home theater hơn, dây optical lại bị che phủ bởi cái bóng của tiêu chuẩn mới là HDMI. HDMI không chỉ dễ sử dụng hơn (truyền tải cả tín hiệu âm thanh lẫn hình ảnh) mà còn hỗ trợ các định dạng mới như Dolby TrueHD hay DTS HD Master Audio, trong khi Optical thì vẫn dậm chân tại chỗ.

Tuy cũ, nhưng nó vẫn hỗ trợ truyền tải lên đến chất lượng 7.1, nghĩa là vẫn rất tốt so với nhu cầu của người dùng đại trà hiện nay. Khi sử dụng trong 1 hệ thống gia đình, Optical và HDMI cho chất lượng âm thanh gần như tương đồng, đôi khi còn có thể nhỉnh hơn 1 chút so với mấy cọng HDMI được tặng kèm theo máy. Khoan, mấy ông đừng vội tháo ngay dây HDMI đang sử dụng và chạy đi mua dây optical mà hãy cứ đọc tiếp đã.

Nếu hệ thống của bạn sử dụng đang chạy tốt thì không cần phải chỉnh sửa gì hết. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp cần thiết, cổng quang rất có tác dụng, ví dụ như một vài trường hợp mà mình có thể nghĩ đến sau đây.

Bạn muốn sử dụng các thiết bị cũ mà hay

Hầu như tất cả những dây kết nối bạn sử dụng trong hệ thống của mình đều là dây truyền tín hiệu điện, dù là analog hay digital đi chăng nữa. Bên trong bất cứ chiếc cable tiêu chuẩn nào cả đời cũ hoặc mới đều có những lõi dây kim loại để truyền tín hiệu điện. Dây optical thì khác, nó sử dụng các sợi quang học để truyền tải tín hiệu âm thanh bằng tia laser giữa các thiết bị trong hệ thống. Tiêu chuẩn quang học được giới thiệu vào năm 1983 bởi Toshiba với ý tưởng dùng cho các đầu CD của hãng (đây là lý do vì sao cable optical còn được gọi là Toshiba-Link, hay ngắn gọn hơn là TOSLINK ).

Source: https://evbn.org
Category : Làm Gì