Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng năm 2020 mới nhất 63 tỉnh

Mức lương tối thiểu vùng là một khái niệm được dùng thường xuyên, nhất là đối với những người làm nghề kế toán, nhân sự trong các công ty, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Mức lương tối thiểu cho các vùng trên cả nước sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của cả nước và mỗi địa phương. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng không nhất thiết phải được thực hiện định kỳ, dựa vào đề xuất của các Bộ ngành liên quan mà Chính phủ sẽ có những điều chỉnh để đảm bảo cho quyền lợi của cả doanh nghiệp và người lao động. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những thông tin cần thiết nhất quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2020 và bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng được cập nhật liên tục khi có thông báo mới nhất.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 là bao nhiêu?

Trước khi trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần biết được mình có thuộc đối tượng áp dụng tính lương theo mức lương tối thiểu hay không. Theo Nghị định mới nhất quy định những đối tượng sau thuộc diện áp dụng cách tính theo lương tối thiểu:

  • Người lao động làm việc có ký kết hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Các doanh nghiệp được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Nếu trường hợp các ca nhân, tổ chức này thuộc cá nước hoặc hoạt động theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nghị định của CP Việt Nam về mức lương tối thiểu thì sẽ không thuộc diện đối tượng này.

Nghị định 90/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 157/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 quy định tăng mức lương tối thiểu chung lên từ 150.000 đến 240.000. Theo đó, mức lương tối thiểu chung 2020 thấp nhất là 3.070.000 và cao nhất là 4.420.000. Chi tiết mức tăng theo vùng mời các bạn xem bảng dưới đây:

Mức lương tối thiểu chung 2019

Mức lương tối thiểu vùng 2019

Bảng mức lương tối thiểu 2019

Mức lương tối thiểu chung 2020

Bảng tra cứu mức lương tối thiểu 2020

Mức lương tối thiểu năm 2020

Tải bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng năm 2020 mới nhất

Chính phủ đã tiến hành điều chỉnh phân chia lại một số địa bàn theo vùng trong nghị định 90. Sự điều chỉnh này xuất phát  từ việc đánh giá đúng thực tế tiềm năng kinh tế, mức thu nhập và điều kiện của từng tỉnh. Một số thay đổi điển hình: mức lương tối thiểu vùng Hà Nội là 4.420.000 đồng trừ các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức sử dụng mức 3.920.000 đồng. Mức lương tối thiểu vùng của Thái Nguyên năm 2020 là từ 3.070.000 đến 3.920.000 tùy huyện. Chi tiết về mức lương tối thiểu của tất cả các địa phương vui lòng xem ở bảng dưới đây:

bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020 bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020 bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020 bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020 bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020

Bảng tra cứu này được chúng tôi cập nhật theo những thông báo mới nhất của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu. Chúng tôi đã tổng hợp bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng mới nhất chi tiết cho các tỉnh thành trong cả nước dưới dạng file word. Bạn hoàn toàn có thể tải về và sử dụng nếu cần.

Tải bảng mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2020 Tại đây

Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Nghị định mới của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng có một số điều chỉnh về địa bàn áp dụng, mức lương tối thiểu từng địa bàn… cụ thể như sau:

1. Thay đổi một số địa bàn theo vùng:

  • Vùng I: Giữ nguyên
  • Vùng II: Tăng 11 địa bàn
  • Vùng III: Giảm 3 địa bàn
  • Vùng IV: Giảm 8 địa bàn

2. Tăng mức lương tối thiểu trên cả nước

Theo đó, mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh tăng, mức tăng cao nhất là 240.000 đồng. Xem bảng so sánh chi tiết về mức lương tối thiểu 2019 so với năm 2020 dưới đây:

3. Quy định về cách tính lương theo mức lương tối thiểu năm 2020

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 90/2019/NĐ-CP tiến hành trả lương cho người lao động phải đảm bảo:

– Không được thấp hơn mức lương thấp nhất theo vùng đối với những công việc hoặc vị trí đơn giản nhất trong môi trường lao động bình thường.

– Với người lao động đã qua đào tạo tay nghề (kể cả người tự học hay được doanh nghiệp đào tạo) phải được trả lương cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu.

– Với những chức danh quan trọng hoặc người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì lương được trả phải cao hơn ít nhất 5% mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành.

Tăng mức lương tối thiểu vùng

Tăng lương là điều người lao động nào cũng mong muốn

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Khái niệm mức lương tối thiểu được quy định trong Nghị định của Chính phủ là con số thấp nhất được lấy làm căn cứ trả lương cho người lao động. Tất cả những công ty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động với người lao động phải trả lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu với những công việc đơn giản bình thường và cao hơn ít nhất 7% đối với người có tay nghề. Doanh nghiệp hoạt động tại địa phương thuộc vùng nào thì sẽ lấy căn cứ theo vùng đó để trả lương cho người lao động.

Hiện nay, các địa phương trên cả nước được phân chia thành 4 vùng và có mức lương thấp nhất khác nhau theo mỗi vùng. Khi cần điều chỉnh hay thay đổi mức lương tối thiểu, Chính phủ sẽ ban hành một Nghị định thay thế cho nghị định cũ chứa những điều chỉnh cần thiết.

Ý nghĩa của việc tăng mức lương tối thiểu vùng

Người lao động luôn là đối tượng nhận được sự quan tâm của Nhà nước. Vì thế các chế độ, chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động luôn được chú trọng. Mức lương tối thiểu vùng là một trong những quy định ra đời nhằm mục đích đó.

Nền kinh tế đất nước luôn luôn vận hành, đồng nghĩa với việc mỗi một năm là một sự thay đổi của mức sống xã hội, giá cả thị trường… Nếu không có sự điều chỉnh về mức lương thấp nhất thì đời sống người lao động sẽ không được đảm bảo. Việc điều chỉnh mức lương thấp nhất của từng vùng còn giúp Nhà nước quản lý doanh nghiệp một cách sâu sát và thực tế hơn.

Việc tăng mức lương tối thiểu giúp người lao động có những lợi ích lớn hơn:

– Tăng mức lương được hưởng.

– Tăng mức tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

– Tăng mức tiền lương trợ cấp thôi việc.