Tên chữ (địa danh) – Wikipedia tiếng Việt

Tên chữ là tên văn vẻ trong tiếng Việt của một thực thể địa lý ở Việt Nam, thường là làng, xóm, chùa, đền nhưng cũng có khi là thực thể thiên nhiên như sông, núi, đèo.

Ở miền Bắc Việt Nam nhiều làng ở trung châu ngoài tên Nôm còn có tên chữ dùng song hành. Tên Nôm thường chỉ là một chữ trong khi tên chữ thường là hai chữ trở lên. Một số làng chỉ có tên Nôm mà không có tên chữ. Tên Nôm có lẽ có trước lấy cảnh quan hay sự kiện địa phương mà đặt.[1] Tên chữ có lẽ xuất hiện sau do ảnh hưởng Hán Việt cùng ý hướng cầu tiến, niềm tự hào.[2]

Nguồn gốc lịch sử vẻ vang[sửa|sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán với lợi thế văn tự đã du nhập rộng rãi trong phạm vi học thuật, tín ngưỡng và giao dịch với chính quyền.

Khi giành được độc lập rồi thì tiếng Hán bị cách ly với cái gốc và chuyển theo cách phát âm của người Việt khai sinh ra âm Hán Việt. Giới quan lại và trí thức tiếp tục sử dụng Văn ngôn trong các hoạt động hành chính, thơ văn, cúng tế… Trong văn Hán Việt thì các tên riêng phần lớn được dịch theo nghĩa từ âm Nôm, ví dụ địa danh ở Hà Nội “ba kẻ Gừng” đã trở thành “Tam Khương” (Khương Thượng, Trung, Hạ), “kẻ Nhổn” thành “Cổ Nhuế”…[3].

Khi chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) dần phổ biến ở thế kỷ 20 và chữ Hán và chữ Nôm mất địa vị, các thế hệ người Việt sau đó bị mù chữ Hán và chữ Nôm nên không còn phân biệt rõ ràng gốc Hán Việt của từ ngữ nữa, vì chữ Quốc ngữ là chữ biểu âm và không có khả năng biểu nghĩa rõ ràng như chữ Hán và chữ Nôm. Song phong cách “thích nói chữ” vẫn thịnh hành ở phía bắc, và giảm dần theo đường Nam tiến của người Việt. Điều này thể hiện, như Tp. Hồ Chí Minh sẵn sàng đặt tên Nôm thuần cho phố, như đường Bà Hom… còn Hà Nội thì kêu toáng lên rằng “Hà Nội cạn quỹ tên đường”[4].

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Source: https://evbn.org
Category: Địa Danh