Tiểu luận Pháp luật về Bảo vệ Môi trường lĩnh vực Nông nghiệp

Rate this post

Download bài Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, Bảo vệ môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta.

Bài viết được dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn Luật hoàn thành năm 2022, hi vọng giúp ích cho các bạn khi tìm tài liệu tiểu luận về môi trường nhé

Mở Đầu Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực nông nghiệp

Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu, vì thế Việt Nam không phải là ngoại lệ. Hiện nay bảo vệ môi trường là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia hướng đến. Muốn phát triển bền vững thì yếu tố môi trường phải được quan tâm đúng mức. Môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, của sinh vật và kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Đặc biệt trong thời kỳ đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế tri thức thì bảo vệ môi trường càng trở nên cấp bách. Đặc biệt nước ta là một nước nông nghiệp thì tình trạng về BVMT trong hoạt động nông nghiệp trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, môi trường nói chung không chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn là của tương lai, chúng ta phải quan tâm và chủ động giải quyết nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước.

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, vấn đề môi trường đã và đang đặt ra những thách thức lớn. Bảo vệ môi trường hiện nay là nghĩa vụ của tất cả các cá nhân, tổ chức ở nước ta và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điều 50 Hiến pháp quy định: Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực nông nghiệp

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước[1].

Hiến pháp 2013 ghi nhận quy định như sau:

  1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…. nội dung về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung[2] [46, Điều 63].

Bên cạnh đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [6]; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003; Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) do Chính phủ ban hành, chính là những tiền đề cơ bản khẳng định sự cần thiết của hoạt động BVMT ở nước ta trong tiến trình hội nhập và phát triển. Ngoài ra, trong các văn bản khác như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; Bộ luật dân sự 2015 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành,… là tiền đề để nhà nước thống nhất quản lý về công tác BVMT cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực nông nghiệp

Phải nhìn nhận khách quan rằng từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành chủ trương và pháp luật bảo vệ môi trường cho đến nay chúng ta đã triển khai thực hiện rộng khắp trong cả nước; chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội và cộng đồng ngày càng chú ý hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường. Tại tỉnh Quảng Bình, trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, chính quyền các cấp của tỉnh đã ban hành các văn bản và triển khai thi hành pháp luật bảo vệ môi trường. Nhìn chung, đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của cộng đồng và xã hội trong bảo vệ môi trường. Nhưng công tác BVMT trong hoạt động nông nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững. Chính vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT trong hoạt động nông nghiệp. Góp phần nâng cao hiệu quả công tác ngăn ngừa, xử lý vi phạm và bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ tình hình nói trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật bảo vệ môi trương hoạt động nông nghiệp qua thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long” làm tiểu luận nghiên cứu.

XEM THÊM ==>  25 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Môi Trường

XEM THÊM ==>  List 25 Đề tài báo cáo thực tập Luật môi trường

XEM THÊM ==>  Tiểu Luận Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Tại Xã Lộc Quang

Nội Dung Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường Trong lĩnh vực nông nghiệp

Chương 1 Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp

1.1. Khái niệm bảo vệ môi trường

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Có thể kể đến một số quan điểm như sau: Theo định nghĩa của S.V.Kalesnik (1959, 1970) môi trường (được định nghĩa với môi trường địa lí) “chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người”[3]. Trong tài liệu “môi trường và tài nguyên Việt Nam đã đưa ra định nghĩa môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội“[4]. Như vậy, có thể nhận thấy khái niệm về môi trường xét theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Đối với nghĩa hẹp thì môi trường bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người được nhận và cần được bảo vệ.Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực nông nghiệp

Xét dưới góc độ ngôn ngữ: Theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Hoặc môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: Không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người… Môi trường là nơi xảy ra hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng quá trình ấy hoặc môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng[5]. Những cách hiểu về môi trường như trên có đặc điểm chung là xem xét môi trường là một hệ thống có sự tác động đến con người. Theo cách hiểu thông thường, khái niệm về môi trường đa phần không quan tâm đến tác động của nó là gì? Trên thực tế những tác động đó giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội hiện nay? Từ đó đưa ra một định nghĩa mang tính chất tương đối về môi trường nói chung. Tuy nhiên, với định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt không chỉ quan tâm đến bản chất của môi trường gồm những yếu tố nào mà còn quan tâm đến tác động của nó đến con người và xã hội. Như vậy, dưới một góc độ nào đó, việc định hình một cách cơ bản khái niệm về môi trường là điều hoàn toàn cần thiết, để từ đó, có thể áp dụng vào các quy định của pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu là quản lý một cách có hiệu quả từ phía các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Dưới góc độ pháp lý, theo định nghĩa của UNESCO (1981) môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra (tập quán, niềm tin) trong đó con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình[6]. Như vậy UNESCO đã lần đầu đưa ra một định nghĩa nhằm tạo nền tảng cho việc hình thành một khái niệm cơ bản về môi trường của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc. Từ định nghĩa trên việc vận dụng pháp điển hóa thành các quy định của mỗi quốc gia là khác nhau nhằm phù hợp với sự nhìn nhận, văn hóa, sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đó nói chung.

Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên

1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp

Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân mà là của toàn xã hội. Hoạt động BVMT muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết phải được pháp điển hoá thành các quy phạm, các đạo luật. Mặc dù vậy, hiện nay khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp vẫn còn những cách hiểu khác nhau.

Trong những năm qua, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song song với phát triển kinh tế cũng cần ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực BVMT. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động bảo vệ môi trường, các cơ quan NN có thẩm quyền đã hoạch định, xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh. Có thể nói rằng, phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hoà và ngày càng mang tính khả thi cao. Thông qua hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường đã tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động BVMT, xây dựng và phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp như sau: Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến môi trường. Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay chính quyền địa phương ban hành.

Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp

1.3. Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo quy định tại Luật BVMT năm 2020 quy định BVMT trong lĩnh vực nông nghiệp ghi nhận tại Điều 61, cụ thể:

Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón trong sản xuất nông nghiệp phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.
  3. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
  4. Phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm môi trường.
  5. Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  6. Nhà nước có chính sách khuyến khích đổi mới mô hình, phương pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và sản phẩm xử lý môi trường trong nông nghiệp; phát triển mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường.
  7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý bùn nạo vét từ kênh, mương và công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

 

Chương 2 Thực Tiễn Áp Dụng Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Sản Xuất Nông Nghiệp Từ Thực Tiễn Tại Đồng Bằng Sông Cứu Long

2.1. Thực tiễn áp dụng

Việt Nam hiện có hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đang được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của mình. Bởi lẽ, môi trường là một điều kiện cốt tử bảo đảm cho sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Ngày nay sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới không phải là khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá mà phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau. Trong xu thế ấy, Đồng bằng Sông Cửu long cũng đang tiến hành áp dụng pháp luật về BVMT trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vấn đề ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp còn dẫn đến suy thoái đất, nước, suy thoái chất lượng cây trồng, gia súc, các loài thủy sinh… là những vấn đề bức xúc đặc biệt đáng quan tâm. Phân bón góp vai trò quan trọng đến tăng năng suất cây trồng để đáp ứng với sự tăng lên của dân số. Tuy nhiên, khi sử dụng phân bón cây trồng không hấp thụ được hết mà để lại một dư lượng không nhỏ các thành phần phân bón vào môi trường. Nuôi trồng thủy hải sản không theo quy hoạch. Trong nuôi trồng thủy sản, theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng diện tích nước mặt sử dụng cho nuôi trồng thủy sản của cả nước hiện nay đạt khoảng 800.000 ha. Do nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch nên đã làm phá vỡ cảnh quan ở nhiều nơi. Chôn lấp hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Trong chăn nuôi, giết, mổ gia cầm, gia súc. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước… còn làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng đất, nước, giảm khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Bên cạnh đó, nạn dịch lở mồm, long móng, H5N1 đang diễn ra ở nhiều địa phương chưa được khống chế càng làm tăng mối lo ngại đối với tính mạng và sức khỏe của người dân.

2.2. Kiến nghị hoàn thiện Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực nông nghiệp

Cần quy hoạch mặt bằng chung và hạ tầng cơ sở, trong đó cần bố trí thỏa đáng diện tích cho việc thu gom và xử lý chất thải, diện tích cây xanh, đầu tư giải quyết hệ thống đường sá trong ngoài thôn xóm cũng như hệ thống cấp thoát nước.

Về tổ chức quản lý sản xuất, cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức không gian thông thoáng tự nhiên tại nơi lao động, trang bị các dụng cụ an toàn lao động, thiết bị thu gom bụi, hút khí tại các vị trí xả khí độc hại, tránh ô nhiễm nhiệt do các lò nung, hầm sấy.

Về công nghệ và thiết bị sản xuất, việc quan trọng cần giải quyết kịp thời là thay thế các thiết bị cũ kỹ, áp dụng công nghệ mới ít chất thải, hạn chế tiếng ồn và rung, sử dụng các công nghệ phù hợp có khả năng giảm thiểu các chất độc hại.

Cần căn cứ cụ thể vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương để có giải pháp hợp lý nhằm thực hiện công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn.

Phải đa dạng hóa các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tận dụng được các ưu thế và khắc phục được hạn chế của từng vùng. Và giải pháp gom và xử lý chất thải phải được đặt lên hàng đầu. Như cần phân loại rác để có biện pháp xử lý cho từng loại rác đồng thời có thể tái chế lại những loại rác có thể tái chế nhằm tận dụng lại và giảm bớt chi phí.

Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo quy hoạch, tập trung các khu sản xuất, kế hoạch gắn với bảo vệ môi trường, tôn tạo những di sản văn hoá ở địa phương. Cạnh đó là hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ môi trường, đưa vấn đề môi trường vào các dự án, vào hệ thống giáo dục. Cần có pháp lệnh thuế về môi trường, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm. Đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường,  các ban ngành có liên quan cần hỗ trợ thay đổi công nghệ, quy hoạch khu sản xuất với hệ thống xử lý nước thải, rác thải…

Cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường trong triển khai mô hình nông thôn mới; cung cấp dịch vụ thu gom rác thải thuận tiện cho nông dân. Bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng tổ chức, cá nhân nào. Đặc biệt, bảo vệ môi trường nông thôn, rất cần sự hợp tác của mọi thành viên tại các làng quê, từ người già, đến trẻ em, từ trường học, đến các cơ quan, ban ngành cùng vào cuộc.

Kết Luận Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp

Đông thời có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật, đáp ứng với chương trình cải cách tư pháp trong tình hình mới. Pháp luật – công cụ quản lý xã hội của nhà nước cũng phát huy tốt ý nghĩa của mình trong việc bảo vệ môi trường và xử lý các hành vi vi phạm trong vấn đề này. Nhìn chung Luật bảo vệ môi trường 2020 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế, khi triển khai, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các quy định bảo vệ môi trường chưa thực sự được áp dụng phổ biến, nhiều vi phạm về vấn đề này đã có những tác động không nhỏ đến cộng đồng, đồng thời những ảnh hưởng của các hành vi đó mang tính chất lâu dài, nghiêm trọng và khó khắc phục về tình trạng ban đầu. Do đó, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để thực hiện có hiệu quả những quy định của pháp luật về vấn đề này một cách chính xác các quyền lợi mà pháp luật đã trao. Từ đó, khẳng định tính tất yếu về việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực này được thực hiện một cách chặt chẽ và đầy đủ, giúp cho các cơ quan thực thi pháp luật có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt, hợp lý bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể được pháp luật quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiểu luận pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực nông nghiệp

  1. Lê Huy Bá (2004), Môi trường, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  3. Hoàng Hữu Bình (Chủ biên) (2006), Những tác động của yếu tố văn hoá – xã hội trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
  4. Bộ Công an (2006), Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA ngày 29/11/2006 V/v thành lập Cục cảnh sát môi trường thuộc Tổng cục cảnh sát để điều tra hình sự và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, Hà Nội.
  5. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.
  6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
  7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
  8. Bộ tài nguyên và môi trường (2009), Thông tư số 08/2009 ngày 15/7/2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, Hà Nội.
  9. Lê Văn Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[1] Điều 50 Hiến pháp 2013

[2] Điều 63 Hiến pháp 2013

[3] S.V.Kalesnik (1973), Các quy luật địa lí chung của trái đất. M.1970

[4] Nguyễn Ngọc Sinh (1984), Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[5] Nhà xuất bản từ điển bách khoa (2010), Từ điển luật học.

[6] Lê Huy Bá (2004), Môi trường, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

adminlvl