Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN – Tài liệu text

Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn KHXH VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 151 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN

MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI

2

Lời nói đầu
Tài liệu Hướng dẫn giáo viên môn Khoa học xã hội lớp 6 được biên soạn dựa trên
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Lịch sử 6 và Địa lí 6 trong Chương trình Giáo dục
phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5 – 5 – 2006
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu giáo dục của môn Khoa học xã hội 6 được xác định nhằm giúp học sinh
có được những hiểu biết cơ bản, cần thiết về địa phương, đất nước và thế giới ; góp
phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất
nước, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tự học, giải quyết vấn
đề, sáng tạo, hợp tác, tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống
xã hội.
Nội dung môn Khoa học xã hội 6 có sự kết nối mạch kiến thức và kĩ năng của môn
Lịch sử và Địa lí 5, đồng thời gắn kiến thức với thực tiễn đời sống, tạo cơ hội cho học
sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống, góp phần hình thành các
năng lực chung và năng lực của môn học. Nội dung tài liệu Hướng dẫn học Khoa học
xã hội 6 được bố trí thành 3 nhóm bài học : 3 bài học liên môn, 8 bài học Lịch sử và 10
bài học Địa lí. Học sinh sẽ được hướng dẫn học môn Khoa học xã hội 6 theo
hướng tự khám phá, tìm tòi, trao đổi với bạn, cộng đồng, người thân, tự trải nghiệm và
tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Song nhiệm vụ của giáo viên cũng hết sức quan
trọng : tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, giao nhiệm vụ, trợ giúp học sinh,
sửa chữa các lỗi sai khi học sinh mắc phải,…
Tài liệu Hướng dẫn giáo viên môn Khoa học xã hội lớp 6 được biên soạn theo
hướng giúp giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ; tạo điều kiện

để học sinh được hoạt động, suy nghĩ, trình bày và phát triển các năng lực cá nhân. Tài
liệu gồm hai phần.
Phần một : Một số vấn đề chung về dạy học môn Khoa học xã hội 6 theo mô hình
Trường học mới cấp Trung học cơ sở.
Phần hai : Giới thiệu khái quát các bài học và bài minh hoạ.
Tài liệu lần đầu tiên được biên soạn theo hướng tiếp cận mới, nên khó tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả.
NHÓM TÁC GIẢ

3

Phần một

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI 6
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
A. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI CẤP TRUNG HỌC CƠ
SỞ
Môn Khoa học xã hội có ưu thế và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn
diện cũng như phát triển lâu dài của học sinh (HS) ; có vai trò nền tảng trong việc giáo
dục tinh thần nhân văn, phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và xu thế thời đại là
cải cách, đổi mới, sáng tạo ; giúp HS hiểu biết và nhận thức được quy luật khách quan
về sự phát triển của xã hội loài người ; lí giải quan hệ giữa con người và xã hội, con
người và tự nhiên ; nhận thức về Việt Nam đương đại cũng như thế giới ngày nay.
Thông qua môn Khoa học xã hội, HS có thể bước đầu học được cách quan sát và tư
duy về xã hội, cuộc sống từ góc độ khoa học xã hội, coi trọng chứng cứ và nâng cao
năng lực lí giải hiện tượng xã hội, biết cách phân tích và giải quyết vấn đề thuộc lĩnh
vực khoa học xã hội trong không gian và thời gian,…
Môn Khoa học xã hội ở cấp Trung học cơ sở được hiểu theo nghĩa hẹp, là môn
học tích hợp chủ yếu nội dung của phân môn Lịch sử, Địa lí ; lồng ghép tích hợp kiến

thức về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,… ở mức độ đơn giản.
Môn Khoa học xã hội giúp cho chúng ta có những hiểu biết về Trái Đất, môi
trường sống của chúng ta, những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và
lịch sử thế giới. Nhận biết được trên bề mặt Trái Đất, mỗi miền đều có những phong
cảnh, đặc điểm tự nhiên, truyền thống văn hoá và lịch sử khác nhau ; con người sinh
sống ở các miền ấy cũng có những cách làm ăn, sinh hoạt riêng. Từ đó, chúng
ta thêm yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc ; có hành động ứng xử
đúng đắn với tự nhiên và trong đời sống xã hội.
Nội dung cốt lõi của các môn học được tổ chức theo các mạch chính : Đại cương,
thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương, để bảo đảm cấu trúc sau : Quá trình tiến
hoá (thời gian, không gian), sự phát triển của tiến bộ xã hội và nguyên nhân của sự
hưng thịnh, suy vong qua các thời kì ; điều kiện tự nhiên, các thành tựu chính về kinh
tế, xã hội, văn hoá, văn minh ; cá nhân,…
Phương pháp dạy học dựa trên nguyên tắc chủ yếu là khuyến khích, tạo cơ hội
cho HS được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên (GV) là người hướng dẫn, tổ
chức cho HS tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức. Kết hợp các hình thức học cá
nhân, cặp, nhóm, học tại lớp học, học thực địa, bảo tàng, học theo dự án, tự học,…

4

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

1. Vị trí
Môn Lịch sử ở trường phổ thông được tổ chức dạy học từ lớp 4 đến lớp 12, góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung, đáp ứng nhu cầu của HS trong việc tìm hiểu
quá khứ, nhận thức xã hội hiện tại và hành động hợp quy luật. Những hiểu biết về quá
khứ sẽ giúp HS hiểu hiện tại hơn, hành động đúng đắn và có hiệu quả hơn. Là “thầy
dạy của cuộc sống”, “tấm gương soi của muôn đời”, bộ môn Lịch sử định hướng hành
động, giáo dục HS bằng những kinh nghiệm của quá khứ, cung cấp cho HS những bài

học về sự thành công, thất bại, về cái tốt, cái xấu, về tiến bộ, lạc hậu,…
Trong bối cảnh mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế và khu vực, vấn đề giữ vững
bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm công dân,
… càng phải được đề cao hơn bao giờ hết. Bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt
trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục ấy, trong mối quan hệ chặt chẽ với các môn
Khoa học xã hội và nhân văn khác.
Học tập lịch sử, HS sẽ được bồi dưỡng những phương pháp tìm hiểu lịch sử như
nhận biết các loại tư liệu lịch sử và giá trị của chúng trong việc nắm sự thật lịch sử, rèn
luyện các thao tác tiếp cận với các loại sử liệu, các nguồn thông tin cần thiết, vừa sức
như : phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá,… Qua đó, HS hiểu biết đúng về lịch sử,
hình thành năng lực tự học, tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử  xã hội, vận dụng các
kiến thức đã học vào cuộc sống.

2. Đặc điểm của kiến thức lịch sử
Bộ môn Lịch sử ở phổ thông có nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức cơ
bản, khoa học được quy định trong chương trình. Nhiệm vụ này cũng giống như tất cả
các bộ môn khoa học khác. Tuy nhiên, bộ môn Lịch sử cũng có những đặc trưng riêng
do đặc điểm của hệ thống kiến thức cấu thành nên nó.
– Kiến thức lịch sử mang tính quá khứ : Đây là điều khác biệt giữa hiện tượng lịch
sử với các hiện tượng tự nhiên. Điều này tạo ra những khó khăn nhất định trong việc
giảng dạy lịch sử song xét ở góc độ khác nó lại mang lại cho việc giảng dạy lịch sử
những ưu thế mà các bộ môn khác không thể có được. Ví dụ, nó rất có ích trong việc
bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng cho HS.

5

– Kiến thức lịch sử mang tính không lặp lại về thời gian và cả không gian. Chính
điều này đặt ra yêu cầu khi trình bày một sự kiện, hiện tượng nào đó trong lịch sử phải
xem xét tính cụ thể cả về thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện, hiện tượng đó.

Qua đó nhận thấy các sự kiện lịch sử cụ thể, riêng biệt song có mối quan hệ kế thừa.
– Kiến thức lịch sử mang tính cụ thể cũng là đặc điểm nổi bật của kiến thức lịch
sử. Chính đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ
thể bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu lại càng hấp dẫn bấy nhiêu. Nếu tách sự kiện
ra khỏi không gian, thời gian, nhân vật thì không thể hiểu được lịch sử, các sự kiện lịch
sử sẽ chỉ là một tập hợp tư liệu ngổn ngang không có ý nghĩa. Các di tích lịch sử cách
mạng được lưu giữ ở các địa phương đều gắn liền với những sự kiện, biến cố lịch sử
cụ thể. Việc sử dụng những di tích này trong dạy học, đặc biệt khi tổ chức cho các em
HS được học tại thực địa sẽ tạo cho bài học không khí sôi nổi hơn, làm cho HS cảm
thấy như đang được chứng kiến sự kiện diễn ra một cách chân thực nhất.
– Kiến thức lịch sử còn mang tính hệ thống (lôgíc lịch sử). Không có sự kiện nào là
tồn tại đơn lẻ, riêng rẽ mà nó có mối liên hệ với những sự kiện trước nó, sau nó và
đồng thời với nó. Do đó, nếu sử dụng tốt các di tích lịch sử cách mạng vào dạy học bộ
môn sẽ giúp HS có được một cái nhìn toàn diện, hệ thống về các sự kiện, hiện tượng
lịch sử với tất cả những đặc trưng kinh tế, chính trị văn hoá – xã hội… của từng giai
đoạn, từng thời kì lịch sử.
Xuất phát từ những đặc trưng này ta thấy, nếu như các bộ môn khoa học tự nhiên
như vật lí, hoá học, HS có thể thực hiện trong phòng thí nghiệm thì với các sự kiện lịch
sử, các em không được trực tiếp quan sát cũng không thể mô hình hoá lại trong phòng
thí nghiệm, đúng như nó đã tồn tại.
Hiểu được đặc điểm này, trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, GV phải vận
dụng nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học, trong đó đồ dùng trực quan, nhất là các
đồ dùng trực quan hiện vật (các di tích lịch sử cách mạng) góp một phần không nhỏ
quyết định thành bại trong việc cung cấp kiến thức cho HS. Giúp HS không chỉ “biết” mà
còn hiểu lịch sử đã diễn ra như thế nào một cách chân thực, sống động nhất.

3. Mục tiêu
Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp cho HS có được những kiến thức cơ
bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới ; góp phần hình thành ở HS thế giới
quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách

mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời
sống xã hội.

6

Môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm giúp HS đạt được :
a) Kiến thức
Nhận thức được sự kiện lịch sử tiêu biểu, những bước phát triển chủ yếu, những
chuyển biến quan trọng của lịch sử thế giới từ thời nguyên thuỷ đến nay. Chú trọng đến
những nội dung quan trọng nhất để hiểu biết về quá trình phát triển của lịch sử loài
người, những nền văn minh, những mô hình xã hội tiêu biểu, lịch sử các nước trong khu
vực và các sự kiện lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn, liên quan đến lịch sử dân tộc.
Hiểu được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến nay, trên cơ
sở nhận thức được những sự kiện tiêu biểu của từng thời kì, những chuyển biến của
lịch sử và sự phát triển hợp quy luật của lịch sử dân tộc trong sự phát triển chung của
thế giới.
Hiểu biết được về một số nội dung cơ bản, cần thiết về nhận thức xã hội như : kết
cấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ cấu hệ thống xã hội, vai trò
to lớn của sản xuất (vật chất, tinh thần) trong tiến trình lịch sử, vai trò của quần chúng
nhân dân và cá nhân, nguyên nhân và động lực tạo ra các chuyển biến lịch sử, quy luật
vận động của lịch sử…
b) Về kĩ năng
Hình thành các kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn như :
Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại,
lịch đại).
Làm việc với sách giáo khoa (SGK) và các nguồn sử liệu.
Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử.
Bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch

sử (điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện
dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo, trình bày về kết quả, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế đời sống và để tiếp nhận kiến thức mới…).
c) Thái độ, tình cảm
Có tình yêu quê hương, đất nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dân
tộc, có thái độ trân trọng đối với các di sản lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân
chính, vì hoà bình tiến bộ xã hội.
Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử
nhân loại và lịch sử dân tộc.

7

Có những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân : thái độ tích cực trong
việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước  cộng đồng ; yêu lao động ;
sống nhân ái, có kỉ luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn kết dân tộc và đoàn kết
quốc tế,…
d) Năng lực
Hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho HS thông qua các
nguồn sử liệu khác nhau (đã có và phát hiện mới).
Năng lực khai thác và sử dụng tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
Khả năng xâu chuỗi, phân tích, so sánh, đưa nhận xét về các sự kiện, hiện tượng
nhân vật lịch sử,… liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn,…

4. Phương pháp dạy học
Tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 theo mô hình Trường học mới cấp
Trung học cơ sở phân môn Lịch sử nhấn mạnh yêu cầu khắc phục lối truyền thụ một
chiều còn khá phổ biến hiện nay, chuyển mạnh sang việc dạy học phát huy tính tích
cực của HS, chú trọng rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của

người học, khả năng vận dụng kiến thức đã biết vào các tình huống mới trong học tập
và thực tiễn.
Trước hết, cần chú trọng bảo đảm tính cụ thể, tính hình ảnh, khả năng gây xúc
cảm của các thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh xã hội,… bằng cách
cho HS tiếp cận nhiều nguồn tư liệu lịch sử khác nhau, sử dụng nhiều phương tiện trực
quan khác nhau, phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.
Chú trọng tổ chức các hoạt động tự học tập của HS (như làm các bài tập lịch sử ở
lớp, ở nhà : tra cứu tài liệu, sưu tầm tư liệu các loại về một chủ đề ; trình bày diễn biến
sự việc trên bản đồ trống,…).
Trao đổi, thảo luận là điều cần làm. Cần tạo ra không khí thoải mái, dân chủ,
khuyến khích HS trình bày ý kiến riêng, nhìn nhận và đánh giá lịch sử từ nhiều góc độ
khác nhau, tránh áp đặt, bắt buộc HS tiếp nhận một cách thụ động kết luận của GV.
Chú trọng rèn luyện năng lực lập luận, trình bày vấn đề cho HS.
Tìm hiểu, nắm bắt những hiểu biết, kinh nghiệm đã có của HS, những điều HS
đang quan tâm, ham thích ; tận dụng những điều đó trong quá trình hình thành kiến
thức, kĩ năng mới. Những gì HS có thể nói được, làm được thì GV không làm thay.
Nội dung dạy học không chỉ giới hạn ở SGK, việc dạy học không chỉ diễn ra ở
trong phòng học. Tận dụng mọi khả năng, điều kiện để HS có thể tìm hiểu lịch sử ở bảo

8

tàng, trên hiện trường lịch sử, các di tích lịch sử, được tiếp xúc, trao đổi với các nhân
chứng, nhân vật lịch sử, được vận dụng điều đã học vào việc hiểu và đánh giá các vấn
đề thời sự quốc tế, đất nước, địa phương. Bước đầu rèn luyện hứng thú, ý thức và khả
năng nghiên cứu lịch sử, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của HS.
Chú trọng rèn luyện các năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác cùng giải quyết các
nhiệm vụ đặt ra cho HS bằng cách tổ chức làm việc theo nhóm, làm việc cặp đôi.
Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với thiết bị dạy học cần cung cấp đầy đủ ở
mức cần thiết các thiết bị dạy học Lịch sử nhằm thay đổi căn bản tình hình “dạy chay”

phổ biến hiện nay, trong đó chú trọng các loại hình :
Mô hình hiện vật, tranh, ảnh lịch sử, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,…
Bản đồ, sơ đồ.
Phim video.
Phần mềm dạy học.
Việc thiết kế, sản xuất và sử dụng các thiết bị dạy học Lịch sử không phải theo
định hướng minh hoạ bài giảng của GV mà nhằm tạo ra các nguồn sử liệu phong phú,
cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục ; trên cơ sở đó, tổ chức các
hoạt động học tập, tự tìm kiếm tri thức lịch sử của HS một cách tự lập, tích cực, sáng
tạo. Cần quan tâm, chú ý tạo điều kiện cho HS làm việc trực tiếp với các thiết bị dạy
học theo phương châm : Hãy để cho các giác quan của HS tiếp xúc nhiều hơn với các
thiết bị dạy học, để cho các em suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thể hiện
mình nhiều hơn.
Các thiết bị dạy học hiện đại không đồng nghĩa với các thiết bị dạy học đắt tiền.
Tính hiện đại của thiết bị dạy học thể hiện ở việc sử dụng các loại thiết bị sao cho đạt
yêu cầu cao nhất trong việc thể hiện mục tiêu dạy học. Việc tìm kiếm, sản xuất các thiết
bị dạy học Lịch sử, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, của vùng, làm cho HS
hứng thú học tập, phát huy tối đa tính tích cực nhận thức của HS, luôn luôn đóng vai trò
quan trọng. Vì vậy, cần phối hợp việc cung cấp các thiết bị dạy học từ trên xuống với
phong trào sưu tầm, xây dựng thiết bị dạy học “tự tạo” của HS, GV và các lực lượng xã
hội.

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

1. Vị trí
Môn Địa lí trong nhà trường phổ thông cấp Trung học cơ sở giúp HS có được
những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường sống của con người, về
thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực

9

và thế giới ; rèn luyện cho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi
trường tự nhiên, xã hội. Đó là một phần của học vấn phổ thông cần thiết cho mỗi người
lao động trong xã hội hiện đại, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên nền tảng những kiến thức và kĩ năng trang bị cho HS, môn Địa lí góp phần
đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.

2. Đặc điểm
– Học tập địa lí là quá trình nhận thức những sự vật, đối tượng, hiện tượng và quá
trình về tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội đã diễn ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo
sự biến đổi trong tương lai. Trong quá trình học tập, HS cần học tập qua tài liệu, kết
hợp với quan sát, khảo sát điều tra các sự vật, đối tượng và hiện tượng tự nhiên, dân
cư, kinh tế – xã hội ở thực địa và ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó góp phần hình
thành biểu tượng, khái niệm địa lí, so sánh, xác lập các mối quan hệ địa lí.
– Các sự vật, đối tượng, hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội không tồn tại độc lập mà có quan hệ mật thiết với nhau, hiện tượng địa lí này là
nguyên nhân và kết quả của các hiện tượng địa lí khác và cùng tồn tại trên phạm vi
lãnh thổ. Vì vậy, học tập địa lí cần tư duy trên quan điểm tổng hợp theo lãnh thổ. Việc
tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo là những nhiệm vụ hết sức quan trọng và hiệu quả
trong quá trình học tập bộ môn.
– Bản đồ vừa là phương tiện dạy học, vừa là nguồn tài liệu khoa học độc lập, là
đối tượng nghiên cứu của môn Địa lí và được coi như “sách giáo khoa của Địa
lí”. Nhiệm vụ của sử dụng bản đồ là thu nhận những thông tin được biểu hiện trên bản
đồ để phân tích, so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những đặc điểm, các quy luật phân bố,
các mối liên hệ, các quá trình biến đổi của các đối tượng, hiện tượng địa lí trên lãnh
thổ nghiên cứu.

3. Mục tiêu
a) Kiến thức
Cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về :

– Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và
tác động qua lại giữa chúng ; một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái
Đất ; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân
cư, hoạt động sản xuất và môi trường ; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững.

10

– Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội của một số khu vực khác nhau và
của một số quốc gia trên thế giới ; một số đặc điểm của thế giới đương đại.
– Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam ;
những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi HS
đang sinh sống nói riêng.
b) Kĩ năng
Hình thành và phát triển ở HS :
– Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí : quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh,
đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; vẽ và phân
tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê…
– Kĩ năng thu thập, xử lí và thông báo thông tin địa lí.
– Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước
đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của HS.
b) Thái độ, tình cảm
Góp phần bồi dưỡng cho HS :
– Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với
tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế – văn hoá của nhân dân Việt Nam cũng như
của nhân loại.
– Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện
tượng địa lí.
– Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, có tâm thế sẵn

sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ; có ý thức trách nhiệm và tham
gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường ; nâng cao
chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng.
d) Năng lực
Ngoài hình thành các năng lực chung như : năng lực tự học ; năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo ; năng lực thẩm mĩ; năng lực thể chất; năng lực giao tiếp ; năng lực
hợp tác ; năng lực tính toán ; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Môn
Địa lí cấp Trung học cơ sở còn hướng đến việc hình thành các năng lực đặc thù của
môn học như : năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực khảo sát thực tế ;
năng lực hoạt động, tham gia, hoà nhập với cộng đồng; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ
năng của môn Địa lí để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống phù hợp với
khả năng của HS.

11

4. Phương pháp dạy học
– Cùng với các phương pháp dạy học chung (như thuyết trình, đàm thoại…), một
số phương pháp nghiên cứu của khoa học Địa lí đã được sử dụng với tư cách là
phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn trong quá trình dạy học địa lí. Đó là
phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, phân tích tranh
ảnh,… (thuộc nhóm các phương pháp làm việc trong phòng) và phương pháp quan sát,
đo vẽ trên thực địa,… (thuộc nhóm các phương pháp thực địa). Các phương pháp này
được lựa chọn phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của HS, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em.
– Việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy
học tích cực như phương pháp thảo luận, điều tra khảo sát,… sẽ góp phần hình thành
và phát triển ở HS năng lực tham gia, hoà nhập, khả năng vận dụng kiến thức địa lí
trong quá trình học tập vào trong cuộc sống.
– Các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi có sự thay đổi trong việc tổ chức dạy

học, cần sử dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau, phối hợp hình thức tổ chức dạy
học truyền thống – dạy học theo lớp với dạy học theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân HS,
tạo điều kiện phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng HS ; kết hợp dạy học trên lớp
và ngoài thực địa, trải nghiệm thực tế.
– Các phương tiện dạy học địa lí như bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, phim
giáo khoa,… đều có chức năng kép : vừa là nguồn tri thức địa lí, vừa là phương tiện
minh hoạ nội dung dạy học. Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức, hướng dẫn để
HS biết khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí, qua đó HS
vừa có được kiến thức, vừa được rèn luyện các kĩ năng địa lí.

B. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI 6
I. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình môn Khoa học xã hội 6
Tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 gồm 21 bài, trong đó có 1 bài nhập
môn : Tìm hiểu môn khoa học xã hội, 2 bài liên môn Lịch sử và Địa lí ; 8 bài được xây
dựng từ chương trình Lịch sử 6, 10 bài từ chương trình Địa lí 6 hiện hành. Mỗi bài
thường được thực hiện trong 2 hoặc 3 tiết học, tuỳ theo dung lượng nội dung từng bài.
Cá biệt, có 1 bài với thời lượng dạy học 5 tiết. Về nội dung cơ bản theo chương trình
giáo dục phổ thông hiện hành, chương trình môn Khoa học xã hội theo mô hình Trường
học mới sắp xếp lại các đơn vị kiến thức, kĩ năng và tổ chức thành các hoạt động học
trong mỗi bài học để HS được tăng cường tính tự học, chủ động trong tiếp thu kiến
thức.

12

Mức độ nội dung trong tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 vẫn đảm bảo mức độ
của Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định.

Kế hoạch chương trình môn Khoa học xã hội theo mô hình Trường học mới lớp 6 :
TT

Bài

Số tiết

Ghi chú

1

Bài 1. Tìm hiểu môn
Khoa học xã hội

2

Trong SGK hiện hành, môn Lịch sử có
bài 1. Sơ lược về môn Lịch sử và môn Địa
lí có bài 1. Bài mở đầu. Hai bài này nói về
vị trí môn học, cách học tập môn học.
Trong tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã
hội 6, hai bài này được tích hợp lại và xây
dựng thành Bài 1. Tìm hiểu môn Khoa học
xã hội, với mục đích giới thiệu về môn
Khoa học xã hội : mục tiêu, cấu trúc, nội
dung chủ yếu, cách học tập môn học.

2

Bài 2. Bản đồ và cách sử

dụng bản đồ

3

Đối với việc học tập môn Khoa học xã hội,
bản đồ có vai trò quan trọng, sử dụng bản
đồ trong học tập có chức năng kép : vừa là
nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh
hoạ cho nội dung học tập. Vì vậy, xây dựng
bài học liên môn về bản đồ, lấy ý tưởng từ
bài bản đồ trong SGK Địa lí 6 hiện hành là
rất cần thiết, nhằm trang bị cho HS những
hiểu biết về bản đồ, cách sử dụng bản đồ,
khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ bản đồ,
qua đó HS vừa có được kiến thức, vừa
được rèn luyện các kĩ năng.

3

Bài 3. Xã hội nguyên thuỷ

3

Trong chương trình, SGK hiện hành chỉ
học nội dung xã hội nguyên thuỷ của thế
giới. Nhưng khi xây dựng nội dung của bài
học này của phân môn Lịch sử có chuyển
nội dung Thời nguyên thuỷ trên đất nước
ta ở phần Lịch sử Việt Nam vào bài này.
Việc chuyển nội dung này vào phần lịch sử

thế giới giúp HS học về xã hội nguyên thuỷ
trên thế giới liên hệ đến xã hội nguyên
thuỷ của Việt Nam.

13

TT

Bài

Số tiết

Ghi chú

4

Bài 4. Các quốc gia cổ
đại trên thế giới

2

Chương trình, SGK hiện hành gồm 2 bài
riêng, trong tài liệu Hướng dẫn học cấu
trúc thành một bài. Như vậy giúp HS tìm
hiểu các nội dung của cả hai mô hình quốc
gia cổ đại phương Đông và phương Tây
cùng với nhau, qua đó sẽ thấy được
những đặc điểm chung và những nét khác
biệt của hai mô hình quốc gia này.

5

Bài 5. Văn hoá cổ đại

3

Theo SGK hiện hành

6

Phiếu ôn tập 1

7

Bài 6. Nhà nước Văn
Lang, Âu Lạc

3

Bài này so với chương trình, SGK hiện
hành vẫn đảm bảo được mục tiêu của
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương
trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ
sở. Tuy nhiên, các nội dung của bài có tích
hợp lại với nhau như nội dung Hoàn cảnh
ra đời nhà nước Văn Lang và nội dung
Nước Văn Lang thành lập được tích hợp
thành mục Sự thành lập nước Văn Lang.

8

Bài 7. Cham-pa và Phù
Nam

3

Bài này trong chương trình hiện hành nằm
ở chương Thời Bắc thuộc và đấu tranh
giành độc lập. Trong tài liệu Hướng dẫn
học được đưa lên cùng với bài Các quốc
gia cổ đại trên đất nước ta, bởi vì cùng một
nội dung Các quốc gia cổ đại ở nước ta lại
học gắn liền và liên tục với nhau.

9

Phiếu ôn tập 2

10

Bài 8. Chế độ cai trị của
các triều đại phong kiến
phương Bắc và những
chuyển biến của xã hội
nước ta (179 TCN – thế
kỉ X)

Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trong
phiếu kiểm tra ; có thể thực hiện trên lớp

hoặc ở nhà.

Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trong
phiếu kiểm tra; có thể thực hiện trên lớp
hoặc ở nhà.
3

Trong chương trình hiện hành, nội dung
Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc và những chuyển biến của xã
hội nước ta (179 TCN – thế kỉ X) nằm rải
rác từ bài 17 đến bài 23 của chương Thời
Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập.
Trong tài liệu Hướng dẫn học được cấu
trúc thành một bài với nội dung chỉ về

14

TT

Bài

Số tiết

Ghi chú
Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc và những chuyển biến của xã
hội nước ta.

11

Bài 9. Các cuộc đấu tranh
giành độc lập tiêu biểu
(Từ thế kỉ I đến đầu thế
kỉ X)

5

Nội dung này chỉ
về các cuộc đấu
biểu (Từ thế kỉ I
chương Thời Bắc
độc
lập. dẫn HS
Hướng

cấu trúc những nội dung
tranh giành độc lập tiêu
đến đầu thế kỉ X) trong
thuộc và đấu tranh giành

12

Phiếu ôn tập 3

13

Bài 10. Bước ngoặt lịch
sử đầu thế kỉ X

14

Phiếu ôn tập 4

15

Bài 11. Kinh độ, vĩ độ và
toạ độ địa lí

16

Phiếu ôn tập 5

17

Bài 12. Trái Đất, các
chuyển động của Trái Đất

3

Được tích hợp từ các bài Sự vận động tự
quay quanh trục của Trái Đất và các hệ
quả ; Sự chuyển động của Trái Đất quanh
Mặt Trời ; Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn
theo mùa. Mục đích để HS có được cái
nhìn tổng quát, dễ hiểu và đỡ nhầm lẫn về
2 vấn đề : Trái Đất tự quay quanh trục và
hệ quả ; Trái Đất quay quanh Mặt Trời và
hệ quả.

18

Bài 13. Cấu tạo bên trong
của Trái Đất

2

Theo SGK hiện hành.

19

Bài 14. Nội lực và ngoại
lực. Khoáng sản

2

Được tích hợp từ hai bài trong SGK hiện
hành : Tác động của nội lực và ngoại lực
trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái
Đất ; Các mỏ khoáng sản. Việc tích hợp
làm cho vấn đề được lôgic hơn, các

ôn tập nội dung trong
phiếu kiểm tra ; có thể thực hiện trên lớp
hoặc ở nhà.
3

Theo SGK hiện hành
Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trong

phiếu kiểm tra; có thể thực hiện trên lớp
hoặc ở nhà.

3

Theo SGK hiện hành.
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp
hoặc về nhà.

15

TT

Bài

Số tiết

Ghi chú
khoáng sản thường được sinh ra trong
quá trình vận động của Trái Đất và do tác
động của hai lực chủ yếu là nội lực và
ngoại lực.

20

Bài 15. Địa hình bề mặt
Trái Đất

3

Theo SGK hiện hành.

21

Phiếu ôn tập 6

22

Bài 16. Không khí và các
khối khí

2

Được tích hợp từ hai bài trong SGK hiện
hành : Lớp vỏ khí và một phần của bài
Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.
Việc tích hợp làm cho vấn đề được lôgic
hơn, khi tìm hiểu về các khối khí, căn cứ
vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng
và khối khí lạnh. Để hiểu được nội dung
này, HS cần có khái niệm và những hiểu
biết về nhiệt độ không khí.

23

Bài 17. Khí áp và
các loại gió

2

Theo SGK hiện hành.

24

Bài 18. Thời tiết, khí hậu
và một số yếu tố của
khí hậu

3

Được tích hợp từ bài 18. Thời tiết, khí hậu
và nhiệt độ không khí với bài 22. Các đới
khí hậu trên Trái Đất. Đảm bảo tính hợp lí
hơn.

25

Phiếu ôn tập 7

26

Bài 19. Nước trên
Trái Đất

3

Được tích hợp từ bài 23. Sông và hồ,
bài 24. Biển và đại dương, bài 25. Thực
hành. Sự chuyển động của các dòng biển

trong các đại dương. Đảm bảo học lí
thuyết gắn với luyện tập và thực hành.

27

Bài 20. Đất và sinh vật
trên Trái Đất

2

Được tích hợp từ bài 26. Đất, các nhân tố
hình thành đất và bài 27. Lớp vỏ sinh vật.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố
thực, động vật trên Trái Đất.

Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp
hoặc về nhà.

Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp
hoặc về nhà.

16

TT

Bài

28

Phiếu ôn tập 8

29

Bài 21. Tìm hiểu quê
hương em

Số tiết

Ghi chú
Giao nhiệm vụ cho HS ôn tập trên lớp
hoặc về nhà.

3

Đây là nội dung mới dựa trên cơ sở nội
dung địa phương nhằm tìm hiểu vị trí địa
lí, các điều kiện tự nhiên, lịch sử hình
thành, phát triển và truyền thống của quê
hương ( xã, phường) của HS.

2. Hướng dẫn thực hiện chương trình
a) Khung phân phối chương trình
– Cả năm : 35 tuần ; 70 tiết.
+ Bài học liên môn : 8 tiết.
+ Bài học Địa lí : 25 tiết.
+ Bài học Lịch sử : 26 tiết.
+ Ôn tập, kiểm tra và dự phòng.
– Học kì I
+ Phần các bài học liên môn 5 tiết : bài 1. Tìm hiểu môn khoa học xã hội ; bài 2.

Bản đồ và cách sử dụng bản đồ, được thực hiện trong đầu năm học, trước khi thực
hiện các bài thuộc phân môn Lịch sử và Địa lí.
+ Phân môn Lịch sử gồm 12 tiết : Thực hiện từ bài 3. Xã hội nguyên thuỷ đến hết
bài 6. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc ; Hướng dẫn HS ôn tập theo phiếu ôn tập 1.
+ Phân môn Địa lí 13 tiết : Thực hiện từ bài 11. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí đến
hết bài 15. Địa hình bề mặt Trái Đất ; Hướng dẫn HS ôn tập Phiếu ôn tập 5 và 6.
+ Ôn tập và kiểm tra định kì Học kì I.
– Học kì II
+ Phân môn Lịch sử gồm 14 tiết : Thực hiện các bài còn lại ; Hướng dẫn HS ôn
tập theo các phiếu ôn tập 2, 3 và 4.
+ Phân môn Địa lí 12 tiết : Thực hiện các bài còn lại ; Hướng dẫn HS ôn tập phiếu
ôn tập 7 và 8.

17

+ Phần các bài học liên môn 3 tiết : Bài 21 thực hiện vào tuần cuối của năm học,
sau khi thực hiện xong các bài Lịch sử và Địa lí.
+ Ôn tập và kiểm tra định kì cuối năm.
b) Một số vấn đề cần lưu ý
– Khung phân phối chương trình môn Khoa học xã hội 6 thực hiện như hướng dẫn
ở phần I, kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết cho từng tuần, từng học kì do nhà trường
chủ động xây dựng, sao cho đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lí
trong mỗi học kì được thực hiện song song.
– Số tiết của mỗi bài trong phân phối chương trình chi tiết nêu ở trên chỉ là gợi ý,
không bắt buộc các trường phải thực hiện đúng như trên, tổ (nhóm) chuyên môn có thể
điều chỉnh sao cho phù hợp và trình hiệu trưởng phê duyệt.
– Cùng với các phương pháp dạy học như dạy học nêu vấn đề, thuyết trình, trao
đổi đàm thoại, dạy học dự án,… cần tăng cường vận dụng một số phương pháp dạy
học đặc trưng của môn học như : phương pháp thảo luận, sử dụng bản đồ, biểu đồ,

phân tích tranh ảnh, phân tích số liệu thống kê, tường thuật, miêu tả,… (thuộc nhóm các
phương pháp làm việc trong phòng) và phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn, đo
vẽ trên thực địa,… (thuộc nhóm các phương pháp thực địa) góp phần hình thành và
phát triển ở HS năng lực tham gia, hoà nhập, khả năng vận dụng kiến thức môn học
vào cuộc sống. Các phương pháp này được lựa chọn phù hợp với trình độ, khả năng
nhận thức của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS.
– Phối hợp, đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học : dạy học theo lớp với dạy
học theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân HS, tạo điều kiện phát huy vai trò tích cực, chủ
động của từng HS ; kết hợp dạy học trên lớp, ngoài thực địa, trải nghiệm thực tế tại di
sản, di tích, bảo tàng, làng nghề,…
– Các phương tiện dạy học như : bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, phim giáo
khoa,… đều có chức năng kép, vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh hoạ nội
dung dạy học. Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức, hướng dẫn để HS biết khai
thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học, qua đó HS vừa có được kiến
thức, vừa được rèn luyện các năng lực của môn học.
– Việc đánh giá HS được thực hiện theo công văn hướng dẫn đánh giá HS
Trung học cơ sở mô hình Trường học mới. Riêng đối với bài kiểm tra giữa Học kì I và
giữa Học kì II về nội dung, thời gian, hình thức kiểm tra do các nhà trường chủ động
quy định.

18

II. CẤU TRÚC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI 6
Nội dung chi tiết của chương trình được thể hiện thông qua các bài học trong tài
liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 và được thiết kế như sau :

1. Cách trình bày chung của tài liệu
– Về kích thước của tài liệu :

So với SGK Địa lí 6, Lịch sử 6 hiện hành thì tài liệu Hướng dẫn học Khoa học
xã hội 6 có kích thước lớn hơn 20,5cmx27cm và được ghép thành 1 quyển.
– Về hệ thống kênh hình và kênh chữ :
Cũng giống như SGK Lịch sử và Địa lí 6 hiện hành, hệ thống kênh hình của tài
liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 rất phong phú và đa dạng với các hình ảnh,
sơ đồ sinh động, màu sắc tươi sáng, thu hút sự chú ý và hấp dẫn HS học tập. Kênh
hình trong tài liệu Hướng dẫn học là nguồn thông tin phong phú, sinh động; là phương
tiện làm việc hữu hiệu đối với HS, giúp các em tìm tòi, khám phá đi tới các kiến thức
mới cũng như rèn các kĩ năng học tập.
Hệ thống kênh chữ trong tài liệu Hướng dẫn học bao gồm : mục tiêu của bài học,
chỉ dẫn các hoạt động học tập, hệ thống các lệnh (yêu cầu HS làm việc), các câu hỏi,
bài tập và các đoạn thông tin, các tình huống học tập để HS đọc, suy ngẫm và phát
hiện ra kiến thức cần tiếp nhận, các kĩ năng cần rèn luyện,…
So với SGK Lịch sử 6, Địa lí 6 hiện hành, số lượng kênh hình tăng nhiều, hệ thống
kênh hình mang tính trực quan, sinh động nên giúp HS lớp 6 dễ nhận biết, khai thác
kiến thức dễ dàng hơn. Kênh hình trong tài liệu Hướng dẫn học giúp bổ sung kiến thức
cho kênh chữ, giúp HS khai thác kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các đối tượng tự nhiên,
kinh tế, xã hội.
– Về các kí hiệu cho các hoạt động của HS :
Ngoài hệ thống tranh, ảnh, sơ đồ, lược đồ thì kênh hình trong Hướng dẫn học
Khoa học xã hội 6 còn có các logo kí hiệu thể hiện hình thức tổ chức các hoạt động học
tập : cả lớp, nhóm (trên 3 HS), cặp đôi, cá nhân hoặc cộng đồng. Cụ thể như sau :
Kí hiệu

Hoạt động học tập
Hoạt động cá nhân
Hoạt động cặp đôi

19

Hoạt động nhóm
Hoạt động cả lớp

Hoạt động với cộng đồng
Căn cứ vào những kí hiệu đó, HS chủ động thực hiện các hoạt động học tập với
sự giám sát và hỗ trợ của GV, các hoạt động này có thể diễn ra ở trong lớp, ngoài lớp
học. Ngoài ra, Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 cũng chú trọng đến hoạt động học tập
được thực hiện ở nhà của HS, tạo điều kiện cho cha mẹ HS và cộng đồng tham gia vào
quá trình học tập của các em một cách thường xuyên hơn thông qua việc giúp đỡ,
hướng dẫn HS học tập ; bổ sung các kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu học
tập của các em. Cha mẹ lắng nghe HS trình bày nội dung học tập, kể về những gì em
học được, tìm tòi mở rộng thêm, sẽ giúp HS củng cố kiến thức, rèn kĩ năng cũng như
tăng thêm sự hứng thú học tập.
Sự khác nhau giữa SGK Lịch sử 6, Địa lí 6 hiện hành và tài liệu Hướng dẫn học
Khoa học xã hội 6 theo mô hình Trường học mới như sau :
SGK Lịch sử, Địa lí hiện hành

Tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6

Gồm 2 cuốn, SGK Địa lí 6 và Lịch sử
6.

Gồm 1 cuốn Hướng dẫn học Khoa học xã
hội 6.

Gồm các bài học đơn môn.

Gồm các bài học liên môn Lịch sử và Địa lí.

Các bài học được trang bị chủ yếu là Các bài học được trình bày theo các hoạt
nội dung.
động, với hình thức tự học có hướng dẫn.
Các phiếu ôn tập.
Số lượng kênh hình nhiều hơn.

2. Cách trình bày từng bài học
Các bài học trong Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 đều có một cấu trúc chung
bao gồm : tên bài học, số tiết, mục tiêu, hoạt động khởi động, hoạt động hình thành
kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng.
Tên bài học : Khái quát nội dung chính thường tương thích với đơn vị kiến thức
của một vài bài so với SGK hiện hành. Ví dụ, Bài 5. Văn hoá cổ đại ; Bài 15. Địa hình
bề mặt Trái Đất.

20

Mục tiêu : được đặt ngay sau tên bài học nhằm giúp HS xác định được đích cần
đạt khi hoàn thành bài học và định hướng được nhiệm vụ học tập của mình trước khi đi
vào các hoạt động học tập cụ thể. Ngoài các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ như
đối với mục tiêu các bài Lịch sử 6, Địa lí 6 hiện hành, trong mục tiêu bài học còn chú ý
đến việc hình thành và phát triển ở HS khả năng liên hệ thực tế và khả năng giải quyết
vấn đề gắn với cuộc sống của các em nhằm hướng vào các năng lực mà môn Khoa
học xã hội có trách nhiệm thực hiện. Ví dụ, mục tiêu của bài 2. Bản đồ và cách sử dụng
bản đồ : Nêu được khái niệm bản đồ ; Trình bày được ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ, hai
dạng tỉ lệ bản đồ ; Nêu được một số loại, dạng kí hiệu thường được sử dụng để thể
hiện các đối tượng địa lí, lịch sử trên bản đồ ; Tính được khoảng cách trên thực tế dựa
vào tỉ lệ bản đồ và ngược lại ; Sử dụng được bản đồ trong học tập Địa lí, Lịch sử và
trong đời sống.
Các hoạt động học tập : trong mỗi bài học thường gồm 5 hoạt động. Đó là hoạt

động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận
dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng.

C. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP TRUNG
HỌC CƠ SỞ
I. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
So với việc chuẩn bị bài lên lớp của cách dạy học hiện hành, dạy học theo mô hình
Trường học mới cấp Trung học cơ sở có sự khác biệt. Trước khi lên lớp, trong công tác
chuẩn bị, GV phải suy nghĩ đến việc lựa chọn cách tổ chức các hoạt động học tập để
đạt mục tiêu bài học đề ra ; đến các bước tiến hành các hoạt động đó như thế nào cho
có hiệu quả ; đến việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học nào cho phù
hợp với nội dung bài học và với đối tượng HS,… Trong dạy học theo mô hình Trường
học mới cấp Trung học sơ sở, phần lớn những vấn đề nêu trên đã được gợi ý trong tài
liệu Hướng dẫn học. Song các hướng dẫn đó không phải là bắt buộc, GV có thể thực
hiện hoặc thay đổi theo sự sáng tạo của mình, sao cho đảm bảo được sự phù hợp với
đối tượng HS, phù hợp với đặc điểm giáo dục của địa phương và chất lượng học tập
của HS.
Với sự đổi mới đó, GV cần chuẩn bị gì cho bài học mới ?
– Trước hết, GV cần nghiên cứu kĩ mục tiêu chủ đề, tương tự như việc chuẩn bị
bài lên lớp hiện nay. Tuy nhiên, GV cần chú ý đến yêu cầu HS liên hệ, vận dụng kiến
thức, kĩ năng của bài học vào thực tiễn của cuộc sống.
– GV đọc kĩ các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng,
tìm tòi mở rộng. Mỗi hoạt động có đảm bảo được đặc trưng không ? Nếu không đảm

21

bảo thì cần phải điều chỉnh như thế nào ? Cần lưu ý gì khi tiến hành tổ chức các hoạt
động cho HS,…
– GV xem xét trong bài có hoạt động cả lớp (HS với GV) không ? Nếu có, GV cần

nghiên cứu kĩ thời điểm có hoạt động này, bởi nếu là hoạt động đầu tiên của tiết học thì
xuất phát điểm của mọi HS gần như là tương đồng, GV có thể chưa cần chú ý đến nhịp
độ học của các em. Song nếu là hoạt động trong tiến trình tiết học, GV cần quan tâm
đến nhịp độ học của tất cả HS sao cho đến thời điểm đó các em đều thực hiện được
hoạt động cả lớp.
– Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm được bố trí với nội dung
nào, ở thời điểm nào để GV lưu ý cách chia nhóm và dự kiến cách hỗ trợ HS, chuẩn bị
các học liệu cần thiết.
– Trong quá trình học, HS cần phương tiện học tập, tài liệu tham khảo, các nguồn
học liệu nào ? Số lượng là bao nhiêu ? Trong góc học tập của lớp đã có đủ phương
tiện đó chưa ? Nếu lớp học không có góc học tập, GV cần chuẩn bị hoặc yêu cầu HS
cùng chuẩn bị phương tiện học tập và học liệu cần thiết cho bài học. GV cũng cần chú
ý đến sự liên kết giữa nguồn học liệu ở thư viện nhà trường với nội dung các bài học
để giới thiệu cho HS đọc và tham khảo, mở rộng nội dung bài học.
– GV cần dự kiến những nội dung học tập có thể phát sinh nghi vấn, tình huống có
vấn đề đối với HS. GV cần tìm hiểu kĩ hơn những nội dung này và chuẩn bị câu trả lời
cũng như hướng dẫn HS tham gia giải quyết.
– GV cần dự kiến những hoạt động học tập có thể gây khó khăn cho HS yếu kém
và chuẩn bị hướng dẫn chi tiết hơn. Đồng thời, GV cũng cần chú ý tới những nội dung
có thể bổ sung cho HS khá giỏi, tạo điều kiện cho các em phát triển khả năng của mình,
tránh gây nhàm chán cho một số nhóm đối tượng HS trong lớp.
– Mô hình Trường học mới cấp Trung học cơ sở không yêu cầu GV soạn giáo án,
vì tài liệu Hướng dẫn học đã hướng dẫn chi tiết các hoạt động. Song GV cần phải
chuẩn bị bài dạy, dự kiến tình huống lên lớp, điều chỉnh các hoạt động khi thấy cần
thiết, bổ sung thông tin cho phù hợp với đối tượng HS, ghi chép những nội dung cần
điều chỉnh trong tài liệu, ghi chép lại các thắc mắc của HS và cha mẹ HS về nội dung
bài học, ghi chép những điều cần lưu ý liên quan đến HS,… Các nội dung đó được ghi
chép vào “Sổ tay lên lớp” (ghi chép cá nhân), các cấp quản lí không kiểm tra nội dung
ghi chép trong “Sổ tay lên lớp” của GV.
Như vậy, việc chuẩn bị bài của GV tưởng đơn giản hơn, song thực tế GV cần đầu

tư công sức và thời gian để tổ chức tiết học tạo điều kiện cho HS được làm việc thực
sự, tự chiếm lĩnh kiến thức và rèn kĩ năng học tập của mình.

22

II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Ở các lớp học theo mô hình Trường học mới, HS ngồi học theo nhóm. Tuy
nhiên, không phải lúc nào HS cũng hoạt động theo nhóm mà HS vẫn phải làm việc cá
nhân, theo cặp trong nhóm. Các hình thức làm việc trong nhóm được thay đổi thường
xuyên căn cứ vào yêu cầu của tài liệu Hướng dẫn học và thiết kế hoạt động của GV.

1. Làm việc cá nhân
Trước khi tham gia phối hợp với bạn học trong các nhóm nhỏ, cá nhân luôn có
một khoảng thời gian với các hoạt động cá nhân để tự lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị cho
các hoạt động đóng vai hay thảo luận trong nhóm. Phổ biến nhất có thể kể đến các
hoạt động như đọc mục tiêu bài học, đọc thông tin, làm bài tập,…
Cá nhân làm việc độc lập nhưng vẫn có thể tranh thủ hỏi hay trả lời bạn trong
nhóm, vẫn thực hiện các yêu cầu của nhóm trưởng (nếu có) để phục vụ cho các hoạt
động cá nhân.
Tần suất của các hoạt động cá nhân trong nhóm rất lớn và chiếm ưu thế hơn so
với các hoạt động khác. Làm việc cá nhân giúp HS có thời gian tập trung tự nghiên
cứu, tự khám phá kiến thức, tự chuẩn bị những gì cần thiết trước khi sử dụng nó để có
những hoạt động khác cùng cả nhóm. Trong quá trình làm việc cá nhân, gặp những gì
không hiểu, HS có thể hỏi bạn ngồi cạnh hoặc nêu ra trong nhóm để các thành viên
khác cùng trao đổi và nếu nhóm không giải quyết được vấn đề thì nhóm trưởng có thể
nhờ GV hỗ trợ.

2. Làm việc theo cặp
Tuỳ theo hoạt động học tập, có lúc HS sẽ làm việc theo cặp trong nhóm. GV lưu ý

cách chia nhóm sao cho không có HS nào bị lẻ khi hoạt động theo cặp. Nếu không, GV
phải cho đan chéo giữa các nhóm để đảm bảo tất cả HS đều được làm việc. Làm việc
theo cặp rất phù hợp với các công việc như : kiểm tra dữ liệu, giải thích, chia sẻ thông
tin ; thực hành kĩ năng giao tiếp cơ bản (ví dụ : nghe, đặt câu hỏi, làm rõ một vấn đề),
đóng vai.
Làm việc theo cặp sẽ giúp HS tự tin và tập trung tốt vào công việc nhóm. Quy mô
nhỏ này cũng là nền tảng cho sự chia sẻ và hợp tác trong nhóm lớn hơn sau này.

3. Làm việc theo nhóm
Trong các giờ học theo mô hình Trường học mới luôn có các hoạt động cả nhóm
cùng hợp tác. Ví dụ : sau khi HS tự đọc một câu chuyện, trưởng nhóm sẽ dẫn dắt các
bạn trao đổi về một số vấn đề của câu chuyện đó ; hoặc sau khi một cá nhân trong
nhóm đã đưa ra kết quả của một bài tập, nhóm sẽ cùng trao đổi nhận xét, bổ sung về
cách làm bài tập đó ; hoặc là HS trong nhóm sẽ cùng thực hiện một dự án nhỏ với sự

23

chuẩn bị và phân chia công việc rõ ràng ;… Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt
khả năng sáng tạo nên hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến
và phát huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là giúp HS cần phải biết mình làm gì và làm
như thế nào khi tham gia làm việc nhóm.
* Vai trò của các thành viên trong hoạt động nhóm
Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức, trong khi thảo luận
nhóm, cần phân rõ vai trò của cá nhân, nhóm trưởng, thư kí của nhóm. Cụ thể là :
– Cá nhân : tự đọc, suy nghĩ, giải quyết nhiệm vụ, có thể hỏi các bạn trong nhóm
về những điều mình chưa hiểu ; khi các bạn cũng gặp khó khăn như mình thì yêu cầu
sự trợ giúp của GV ; thực hiện các yêu cầu của nhóm trưởng và yêu cầu của GV.
– Nhóm trưởng : thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như những bạn khác, bao
quát nhóm xem các bạn có khó khăn gì không, phân công các bạn giúp đỡ nhau, tổ

chức cho cả nhóm thảo luận những vấn đề khó khăn, thay mặt nhóm để liên hệ với GV
và xin trợ giúp, báo cáo tiến trình học tập nhóm, điều hành chốt kiến thức trong nhóm.
Nhóm trưởng tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác, tích cực tham gia các hoạt động
nhóm. Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được khuyến khích nói nhiều, trao đổi
nhiều, thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thành viên làm
thay, làm hộ các thành viên khác trong nhóm. GV lưu ý phân công HS luân phiên nhau
làm nhóm trưởng.
– Thư kí của nhóm : thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như các bạn khác, là
người ghi chép hoặc vẽ lại những nội dung trao đổi hoặc kết quả công việc của nhóm.
Việc ghi chép này giúp nhóm tổng hợp công việc mình đã thực hiện, trao đổi với các
nhóm khác hoặc chia sẻ trước cả lớp. Để việc tổng hợp ý kiến, công việc của nhóm
được thú vị và hấp dẫn, GV có thể cùng các em sáng tạo ra nhiều hình thức trình bày
như tranh hoá hoặc sơ đồ hoá với các hình ảnh ngộ nghĩnh. Thư kí còn là người đánh
dấu vào bảng tiến độ công việc để giúp nhóm trưởng báo cáo với GV. GV lưu ý phân
công HS luân phiên nhau làm thư kí.
* Vai trò của GV trong tổ chức hoạt động nhóm
– Chọn luân phiên các nhóm trưởng, thư kí nhóm để giúp GV triển khai các hoạt
động học tập.
– Xác định và phân công nhiệm vụ cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng.
– Đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm HS làm việc và có thể hỗ
trợ kịp thời cho các nhóm. Không nên dành thời gian làm việc ở một nhóm quá lâu,
đứng một chỗ ở khu vực bàn GV.
– Giúp đỡ HS, gợi mở để HS phát huy tìm tòi kiến thức mới, hỗ trợ cho cả lớp,
hướng dẫn HS báo cáo sản phẩm. Khi cần tạo tình huống để học tập, GV có thể gọi HS

24

còn yếu ; khi cần biểu dương khích lệ học tập, GV có thể gọi HS khá, giỏi thay mặt
nhóm để báo cáo ; giao thêm nhiệm vụ cho những HS hoàn thành trước nhiệm vụ (giao

thêm bài tập hoặc yêu cầu hướng dẫn các bạn khác…).
– Vừa hướng dẫn học tập cho một nhóm, vừa kết hợp quan sát, đánh giá và thúc
đẩy các nhóm khác làm việc. Việc chỉ định HS phát biểu, trình bày báo cáo,…
phải được cân nhắc phù hợp với nội dung hoạt động, đối tượng HS, không tập trung
vào một số HS trong lớp, trong nhóm.
– Tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng thời gian. HS hoặc nhóm HS đã
hoàn thành nhiệm vụ của một hoạt động nào đó, mà chưa hết giờ, GV giao thêm nhiệm
vụ học tập hoặc nhiệm vụ giúp các bạn khác, nhóm bạn khác chưa hoàn thành.
– Việc trợ giúp HS cần có độ sâu, giao nhiệm vụ cần cụ thể chi tiết, phân phối thời
gian hợp lí, linh hoạt để trợ giúp cho HS. Cần huy động được sự trợ giúp của HS khá
giỏi, các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ trong lớp để trợ giúp HS và các nhóm chậm
hơn, yếu hơn.

4. Làm việc cả lớp
Khi HS có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh một vấn đề hoặc có những khó
khăn mà nhiều HS không thể vượt qua, GV có thể dừng công việc của các nhóm lại để
tập trung cả lớp làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn hoặc bàn cãi. (Lưu ý những tình
huống như vậy không xuất hiện thường xuyên trong lớp học).
Như vậy, việc lựa chọn hình thức làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp đều
phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Tài liệu Hướng dẫn
học chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức các hình thức hợp tác này, GV cần lưu ý là không
phải luôn tuân theo một cách máy móc thiết kế có sẵn của tài liệu. Tuỳ vào tình hình
chung của cả lớp và thiết kế của cá nhân, GV có sự thay đổi, ứng dụng linh động và
phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cho bài học và sự hứng thú cho HS.
Tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng thời gian, bắt HS theo kịp tiến độ
một cách khiên cưỡng, thông báo chung hoặc ghi các nội dung trên bảng trong khi hầu
hết HS đã hiểu và làm được ; chốt kiến thức trong từng phần nhỏ ; cho HS giơ tay phát
biểu quá nhiều gây mất thời gian ; thay vì dạy cả lớp như hiện hành thì lại dạy cho
nhiều nhóm nên việc giảng giải lặp đi lặp lại ở các nhóm khác nhau ; sử dụng câu hỏi
phát vấn nhiều và vụn vặt…

III.HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
HỌC

1. Hoạt động khởi động
– Mục đích : tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập,
hứng thú học bài mới. GV sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức,

25

để học viên được hoạt động giải trí, tâm lý, trình diễn và tăng trưởng những năng lượng cá thể. Tàiliệu gồm hai phần. Phần một : Một số yếu tố chung về dạy học môn Khoa học xã hội 6 theo mô hìnhTrường học mới cấp Trung học cơ sở. Phần hai : Giới thiệu khái quát những bài học kinh nghiệm và bài minh hoạ. Tài liệu lần tiên phong được biên soạn theo hướng tiếp cận mới, nên khó tránh khỏinhững thiếu sót. Rất mong nhận được quan điểm góp phần của fan hâm mộ. NHÓM TÁC GIẢPhần mộtMỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Xà HỘI 6THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞA. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN KHOA HỌC Xà HỘI CẤP TRUNG HỌC CƠSỞMôn Khoa học xã hội có lợi thế và ý nghĩa quan trọng so với sự tăng trưởng toàndiện cũng như tăng trưởng vĩnh viễn của học viên ( HS ) ; có vai trò nền tảng trong việc giáodục tinh thần nhân văn, phát huy niềm tin dân tộc bản địa, lòng yêu nước và xu thế thời đại làcải cách, thay đổi, phát minh sáng tạo ; giúp HS hiểu biết và nhận thức được quy luật khách quanvề sự tăng trưởng của xã hội loài người ; lí giải quan hệ giữa con người và xã hội, conngười và tự nhiên ; nhận thức về Nước Ta đương đại cũng như quốc tế thời nay. Thông qua môn Khoa học xã hội, HS hoàn toàn có thể trong bước đầu học được cách quan sát và tưduy về xã hội, đời sống từ góc nhìn khoa học xã hội, coi trọng chứng cứ và nâng caonăng lực lí giải hiện tượng kỳ lạ xã hội, biết cách nghiên cứu và phân tích và xử lý yếu tố thuộc lĩnhvực khoa học xã hội trong khoảng trống và thời hạn, … Môn Khoa học xã hội ở cấp Trung học cơ sở được hiểu theo nghĩa hẹp, là mônhọc tích hợp hầu hết nội dung của phân môn Lịch sử, Địa lí ; lồng ghép tích hợp kiếnthức về tự nhiên, kinh tế tài chính, văn hoá, khoa học, tôn giáo, … ở mức độ đơn thuần. Môn Khoa học xã hội giúp cho tất cả chúng ta có những hiểu biết về Trái Đất, môitrường sống của tất cả chúng ta, những kỹ năng và kiến thức cơ bản, thiết yếu về lịch sử dân tộc dân tộc bản địa vàlịch sử quốc tế. Nhận biết được trên mặt phẳng Trái Đất, mỗi miền đều có những phongcảnh, đặc thù tự nhiên, truyền thống lịch sử văn hoá và lịch sử vẻ vang khác nhau ; con người sinhsống ở những miền ấy cũng có những cách làm ăn, hoạt động và sinh hoạt riêng. Từ đó, chúngta thêm yêu quê nhà, quốc gia, truyền thống lịch sử dân tộc bản địa ; có hành vi ứng xửđúng đắn với tự nhiên và trong đời sống xã hội. Nội dung cốt lõi của những môn học được tổ chức triển khai theo những mạch chính : Đại cương, quốc tế, khu vực, Nước Ta và địa phương, để bảo vệ cấu trúc sau : Quá trình tiếnhoá ( thời hạn, khoảng trống ), sự tăng trưởng của tân tiến xã hội và nguyên do của sựhưng thịnh, suy vong qua những thời kì ; điều kiện kèm theo tự nhiên, những thành tựu chính về kinhtế, xã hội, văn hoá, văn minh ; cá thể, … Phương pháp dạy học dựa trên nguyên tắc hầu hết là khuyến khích, tạo cơ hộicho HS được thưởng thức, phát minh sáng tạo trên cơ sở giáo viên ( GV ) là người hướng dẫn, tổchức cho HS tham gia những hoạt động giải trí lĩnh hội kiến thức và kỹ năng. Kết hợp những hình thức học cánhân, cặp, nhóm, học tại lớp học, học thực địa, kho lưu trữ bảo tàng, học theo dự án Bất Động Sản, tự học, … I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ1. Vị tríMôn Lịch sử ở trường đại trà phổ thông được tổ chức triển khai dạy học từ lớp 4 đến lớp 12, gópphần thực thi tiềm năng giáo dục chung, cung ứng nhu yếu của HS trong việc tìm hiểuquá khứ, nhận thức xã hội hiện tại và hành vi hợp quy luật. Những hiểu biết về quákhứ sẽ giúp HS hiểu hiện tại hơn, hành vi đúng đắn và có hiệu suất cao hơn. Là “ thầydạy của đời sống ”, “ tấm gương soi của muôn đời ”, bộ môn Lịch sử xu thế hànhđộng, giáo dục HS bằng những kinh nghiệm tay nghề của quá khứ, cung ứng cho HS những bàihọc về sự thành công xuất sắc, thất bại, về cái tốt, cái xấu, về tân tiến, lỗi thời, … Trong toàn cảnh lan rộng ra giao lưu, hội nhập quốc tế và khu vực, yếu tố giữ vữngbản sắc dân tộc bản địa, giáo dục tình yêu quê nhà, quốc gia, ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, … càng phải được tôn vinh hơn khi nào hết. Bộ môn Lịch sử có lợi thế đặc biệttrong việc thực thi những trách nhiệm giáo dục ấy, trong mối quan hệ ngặt nghèo với những mônKhoa học xã hội và nhân văn khác. Học tập lịch sử dân tộc, HS sẽ được tu dưỡng những giải pháp khám phá lịch sử dân tộc nhưnhận biết những loại tư liệu lịch sử vẻ vang và giá trị của chúng trong việc nắm thực sự lịch sử vẻ vang, rènluyện những thao tác tiếp cận với những loại sử liệu, những nguồn thông tin thiết yếu, vừa sứcnhư : nghiên cứu và phân tích, tổng hợp, khái quát, nhìn nhận, … Qua đó, HS hiểu biết đúng về lịch sử vẻ vang, hình thành năng lượng tự học, tự tìm hiểu và khám phá những yếu tố lịch sử dân tộc  xã hội, vận dụng cáckiến thức đã học vào đời sống. 2. Đặc điểm của kỹ năng và kiến thức lịch sửBộ môn Lịch sử ở đại trà phổ thông có trách nhiệm phân phối cho HS những kiến thức và kỹ năng cơbản, khoa học được lao lý trong chương trình. Nhiệm vụ này cũng giống như tất cảcác bộ môn khoa học khác. Tuy nhiên, bộ môn Lịch sử cũng có những đặc trưng riêngdo đặc thù của mạng lưới hệ thống kỹ năng và kiến thức cấu thành nên nó. – Kiến thức lịch sử vẻ vang mang tính quá khứ : Đây là điều độc lạ giữa hiện tượng kỳ lạ lịchsử với những hiện tượng kỳ lạ tự nhiên. Điều này tạo ra những khó khăn vất vả nhất định trong việcgiảng dạy lịch sử vẻ vang tuy nhiên xét ở góc nhìn khác nó lại mang lại cho việc giảng dạy lịch sửnhững lợi thế mà những bộ môn khác không hề có được. Ví dụ, nó rất có ích trong việcbồi dưỡng và tăng trưởng trí tưởng tượng cho HS. – Kiến thức lịch sử vẻ vang mang tính không lặp lại về thời hạn và cả khoảng trống. Chínhđiều này đặt ra nhu yếu khi trình diễn một sự kiện, hiện tượng kỳ lạ nào đó trong lịch sử vẻ vang phảixem xét tính đơn cử cả về thời hạn và khoảng trống làm phát sinh sự kiện, hiện tượng kỳ lạ đó. Qua đó nhận thấy những sự kiện lịch sử vẻ vang đơn cử, riêng không liên quan gì đến nhau tuy nhiên có mối quan hệ thừa kế. – Kiến thức lịch sử vẻ vang mang tính đơn cử cũng là đặc thù điển hình nổi bật của kỹ năng và kiến thức lịchsử. Chính đặc thù này yên cầu việc trình diễn những sự kiện, hiện tượng kỳ lạ lịch sử dân tộc càng cụthể bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu lại càng mê hoặc bấy nhiêu. Nếu tách sự kiệnra khỏi khoảng trống, thời hạn, nhân vật thì không hề hiểu được lịch sử dân tộc, những sự kiện lịchsử sẽ chỉ là một tập hợp tư liệu bộn bề không có ý nghĩa. Các di tích lịch sử lịch sử dân tộc cáchmạng được lưu giữ ở những địa phương đều gắn liền với những sự kiện, biến cố lịch sửcụ thể. Việc sử dụng những di tích lịch sử này trong dạy học, đặc biệt quan trọng khi tổ chức triển khai cho những emHS được học tại thực địa sẽ tạo cho bài học kinh nghiệm không khí sôi sục hơn, làm cho HS cảmthấy như đang được tận mắt chứng kiến sự kiện diễn ra một cách chân thực nhất. – Kiến thức lịch sử vẻ vang còn mang tính mạng lưới hệ thống ( lôgíc lịch sử vẻ vang ). Không có sự kiện nào làtồn tại đơn lẻ, riêng rẽ mà nó có mối liên hệ với những sự kiện trước nó, sau nó vàđồng thời với nó. Do đó, nếu sử dụng tốt những di tích lịch sử lịch sử dân tộc cách mạng vào dạy học bộmôn sẽ giúp HS có được một cái nhìn tổng lực, mạng lưới hệ thống về những sự kiện, hiện tượnglịch sử với toàn bộ những đặc trưng kinh tế tài chính, chính trị văn hoá – xã hội … của từng giaiđoạn, từng thời kì lịch sử dân tộc. Xuất phát từ những đặc trưng này ta thấy, nếu như những bộ môn khoa học tự nhiênnhư vật lí, hoá học, HS hoàn toàn có thể triển khai trong phòng thí nghiệm thì với những sự kiện lịchsử, những em không được trực tiếp quan sát cũng không hề mô hình hoá lại trong phòngthí nghiệm, đúng như nó đã sống sót. Hiểu được đặc thù này, trong dạy học Lịch sử ở trường đại trà phổ thông, GV phải vậndụng thuần thục nhiều chiêu thức dạy học, trong đó vật dụng trực quan, nhất là cácđồ dùng trực quan hiện vật ( những di tích lịch sử lịch sử vẻ vang cách mạng ) góp một phần không nhỏquyết định thành bại trong việc phân phối kỹ năng và kiến thức cho HS. Giúp HS không riêng gì ” biết ” màcòn hiểu lịch sử vẻ vang đã diễn ra như thế nào một cách chân thực, sôi động nhất. 3. Mục tiêuMôn Lịch sử ở trường đại trà phổ thông nhằm mục đích giúp cho HS có được những kiến thức và kỹ năng cơbản, thiết yếu về lịch sử dân tộc dân tộc bản địa và lịch sử dân tộc quốc tế ; góp thêm phần hình thành ở HS thế giớiquan khoa học, giáo dục lòng yêu quê nhà, quốc gia, truyền thống lịch sử dân tộc bản địa, cáchmạng, tu dưỡng những năng lượng tư duy, hành vi, thái độ ứng xử đúng đắn trong đờisống xã hội. Môn Lịch sử ở trường đại trà phổ thông nhằm mục đích giúp HS đạt được : a ) Kiến thứcNhận thức được sự kiện lịch sử dân tộc tiêu biểu vượt trội, những bước tăng trưởng đa phần, nhữngchuyển biến quan trọng của lịch sử dân tộc quốc tế từ thời nguyên thuỷ đến nay. Chú trọng đếnnhững nội dung quan trọng nhất để hiểu biết về quy trình tăng trưởng của lịch sử vẻ vang loàingười, những nền văn minh, những quy mô xã hội tiêu biểu vượt trội, lịch sử vẻ vang những nước trong khuvực và những sự kiện lịch sử dân tộc quốc tế có tác động ảnh hưởng lớn, tương quan đến lịch sử vẻ vang dân tộc bản địa. Hiểu được quy trình tăng trưởng của lịch sử vẻ vang dân tộc bản địa từ nguồn gốc đến nay, trên cơsở nhận thức được những sự kiện tiêu biểu vượt trội của từng thời kì, những chuyển biến củalịch sử và sự tăng trưởng hợp quy luật của lịch sử vẻ vang dân tộc bản địa trong sự tăng trưởng chung củathế giới. Hiểu biết được về 1 số ít nội dung cơ bản, thiết yếu về nhận thức xã hội như : kếtcấu xã hội loài người, mối quan hệ giữa những yếu tố trong cơ cấu tổ chức mạng lưới hệ thống xã hội, vai tròto lớn của sản xuất ( vật chất, ý thức ) trong tiến trình lịch sử vẻ vang, vai trò của quần chúngnhân dân và cá thể, nguyên do và động lực tạo ra những chuyển biến lịch sử dân tộc, quy luậtvận động của lịch sử vẻ vang … b ) Về kĩ năngHình thành những kĩ năng thiết yếu trong học tập bộ môn như : Xem xét những sự kiện lịch sử vẻ vang trong những quan hệ khoảng trống, thời hạn ( đồng đại, lịch đại ). Làm việc với sách giáo khoa ( SGK ) và những nguồn sử liệu. Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, nhìn nhận những sự kiện, hiện tượng kỳ lạ, nhânvật lịch sử vẻ vang. Bồi dưỡng năng lượng phát hiện, yêu cầu và xử lý những yếu tố trong học tập lịchsử ( tìm hiểu, tích lũy, xử lí thông tin, nêu dự kiến xử lý yếu tố, tổ chức triển khai thực hiệndự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của tác dụng, thông tin, trình diễn về tác dụng, vận dụngkiến thức đã học vào thực tiễn đời sống và để đảm nhiệm kỹ năng và kiến thức mới … ). c ) Thái độ, tình cảmCó tình yêu quê nhà, quốc gia gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào dântộc, có thái độ trân trọng so với những di sản lịch sử dân tộc dựng nước và giữ nước của dân tộc bản địa. Trân trọng nền văn hoá của những dân tộc bản địa trên quốc tế, có ý thức quốc tế chânchính, vì hoà bình tân tiến xã hội. Có niềm tin về sự tăng trưởng từ thấp đến cao, từ lỗi thời đến văn minh của lịch sửnhân loại và lịch sử dân tộc dân tộc bản địa. Có những phẩm chất thiết yếu nhất của người công dân : thái độ tích cực trongviệc triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm, nghĩa vụ và trách nhiệm so với quốc gia  hội đồng ; yêu lao động ; sống nhân ái, có kỉ luật, tôn trọng và làm theo lao lý, đoàn kết dân tộc bản địa và đoàn kếtquốc tế, … d ) Năng lựcHình thành năng lượng tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử vẻ vang cho HS trải qua cácnguồn sử liệu khác nhau ( đã có và phát hiện mới ). Năng lực khai thác và sử dụng tranh vẽ, lược đồ lịch sử dân tộc. Khả năng xâu chuỗi, nghiên cứu và phân tích, so sánh, đưa nhận xét về những sự kiện, hiện tượngnhân vật lịch sử dân tộc, … liên hệ kỹ năng và kiến thức đã học với thực tiễn, … 4. Phương pháp dạy họcTài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 theo quy mô Trường học mới cấpTrung học cơ sở phân môn Lịch sử nhấn mạnh vấn đề nhu yếu khắc phục lối truyền thụ mộtchiều còn khá phổ cập lúc bấy giờ, chuyển mạnh sang việc dạy học phát huy tính tíchcực của HS, chú trọng rèn luyện kĩ năng, tu dưỡng năng lượng tư duy phát minh sáng tạo củangười học, năng lực vận dụng kỹ năng và kiến thức đã biết vào những trường hợp mới trong học tậpvà thực tiễn. Trước hết, cần chú trọng bảo vệ tính đơn cử, tính hình ảnh, năng lực gây xúccảm của những thông tin về những sự kiện, nhân vật lịch sử vẻ vang, toàn cảnh xã hội, … bằng cáchcho HS tiếp cận nhiều nguồn tư liệu lịch sử vẻ vang khác nhau, sử dụng nhiều phương tiện đi lại trựcquan khác nhau, tương thích với điều kiện kèm theo dạy học đơn cử. Chú trọng tổ chức triển khai những hoạt động giải trí tự học tập của HS ( như làm những bài tập lịch sử dân tộc ởlớp, ở nhà : tra cứu tài liệu, sưu tầm tư liệu những loại về một chủ đề ; trình diễn diễn biếnsự việc trên map trống, … ). Trao đổi, luận bàn là điều cần làm. Cần tạo ra không khí tự do, dân chủ, khuyến khích HS trình diễn quan điểm riêng, nhìn nhận và nhìn nhận lịch sử vẻ vang từ nhiều góc độkhác nhau, tránh áp đặt, bắt buộc HS đảm nhiệm một cách thụ động Tóm lại của GV.Chú trọng rèn luyện năng lượng lập luận, trình diễn yếu tố cho HS.Tìm hiểu, chớp lấy những hiểu biết, kinh nghiệm tay nghề đã có của HS, những điều HSđang chăm sóc, ham thích ; tận dụng những điều đó trong quy trình hình thành kiếnthức, kĩ năng mới. Những gì HS hoàn toàn có thể nói được, làm được thì GV không làm thay. Nội dung dạy học không chỉ số lượng giới hạn ở SGK, việc dạy học không riêng gì diễn ra ởtrong phòng học. Tận dụng mọi năng lực, điều kiện kèm theo để HS hoàn toàn có thể khám phá lịch sử vẻ vang ở bảotàng, trên hiện trường lịch sử dân tộc, những di tích lịch sử lịch sử dân tộc, được tiếp xúc, trao đổi với những nhânchứng, nhân vật lịch sử vẻ vang, được vận dụng điều đã học vào việc hiểu và nhìn nhận những vấnđề thời sự quốc tế, quốc gia, địa phương. Bước đầu rèn luyện hứng thú, ý thức và khảnăng nghiên cứu và điều tra lịch sử vẻ vang, tương thích với trình độ và nhu yếu học tập của HS.Chú trọng rèn luyện những năng lượng tiếp xúc, năng lượng hợp tác cùng xử lý cácnhiệm vụ đặt ra cho HS bằng cách tổ chức triển khai thao tác theo nhóm, thao tác cặp đôi bạn trẻ. Đổi mới giải pháp dạy học gắn liền với thiết bị dạy học cần cung ứng rất đầy đủ ởmức thiết yếu những thiết bị dạy học Lịch sử nhằm mục đích đổi khác cơ bản tình hình “ dạy chay ” phổ cập lúc bấy giờ, trong đó chú trọng những mô hình : Mô hình hiện vật, tranh, ảnh lịch sử vẻ vang, băng ghi âm lời nói của những nhân vật lịch sử vẻ vang, … Bản đồ, sơ đồ. Phim video. Phần mềm dạy học. Việc phong cách thiết kế, sản xuất và sử dụng những thiết bị dạy học Lịch sử không phải theođịnh hướng minh hoạ bài giảng của GV mà nhằm mục đích tạo ra những nguồn sử liệu nhiều mẫu mã, đơn cử, sinh động, giàu hình ảnh và giàu sức thuyết phục ; trên cơ sở đó, tổ chức triển khai cáchoạt động học tập, tự tìm kiếm tri thức lịch sử vẻ vang của HS một cách tự lập, tích cực, sángtạo. Cần chăm sóc, quan tâm tạo điều kiện kèm theo cho HS thao tác trực tiếp với những thiết bị dạyhọc theo mục tiêu : Hãy để cho những giác quan của HS tiếp xúc nhiều hơn với cácthiết bị dạy học, để cho những em tâm lý nhiều hơn, thao tác nhiều hơn và thể hiệnmình nhiều hơn. Các thiết bị dạy học tân tiến không đồng nghĩa tương quan với những thiết bị dạy học đắt tiền. Tính tân tiến của thiết bị dạy học biểu lộ ở việc sử dụng những loại thiết bị sao cho đạtyêu cầu cao nhất trong việc bộc lộ tiềm năng dạy học. Việc tìm kiếm, sản xuất những thiếtbị dạy học Lịch sử, tương thích với điều kiện kèm theo đơn cử của địa phương, của vùng, làm cho HShứng thú học tập, phát huy tối đa tính tích cực nhận thức của HS, luôn luôn đóng vai tròquan trọng. Vì vậy, cần phối hợp việc cung ứng những thiết bị dạy học từ trên xuống vớiphong trào sưu tầm, kiến thiết xây dựng thiết bị dạy học “ tự tạo ” của HS, GV và những lực lượng xãhội. II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ1. Vị tríMôn Địa lí trong nhà trường đại trà phổ thông cấp Trung học cơ sở giúp HS có đượcnhững hiểu biết cơ bản, mạng lưới hệ thống về Trái Đất – môi trường tự nhiên sống của con người, vềthiên nhiên và những hoạt động giải trí kinh tế tài chính của con người trên khoanh vùng phạm vi vương quốc, khu vựcvà quốc tế ; rèn luyện cho HS những kĩ năng hành vi, ứng xử thích hợp với môitrường tự nhiên, xã hội. Đó là một phần của học vấn đại trà phổ thông thiết yếu cho mỗi ngườilao động trong xã hội tân tiến, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia. Trên nền tảng những kiến thức và kỹ năng và kĩ năng trang bị cho HS, môn Địa lí góp phầnđáng kể vào việc triển khai tiềm năng giáo dục phổ thông. 2. Đặc điểm – Học tập địa lí là quy trình nhận thức những sự vật, đối tượng người tiêu dùng, hiện tượng kỳ lạ và quátrình về tự nhiên, dân cư, kinh tế tài chính – xã hội đã diễn ra trong quá khứ, hiện tại và dự báosự biến hóa trong tương lai. Trong quy trình học tập, HS cần học tập qua tài liệu, kếthợp với quan sát, khảo sát tìm hiểu những sự vật, đối tượng người dùng và hiện tượng kỳ lạ tự nhiên, dâncư, kinh tế tài chính – xã hội ở thực địa và ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó góp thêm phần hìnhthành hình tượng, khái niệm địa lí, so sánh, xác lập những mối quan hệ địa lí. – Các sự vật, đối tượng người dùng, hiện tượng kỳ lạ và quy trình địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế tài chính xã hội không sống sót độc lập mà có quan hệ mật thiết với nhau, hiện tượng kỳ lạ địa lí này lànguyên nhân và hiệu quả của những hiện tượng kỳ lạ địa lí khác và cùng sống sót trên phạm vilãnh thổ. Vì vậy, học tập địa lí cần tư duy trên quan điểm tổng hợp theo chủ quyền lãnh thổ. Việctự học, tự điều tra và nghiên cứu và phát minh sáng tạo là những trách nhiệm rất là quan trọng và hiệu quảtrong quy trình học tập bộ môn. – Bản đồ vừa là phương tiện đi lại dạy học, vừa là nguồn tài liệu khoa học độc lập, làđối tượng nghiên cứu và điều tra của môn Địa lí và được coi như ” sách giáo khoa của Địalí “. Nhiệm vụ của sử dụng map là thu nhận những thông tin được biểu lộ trên bảnđồ để nghiên cứu và phân tích, so sánh so sánh nhằm mục đích tìm ra những đặc thù, những quy luật phân bổ, những mối liên hệ, những quy trình biến hóa của những đối tượng người tiêu dùng, hiện tượng kỳ lạ địa lí trên lãnhthổ nghiên cứu và điều tra. 3. Mục tiêua ) Kiến thứcCung cấp cho HS những kỹ năng và kiến thức đại trà phổ thông, cơ bản, thiết yếu về : – Trái Đất, những thành phần cấu trúc của Trái Đất, những hiện tượng kỳ lạ, sự vật địa lí vàtác động qua lại giữa chúng ; một số ít quy luật tăng trưởng của môi trường tự nhiên tự nhiên trên TráiĐất ; dân cư và những hoạt động giải trí của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dâncư, hoạt động giải trí sản xuất và thiên nhiên và môi trường ; sự thiết yếu phải khai thác hợp lí tài nguyênthiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên và môi trường nhằm mục đích tăng trưởng bền vững và kiên cố. 10 – Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế tài chính – xã hội của một số ít khu vực khác nhau vàcủa một số ít vương quốc trên quốc tế ; một số ít đặc thù của quốc tế đương đại. – Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội của Nước Ta ; những yếu tố đặt ra so với cả nước nói chung và những vùng, những địa phương nơi HSđang sinh sống nói riêng. b ) Kĩ năngHình thành và tăng trưởng ở HS : – Kĩ năng học tập và điều tra và nghiên cứu địa lí : quan sát, nhận xét, nghiên cứu và phân tích, so sánh, nhìn nhận những sự vật, hiện tượng kỳ lạ địa lí ; nghiên cứu và phân tích, sử dụng map, Atlat ; vẽ và phântích biểu đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê … – Kĩ năng tích lũy, xử lí và thông tin thông tin địa lí. – Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để lý giải những hiện tượng kỳ lạ, sự vật địa lí và bướcđầu tham gia xử lý những yếu tố của đời sống tương thích với năng lực của HS.b ) Thái độ, tình cảmGóp phần tu dưỡng cho HS : – Tình yêu vạn vật thiên nhiên, quê nhà, quốc gia trải qua việc ứng xử thích hợp vớitự nhiên và tôn trọng những thành quả kinh tế tài chính – văn hoá của nhân dân Nước Ta cũng nhưcủa trái đất. – Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, mê hồn khám phá những sự vật, hiệntượng địa lí. – Có ý chí tự cường dân tộc bản địa, niềm tin vào tương lai của quốc gia, có tâm thế sẵnsàng tham gia kiến thiết xây dựng, bảo vệ và tăng trưởng quốc gia ; có ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm và thamgia tích cực vào những hoạt động giải trí sử dụng hợp lý, bảo vệ, tái tạo môi trường tự nhiên ; nâng caochất lượng đời sống của mái ấm gia đình, hội đồng. d ) Năng lựcNgoài hình thành những năng lượng chung như : năng lượng tự học ; năng lượng giải quyếtvấn đề và phát minh sáng tạo ; năng lượng thẩm mĩ ; năng lượng sức khỏe thể chất ; năng lượng tiếp xúc ; năng lựchợp tác ; năng lượng giám sát ; năng lượng công nghệ thông tin và truyền thông online ( ICT ). MônĐịa lí cấp Trung học cơ sở còn hướng đến việc hình thành những năng lượng đặc trưng củamôn học như : năng lượng tư duy tổng hợp theo chủ quyền lãnh thổ ; năng lượng khảo sát thực tiễn ; năng lượng hoạt động giải trí, tham gia, hoà nhập với hội đồng ; năng lượng vận dụng kỹ năng và kiến thức, kĩnăng của môn Địa lí để xử lý những yếu tố đặt ra trong đời sống tương thích vớikhả năng của HS. 114. Phương pháp dạy học – Cùng với những chiêu thức dạy học chung ( như thuyết trình, đàm thoại … ), mộtsố giải pháp nghiên cứu và điều tra của khoa học Địa lí đã được sử dụng với tư cách làphương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn trong quy trình dạy học địa lí. Đó làphương pháp sử dụng map, biểu đồ, phân tích số liệu thống kê, nghiên cứu và phân tích tranhảnh, … ( thuộc nhóm những chiêu thức thao tác trong phòng ) và chiêu thức quan sát, đo vẽ trên thực địa, … ( thuộc nhóm những giải pháp thực địa ). Các giải pháp nàyđược lựa chọn tương thích với trình độ, năng lực nhận thức của HS, tạo điều kiện kèm theo thuậnlợi cho việc phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của những em. – Việc phối hợp những giải pháp dạy học truyền thống lịch sử với những giải pháp dạyhọc tích cực như chiêu thức tranh luận, tìm hiểu khảo sát, … sẽ góp thêm phần hình thànhvà tăng trưởng ở HS năng lượng tham gia, hoà nhập, năng lực vận dụng kỹ năng và kiến thức địa lítrong quy trình học tập vào trong đời sống. – Các chiêu thức dạy học tích cực yên cầu có sự biến hóa trong việc tổ chức triển khai dạyhọc, cần sử dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau, phối hợp hình thức tổ chức triển khai dạyhọc truyền thống lịch sử – dạy học theo lớp với dạy học theo nhóm, theo cặp hoặc cá thể HS, tạo điều kiện kèm theo phát huy vai trò tích cực, dữ thế chủ động của từng HS ; phối hợp dạy học trên lớpvà ngoài thực địa, thưởng thức thực tiễn. – Các phương tiện đi lại dạy học địa lí như map, tranh vẽ, quy mô, vật mẫu, phimgiáo khoa, … đều có công dụng kép : vừa là nguồn tri thức địa lí, vừa là phương tiệnminh hoạ nội dung dạy học. Trong quy trình dạy học, GV cần tổ chức triển khai, hướng dẫn đểHS biết khai thác và sở hữu kỹ năng và kiến thức từ những phương tiện đi lại dạy học địa lí, qua đó HSvừa có được kiến thức và kỹ năng, vừa được rèn luyện những kĩ năng địa lí. B. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC KHOA HỌCXà HỘI 6I. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH1. Chương trình môn Khoa học xã hội 6T ài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 gồm 21 bài, trong đó có 1 bài nhậpmôn : Tìm hiểu môn khoa học xã hội, 2 bài liên môn Lịch sử và Địa lí ; 8 bài được xâydựng từ chương trình Lịch sử 6, 10 bài từ chương trình Địa lí 6 hiện hành. Mỗi bàithường được thực thi trong 2 hoặc 3 tiết học, tuỳ theo dung tích nội dung từng bài. Cá biệt, có 1 bài với thời lượng dạy học 5 tiết. Về nội dung cơ bản theo chương trìnhgiáo dục phổ thông hiện hành, chương trình môn Khoa học xã hội theo quy mô Trườnghọc mới sắp xếp lại những đơn vị chức năng kỹ năng và kiến thức, kĩ năng và tổ chức triển khai thành những hoạt động giải trí họctrong mỗi bài học kinh nghiệm để HS được tăng cường tính tự học, dữ thế chủ động trong tiếp thu kiếnthức. 12M ức độ nội dung trong tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 vẫn bảo vệ mức độcủa Chuẩn kiến thức và kỹ năng, kĩ năng hiện hành mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã pháp luật. Kế hoạch chương trình môn Khoa học xã hội theo quy mô Trường học mới lớp 6 : TTBàiSố tiếtGhi chúBài 1. Tìm hiểu mônKhoa học xã hộiTrong SGK hiện hành, môn Lịch sử cóbài 1. Sơ lược về môn Lịch sử và môn Địalí có bài 1. Bài mở màn. Hai bài này nói vềvị trí môn học, cách học tập môn học. Trong tài liệu Hướng dẫn học Khoa học xãhội 6, hai bài này được tích hợp lại và xâydựng thành Bài 1. Tìm hiểu môn Khoa họcxã hội, với mục tiêu ra mắt về mônKhoa học xã hội : tiềm năng, cấu trúc, nộidung hầu hết, cách học tập môn học. Bài 2. Bản đồ và cách sửdụng bản đồĐối với việc học tập môn Khoa học xã hội, map có vai trò quan trọng, sử dụng bảnđồ trong học tập có tính năng kép : vừa lànguồn tri thức, vừa là phương tiện đi lại minhhoạ cho nội dung học tập. Vì vậy, xây dựngbài học liên môn về map, lấy ý tưởng sáng tạo từbài map trong SGK Địa lí 6 hiện hành làrất thiết yếu, nhằm mục đích trang bị cho HS nhữnghiểu biết về map, cách sử dụng map, khai thác và sở hữu kiến thức và kỹ năng từ map, qua đó HS vừa có được kiến thức và kỹ năng, vừađược rèn luyện những kĩ năng. Bài 3. Xã hội nguyên thuỷTrong chương trình, SGK hiện hành chỉhọc nội dung xã hội nguyên thuỷ của thếgiới. Nhưng khi kiến thiết xây dựng nội dung của bàihọc này của phân môn Lịch sử có chuyểnnội dung Thời nguyên thuỷ trên đất nướcta ở phần Lịch sử Nước Ta vào bài này. Việc chuyển nội dung này vào phần lịch sửthế giới giúp HS học về xã hội nguyên thuỷtrên quốc tế liên hệ đến xã hội nguyênthuỷ của Nước Ta. 13TTB àiSố tiếtGhi chúBài 4. Các vương quốc cổđại trên thế giớiChương trình, SGK hiện hành gồm 2 bàiriêng, trong tài liệu Hướng dẫn học cấutrúc thành một bài. Như vậy giúp HS tìmhiểu những nội dung của cả hai quy mô quốcgia cổ đại phương Đông và phương Tâycùng với nhau, qua đó sẽ thấy đượcnhững đặc thù chung và những nét khácbiệt của hai quy mô vương quốc này. Bài 5. Văn hoá cổ đạiTheo SGK hiện hànhPhiếu ôn tập 1B ài 6. Nhà nước VănLang, Âu LạcBài này so với chương trình, SGK hiệnhành vẫn bảo vệ được tiềm năng củaChuẩn kiến thức và kỹ năng, kĩ năng của chươngtrình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơsở. Tuy nhiên, những nội dung của bài có tíchhợp lại với nhau như nội dung Hoàn cảnhra đời nhà nước Văn Lang và nội dungNước Văn Lang xây dựng được tích hợpthành mục Sự xây dựng nước Văn Lang. Bài 7. Cham-pa và PhùNamBài này trong chương trình hiện hành nằmở chương Thời Bắc thuộc và đấu tranhgiành độc lập. Trong tài liệu Hướng dẫnhọc được đưa lên cùng với bài Các quốcgia cổ đại trên quốc gia ta, chính do cùng mộtnội dung Các vương quốc cổ đại ở nước ta lạihọc gắn liền và liên tục với nhau. Phiếu ôn tập 210B ài 8. Chế độ quản lý củacác triều đại phong kiếnphương Bắc và nhữngchuyển biến của xã hộinước ta ( 179 TCN – thếkỉ X ) Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trongphiếu kiểm tra ; hoàn toàn có thể thực thi trên lớphoặc ở nhà. Hướng dẫn HS ôn tập nội dung trongphiếu kiểm tra ; hoàn toàn có thể thực thi trên lớphoặc ở nhà. Trong chương trình hiện hành, nội dungChế độ quản lý của những triều đại phong kiếnphương Bắc và những chuyển biến của xãhội nước ta ( 179 TCN – thế kỉ X ) nằm rảirác từ bài 17 đến bài 23 của chương ThờiBắc thuộc và đấu tranh giành độc lập. Trong tài liệu Hướng dẫn học được cấutrúc thành một bài với nội dung chỉ về14TTBàiSố tiếtGhi chúChế độ quản lý của những triều đại phong kiếnphương Bắc và những chuyển biến của xãhội nước ta. 11B ài 9. Các cuộc đấu tranhgiành độc lập tiêu biểu vượt trội ( Từ thế kỉ I đến đầu thếkỉ X ) Nội dung này chỉvề những cuộc đấubiểu ( Từ thế kỉ Ichương Thời Bắcđộclập. dẫn HSHướngcấu trúc những nội dungtranh giành độc lập tiêuđến đầu thế kỉ X ) trongthuộc và đấu tranh giành12Phiếu ôn tập 313B ài 10. Bước ngoặt lịchsử đầu thế kỉ X14Phiếu ôn tập 415B ài 11. Kinh độ, vĩ độ vàtoạ độ địa lí16Phiếu ôn tập 517B ài 12. Trái Đất, cácchuyển động của Trái ĐấtĐược tích hợp từ những bài Sự hoạt động tựquay quanh trục của Trái Đất và những hệquả ; Sự hoạt động của Trái Đất quanhMặt Trời ; Hiện tượng ngày, đêm dài ngắntheo mùa. Mục đích để HS có được cáinhìn tổng quát, dễ hiểu và đỡ nhầm lẫn về2 yếu tố : Trái Đất tự quay quanh trục vàhệ quả ; Trái Đất quay quanh Mặt Trời vàhệ quả. 18B ài 13. Cấu tạo bên trongcủa Trái ĐấtTheo SGK hiện hành. 19B ài 14. Nội lực và ngoạilực. Khoáng sảnĐược tích hợp từ hai bài trong SGK hiệnhành : Tác động của nội lực và ngoại lựctrong việc hình thành địa hình mặt phẳng TráiĐất ; Các mỏ tài nguyên. Việc tích hợplàm cho yếu tố được lôgic hơn, cácôn tập nội dung trongphiếu kiểm tra ; hoàn toàn có thể triển khai trên lớphoặc ở nhà. Theo SGK hiện hànhHướng dẫn HS ôn tập nội dung trongphiếu kiểm tra ; hoàn toàn có thể triển khai trên lớphoặc ở nhà. Theo SGK hiện hành. Giao trách nhiệm cho HS ôn tập trên lớphoặc về nhà. 15TTB àiSố tiếtGhi chúkhoáng sản thường được sinh ra trongquá trình hoạt động của Trái Đất và do tácđộng của hai lực hầu hết là nội lực vàngoại lực. 20B ài 15. Địa hình bề mặtTrái ĐấtTheo SGK hiện hành. 21P hiếu ôn tập 622B ài 16. Không khí và cáckhối khíĐược tích hợp từ hai bài trong SGK hiệnhành : Lớp vỏ khí và một phần của bàiThời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí. Việc tích hợp làm cho yếu tố được lôgichơn, khi tìm hiểu và khám phá về những khối khí, căn cứvào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóngvà khối khí lạnh. Để hiểu được nội dungnày, HS cần có khái niệm và những hiểubiết về nhiệt độ không khí. 23B ài 17. Khí áp vàcác loại gióTheo SGK hiện hành. 24B ài 18. Thời tiết, khí hậuvà một số ít yếu tố củakhí hậuĐược tích hợp từ bài 18. Thời tiết, khí hậuvà nhiệt độ không khí với bài 22. Các đớikhí hậu trên Trái Đất. Đảm bảo tính hợp líhơn. 25P hiếu ôn tập 726B ài 19. Nước trênTrái ĐấtĐược tích hợp từ bài 23. Sông và hồ, bài 24. Biển và đại dương, bài 25. Thựchành. Sự hoạt động của những dòng biểntrong những đại dương. Đảm bảo học líthuyết gắn với rèn luyện và thực hành thực tế. 27B ài 20. Đất và sinh vậttrên Trái ĐấtĐược tích hợp từ bài 26. Đất, những nhân tốhình thành đất và bài 27. Lớp vỏ sinh vật. Các tác nhân tác động ảnh hưởng đến sự phân bốthực, động vật hoang dã trên Trái Đất. Giao trách nhiệm cho HS ôn tập trên lớphoặc về nhà. Giao trách nhiệm cho HS ôn tập trên lớphoặc về nhà. 16TTB ài28Phiếu ôn tập 829B ài 21. Tìm hiểu quêhương emSố tiếtGhi chúGiao trách nhiệm cho HS ôn tập trên lớphoặc về nhà. Đây là nội dung mới dựa trên cơ sở nộidung địa phương nhằm mục đích khám phá vị trí địalí, những điều kiện kèm theo tự nhiên, lịch sử dân tộc hìnhthành, tăng trưởng và truyền thống lịch sử của quêhương ( xã, phường ) của HS. 2. Hướng dẫn thực thi chương trìnha ) Khung phân phối chương trình – Cả năm : 35 tuần ; 70 tiết. + Bài học liên môn : 8 tiết. + Bài học Địa lí : 25 tiết. + Bài học Lịch sử : 26 tiết. + Ôn tập, kiểm tra và dự trữ. – Học kì I + Phần những bài học kinh nghiệm liên môn 5 tiết : bài 1. Tìm hiểu môn khoa học xã hội ; bài 2. Bản đồ và cách sử dụng map, được thực thi trong đầu năm học, trước khi thựchiện những bài thuộc phân môn Lịch sử và Địa lí. + Phân môn Lịch sử gồm 12 tiết : Thực hiện từ bài 3. Xã hội nguyên thuỷ đến hếtbài 6. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc ; Hướng dẫn HS ôn tập theo phiếu ôn tập 1. + Phân môn Địa lí 13 tiết : Thực hiện từ bài 11. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí đếnhết bài 15. Địa hình bề mặt Trái Đất ; Hướng dẫn HS ôn tập Phiếu ôn tập 5 và 6. + Ôn tập và kiểm tra định kì Học kì I. – Học kì II + Phân môn Lịch sử gồm 14 tiết : Thực hiện những bài còn lại ; Hướng dẫn HS ôntập theo những phiếu ôn tập 2, 3 và 4. + Phân môn Địa lí 12 tiết : Thực hiện những bài còn lại ; Hướng dẫn HS ôn tập phiếuôn tập 7 và 8.17 + Phần những bài học kinh nghiệm liên môn 3 tiết : Bài 21 thực thi vào tuần cuối của năm học, sau khi thực thi xong những bài Lịch sử và Địa lí. + Ôn tập và kiểm tra định kì cuối năm. b ) Một số yếu tố cần quan tâm – Khung phân phối chương trình môn Khoa học xã hội 6 thực thi như hướng dẫnở phần I, kế hoạch dạy học đơn cử, cụ thể cho từng tuần, từng học kì do nhà trườngchủ động kiến thiết xây dựng, sao cho bảo vệ nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lítrong mỗi học kì được thực thi song song. – Số tiết của mỗi bài trong phân phối chương trình cụ thể nêu ở trên chỉ là gợi ý, không bắt buộc những trường phải thực thi đúng như trên, tổ ( nhóm ) trình độ có thểđiều chỉnh sao cho tương thích và trình hiệu trưởng phê duyệt. – Cùng với những chiêu thức dạy học như dạy học nêu yếu tố, thuyết trình, traođổi đàm thoại, dạy học dự án Bất Động Sản, … cần tăng cường vận dụng một số ít chiêu thức dạyhọc đặc trưng của môn học như : giải pháp bàn luận, sử dụng map, biểu đồ, nghiên cứu và phân tích tranh vẽ, phân tích số liệu thống kê, tường thuật, miêu tả, … ( thuộc nhóm cácphương pháp thao tác trong phòng ) và chiêu thức quan sát, tìm hiểu, phỏng vấn, đovẽ trên thực địa, … ( thuộc nhóm những giải pháp thực địa ) góp thêm phần hình thành vàphát triển ở HS năng lượng tham gia, hoà nhập, năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng môn họcvào đời sống. Các giải pháp này được lựa chọn tương thích với trình độ, khả năngnhận thức của HS, tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho việc phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của HS. – Phối hợp, đa dạng hoá những hình thức tổ chức triển khai dạy học : dạy học theo lớp với dạyhọc theo nhóm, theo cặp hoặc cá thể HS, tạo điều kiện kèm theo phát huy vai trò tích cực, chủđộng của từng HS ; tích hợp dạy học trên lớp, ngoài thực địa, thưởng thức thực tiễn tại disản, di tích lịch sử, kho lưu trữ bảo tàng, làng nghề, … – Các phương tiện đi lại dạy học như : map, tranh vẽ, quy mô, vật mẫu, phim giáokhoa, … đều có công dụng kép, vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện đi lại minh hoạ nộidung dạy học. Trong quy trình dạy học, GV cần tổ chức triển khai, hướng dẫn để HS biết khaithác và sở hữu kiến thức và kỹ năng từ những phương tiện đi lại dạy học, qua đó HS vừa có được kiếnthức, vừa được rèn luyện những năng lượng của môn học. – Việc nhìn nhận HS được triển khai theo công văn hướng dẫn nhìn nhận HSTrung học cơ sở quy mô Trường học mới. Riêng so với bài kiểm tra giữa Học kì I vàgiữa Học kì II về nội dung, thời hạn, hình thức kiểm tra do những nhà trường chủ độngquy định. 18II. CẤU TRÚC TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC KHOA HỌC Xà HỘI 6N ội dung cụ thể của chương trình được biểu lộ trải qua những bài học kinh nghiệm trong tàiliệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 và được phong cách thiết kế như sau : 1. Cách trình diễn chung của tài liệu – Về kích cỡ của tài liệu : So với SGK Địa lí 6, Lịch sử 6 hiện hành thì tài liệu Hướng dẫn học Khoa họcxã hội 6 có size lớn hơn 20,5 cmx27cm và được ghép thành 1 quyển. – Về hệ thống kênh hình và kênh chữ : Cũng giống như SGK Lịch sử và Địa lí 6 hiện hành, hệ thống kênh hình của tàiliệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 rất nhiều mẫu mã và phong phú với những hình ảnh, sơ đồ sinh động, sắc tố tươi đẹp, lôi cuốn sự chú ý quan tâm và mê hoặc HS học tập. Kênhhình trong tài liệu Hướng dẫn học là nguồn thông tin đa dạng và phong phú, sinh động ; là phươngtiện thao tác hữu hiệu so với HS, giúp những em tìm tòi, mày mò đi tới những kiến thứcmới cũng như rèn những kĩ năng học tập. Hệ thống kênh chữ trong tài liệu Hướng dẫn học gồm có : tiềm năng của bài học kinh nghiệm, hướng dẫn những hoạt động giải trí học tập, mạng lưới hệ thống những lệnh ( nhu yếu HS thao tác ), những câu hỏi, bài tập và những đoạn thông tin, những trường hợp học tập để HS đọc, suy ngẫm và pháthiện ra kỹ năng và kiến thức cần đảm nhiệm, những kĩ năng cần rèn luyện, … So với SGK Lịch sử 6, Địa lí 6 hiện hành, số lượng kênh hình tăng nhiều, hệ thốngkênh hình mang tính trực quan, sinh động nên giúp HS lớp 6 dễ phân biệt, khai tháckiến thức thuận tiện hơn. Kênh hình trong tài liệu Hướng dẫn học giúp bổ trợ kiến thứccho kênh chữ, giúp HS khai thác kiến thức và kỹ năng, tìm mối liên hệ giữa những đối tượng người dùng tự nhiên, kinh tế tài chính, xã hội. – Về những kí hiệu cho những hoạt động giải trí của HS : Ngoài mạng lưới hệ thống tranh, ảnh, sơ đồ, lược đồ thì kênh hình trong Hướng dẫn họcKhoa học xã hội 6 còn có những logo kí hiệu biểu lộ hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí họctập : cả lớp, nhóm ( trên 3 HS ), cặp đôi, cá thể hoặc hội đồng. Cụ thể như sau : Kí hiệuHoạt động học tậpHoạt động cá nhânHoạt động cặp đôi19Hoạt động nhómHoạt động cả lớpHoạt động với cộng đồngCăn cứ vào những kí hiệu đó, HS dữ thế chủ động thực thi những hoạt động giải trí học tập vớisự giám sát và tương hỗ của GV, những hoạt động giải trí này hoàn toàn có thể diễn ra ở trong lớp, ngoài lớphọc. Ngoài ra, Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 cũng chú trọng đến hoạt động học tậpđược triển khai ở nhà của HS, tạo điều kiện kèm theo cho cha mẹ HS và hội đồng tham gia vàoquá trình học tập của những em một cách tiếp tục hơn trải qua việc trợ giúp, hướng dẫn HS học tập ; bổ trợ những kỹ năng và kiến thức, kĩ năng thiết yếu phân phối nhu yếu họctập của những em. Cha mẹ lắng nghe HS trình diễn nội dung học tập, kể về những gì emhọc được, tìm tòi lan rộng ra thêm, sẽ giúp HS củng cố kiến thức và kỹ năng, rèn kĩ năng cũng nhưtăng thêm sự hứng thú học tập. Sự khác nhau giữa SGK Lịch sử 6, Địa lí 6 hiện hành và tài liệu Hướng dẫn họcKhoa học xã hội 6 theo quy mô Trường học mới như sau : SGK Lịch sử, Địa lí hiện hànhTài liệu Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6G ồm 2 cuốn, SGK Địa lí 6 và Lịch sử6. Gồm 1 cuốn Hướng dẫn học Khoa học xãhội 6. Gồm những bài học kinh nghiệm đơn môn. Gồm những bài học kinh nghiệm liên môn Lịch sử và Địa lí. Các bài học kinh nghiệm được trang bị hầu hết là Các bài học kinh nghiệm được trình diễn theo những hoạtnội dung. động, với hình thức tự học có hướng dẫn. Các phiếu ôn tập. Số lượng kênh hình nhiều hơn. 2. Cách trình diễn từng bài họcCác bài học kinh nghiệm trong Hướng dẫn học Khoa học xã hội 6 đều có một cấu trúc chungbao gồm : tên bài học kinh nghiệm, số tiết, tiềm năng, hoạt động giải trí khởi động, hoạt động hình thànhkiến thức, hoạt động giải trí rèn luyện, hoạt động giải trí vận dụng, hoạt động giải trí tìm tòi lan rộng ra. Tên bài học kinh nghiệm : Khái quát nội dung chính thường thích hợp với đơn vị chức năng kiến thứccủa một vài bài so với SGK hiện hành. Ví dụ, Bài 5. Văn hoá cổ đại ; Bài 15. Địa hìnhbề mặt Trái Đất. 20M ục tiêu : được đặt ngay sau tên bài học kinh nghiệm nhằm mục đích giúp HS xác lập được đích cầnđạt khi hoàn thành xong bài học kinh nghiệm và khuynh hướng được trách nhiệm học tập của mình trước khi đivào những hoạt động giải trí học tập đơn cử. Ngoài những nhu yếu về kỹ năng và kiến thức, kĩ năng, thái độ nhưđối với tiềm năng những bài Lịch sử 6, Địa lí 6 hiện hành, trong tiềm năng bài học kinh nghiệm còn chú ýđến việc hình thành và tăng trưởng ở HS năng lực liên hệ thực tiễn và năng lực giải quyếtvấn đề gắn với đời sống của những em nhằm mục đích hướng vào những năng lượng mà môn Khoahọc xã hội có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi. Ví dụ, tiềm năng của bài 2. Bản đồ và cách sử dụngbản đồ : Nêu được khái niệm map ; Trình bày được ý nghĩa của tỉ lệ map, haidạng tỉ lệ map ; Nêu được một số ít loại, dạng kí hiệu thường được sử dụng để thểhiện những đối tượng người dùng địa lí, lịch sử vẻ vang trên map ; Tính được khoảng cách trên thực tiễn dựavào tỉ lệ map và ngược lại ; Sử dụng được map trong học tập Địa lí, Lịch sử vàtrong đời sống. Các hoạt động giải trí học tập : trong mỗi bài học kinh nghiệm thường gồm 5 hoạt động giải trí. Đó là hoạtđộng khởi động, hoạt động hình thành kiến thức và kỹ năng, hoạt động giải trí rèn luyện, hoạt động giải trí vậndụng, hoạt động giải trí tìm tòi lan rộng ra. C. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI CẤP TRUNGHỌC CƠ SỞI. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊNSo với việc chuẩn bị sẵn sàng bài lên lớp của cách dạy học hiện hành, dạy học theo mô hìnhTrường học mới cấp Trung học cơ sở có sự độc lạ. Trước khi lên lớp, trong công tácchuẩn bị, GV phải tâm lý đến việc lựa chọn cách tổ chức triển khai những hoạt động giải trí học tập đểđạt tiềm năng bài học kinh nghiệm đề ra ; đến những bước tiến hành những hoạt động giải trí đó như thế nào chocó hiệu suất cao ; đến việc sử dụng giải pháp, kĩ thuật, phương tiện đi lại dạy học nào cho phùhợp với nội dung bài học kinh nghiệm và với đối tượng người dùng HS, … Trong dạy học theo quy mô Trườnghọc mới cấp Trung học sơ sở, phần nhiều những yếu tố nêu trên đã được gợi ý trong tàiliệu Hướng dẫn học. Song những hướng dẫn đó không phải là bắt buộc, GV hoàn toàn có thể thựchiện hoặc đổi khác theo sự phát minh sáng tạo của mình, sao cho bảo vệ được sự tương thích vớiđối tượng HS, tương thích với đặc thù giáo dục của địa phương và chất lượng học tậpcủa HS.Với sự thay đổi đó, GV cần chuẩn bị sẵn sàng gì cho bài học kinh nghiệm mới ? – Trước hết, GV cần nghiên cứu và điều tra kĩ tiềm năng chủ đề, tương tự như như việc chuẩn bịbài lên lớp lúc bấy giờ. Tuy nhiên, GV cần chú ý quan tâm đến nhu yếu HS liên hệ, vận dụng kiếnthức, kĩ năng của bài học kinh nghiệm vào thực tiễn của đời sống. – GV đọc kĩ những hoạt động giải trí khởi động, hình thành kiến thức và kỹ năng, rèn luyện, vận dụng, tìm tòi lan rộng ra. Mỗi hoạt động giải trí có bảo vệ được đặc trưng không ? Nếu không đảm21bảo thì cần phải kiểm soát và điều chỉnh như thế nào ? Cần quan tâm gì khi triển khai tổ chức triển khai những hoạtđộng cho HS, … – GV xem xét trong bài có hoạt động giải trí cả lớp ( HS với GV ) không ? Nếu có, GV cầnnghiên cứu kĩ thời gian có hoạt động giải trí này, bởi nếu là hoạt động giải trí tiên phong của tiết học thìxuất phát điểm của mọi HS gần như là tương đương, GV hoàn toàn có thể chưa cần quan tâm đến nhịpđộ học của những em. Song nếu là hoạt động giải trí trong tiến trình tiết học, GV cần quan tâmđến nhịp độ học của toàn bộ HS sao cho đến thời gian đó những em đều thực thi đượchoạt động cả lớp. – Hoạt động cá thể, hoạt động giải trí cặp đôi bạn trẻ, hoạt động giải trí nhóm được sắp xếp với nội dungnào, ở thời gian nào để GV quan tâm cách chia nhóm và dự kiến cách tương hỗ HS, chuẩn bịcác học liệu thiết yếu. – Trong quy trình học, HS cần phương tiện đi lại học tập, tài liệu tìm hiểu thêm, những nguồnhọc liệu nào ? Số lượng là bao nhiêu ? Trong góc học tập của lớp đã có đủ phươngtiện đó chưa ? Nếu lớp học không có góc học tập, GV cần sẵn sàng chuẩn bị hoặc nhu yếu HScùng chuẩn bị sẵn sàng phương tiện đi lại học tập và học liệu thiết yếu cho bài học kinh nghiệm. GV cũng cần chúý đến sự link giữa nguồn học liệu ở thư viện nhà trường với nội dung những bài họcđể ra mắt cho HS đọc và tìm hiểu thêm, lan rộng ra nội dung bài học kinh nghiệm. – GV cần dự kiến những nội dung học tập hoàn toàn có thể phát sinh nghi vấn, trường hợp cóvấn đề so với HS. GV cần tìm hiểu và khám phá kĩ hơn những nội dung này và chuẩn bị sẵn sàng câu trả lờicũng như hướng dẫn HS tham gia xử lý. – GV cần dự kiến những hoạt động giải trí học tập hoàn toàn có thể gây khó khăn vất vả cho HS yếu kémvà sẵn sàng chuẩn bị hướng dẫn cụ thể hơn. Đồng thời, GV cũng cần chú ý quan tâm tới những nội dungcó thể bổ trợ cho HS khá giỏi, tạo điều kiện kèm theo cho những em tăng trưởng năng lực của mình, tránh gây nhàm chán cho 1 số ít nhóm đối tượng người tiêu dùng HS trong lớp. – Mô hình Trường học mới cấp Trung học cơ sở không nhu yếu GV soạn giáo án, vì tài liệu Hướng dẫn học đã hướng dẫn cụ thể những hoạt động giải trí. Song GV cần phảichuẩn bị bài dạy, dự kiến trường hợp lên lớp, kiểm soát và điều chỉnh những hoạt động giải trí khi thấy cầnthiết, bổ trợ thông tin cho tương thích với đối tượng người dùng HS, ghi chép những nội dung cầnđiều chỉnh trong tài liệu, ghi chép lại những vướng mắc của HS và cha mẹ HS về nội dungbài học, ghi chép những điều cần chú ý quan tâm tương quan đến HS, … Các nội dung đó được ghichép vào ” Sổ tay lên lớp ” ( ghi chép cá thể ), những cấp quản lí không kiểm tra nội dungghi chép trong ” Sổ tay lên lớp ” của GV.Như vậy, việc sẵn sàng chuẩn bị bài của GV tưởng đơn thuần hơn, tuy nhiên trong thực tiễn GV cần đầutư công sức của con người và thời hạn để tổ chức triển khai tiết học tạo điều kiện kèm theo cho HS được thao tác thựcsự, tự sở hữu kỹ năng và kiến thức và rèn kĩ năng học tập của mình. 22II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌCỞ những lớp học theo quy mô Trường học mới, HS ngồi học theo nhóm. Tuynhiên, không phải khi nào HS cũng hoạt động giải trí theo nhóm mà HS vẫn phải thao tác cánhân, theo cặp trong nhóm. Các hình thức thao tác trong nhóm được biến hóa thườngxuyên địa thế căn cứ vào nhu yếu của tài liệu Hướng dẫn học và phong cách thiết kế hoạt động giải trí của GV. 1. Làm việc cá nhânTrước khi tham gia phối hợp với bạn học trong những nhóm nhỏ, cá thể luôn cómột khoảng chừng thời hạn với những hoạt động giải trí cá thể để tự lĩnh hội kiến thức và kỹ năng, chuẩn bị sẵn sàng chocác hoạt động giải trí đóng vai hay bàn luận trong nhóm. Phổ biến nhất hoàn toàn có thể kể đến cáchoạt động như đọc tiềm năng bài học kinh nghiệm, đọc thông tin, làm bài tập, … Cá nhân thao tác độc lập nhưng vẫn hoàn toàn có thể tranh thủ hỏi hay vấn đáp bạn trongnhóm, vẫn triển khai những nhu yếu của nhóm trưởng ( nếu có ) để Giao hàng cho những hoạtđộng cá thể. Tần suất của những hoạt động giải trí cá thể trong nhóm rất lớn và chiếm lợi thế hơn sovới những hoạt động giải trí khác. Làm việc cá thể giúp HS có thời hạn tập trung chuyên sâu tự nghiêncứu, tự tò mò kiến thức và kỹ năng, tự chuẩn bị sẵn sàng những gì thiết yếu trước khi sử dụng nó để cónhững hoạt động giải trí khác cùng cả nhóm. Trong quy trình thao tác cá thể, gặp những gìkhông hiểu, HS hoàn toàn có thể hỏi bạn ngồi cạnh hoặc nêu ra trong nhóm để những thành viênkhác cùng trao đổi và nếu nhóm không xử lý được yếu tố thì nhóm trưởng có thểnhờ GV tương hỗ. 2. Làm việc theo cặpTuỳ theo hoạt động giải trí học tập, có lúc HS sẽ thao tác theo cặp trong nhóm. GV lưu ýcách chia nhóm sao cho không có HS nào bị lẻ khi hoạt động giải trí theo cặp. Nếu không, GVphải cho đan chéo giữa những nhóm để bảo vệ tổng thể HS đều được thao tác. Làm việctheo cặp rất tương thích với những việc làm như : kiểm tra tài liệu, lý giải, san sẻ thôngtin ; thực hành thực tế kĩ năng tiếp xúc cơ bản ( ví dụ : nghe, đặt câu hỏi, làm rõ một yếu tố ), đóng vai. Làm việc theo cặp sẽ giúp HS tự tin và tập trung chuyên sâu tốt vào việc làm nhóm. Quy mônhỏ này cũng là nền tảng cho sự san sẻ và hợp tác trong nhóm lớn hơn sau này. 3. Làm việc theo nhómTrong những giờ học theo quy mô Trường học mới luôn có những hoạt động giải trí cả nhómcùng hợp tác. Ví dụ : sau khi HS tự đọc một câu truyện, trưởng nhóm sẽ dẫn dắt cácbạn trao đổi về một số ít yếu tố của câu truyện đó ; hoặc sau khi một cá thể trongnhóm đã đưa ra hiệu quả của một bài tập, nhóm sẽ cùng trao đổi nhận xét, bổ trợ vềcách làm bài tập đó ; hoặc là HS trong nhóm sẽ cùng thực thi một dự án Bất Động Sản nhỏ với sự23chuẩn bị và phân loại việc làm rõ ràng ; … Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốtkhả năng phát minh sáng tạo nên hình thức này dễ tương thích với những hoạt động giải trí cần tích lũy ý kiếnvà phát huy sự phát minh sáng tạo. Điều quan trọng là giúp HS cần phải biết mình làm gì và làmnhư thế nào khi tham gia thao tác nhóm. * Vai trò của những thành viên trong hoạt động giải trí nhómĐể tránh việc tổ chức triển khai hoạt động giải trí nhóm mang tính hình thức, trong khi thảo luậnnhóm, cần phân rõ vai trò của cá thể, nhóm trưởng, thư kí của nhóm. Cụ thể là : – Cá nhân : tự đọc, tâm lý, xử lý trách nhiệm, hoàn toàn có thể hỏi những bạn trong nhómvề những điều mình chưa hiểu ; khi những bạn cũng gặp khó khăn vất vả như mình thì yêu cầusự trợ giúp của GV ; thực thi những nhu yếu của nhóm trưởng và nhu yếu của GV. – Nhóm trưởng : thực thi những trách nhiệm của cá thể như những bạn khác, baoquát nhóm xem những bạn có khó khăn vất vả gì không, phân công những bạn trợ giúp nhau, tổchức cho cả nhóm bàn luận những yếu tố khó khăn vất vả, thay mặt đại diện nhóm để liên hệ với GVvà xin trợ giúp, báo cáo giải trình tiến trình học tập nhóm, quản lý và điều hành chốt kỹ năng và kiến thức trong nhóm. Nhóm trưởng tạo thời cơ để mọi thành viên tự giác, tích cực tham gia những hoạt độngnhóm. Đối với những bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được khuyến khích nói nhiều, trao đổinhiều, biểu lộ nhiều trong hoạt động giải trí nhóm. Không để thực trạng một số ít thành viên làmthay, làm hộ những thành viên khác trong nhóm. GV quan tâm phân công HS luân phiên nhaulàm nhóm trưởng. – Thư kí của nhóm : thực thi những trách nhiệm của cá thể như những bạn khác, làngười ghi chép hoặc vẽ lại những nội dung trao đổi hoặc hiệu quả việc làm của nhóm. Việc ghi chép này giúp nhóm tổng hợp việc làm mình đã thực thi, trao đổi với cácnhóm khác hoặc san sẻ trước cả lớp. Để việc tổng hợp quan điểm, việc làm của nhómđược mê hoặc và mê hoặc, GV hoàn toàn có thể cùng những em phát minh sáng tạo ra nhiều hình thức trình bàynhư tranh hoá hoặc sơ đồ hoá với những hình ảnh ngộ nghĩnh. Thư kí còn là người đánhdấu vào bảng tiến trình việc làm để giúp nhóm trưởng báo cáo giải trình với GV. GV chú ý quan tâm phâncông HS luân phiên nhau làm thư kí. * Vai trò của GV trong tổ chức triển khai hoạt động giải trí nhóm – Chọn luân phiên những nhóm trưởng, thư kí nhóm để giúp GV tiến hành những hoạtđộng học tập. – Xác định và phân công trách nhiệm cho những nhóm một cách đơn cử và rõ ràng. – Đứng ở vị trí thuận tiện để thuận tiện quan sát những nhóm HS thao tác và hoàn toàn có thể hỗtrợ kịp thời cho những nhóm. Không nên dành thời hạn thao tác ở một nhóm quá lâu, đứng một chỗ ở khu vực bàn GV. – Giúp đỡ HS, gợi mở để HS phát huy tìm tòi kiến thức và kỹ năng mới, tương hỗ cho cả lớp, hướng dẫn HS báo cáo giải trình mẫu sản phẩm. Khi cần tạo trường hợp để học tập, GV hoàn toàn có thể gọi HS24còn yếu ; khi cần biểu dương khuyến khích học tập, GV hoàn toàn có thể gọi HS khá, giỏi thay mặtnhóm để báo cáo giải trình ; giao thêm trách nhiệm cho những HS triển khai xong trước trách nhiệm ( giaothêm bài tập hoặc nhu yếu hướng dẫn những bạn khác … ). – Vừa hướng dẫn học tập cho một nhóm, vừa tích hợp quan sát, nhìn nhận và thúcđẩy những nhóm khác thao tác. Việc chỉ định HS phát biểu, trình diễn báo cáo giải trình, … phải được xem xét tương thích với nội dung hoạt động giải trí, đối tượng người dùng HS, không tập trungvào một số ít HS trong lớp, trong nhóm. – Tránh dạy học hàng loạt theo hướng định lượng thời hạn. HS hoặc nhóm HS đãhoàn thành trách nhiệm của một hoạt động giải trí nào đó, mà chưa hết giờ, GV giao thêm nhiệmvụ học tập hoặc trách nhiệm giúp những bạn khác, nhóm bạn khác chưa hoàn thành xong. – Việc trợ giúp HS cần có độ sâu, giao trách nhiệm cần đơn cử cụ thể, phân phối thờigian hợp lý, linh động để trợ giúp cho HS. Cần kêu gọi được sự trợ giúp của HS khágiỏi, những nhóm đã hoàn thành xong trách nhiệm trong lớp để trợ giúp HS và những nhóm chậmhơn, yếu hơn. 4. Làm việc cả lớpKhi HS có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh một yếu tố hoặc có những khókhăn mà nhiều HS không hề vượt qua, GV hoàn toàn có thể dừng việc làm của những nhóm lại đểtập trung cả lớp làm sáng tỏ những yếu tố còn do dự hoặc bàn cãi. ( Lưu ý những tìnhhuống như vậy không Open liên tục trong lớp học ). Như vậy, việc lựa chọn hình thức thao tác cá thể, cặp đôi bạn trẻ, nhóm hay cả lớp đềuphụ thuộc vào nhu yếu của những mô hình hoạt động giải trí và rèn luyện. Tài liệu Hướng dẫnhọc chỉ là một gợi ý cho việc tổ chức triển khai những hình thức hợp tác này, GV cần chú ý quan tâm là khôngphải luôn tuân theo một cách máy móc phong cách thiết kế có sẵn của tài liệu. Tuỳ vào tình hìnhchung của cả lớp và phong cách thiết kế của cá thể, GV có sự biến hóa, ứng dụng linh động vàphù hợp, bảo vệ tính hiệu suất cao cho bài học kinh nghiệm và sự hứng thú cho HS.Tránh dạy học hàng loạt theo hướng định lượng thời hạn, bắt HS theo kịp tiến độmột cách khiên cưỡng, thông tin chung hoặc ghi những nội dung trên bảng trong khi hầuhết HS đã hiểu và làm được ; chốt kiến thức và kỹ năng trong từng phần nhỏ ; cho HS giơ tay phátbiểu quá nhiều gây mất thời hạn ; thay vì dạy cả lớp như hiện hành thì lại dạy chonhiều nhóm nên việc giảng giải lặp đi tái diễn ở những nhóm khác nhau ; sử dụng câu hỏiphát vấn nhiều và vụn vặt … III.HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNGHỌC1. Hoạt động khởi động – Mục đích : tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú học bài mới. GV sẽ tạo trường hợp học tập dựa trên việc kêu gọi kỹ năng và kiến thức, 25

Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên