Tìm hiểu về số La Mã là gì và những kiến thức cần biết về số La Mã

Nền văn minh La mã là một nền văn minh vô cùng thịnh vượng khi đã phát minh ra những tờ báo, con đường, những mái vòm La Mã và một sản phẩm mà ngày nay chúng ta vẫn sử dụng đó chính là chữ số La Mã. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về số la mã là gì và những kiến thức xoay quanh nó.

Tìm hiểu về số La Mã là gì và những kiến thức cần biết về số La Mã

Định nghĩa số La Mã

Số La Mã (chữ số La Mã) là một hệ thống chữ số cổ đại có nguồn gốc từ Roma, dựa theo hệ chữ số Etruria. 

Hệ thống số La Mã (chữ số La Mã) dựa trên một số ký tự Latinh nhất định và sau khi những ký tự đó được gán giá trị thì được coi là chữ số.

Khái niệm số La Mã

Hệ thống số La Mã vào thời Cổ Đại đã được sử dụng, và tới thời Trung Cổ nó đã được chỉnh sửa thành dạng số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

Ứng dụng của số La Mã

Thay vì để tính toán như những con số tự nhiên, thì số La Mã được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Dùng để đánh số ở dạng sườn bài (mục lục) trong các bản kê, văn bản
  • Đánh số trên đồng hồ

Ứng dụng của số La Mã

  • Đánh số Tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích
  • Đánh dấu thứ tự của những lãnh đạo chính trị nối tiếp nhau
  • Đánh số cho một số hoạt động nào đó như: Thế vận hội Olympic, Super Bowl,…
  • Đánh số ngày ra mắt của phim
  • Đánh số cho trẻ em trùng tên
  • Đánh số các kỳ, khóa của các cuộc họp chính trị
  • Đánh số cho các thể kỷ

Các quy tắc của số La Mã

 Các ký hiệu số La Mã cơ bản

Hãy nhớ 7 ký hiệu số La Mã cơ bản sau đây để viết được chữ số La Mã:

KÝ HIỆU GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG
I 1
V 5
X 10
L 50
C 100
D 500
M 1000

 

Từ những ký hiệu trên, khi ta ghép chúng lại sẽ ra những số mà chúng ta thường dùng

Ví dụ:

  • 1 viết là I
  • 2 viết là II
  • 5 viết là V
  • 6 viết là VI
  • 10 viết là X
  • 11 viết là XI
  • 1970 thì viết là MCMLXX
  • 2136 thì viết là MMCXXXVI
  • 1992 thì viết MCMXCI

Các quy tắc viết số La Mã

Số La Mã có quy tắc viết là phải cộng, trái trừ

  • Thêm chữ số vào bên bên phải một chữ số gốc là cộng thêm, các chữ số I, X, C, M không được lặp lại quá 3 lần; các chữ số V, L, D chỉ được xuất hiện 1 lần duy nhất.

Ví dụ:

V = 5 suy ra 6 = VI ; 7 = VII ; 8 = VIII

Tuy nhiên 9 không viết là VIIII vì chữ số I không được lặp lại quá 3 lần.

C = 100 => CX = 110

  • Thêm chữ số vào bên trái của một chữ số gốc là trừ đi (lấy giá trị chữ số gốc trừ đi giá trị chữ số thêm vào là ra giá trị số mới). Đương nhiên chữ số thêm vào bên trái giá trị phải nhỏ hơn chữ số gốc.

Quy tắc viết số La Mã

Ví dụ: 

4 = IV (V-I); 9 = IX (X-I); 40 = XL (L-X)

  • Khi viết các số La Mã có sử dụng các chữ số I, V, X, L, C, D, M, và các nhóm chữ số IV, IX, XL, XC, CD, CM, Đếm các giá trị của số và nhóm số theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải.

–  Đối với những số lớn hơn (4000 trở lên), để chỉ phép nhân cho 1000 hãy đặt một dấu gạch ngang trên đầu số gốc.

Ví dụ: M̅ = 1.000.000 = 1000 x 1000

Các quy tắc đọc số La Mã

Tính từ trái sang phải, giá trị của các chữ số và mảng chữ số giảm dần nên cần chú ý vào mảng chữ số hàng nghìn trước, rồi tới hàng trăm, sau đó mới nhìn tới chữ số hàng chục và hàng đơn vị (giống cách đọc số tự nhiên). Còn với các số La Mã nhỏ thì chỉ cần đọc dựa trên cách viết số La Mã.

Ví dụ: CX = 110 – Một trăm mười

            MMXIX = 2019 – Hai nghìn không trăm mười chín.

  • Lưu ý:
  • Đứng trước V hoặc X chỉ có thể là I
  • X được đứng trước L hoặc C
  • C chỉ có thể đứng đằng trước L hoặc C
  • Đối với những số lớn hơn 4000,  hãy đặt một dấu gạch ngang trên đầu số gốc để chỉ phép nhân cho 1000.
  • Đối với những số rất lớn thường không có dạng thống nhất, đôi khi hai gạch trên hay một gạch dưới được sử dụng để chỉ phép nhân cho 1.000.000. Điều này có nghĩa là X là mười triệu.
  • Trong hệ thống số La Mã không có số 0 vì giáo hội họ cho rằng số La Mã là quá đủ và cấm dùng số 0. 

Xem thêm : Sugar Daddy là gì?

Kết luận

Hy vọng với bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về số La Mã là gì và nắm được các quy tắc đọc và viết số La Mã.