TẠI SAO “NÊN” KHỞI NGHIỆP KHI CÒN LÀ SINH VIÊN?

Bạn đôi lúc nghĩ rằng khi còn đang là sinh viên, khởi nghiệp là một điều vô cùng “xa xỉ” và khó thực hiện. Sinh viên không đủ kinh nghiệm đề làm tiền đề khởi nghiệp. Nhưng thực tế, bạn đã sai. Mặc dù chắc chắn rằng sẽ có một số khó khăn đang rào cản bạn trên con đường khởi nghiệp như những vấn đề về tài chính, không đủ kiến thức, hiểu biết và mọi người không coi trọng bạn,… Nhưng bạn không biết rằng, bạn đang ở một vị trí vô cùng lợi thế để bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp muộn hơn, cụ thể là ở giai đoạn mà bạn bắt đầu không chỉ lo lắng cho cá nhân mình mà còn phải chăm lo cho cả gia đình, giành hầu hết thời gian của bản thân cho tập thể, lo lắng về vấn đề tài chính nhiều hơn. Hơn nữa, trong khoảng thời gian đi học đại học, chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội mà chỉ có thể gặp được một lần trong đời, có thể đó là những điều mà ta nên bắt kịp lấy chứ không phải để lỡ mất chúng rồi mới cảm thấy hối tiếc muộn màng. Hãy luôn nhớ rằng, đã có rất nhiều những doanh nhân thành công khi họ khởi nghiệp lúc còn đang ngồi ghế giảng đường.

1. Nhiều cơ hội kinh doanh

Một số công việc kinh doanh dễ bắt đầu hơn khi bạn đang học đại học. Bí kíp nằm ở việc phân loại ý tưởng các ý tưởng kinh doanh và quyết định cái nào có thể dễ dàng hơn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bạn tại thời điểm đó. Những ý tưởng đòi hỏi ít vốn hoặc thời gian và chuyên môn, dễ thực hiện, triển khai khi bạn đang còn đi học.

2. Dễ tiếp cận với các chuyên gia

Một trong những lợi ích khác biệt mà các trường đại học có nhiều hơn đó chính là các chuyên gia – các giáo sư, giảng viên tại trường học. Không chỉ đơn thuần là chuyên gia, mà đây là những người đã trải qua và sống sót qua thế giới khắc nghiệt của xã hội. Họ hiểu và biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, có khả năng tư duy và tầm nhìn rộng lớn, có vốn hiểu biết và kiến thức sâu rộng về đa lĩnh vực. Sinh viên có thể tiếp cận và làm quen với các chuyên gia từ đó được học hỏi rất nhiều những điều có giá trị, thậm chí các thầy cô sẽ còn sẵn sàng đưa ra cho các bạn những lời khuyên miễn phí, trong khi các CEO khởi nghiệp khác phải chi trả rất nhiều tiền cho những lời khuyên này.

3. Đại học là một thị trường lợi thế để phát triển sản phẩm

Bạn có biết rằng ở ngoài kia có biết bao công ty phải “vật lộn” đề tìm ra môi trường, đối tượng thích hợp cho sản phẩm của họ không? Tại trường học đầy những “khách hàng” tiềm năng, nơi có những người thường xuyên tương tác và hầu hết có chung nhu cầu mua sắm. Đây sẽ là một lợi thế tuyệt vời và có giá trị nếu bạn biết cách tận dụng.

4. Tập trung vào bản thân và không để tâm đến những vấn đề khác

Khi sinh viên hoàn toàn tham gia vào một dự án mà không cần đến những thứ khác, xã hội sẽ hoan nghênh họ là một người trẻ có đam mê, dám nghĩ dám làm. Nhưng khi sau này, ở trong vị trí là bậc cha mẹ, bạn lại đâm đầu khởi nghiệp, bạn sẽ bị nói là không quan tâm, tồi tệ vì đã không chăm sóc cho gia đình bé nhỏ của mình.

Đó chính là sự khác biệt quan trọng khi bạn thành lập một công ty. Bạn muốn thành công thì bạn thực sự sẽ phải đầu tư thời gian và công sức một cách nghiêm túc. Vì vậy, hãy ích kỷ một chút, hãy mang một cái đầu lạnh, tập trung làm cho công ty của ban phát triển và thành công rực rỡ. Bạn sẽ luôn có phần còn lại của cuộc đời sau khi đạt được những thành tựu vang dội để đền đáp và quan tâm đến mọi người hơn.

5. Thất bại theo cách của riêng bạn

Sẽ không có vấn đề gì có thể tốt hơn khi bạn có thể thất bại trong việc khởi nghiệp lúc học đại học. Điều đó sẽ chỉ là những vấp ngã nhỏ trước những biến cố lớn mà bạn sẽ phải gặp trong tương lai. Các bạn nên biết rằng, chính những doanh nhân thành đạt cũng là những người sáng tạo ra những ý tưởng và đã thất bại vài lần trước khi chạm tới đỉnh thành công.

Nếu bạn muốn đi trên con đường thất bại này để thành công, bạn nên bắt đầu sớm. Bằng cách đó, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để nghiên cứu, thu thập thông tin, học hỏi và tích lũy kiến thức ngay từ đầu và có thể sẽ thành công rất lâu trước khi tóc bắt đầu bạc.

Cuối cùng, doanh nghiệp của bạn có thể thành công hoặc có thể không. Đúng là có rất nhiều doanh nghiệp thất bại, nhưng đừng bao giờ để điều đó cản trở bạn. Sự thất bại không làm cho bạn thất bại. Thay vào đó, nó khiến bạn trở thành một người có sự hiểu biết và kĩ năng vô giá mà những người khác luôn sợ thất bại sẽ không bao giờ có được.

Trên thực tế, khi nhiều nhà đầu tư tìm kiếm người để đầu tư, họ tìm kiếm những người hiểu được thất bại và thành công nghĩa là gì. Họ quan tâm nhiều đến người có kinh nghiệm đó hơn là người mới ra khỏi thuyền và không có manh mối về cách những thứ này hoạt động.

Nói cách khác, hãy đừng ngần ngại để bắt đầu kinh doanh và đầu tư vào những ý tưởng điên rồ nhất. Không có thời điểm nào tốt hơn hiện tại và rất ít người trong chúng ta có được thứ mình muốn bằng cách chờ ai đó giao nó cho bạn.