Di tích lịch sử Mộ Nguyễn Đình Chiểu nhận bằng xếp hạng đặc biệt
Di tích mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu. Nguồn ảnh: baodongkhoi.com.vn |
Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre mong muốn cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, nhà giáo, đội ngũ thầy thuốc, nhân dân trong tỉnh noi theo tấm gương đạo đức trong sáng, lối sống giản dị của Cụ Nguyễn Đình Chiểu; có tinh thần, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được phân công, luôn rèn luyện và phấn đấu, sống gắn bó với quần chúng nhân dân…
Nguyễn Đình Chiểu, còn gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi bị mù lại có hiệu Hối Trai, là nhà thơ yêu nước lớn của miền Nam Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Ông sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Trong lúc từ Huế về quê nhà để tang mẹ, lo buồn mà mắc chứng đau mắt và xin trọ tại nhà một người thầy thuốc ở Quảng Nam để chữa bệnh, nhưng vì bệnh quá nặng nên ông đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy gì được nữa. Cũng chính trong thời gian này, dù bị mù ông vẫn cố công học nghề thuốc. Sau khi thành Gia Định thất thủ, ông về Cần Giuộc, Long An sinh sống. Tại đây Nguyễn Đình Chiểu viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng, thống thiết ca ngợi tinh thần anh dũng hy sinh vì Tổ quốc của những người nông dân bình thường.
Năm 1862, ông dời về ở làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tại đây, ông tiếp tục dạy học trò, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yêu nước. Ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (tức ngày 3/7/1888), Nguyễn Đình Chiểu qua đời, nhân dân Ba Tri cùng với bạn bè, học trò, con cháu đến tiễn đưa ông rất đông.
Hơn một phần tư thế kỷ, sống trên đất Bến Tre, Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân ở đây một ảnh hưởng to lớn và một di sản tinh thần vô cùng quý báu, góp phần tạo nên truyền thống kiên cường, bất khuất của một vùng đất anh hùng. Thơ văn của ông đã thấm sâu vào tâm hồn của nhiều thế hệ con người Bến Tre và ngưng đọng lại ở đó, biến thành một sức mạnh vật chất giúp họ có thể chiến thắng được mọi gian nguy, thử thách gay go và khốc liệt nhất. Cụ đã dùng ngòi bút để ca ngợi các cuộc kháng chiến của nghĩa quân, tố cáo tội ác của giặc Pháp, kiên quyết chống bọn vua quan bán nước, không hợp tác với giặc, giữ vẹn tấm lòng yêu nước, thương dân.
Để tôn kính và giáo dục cho hậu thế về tấm gương sáng của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, năm 1972, người Bến Tre đã xây dựng đền thờ cụ (tọa lạc tại Ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri). Tuy nhiên, ban đầu chỉ là một đền thờ nhỏ, vì điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, sau đó phát triển dần thành khu di tích.
Tại buổi lễ, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi khẳng định: Cụ Nguyễn Đình Chiểu mất đi nhưng ánh sáng tâm hồn và nhân cách của Cụ qua những trang văn thơ đã lan rộng, có sức lay động lòng người. Người đọc, người nghe đã tìm thấy trong tác phẩm của Cụ hơi thở cuộc sống, những đòi hỏi chính nghĩa về cứu nước, cứu dân cùng bao tâm tư, ước vọng và những hành động đầy nghĩa khí về lòng yêu nước và đạo làm người.Trải qua những chặng đường gian truân của dân tộc, âm vang từ những áng thơ văn giàu “chất thép” của Cụ Nguyễn Đình Chiểu trở thành niềm cảm hứng cho những thi sĩ – chiến sĩ, các thế hệ sau này.Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre mong muốn cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, nhà giáo, đội ngũ thầy thuốc, nhân dân trong tỉnh noi theo tấm gương đạo đức trong sáng, lối sống giản dị của Cụ Nguyễn Đình Chiểu; có tinh thần, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được phân công, luôn rèn luyện và phấn đấu, sống gắn bó với quần chúng nhân dân…Nguyễn Đình Chiểu, còn gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sau khi bị mù lại có hiệu Hối Trai, là nhà thơ yêu nước lớn của miền Nam Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Ông sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).Trong lúc từ Huế về quê nhà để tang mẹ, lo buồn mà mắc chứng đau mắt và xin trọ tại nhà một người thầy thuốc ở Quảng Nam để chữa bệnh, nhưng vì bệnh quá nặng nên ông đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy gì được nữa. Cũng chính trong thời gian này, dù bị mù ông vẫn cố công học nghề thuốc. Sau khi thành Gia Định thất thủ, ông về Cần Giuộc, Long An sinh sống. Tại đây Nguyễn Đình Chiểu viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng, thống thiết ca ngợi tinh thần anh dũng hy sinh vì Tổ quốc của những người nông dân bình thường.Năm 1862, ông dời về ở làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tại đây, ông tiếp tục dạy học trò, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yêu nước. Ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (tức ngày 3/7/1888), Nguyễn Đình Chiểu qua đời, nhân dân Ba Tri cùng với bạn bè, học trò, con cháu đến tiễn đưa ông rất đông.Hơn một phần tư thế kỷ, sống trên đất Bến Tre, Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân ở đây một ảnh hưởng to lớn và một di sản tinh thần vô cùng quý báu, góp phần tạo nên truyền thống kiên cường, bất khuất của một vùng đất anh hùng. Thơ văn của ông đã thấm sâu vào tâm hồn của nhiều thế hệ con người Bến Tre và ngưng đọng lại ở đó, biến thành một sức mạnh vật chất giúp họ có thể chiến thắng được mọi gian nguy, thử thách gay go và khốc liệt nhất. Cụ đã dùng ngòi bút để ca ngợi các cuộc kháng chiến của nghĩa quân, tố cáo tội ác của giặc Pháp, kiên quyết chống bọn vua quan bán nước, không hợp tác với giặc, giữ vẹn tấm lòng yêu nước, thương dân.Để tôn kính và giáo dục cho hậu thế về tấm gương sáng của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, năm 1972, người Bến Tre đã xây dựng đền thờ cụ (tọa lạc tại Ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri). Tuy nhiên, ban đầu chỉ là một đền thờ nhỏ, vì điều kiện tỉnh còn nhiều khó khăn, sau đó phát triển dần thành khu di tích.
Source: https://evbn.org
Category: Địa Danh