Quyết định tăng lương, nâng bậc lương mẫu mới nhất 2020
Đối với mỗi người lao động khi chuẩn bị ký hợp đồng lao động hay khi đang làm việc tại bất kỳ một cơ quan, doanh nghiệp nào thì vấn đề quan tâm hàng đầu của họ luôn là tiền lương và chế độ tăng lương. Vậy hiện nay, pháp luật quy định như thế nào về việc tăng lương. Khi tăng lương cho người lao động, cần phải có Quyết định tăng lương. Vậy thế nào là Quyết định tăng lương và cách viết quyết định này như thế nào? Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề tăng lương cho người lao động.
Mục Lục
Những quy định tăng lương mới nhất
Theo quy định của Bộ luật Lao động thì chế độ nâng bậc, nâng lương là một trong những nội dung cơ bản cần phải có trong các hợp đồng lao động. Đây cũng chính là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm nhất khi tuyển dụng ngoài mức lương chính.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp mà nói, một mức lương hợp lý, chế độ đãi ngộ tốt và lộ trình tăng lương, nâng bậc rõ ràng là điều quan trọng để thu hút lao động nhất là lao động có chất xám cao.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn tăng lương cho người lao động. Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận khi ký hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp cũng như những quy định về chế độ tiền lương, nâng lương của các doanh nghiệp khác nhau.
Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 148/2018/NĐ-CP thì mỗi doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện riêng của đơn vị mình để có chính sách nâng lương xứng đáng dựa trên thỏa thuận với người lao động hoặc theo quy chế doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể.
Mỗi doanh nghiệp căn cứ theo các nguyên tắc được Chính phủ quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP để xây dựng thang lương, bảng lương đồng thời xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, nâng bậc lương cho nhân viên trong đơn vị.
Theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV có quy định cụ thể về điều kiện xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:
- Người lao động luôn hoàn thành tốt công việc được giao theo hợp đồng lao động đã ký kết;
- Không vi phạm kỷ luật lao động;
Thời gian xét nâng lương như sau:
- Sau đủ 5 năm với chức danh chuyên gia cao cấp;
- Sau đủ 3 năm với các ngạch và chức danh yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên;
- Sau đủ 2 năm với các ngạch và chức danh yêu cầu trình độ từ trung cấp trở xuống;
Theo Quy định mới nhất của Chính phủ ban hành tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
- Vùng I: Tăng từ 4,18 triệu đồng/tháng lên 4,42 triệu đồng/tháng (tăng 240.000 đồng/tháng);
- Vùng II: Tăng từ 3,71 triệu đồng/tháng lên 3,92 triệu đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);
- Vùng III: Tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,43 triệu đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng);
- Vùng IV: Tăng từ 2,92 triệu đồng/tháng lên 3,07 triệu đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng).
Đây là định mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận trả lương cho người lao động.
Tham khảo: Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng
Hiểu thế nào về quyết định tăng lương cho người lao động
Quyết định tăng lương cho người lao động là là một trong số những chính sách các doanh ngiệp áp dụng để giữ chân nhân viên đồng thời đây cũng chính quy định bắt buộc mà luật pháp quy định. Quyết định tăng lương được sử dụng khi doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh tăng số tiền lương lên cho nhân viên so với số tiền được hưởng ở thời điểm hiện tại.
Quyết định tăng lương này chỉ được sử dụng khi nhân viên đến thời hạn hạn và đủ điều kiện nâng lương hoặc nhân viên đạt thành tích xuất sắc trong công việc nên được nâng lương trước hạn.
Quyết định tăng lương cho nhân viên áp dụng cụ thể trong các trường hợp sau:
- Theo định kỳ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
- Tăng trước hạn khi nhân viên đạt được thành tích vượt trội, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của doanh nghiệp;
- Tăng trước hạn khi nhân viên có đơn xin tăng lương mà doanh nghiệp xét thấy phù hợp.
Một số lưu ý khi viết Quyết định tăng lương
Quyết định tăng lương là biểu mẫu đơn giản, ngắn gọn. Khi viết quyết định này, cần lưu ý và đảm bảo các nội dung sau:
– Ghi rõ chi tiết từng căn cứ làm cơ sở ra quyết định: Điều lệ công ty, hợp đồng lao động, đóng góp của nhân viên đối với sự phát triển của doanh nghiệp
– Ghi đầy đủ các thông tin cần có của người được nhận Quyết định tăng lương: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, bộ phận làm việc…
– Ghi rõ thời gian áp dụng quyết định điều chỉnh mức tăng lương làm căn cứ điều chỉnh ghi bảng lương tháng mới.
– Ghi rõ mức lương chính tăng lên là bao nhiêu bằng cả số và chữ.
– Ghi rõ tên các cá nhân, bộ phận thi hành quyết định này.
– Giám đốc doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu lên quyết định.
Tải mẫu quyết định tăng lương mới nhất 2020
Lưu ý, việc tăng lương cho người lao động cần phải tuân theo các quy định của pháp luật, điều lệ công ty và hợp đồng lao động đã ký. Khi doanh nghiệp tăng lương chính cho người lao động thì cũng cần phải làm hồ sơ điều chỉnh tăng mức đóng BHXH với cơ quan BHXH địa phương tính từ thời điểm nâng lương.
Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo một vài biểu mẫu Quyết định tăng lương cơ bản mới nhất 2020.
Mẫu 1: Quyết định tăng lương cơ bản 2020
[download id=”4381″]
Mẫu 2: Quyết định tăng lương cho giám đốc
[download id=”4380″]