Tiểu luận tôn giáo quan điểm chính sách về tôn giáo của đảng và nhà nước – TIỂU LUẬN TÔN GIÁO QUAN – Studocu

Mục Lục

TIỂU LUẬN TÔN GIÁO

QUAN ĐIỂM CHÍNH SÁCH VỀ TÔN GIÁO CỦA

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

TẢI WORD KB ZALO: 0917.

DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN ĐIỂM CAO

WEBSITE: LUANVANTRUST

ZALO: 0917.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………….

  • MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………….
  • Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tôn giáo và tôn giáo trong CNXH…
    • 1.1ái niệm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn giáo……………………….
      • 1.1.1ác quan điểm về tôn giáo……………………………………………………………..
      • 1.1.2ồn gốc và bản chất của tôn giáo…………………………………………………
      • 1.1.3 trò của tôn giáo………………………………………………………………………..
    • 1. Tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội…………………………………………………………
      • 1.2. Nguyên nhân tồn tại tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội…………………………
      • CNXH…………………………………………………………………………………………………. 1.2 Những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong
  • Chương 2. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt nam……………………………………..
  • Chương 3: Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta……………………………
    • kì………………………………………………………………………………………………………….. 3. Quan điểm chính sách về tôn giáo của Đảng và nhà nước qua các thời
    • …………………………………………………………………………………………………………….. 3.2ính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.
  • KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về tôn giáo và tôn giáo trong CNXH…

1.1ái niệm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của tôn giáo……………………….

1.1.1ác quan điểm về tôn giáo……………………………………………………………..

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử, có tài
liệu thống kê đến nay có hàng trăm khía niệm về tôn giáo tùy cách tiếp cận và mục
tiêu nghiên cứu khác nhau người ta đưa ra những khái niệm khác nhau về tôn giáo.

  • Quan điểm trước Mác về tôn giáo:
    Trước khi xuất hiện đạo Kito, bên cạnh những hình thức tôn giáo sơ khai, việc
    các nhà nước độc lập rất sung bái các vị thần rất phổ biến, với những nghi thức và
    niềm tin có quan hệ đến cái thiêng liêng người vừa kính trọng , vừa sợ hãi
    những lực lượng siêu nhiên nên họ đã thực hiện những nghi lễ hiến tế nhằm tỏ
    lòng tôn kính cầu xin sự giúp đỡ, sự che chở của đấng siêu nhiên tối cao, để làm
    tăng sức mạnh của bản thân và cộng đồng, vượt qua một cách thắng lợi những
    thách thức khó khăn , hi vọng các thần linh giúp đỡ để tránh những tai họa đang
    hoặc sẽ dẫn đến.
    Khi tư tưởng nhà thờ thống trị những đêm trường trung cổ, ở Châu âu đã bắt
    con người tìm kiếm chỗ dựa tinh thần ở niềm tin tôn giáo đó là sự phụ thuộc vào
    các bậc tiên tri và các đấng siêu phàm tôn giáo con người thoát khỏi trần
    gian, vì tôn giáo là lĩnh vực tri thức giải đáp mọi điều bí ẩn của thế giới quan, gạt
    bỏ mọi mâu thuẫn thầm kín trong tư tưởng con người do vậy tôn giáo là lĩnh vực
    của chân lí vĩnh cửuà triết học Đức Wil Helm Hegel cho rằng tôn giáo là tri
    thức thần thánh, là tri thức của con người về thần thánh, vì vậy ông đã kết luận:
    trong tôn giáo con người tự do trước thần thánh , vì ý chí của con người hòa đồng
    với ý chí của Thượng Đế.
    L Bach, một đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật trước Mác đưa ra
    luận điểm: Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải là tôn giáo sang tạo ra
    con người. Ông cho rằng cái mà ý thức tôn giáo quan niệm là Thượng đế không
    phải là cái gì khác hơn sự sang tạo của con người , con người suy nghĩ ra sao, tâm

tư thế nào thì thượng đế của họ đúng như vậy, con người có bao nhiêu giá trị thì
Thượng đế cũng có bấy nhiêuừ thượng đế có thể suy ra con người và ngược
lạiượng đế là cái tự thân được biểu hiện ở con người, tôn giáo là sự vén mở
trang trọng những kho tang ẩn giấu của con người, là sự thừa nhận ý nghĩ thầm kín
nhất, là sự thú nhận công khai những bí mật tình yêu của con người.
-Quan điểm của chủ nghĩa Mác- lê nin về tôn giáo:
Các Mác, ăng ghen, lênin là những vị lãnh tự lỗi lạc của phong trào công sản
và công nhân quốc tế.Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, các ông đã để lại
những tư tưởng quí báu về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, trong đó có
những nhận định về vấn đề tôn giáo. Các mác đã chỉ ra rằng: Tôn giáo là sự tự ý
thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình hoặc lại đánh mất
bản thân mình một lần nữa. Con người chính là thế giới những con người , là nhà
nước, là xã hộià nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, không phải tôn giáo
sáng tạo ra con người mà chính là con người sáng tạo ra tôn giáoôn giáo biến
bản chất con người thành tính hiện thực, ảo tưởng, vì bản chất con người không có
tính hiện thực thực sự.Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái
tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều
kiện xã hội không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Qua sự phản ánh của tôn giáo, những lực lượng tự phát của tự nhiên và xã hội
trở thành sức mạnh siêu nhiên có quyền uy đối tối thượng và tác động đến một
cộng đồng , một nhóm xã hội có tổ chứcôn giáo chỉ ra đời khi xuất hiện giai cấp
và có đấu tranh giai cấp.V. Lênin đã định nghĩa: Tôn giáo là một trong những
hình thức áp bức vè tinh thần, luôn luôn và bất cứ nơi đâu cũng đè nặng lên quần
chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốt đời cho người khác hưởng, vì phải
chịu cảnh bần cùng và cô độc.
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác lê nin về tôn giáo đã được Hồ chí Minh,
Đảng và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sử của Việt namặc
dù hiện nay chưa có tài liệu nào giải thích cụ thể về tôn giáo , song nói đến một
tôn giáo hoàn chỉnh thì có mấy dấu hiệu cơ bản sau:

Tâm lý sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, những tình cảm về lòng
kính trọng , sự biết ơn.. đã làm hình thành những ý thức tình cảm của tôn giáo đưa
đến sự ra đời của tín ngưỡng tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn,
an ủi, vỗ vè xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vậnì thế dù là hạnh phúc hư ảo,
nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bíu vào.Đó cũng là một giá trị tích cực của tôn
giáo.

1.1.2ồn gốc và bản chất của tôn giáo…………………………………………………

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực ra đời và tồn tại trong một điều kiện
lịch sử nhất định. Hệ tư tưởng và thế giới quan tôn giáo là duy tâm, hoàn toàn đối
lập với hệ tư tưởng và thế giới qua Mác-lênin khoa học và cách mạngôn giáo
không giải thích được đúng bản chất các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, cũng
như nguyên nhân nỗi thống khổ của người lao động .Tôn giáo hướng con người
hạnh phúc hư ảo, hi vọng hão huyền, làm tiêu tan nghị lực, nhụt chí đấu tranh, hạn
chế quá trình vươn lên của con người mà chỉ biết cam chịu nhiên ở một mức
nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hóa đạo đức xã hội như đoàn kết,
hướng thiện , quan tâm đến con ngườiôn giáo là niềm an ủi , chỗ dựa tinh thần
của quần chúng lao động.

1.1.3 trò của tôn giáo………………………………………………………………………..

Mặt dù về hình thức, tôn giáo tách khỏi thế tục nhưng thực tế nó vẫn can thiệp
vào thế tục ở các mức độ khác nhau. “Với tư cách là một bộ phận của kiến trúc
thượng tầng xã hội, tôn giáo tác động trở lại đối với tồn tại xã hội”. Các tác động
này bao gồm cả tác động mang tính tích cực lẫn tiêu cực.
Mặt tích cực, tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc liên kết tập hợp cộng
đồng. “Trong một chừng mực nhất định, tôn giáo là một trong những nhân tố ổn
định những trật tự xã hội đang tồn tại dựa trên các hệ thống giá trị và chuẩn mực
chung mà nó hình thành”.Tôn giáo cũng tạo nên những thăng hoa cho các sáng tạo
nghệ thuật dân gian, có đóng góp lớn đối với các di sản văn hóa của nhân loại.

Tôn giáo có tác động hai mặt đối với xã hội. Một mặt nó phản ánh khát vọng
của con người về một xã hội mới tốt đẹp hơn, làm tăng sự liên kết trong xã hội,
hướng con người đến những giá trị cao cả, đạo đức, hướng thiện. Thế nhưng đi
kèm với nó luôn có mặt tiêu cực.
Mặt tiêu cực của tôn giáo là nguy cơ gây rạn nứt trong xã hội do sự sùng tín
hay tính cục bộ cố hữu của nó. Sự xung đột giữa các tôn giáo cũng là một ngu cơ
đối với hòa bình và an ninh thế giới. Tôn giáo cũng đồng thời kìm hãm khoa học,
kìm hãm sự sáng tạo của con người.
Tóm lại bên cạnh các mặt tích cực, thế giới quan tôn giáo ẩn chứa nhiều mặt
tiêu cực. Chính những mặt tiêu cực của tôn giáo luôn bị các lực lượng thù địch với
chủ nghĩa xã hội lợi dụng nhằm thực hiện các âm mưu chống phá các nhà nước
chủ nghĩa xã hội. Mặc dù “chủ nghĩa Mác – Lênin coi tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội duy tâm, thần bí, phản khoa học, nhưng Chủ nghĩa Mác Lênin cũng
thừa nhận tính chất, vai trò của tôn giáo, thừa nhận tôn giáo còn tồn tại lâu dài”.
Chính vì vậy trong giải quyết các vấn đề về tôn giáo cần phải có một thời gian dài,
“gắn liền với quá trình vận động cách mạng, cải biến xã hội và nâng cao nhận thức
của quần chúng.”

1. Tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội…………………………………………………………

1.2. Nguyên nhân tồn tại tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội…………………………
  • Nguyên nhân nhận thức: Trong CNXH lực lượng sản xuất chưa thật cao, con
    người trong chừng mực nhất định vẫn còn bị tự nhiên chi phốiặc dù nhân loại
    đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ đã giúp cho con
    người có thêm những khả năng nhận thức xã hội và làm chủ tự nhiên , song thế
    giới khách quan là vô cùng, nhận thức của con người có hạn , thế giới còn nhiều
    vấn đề khoa học chưa thể làm rõ,.Những sức mạnh tự phát của tự nhiên xã hội đôi
    khi rất nghiêm trọng tác động đến đời sống con người.
    -Nguyên nhân tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử loại người, ăn sâu
    vào trong tiềm thức của nhiều người dân, đến mức trở thành một kiểu sinh hoạt
    văn hóa tinh thần không thể thiếu của cuộc sống nên dù có thể có những biến

Đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo không tách rời cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đấu tranh cho CNXH thông qua quá
trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
b)Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công
dân.

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luậtát huy những giá trị tích cực của tôn
giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa nhân đạo và tinh
thần yêu nước, phấn đấu sống tốt đời đẹp đạo, phù hợp với lợi ích của dân tộcọi
công dân có quyền lợi và nghĩa vụ , không có phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo,
không xâm phạm đến tình cảm tôn giáo của công dân.
c) Đoàn kết giữa những người theo hoặc không theo tôn giáo, đoàn kết giữa
những người theo các tôn giáo khác nhau, đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.

Đoàn kết mọi công dân để phấn đấu nâng cao đời sống về kinh tế văn hóa xã hội,
tạo điều kiện để những người có tôn giáo đến với CNXHấm kì thị, miệt thị, chia
rẽ vì lí do tôn giáoống mê tín dị đoan, chống việc lợi dụng tôn giáo để phá hoại
sự nghiệp cách mạng của nhân dân, dân tộc.
d) Cần phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo.

Mặt tư tưởng là biểu hiện mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thuần túy về tư tưởng.
Mặt tư tưởng của tôn giáo được giải quyết lâu dài thông qua quá trình cải tạo và
xây dựng CNXH.
Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các
giai cấp và những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng và lợi
ích của nhân dân. Giải quyết mặt chính trị đòi hỏi dựa vào pháp luật, kiên quyết
và kịp thời trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo, nhưng cũng tránh nôn nóng vội
vàng.
e) Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Ở những thời điểm khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo là khác nhau,
quan điểm thái độ của các giáo hội, giáo sĩ không going nhauì vậy cần có quan

điểm lịch sử cụ thể khi xem xét đánh giá và ứng xử với tôn giáo và những vấn đề
liên quan đến tôn giáo.

Chương 2. Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt nam……………………………………..

Việt nam là nước có nhiều tôn giáo khác nhau. Có tôn giáo du nhập vào nước ta từ
những thế kỉ đầu công nguyên, có tôn giáo mởi ra đời ở Việt nam đầu thế kỉ XX.
Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất
thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho
việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. Về mặt dân cư, Việt
Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh
(Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người
Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành
hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất
là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số
với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem
giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm
lược từ bên ngoài nên việc Lão giáo, Nho giáo – những tôn giáo có nguồn gốc ở
phía Bắc thâm nhập; Công giáo – một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào
truyền đạo và sau này đạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam
để truyền giáo thu hút người theo đạo là điều dễ hiểu.Ở Việt Nam có những tôn
giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo
có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh
ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ
thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo
sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo
chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp.

Chương 3: Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta……………………………

kì………………………………………………………………………………………………………….. 3. Quan điểm chính sách về tôn giáo của Đảng và nhà nước qua các thời

…………………………………………………………………………………………………………….. 3.2ính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.

điểm cơ bản của học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng,
tôn giáo và căn cứ vào đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc.
Tinh thần đó được Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện bằng hệ thống chính sách
phù hợp với từng giai đoạn cách mạng và đã có từ khi mới thành lập Đảng.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn có quan điểm,
thái độ rõ ràng về tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu
cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, thực hiện bình đẳng, đoàn kết
lương giáo và giữa các tôn giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến, phân
biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại
độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ
làm nghĩa vụ công dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích
của Tổ quốc và nhân dân”.
Những quan điểm của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng
Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là một
trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo
khác nhau; tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào cũng như quyền không
theo tôn giáo nào, mong muốn cho người dân theo tôn giáo được “phần hồn thong
dong, phần xác ấm no”.

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời là một minh chứng, một bước tiến và một
lần nữa tiếp tục khẳng định nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực tế, những chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo không phải chỉ được
khẳng định ở Hiến pháp, pháp luật hay trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng mà
được thể hiện sống động trong cuộc sống hàng ngày.
Cho đến nay, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn
giáo và tiếp tục xem xét theo tinh thần của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Có thể
khẳng định, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang diễn ra bình thường ở mọi
nơi trên đất nước Việt Nam.
3.2ính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay.
Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước hết là đoàn kết dân tộc, đoàn kết người có tôn
giáo với nhau, đoàn kết người khác tôn giáo với nhau, đoàn kết người có tôn giáo
với người không tôn giáo với nhau, động viên nhau thực hiện mục tiêu “Độc lập
Thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
Có một vấn đề thiết tưởng cần làm rõ để tránh ngộ nhận về chính sách tôn giáo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
đó là Đảng và Nhà nước không chống tôn giáo tức là bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo
nhưng kiên quyết chống sự lợi dụng tôn giáo. Tại sao lại đặt vấn đề như vậy?
Lý do chủ yếu là vì trong lịch sử Việt Nam, các thế lực thù địch với độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội luôn luôn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ dân
tộc, phá hoại Độc lập, Thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc. Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được cụ thể hoá bằng mấy vấn đề sau đây:

  1. Các tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến
    pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam. Điều này cũng giống như ở các quốc gia
    khác và phù hợp với thông lệ quốc tế. Không có một tổ chức, cá nhân nào ở bất kỳ

  2. Nhà nước Việt Nam không tịch thu bất cứ tài sản nào của các tôn giáo ngoại
    trừ nếu các tài sản đó được sử dụng như một công cụ nhằm phục vụ cho các hoạt
    động gây bạo loạn, lật đổ, chống lại Nhà nước và nhân dân.

  3. Các tổ chức, cá nhân tôn giáo được tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc
    tế, được đi đào tạo ở nước ngoài. Rất nhiều các tổ chức tôn giáo quốc tế đã vào
    Việt Nam giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam mà không bị cản trở gì. (Các
    Dòng tu Công giáo quốc tế, một số Hội đồng Giám mục các nước, các tổ chức
    Phật giáo, Tin lành nước ngoài…).
    Theo đó, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta bao gồm nhiều mặt,
    vừa có mặt đối nội, vừa có mặt đối ngoạiực hiện chính sách tôn giáo là trách
    nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước thực hiện chức năng
    quản lí của mình thông qua chính sách, pháp luật, các đoàn thể nhân dân và Mặt
    trận tổ quốc có nhiệm vụ vận động các tín đồ và chức sắc trong các giáo hội phấn
    đấu xây dựng cuộc sống “ tốt đời, đẹp đạo”

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….

Vấn đề tôn giáo trên thế giới hiện nay đang là một vấn đề nóng, không chỉ riêng
đối với Chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề tôn giáo cần phải
được đặt ra như là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những phương pháp giải
quyết đúng đắn
Chủ nghĩa Mac – Lênin đã chỉ ra rằng: “Chỉ những kẻ ngu ngốc mới tuyên
chiến với tôn giáo”! Như vậy có nghĩa là trong công tác tôn giáo thì tuyệt đối
không bao giờ được dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề đặt ra mà phải dùng
tổng hợp các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội mà nòng cốt là công tác vận động
quần chúng. Có thể nói, các nước Xã hội Chủ nghĩa chưa bao giờ chống lại tôn
giáo mà chỉ thực hiện các chính sách để chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo
nhằm mục đích chính trị phản động. Chỉ có quán triệt sâu sắc và toàn diện nội
dung quan điểm trên đồng thời vận dụng linh hoạt, khoa học vào thực tiễn thì ta
mới có thể đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến
an ninh Quốc gia, bảo vệ vững chắc an ninh Quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo.
Với không gian nhỏ hẹp của một đề tài tiểu luận, tác giả đã cố gắng chỉ ra
những nét chung nhất về tình hình tôn giáo đang diễn ra ở Việt Nam đồng thời đưa
ra các phương hướng và biện pháp giải quyết các vấn đề này. Tuy đã cố gắng tìm
tòi nghiên cứu, song chắc chắn tiểu luận còn rất nhiều thiếu sót, em rất mong được
giáo viên hướng dẫn chỉ bảo thêm. Chúng em xin cảm ơn.