Tiểu luận Dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Mã số sinh – Studocu

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

TIỂU LUẬN

HP2 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên: Nguyễn Thị Phương Thảo Mã số sinh viên: 2151070045 Lớp GDQP & AN: 14 Lớp: TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ K41

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………2

Lý do chọn đề tài

NỘI DUNG……………………………………………………………3

I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC

1

Một số vấn đề chung về dân tộc…………………………………… 3

2

Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam và quan điểm chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta hiện nay……………………………………………4

II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO……………………………… 8

1

Một số vấn đề chung về tôn giáo…………………………………… 8

2

Tình hình tôn giáo thế giới và Việt Nam cùng quan điểm của chủ nghĩa Mác và quan điểm chính sách của Đảng ta về giải quyết vấn đề tôn giáo………10

III

ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG CÁC VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM…………………………………………………………………… 12

1

Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo của các thế lực thù địch………………………………………………………………………12

2

Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo của các thế lực thù địch………………………………………………………………………13

3

Giải pháp của Đảng ta trong đấu tranh phòng chống địch lợi dụng các vấn đề về dân tộc và tôn giáo………………………………………………………………………15

IV

RÚT RA Ý NGHĨA THỰC TIỄN…………………………………16

V

LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN………………………… 17

KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………… 19

MỞ ĐẦU

Tính tất yếu của đề tài

Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” chống Việt Nam với phương châm lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm hàng đầu, kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn và đặc biệt chúng lấy tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ, kết hợp với bạo loạn lật đổ, uy hiếp, răn đe, gây sức ép về quân sự.

Năm 2020 cho thấy càng gần các kỳ Đại hội Đảng như Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thì vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xóa vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”. Để thực hiện âm mưu chủ đạo đó, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và chuyển hóa chế độ chính trị của Đảng ta. Thiết nghĩ, “Vấn đề về dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” hết sức cấp thiết và quan trọng nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.

NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC

1. Một số vấn đề chung về dân tộc

  • a. Khái niệm dân tộc: Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc. Khái niệm được hiểu theo 2 nghĩa:
  • *Dân tộc theo nghĩa quốc gia: chỉ một quốc gia dân tộc cụ thể để phân biệt quốc gia dân tộc này với quốc gia dân tộc khác trong quan hệ quốc tế (ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa,…)
  • -Đặc điểm của quốc gia dân tộc: có chung lãnh thổ quốc gia kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, thể chế chính trị và tên gọi của dân tộc.
  • *Dân tộc hiểu theo nghĩa là một tộc người: Chỉ một tộc người cụ thể để phân biệt tộc người này với tộc người khác trong một quốc gia đa tộc người (ví dụ tộc người kinh, tộc người Mường, tộc người Thái…)
  • -Đặc điểm của tộc người: Các thành viên trong tộc người có chung ý thức dân tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tên gọi dân tộc (tộc danh)…
  • b. Quan hệ dân tộc trên thế giới:
  • -Quan hệ giai cấp, dân tộc có những diễn biến phức tạp, khó lường.
  • -Quan hệ rất nóng bỏng vì sự đòi hỏi về các quyền, lợi ích, trên phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, làm nảy sinh những xung đột hoặc ly khai chia rẽ. Ở châu Á, Trung Đông đang là chảo lửa xung đột dân tộc như: phong trào đòi độc lập của người Cuốc ở Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ; cuộc chiến tranh xung đột giữa Ixraen và Palextin và các nước Ả Rập về lãnh thổ; đặc biệt là hoạt động tàn bạo của Nhà nước Hồi giáo (IS). Ở Nam Á: phong trào ly khai ở Tây Tạng (Trung Quốc); tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ với Pakistan. Ở Thái Lan, Philippin và Myanmar, xung đột dân tộc đòi phân tách, tự trị nổi lên từ nhiều thập kỷ chưa được giải quyết. Các tranh chấp lãnh thổ, biển đảo đang diễn

    gay gắt ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Tại Châu Âu, Xung đột ở Bắc Ai Len giữa người Tin Lành với người Thiên Chúa giáo, và xứ này đòi tách khỏi Liên hiệp Anh. Phong trào ly khai ở xứ Baxcơ (Tây Ban Nha). Hiện mâu thuẫn và xung đột diễn ra gay gắt ở Ukraine,…Nội chiến giữa các bộ tộc ở Libya; phong trào Hồi giáo cực đoan hoạt động mạnh ở Angiêri, Xuđăng, Ai Cập, Ethiopia.Ở châu Mỹ và châu Đại Dương, nổi lên mâu thuẫn, xung đột giữa người dân gốc Âu di cư đến với người thổ dân.

  • c. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết các vấn đề dân tộc
  • *Chủ nghĩa Mác-Ăngghen:
  • + Thực chất của vấn đề dân tộc là mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc, nhất là về các quyền cơ bản của các dân tộc. +Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài do dân số và trình độ phát triển kinh tế -xã hội giữa các dân tộc không đều nhau do sự khác biệt về lợi ích…
  • +Vấn đề dân tộc là chiến lược và gắn liền với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực.
  • *Quan điểm giải quyết của Lênin:
  • +Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
  • +Các dân tộc được quyền tự quyết.
  • +Liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, giai cấp quốc tế.
  • *Tư tưởng Hồ Chí Minh:
  • +Trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin.
  • +Bám sát thực tiễn cách mạng, nắm chắc đặc điểm các dân tộc Việt Nam.
  • +Xây dựng đoàn kết các dân tộc Việt Nam và đoàn kết quốc tế.
  • 2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam và quan điểm chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta hiện nay.

  • *Đặc điểm các dân tộc ở nước ta hiện nay:

    -Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết, gắn bó, xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất. Do đặc điểm lịch sử của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt và chống giặc ngoại xâm, các dân tộc ở Việt Nam, thiểu số cũng như đa số tuy trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, lối sống… khác nhau, nhưng đều có chung truyền thống đoàn kết thống nhất, tinh thần tương ái, đồng cam cộng khổ trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Do đó bên cạnh những của trị mang bản sắc văn hoá, tộc người của các dân tộc thiểu số còn có chung nhiều giá trị tinh hoa truyền thống của dân tộc -quốc của Việt Nam, đó là truyền thống yêu nước, yêu đồng bào, là ý thức luôn hướng về quê hương Tổ quốc chung. Trong chiều dài lịch sử Việt Nam 4000 năm, dân tộc ta đã trải qua bao ách xâm lăng đô hộ như 3 lần đánh đuổi quân Nguyên, thời kỳ Pháp thuộc, chống đế quốc Mỹ,…nhưng cũng chính nhờ sự đoàn kết một lòng của dân tộc đã chiến thắng tất cả.

    -Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo.Vì vậy, không có một dân tộc nào ở Việt Nam cư trú tập trung và duy nhất trên một địa bàn. Đặc điểm này một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu giúp đỡ nhau cùng phát triển và tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Mặt khác, do có nhiều tộc người sống xen kẽ nên trong quá trình sinh sống cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất nước.

    -Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều.

    Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó, dân tộc người Kinh chiếm 85,7% dân số cả nước; dân tộc thiểu số chiếm 14,3% dân số. Tỷ lệ số dân giữa các dân tộc cũng không đồng đều, có dân tộc với số dân lớn hơn 1 triệu người (Tày, Thái, Mường, Khơ me, Mông…), nhưng có dân tộc với số dân chỉ vài ba trăm (Si la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu). Điều này cho thấy khả năng phát triển kinh

  • tế xã hội chênh lệch vô cùng lớn giữa các khu vực như thành thị, nông thôn và miền núi.

  • -Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam.
  • *Quan điểm chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta hiện nay.

  • -Quan điểm nhất quán:
  • +Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
  • + Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
  • +Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh -quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

    +Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế -xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.

    + Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị.

    -Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam

    +Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.

    +Về kinh tế: nội dung, nhiệm vụ kinh tế trong chính sách dân tộc là các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế -xã hội miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc.

    +Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

    Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc. Đồng thời, mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu vực và trên thế giới. Đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng-văn hóa ở nước ta hiện nay.

    +Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước thực hiện bình đẳng xã hội, công bằng thông qua việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý đến tính đặc thù mỗi vùng, mỗi dân tộc

    +Về an ninh quốc phòng: tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên từng địa bàn. Tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống.

    Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính chất toàn diện, tổng hợp, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn mang tính nhân văn sâu sắc. Bởi vì, chính sách đó không bỏ sót bất kỳ dân tộc nào, không cho phép bất cứ tư tưởng kỳ thị, chia rẽ dân tộc nào; đồng thời nó còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc anh em trong cả nước.

    II. VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO

    1. Một số vấn đề chung về tôn giáo

  • a. Khái niệm: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, theo quan niệm hoang đường, ảo tưởng phù hợp với tâm lý hành vi của con người.
  • Tôn giáo là một cộng đồng xã hội, với các yếu tố: Hệ thống giáo lý tôn giáo, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ giáo sĩ và tín đồ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tôn giáo.

  • b. Phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan: Mê tín dị đoan là những hiện tượng (ý thức, hành vi) cuồng vọng của con người đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn hoá cộng đồng gây hậu quả tiêu cực trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần của cá nhân, cộng đồng xã hội. Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực, phải kiên quyết bài trừ, nhằm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội.
  • c. Nguồn gốc của tôn giáo *Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:
  • Do sự nhận thức hạn hẹp, mơ hồ về hiện tượng tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống số phận của con người. Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển.

    *Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế xã hội của tôn giáo:

    Do con người chưa hoàn toàn làm chủ được tự nhiên, do áp bức bất công của giai cấp thống trị. Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và bất lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí. Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bóc lột bất công, tội ác v.v…, cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.

    *Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:

    Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hãi, buồn chán, tuyệt vọng làm con người không làm chủ được bản thân. Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm đau, bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm một việc lớn (ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp kinh doanh…), con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo. Thậm chí cả những tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo (ví dụ: thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thành hoàng làng…).

    d.Tính chất của tôn giáo:

  • *Tính lịch sử của tôn giáo: có sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị -xã hội. Trong quá trình vận động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau
  • *Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo phản ánh khát vọng và trở thành nhu cầu tinh thần, đức tin, lối sống của 1 bộ phận không nhỏ dân cư. Tôn giáo như một phương pháp để xoa dịu tinh thần con người.
  • *Tính chính trị của tôn giáo: Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo, làm công cụ hỗ trợ để cai trị và mê hoặc quần chúng.
  • *Tính đối lập với khoa học: Phản ánh hư ảo thần bí, duy tâm,… kìm hãm sự phát triển của xã hội.
  • 2. Tình hình tôn giáo thế giới và Việt Nam cùng quan điểm của chủ nghĩa Mác và quan điểm chính sách của Đảng ta về giải quyết vấn đề tôn giáo

  • *Tình hình tôn giáo thế giới và quan điểm của chủ nghĩa Mác về giải quyết vấn đề tôn giáo:

    Tôn giáo hiện nay suy tàn ở nước này nhưng tồn tại và phát sôi nổi ở nước khác. Các nước khoa học phát triển mạnh, phần lớn họ không tin vào đấng sáng thế như thượng đế, chúa trời, …Vì không phù hợp với khoa học, cho nên Tôn Giáo suy tàn ở các nước Tây Âu. Ngoài ra Tôn Giáo tín ngưỡng đang phục hồi và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia châu lục như Châu Á, Châu Phi,…Hiện nay có 10000 tôn giáo khác nhau và các tôn giáo lớn như: Kitô giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo,… và tín đồ hiện nay chiếm 3/4 dân số trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của tôn giáo trên thế giới cũng tác động trực tiếp đến Việt Nam. Nó mang lại sự giao thoa tinh hoa văn hóa, đồng thời cũng là nhân tố để các thế lực trong và ngoài nước lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam.

  • -Quan điểm của chủ nghĩa Mác:
  • +Giải quyết vấn đề tôn giáo trong CMXHCN phải gắn với việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa.
  • +Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng không tín ngưỡng của công nhân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan.
  • +Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
  • +Phân biệt rõ mối quan hệ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo
  • *Tình hình tôn giáo ở Việt Nam:

  • + Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo và nhiều người theo các tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài,…
  • + Đời sống tinh thần của người dân đã đẩy mạnh các hoạt động tôn giáo phát triển mạnh mẽ, do vậy thu hút nhiều tín đồ; tôn giáo Việt Nam có quan hệ tốt với các tổ chức tôn giáo thế giới; các lễ hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi.
  • + Hiện nay, các cơ sở tôn giáo chính thống ở nước ta đều hoạt động dưới sự cho phép của Pháp luật nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường , phức tạp như: có nhiều tín đồ mang tư tưởng cực đoan, chống đối; nhiều giáo hội Phật giáo giả mạo lợi dụng niềm tin của người dân, dẫn đến những quan điểm , suy nghĩ sai trái về tôn giáo Việt Nam, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
  • + Tôn giáo Việt Nam đang bị các thế lực thù địch lợi dụng, bóp méo, xuyên tạc. Chúng gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với cái gọi là “tự do tôn giáo” để chia rẽ tôn giáo, dân tộc; chúng tài trợ , xúi giục các phần tử xấu trong các tôn giáo truyền đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào các hoạt động trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị. Ví dụ như “Hội Đức Thánh chúa trời”.
  • *Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay:
  • + Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo.
  • + Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đấu tranh chống lại các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi cá nhân và chống phá Đảng, Nhà nước. +Các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo.
  • + Chăm sóc đời sống văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
  • III. ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG CÁC VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

    1. Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo của các thế lực thù địch

    Vấn đề tôn giáo là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng nhằm chuyển hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm mưu “Không đánh mà thắng”. Để thực hiện âm mưu chủ đạo này, chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm các mục tiêu cụ thể sau:

  • -Phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc:
  • +Chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số, và giữa những dân tộc thiểu số với nhau.
  • + Chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa các đồng bào theo các tôn giáo khác nhau để làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
  • -Kích động quần chúng:
  • + Kích động các dân tộc thiểu số , tín đồ chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
  • + Đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
  • + Vô hiệu hóa sự quản lý của nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị-xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo.
  • + Coi tôn giáo là lực lượng đối trọng với Đảng, nhà nước ta, nên chúng thường xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các phần tử chống đối trong các dân tộc, tôn giáo chống đối Đảng và nhà nước, chuyển hóa chế độ chính trị Việt Nam.
  • -Tạo dựng tổ chức: Chúng tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo như Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh tin lành Đề Ga, Nhà nước Đề Ga độc lập, Mặt trận giải phóng Khơme Crôm, Mặt trận Chămpa để tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam.
  • 2.Thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo của các thế lực thù địch

    Chúng bịa đặt, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của Việt Nam bằng việc sử dụng các chiêu trò tinh vi, xảo trá, đê tiện để lôi kéo mọi người làm theo. Đồng thời chúng cũng lợi dụng các lỗ hổng trong chính sách quản lý của Đảng và Nhà nước và cuộc sống khó khăn của đồng bào các dân tộc thiểu số để mua chuộc họ bằng tiền,…và giúp chúng chống phá Đảng và Nhà nước ta. Bọn chúng đã sử dụng bốn thủ đoạn:

  • -Chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta,mà trực tiếp là quan điểm, chính sách dân tộc , tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Chúng lợi dụng những thiếu sót, sai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để gây mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
  • -Chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, ly khai; kích động, chia rẽ quan hệ lương – giáo và giữa các tôn giáo khác nhau hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
  • -Chúng tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế xã hội; mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính quyền, vượt biên trái phép, gây mất ổn định chính trị -xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng để vu khống Việt Nam đàn áp các dân tộc, tôn giáo vi phạm dân chủ, nhân quyền để cô lập, làm suy yếu cách mạng Việt Nam.
  • -Chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động trong các dân tộc, các tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam như: truyền đạo trái phép để “tôn giáo hóa” các vùng dân tộc , lôi kéo, tranh giành đồng bào dân tộc, gây đối trọng với Đảng, chính quyền. Điển hình là các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2004, việc truyền đạo Tin Lành trái phép vào các vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên. Và cho đến hiện tại, các thế lực thù địch trong và ngoài nước không những không từ bỏ mà tiếp tục lợi dụng các vấn đề liên quan đến dân tộc , tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, kích động, xuyên tạc làm phức tạp hóa, gây mâu thuẫn gia tăng, xung đột các quan hệ
  • Có thể thấy các âm mưu và thủ đoạn của địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam vô cùng nham hiểm và khó lường nhưng quan trọng là tinh thần chiến đấu, cảnh giác cao độ của dân tộc ta và niềm tin sắt đá của ta dành cho Đảng mới là nhân tố quyết định nhất.

    3. Giải pháp của đảng và nhà nước ta để phòng chống địch, lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, chống phá cách mạng Việt Nam.

    Chúng ta có thể thấy địch luôn lợi dụng sự thiếu thốn của đồng bào các dân tộc thiểu số để kích động họ, để mua chuộc họ, vì vậy điều đầu tiên là ta phải làm đó là phát triển kinh tế đồng đều kể cả ở vùng núi và chăm lo đời sống của người dân miền núi no đủ, được học hành, nâng cao đời sống vật chất tinh, thần của người dân nói chung. Sau đây là 5 giải pháp của Đảng ta:

    * Ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo một cách đầy đủ và toàn diện của Đảng, Nhà nước; về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch cho toàn dân. Đây là giải pháp tiên quyết và vô cùng quan trọng. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức, tư tưởng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng bào các dân tộc, tôn giáo về các nội dung trên, thì chúng ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo,làm sụp đổ tư tưởng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch.

    * Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, các tôn giáo. Chống kỳ thị chia rẽ dân tộc, tôn giáo, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Chủ động giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các vùng dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng để vô hiệu hoá sự chống phá của kẻ thù.

  • * Chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo bằng cách đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chương trình, dự án ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội miền núi, vùng dân tộc, vùng tôn giáo tạo mọi điều giúp đỡ đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nhanh chóng xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, sức khỏe, bảo vệ bản sắc văn hoá các dân tộc. Vì khi đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt quyền lợi, nghĩa vụ công dân thì không kẻ thù nào có thể lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.
  • * Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc, vùng tôn giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, cả cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo vì họ là đội ngũ có tri thức và tư tưởng tiến bộ, ủng hộ Đảng.
  • * Chủ động, phát hiện kịp thời, dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động lôi kéo đồng bào gây bạo loạn. Khi xuất hiện điểm nóng, cần tìm rõ nguyên nhân, biện pháp giải quyết kịp thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy cớ can thiệp; xử lý nghiêm minh theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời, đối xử khoan hồng, độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi đã ăn năn hối cải, phục thiện.
  • IV. RÚT RA Ý NGHĨA THỰC TIỄN

    Thực tiễn cho thấy, đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo là một quá trình lâu dài, phức tạp,là một bài toán khó nhằn đối với Đảng ta hiện nay. Chúng ta phải luôn luôn, hết sức cảnh giác, từng bước loại bỏ những “con sâu mọt” đang gặm nhấm đất nước.Với quan điểm sáng suốt, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc của một quốc gia 54 dân tộc, tạo sự bình đẳng, cùng tương trợ, giúp đỡ nhau phát triển, đặc biệt ưu tiên tập trung phát triển vùng miền núi, dân tộc, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trí thức người dân tộc. Quyền bình đẳng các dân tộc ở nước ta cơ bản được thực hiện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Bên cạnh đó, các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển, với số tín đồ lên tới gần 20 triệu. Như vậy Đảng ta luôn vô cùng quan tâm, chú trọng đến vấn đề dân tộc và tôn giáo, đảm bảo được sự tự do của nhân dân về 2 điều này.

    Từ thực tiễn có thể khẳng định: Trong khi vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nhiều nước đang diễn biến phức tạp, rối ren, gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết, thì việc chúng ta đang trên đà thực hiện, và tình hình trong nước hiện nay đã chứng minh cho cộng đồng các dân tộc trên thế giới sự đúng đắn trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam.

    V. LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN

    Là những sinh viên, thế hệ tương lai của đất nước chúng ta cần nhận thức rõ về tình hình dân tộc và tôn giáo trong nước đồng thời ý thức được trách nhiệm và vai trò quan trọng của mình trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và đấu tranh bài trừ các âm mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc , bôi nhọ tôn giáo Việt Nam của các thế lực thù địch. Thiết nghĩ, bản thân tôi cũng như các sinh viên khác cần:

    -Với nhận thức, cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá CMVN là cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Các thế lực thù địch vô cùng thủ đoạn, gian xảo, mà hiện nay chúng đang nhắm tới các trường đại học, cao đẳng để lợi dụng, lừa gạt học sinh, sinh viên – những người năng động, sáng tạo, mong muốn cống hiến cho đất nước nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó chúng ta cần phải tích cực cảnh giác, tích cực đấu tranh với những hành động sai trái của các thành phần biến chất.

  • -Sống hòa đồng, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáo với các bạn cùng trang lứa cũng như mọi người xung quanh, nhằm giúp vững mạnh khối đoàn kết dân tộc.
  • -Tích cực học tập nâng cao trình độ, chú trọng học tốt môn học Giáo dục quốc phòng an ninh.
  • -Quan tâm, nắm rõ tình hình thời thế của đất nước cũng như Thế giới về nhiều mặt đời sống-xã hội để có cái nhìn đa chiều, và rèn luyện óc phản biện trước các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
  • KẾT LUẬN

    “Các vua Hùng đã các công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một hồi chuông thức tỉnh các thế hệ người dân Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trước các mưu đồ xấu xa của kẻ thù, đặc biệt trong vấn đề dân tộc và tôn giáo. Bảo vệ Tổ quốc, đó không phải công việc của riêng ai, của riêng một lực lượng nào mà đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và toàn dân tộc. Dù các âm mưu thủ đoạn của kẻ thù có nham hiểm, xảo quyệt đến đâu thì chỉ cần dân tộc ta một lòng hợp sức thì không một thế lực nào có thể đánh đổ khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Mỗi chúng ta hãy giữ vững trong tim lời kêu gọi của Bác: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • 1. Giáo trình quốc phòng và an ninh tập một.
  • 2. Tạp chí quốc phòng toàn dân
  • 3. Tạp chí cộng sản
  • 4. Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  • 5. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
  • 6. Báo Vietnam.net