Quan niệm về thơ của Xuân Diệu – Tài liệu text

Quan niệm về thơ của Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN KHÁNH

QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU

Chuyên ngành : Lý luân văn học
Mã số : 5.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2003

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN KHÁNH

QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU

Chuyên ngành : Lý luân văn học
Mã số : 5.04.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. LÝ HOÀI THU

HÀ NỘI – 2003

147

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 13
CHƯƠNG THỨ NHẤT:THƠ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THƠ 13
I – Lƣợc khảo một số định nghĩa về thơ. 13
Xung quanh một số định nghĩa về thơ cổ 14
Xung quanh một số định nghĩa về thơ hiện đại 15
II- Những quan niệm cơ bản về thơ. 21
1. Quan niệm về thơ trong văn học trung đại. 21
Em xuống dưới ao em bắt con cua 23
Hắn kêu một tiếng, chàng ôi ! 23
2. Quan niệm về thơ trong văn học hiện đại. 27
2.1. Quan niệm về thơ từ đầu thế kỷ XX – 1945. 27
2.2. Quan niệm về thơ từ 1945 đến 1975. 31
2.3. Quan niệm về thơ từ 1975 đến nay 33
CHƯƠNG THỨ HAI 38
QUAN NIỆM CỦA XUÂN DIỆU VỀ ĐẶC TRƢNG THƠ 38
I – Xuân Diệu quan niệm về thơ 38
1. Xuân Diệu quan niệm về bản chất thơ. 38
2. Xuân Diệu quan niệm về nhà thơ. 49
3. Xuân Diệu quan niệm về quy trình sáng tạo thơ. 58
4. Xuân Diệu quan niệm về chất lượng thơ. 66
II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ 74
1. Xuân Diệu quan niệm về mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, cách thức, phương pháp phê bình
thơ. 76
2. Xuân Diệu quan niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ, nhà phê bình thơ với công chúng thơ.
83
CHƯƠNG THỨ BA 88
QUAN NIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA XUÂN DIỆU VỀ THƠ 88

148
1.Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua tìm hiểu phê bình ca dao. 89
2. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình thơ hiện đại. 91
3. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình giới thiệu những tinh hoa
thơ ca thế giới. 93
4. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua nghiên cứu phê bình thơ cổ. 94
4.1 – Nguyễn Trãi – nhà thơ mở đầu nền Văn học cổ điển Việt nam. 106
4.2 – Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc 116
4.3 – Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm. 130
C- KẾT LUẬN 142

1
A. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
1.1. Thơ là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm và có vô số quan niệm
về thơ. Có ngƣời nói : “thơ là muối của cuộc đời”, và cao hơn, thơ chính là
“máu của cuộc đời”. Lê Quí Đôn quan niệm : “Thơ khởi phát tự trong lòng
người ta”. I.W.Goethe xem thơ là hành động tự giải toả của mỗi ngƣời. Với Tố
Hữu, thơ là “tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”. Nhà thơ Sóng Hồng coi
thơ là “tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật” để
có khả năng “thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Platon xem
“thơ là tặng phẩm của thần linh”v.v và v.v Dù thơ là gì đi nữa thì vẫn phải
là kết tinh và thăng hoa của mồ hôi và nƣớc mắt cuộc đời. Có thể nói có bao
nhiêu nhà thơ, ngƣời đọc thơ thì có bấy nhiêu cách hình dung “định nghĩa” và
quan niệm về thơ khác nhau. Lãnh địa tinh thần này, mang trong mình những
quan niệm riêng tiềm ẩn đầy sức ám gợi không dễ gì thấu hiểu nắm bắt. Chính
điều đó khiến thơ ca trở thành một loại hình nghệ thuật đƣợc sự quan tâm hàng
đầu của các nhà nghiên cứu. Nói đến thơ là nói đến một hệ thống mở, một
dòng chảy dào dạt luôn vận động biến đổi không ngừng mà sự luận bàn là một
hành trình không có hồi kết.
1.2. Xuân D Đình Thi có ngôn ngữ tự nhiêà một nhà thơ lớn, một “hiện
tượng nghệ thuật điển hình” là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”,
ngƣời góp phần làm nên “một thời đại trong thi ca”, đồng thời cũng là “người
tái tạo nguồn sinh lực cho Thơ mới những năm 36 – 39 và đẩy trào lưu thơ ca
này vào thời cực thịnh”. Sau cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu rộng mở nhƣ
muốn ôm trùm cả cuộc đời mới. Hai trƣờng ca “Ngọn quốc kì” và “Hội nghị
non sông” chứng tỏ ông đã bƣớc đúng giữa đại lộ thơ ca cách mạng. Bên cạnh
thơ chính trị, thơ chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới, con ngƣời mới, mảng
thơ tình yêu đã làm cho tên tuổi Xuân Diệu thành bất tử. Đến nay, ông vẫn là
nhà thơ tình số một, nhà thơ tình “kiệt xuất” chƣa ai vƣợt qua đƣợc.

2
Mảng thơ dịch và giới thiệu tinh hoa thơ ca thế giới cũng chứa đựng
không ít tài thơ và quan niệm về thơ của ông.
Không chỉ dừng lại ở đó, Xuân Diệu còn là “nhà nghiên cứu phê bình lỗi
lạc”(Mai Quốc Liên), “một đại gia”(Hà Xuân Trƣờng), “một viện nghiên
cứu ”(Chế Lan Viên) trong việc nghiên cứu phê bình thơ. Bởi vậy, có thể nói,
hơn ai hết, Xuân Diệu là một trong những người có tư cách được xem là
một nhà thơ có cả một hệ thống quan niệm về thơ và nghề thơ đầy đủ
nhất. Nó không chỉ được phát biểu, trình bày bằng một hệ thống lý luận
rất phong phú mà còn được bày tỏ sinh động qua thực tiễn sáng tác thơ và
nghiên cứu phê bình thơ.
1.3. Theo dòng lịch sử, mỗi tác giả và tác phẩm văn chƣơng luôn chịu sự
thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và phần nhiều đã rơi vào quên
lãng. Nhƣng “dường như ngược lại với quy luật ấy, những tác giả và tác phẩm
tiêu biểu lại không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử”. Đó là kết
luận mang tầm khái quát cao của giáo sƣ Hà Minh Đức đối với các thi hào, thi
bá trong văn học Việt Nam. Bên cạnh những : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hƣơng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu Xuân Diệu cũng là một trƣờng hợp tiêu
biểu cho việc “không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử”. Trong
những năm gần đây, nhiều luận án tiến sĩ về Xuân Diệu đƣợc bảo vệ thành
công, nhƣng những gì trong di sản nghệ thuật Xuân Diệu để lại vẫn là những
chân trời mới đầy hấp dẫn và có sức lôi cuốn đặc biệt.
1.4. Với tƣ cách là một tác gia văn học lớn, nhiều nhà nghiên cứu, phê
bình đã đi sâu tìm hiểu các phƣơng diện khác nhau của các giá trị trong thơ và
phê bình thơ của Xuân Diệu. Nhƣng vấn đề “Quan niệm của Xuân Diệu về
thơ” thì chƣa thực sự trở thành đối tƣợng nghiên cứu trọng tâm của bất kỳ một
công trình khoa học nào. Bởi vậy, luận văn chọn đề tài : “Quan niệm về thơ
của Xuân Diệu” nhằm cố gắng hệ thống, phân tích và trình bầy những đóng
góp trong quan niệm về thơ của Xuân Diệu trên các phƣơng diện chính: quan
niệm về đặc trƣng, bản chất của thơ, nhà thơ, qui trình sáng tạo thơ, chất lƣợng

3
thơ từ đó đƣa ra những lý giải quan niệm về thơ đó là gì? Nó ảnh hƣởng, chi
phối đến thực tiễn sáng tác : cả thơ và phê bình thơ của bản thân nhà thơ nói
riêng cũng nhƣ vai trò, tác động và ý nghĩa của quan niệm ấy trong sự vận
động và phát triển của thơ ca dân tộc nói chung ra sao? Qua đó, phần nào giúp
ngƣời đọc có một nhận thức toàn diện hơn về một tác gia văn học lớn của dân
tộc trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, gần trọn thế kỷ XX “một thế kỷ bùng nổ,
một thế kỷ nhảy vọt trong tiến trình phát triển tuần tự của toàn nhân loại” đặng
giúp chúng ta có thể bƣớc vào một thời kỳ văn học mới với bản lĩnh và những
thành tựu xứng đáng hơn. Bởi vì, nói nhƣ Jiri Wolker : “Qua nhà thơ, người
ta thấy tầm cỡ thời đại mà ông ta sống.”
2. Lịch sử vấn đề.
Xuân Diệu là một tác gia văn học lớn. Ông luôn đƣợc sự quan tâm của
đông đảo giới nghiên cứu, phê bình. Ở những vấn đề và dƣới những góc độ,
những phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã đi sâu và làm
sáng tỏ nhiều điều lý thú. Nhƣng vấn đề, quan niệm về thơ của Xuân Diệu lại
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vấn đề thƣờng chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp
hay một mức độ vừa phải nếu không muốn nói là lƣớt qua. Hoặc cũng có khi
các tác giả trình bày quan niệm về thơ cho cả một trào lƣu, một giai đoạn
nhƣng lại chƣa đi sâu vào từng tác giả cụ thể và coi đó là một đối tƣợng nghiên
cứu có tính hệ thống; cũng cần phải thấy rằng quan niệm về thơ của mỗi tác giả
luôn bị chi phối bởi quan điểm nghệ thuật của các khuynh hƣớng, trào lƣu văn
học mà tác giả đó chịu ảnh hƣởng cũng nhƣ của từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Hơn nữa phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập tới quan niệm về thơ của
Xuân Diệu trên các “văn bản lộ thiên” tức là các phát ngôn trực tiếp của tác giả
mà chƣa chú trọng đúng mức đến “văn bản chìm”, ẩn chứa trong chính thực
tiễn sáng tác của nhà thơ. Dầu vậy, luận văn luôn tiếp thu, kế thừa những kết
qủa của những ngƣời đi trƣớc, coi đó là những gợi ý, những điểm tựa quan
trọng làm nên tính hệ thống của vấn đề quan niệm về thơ của Xuân Diệu.

4
2.1. Tình hình nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu trước cách
mạng tháng Tám.
Mặc dầu ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Xuân Diệu đã lọt vào
“mắt xanh” của những ngƣời tên tuổi và có uy tín trong giới văn nghệ sĩ,
nhƣng nhìn chung các bài viết mới chỉ đánh giá cao vị trí hàng đầu của Xuân
Diệu đối với phong trào Thơ mới ở góc độ những cách tân, sáng tạo đặc sắc về
cả “hồn” và “xác” trong thơ, chƣa đề cập tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu.
Thế Lữ, ngƣời đi tiên phong của phong trào Thơ mới, trong bài viết đầu
tiên giới thiệu Xuân Diệu năm 1937, tuy có những nhận xét xác đáng biểu hiện
sự trân trọng đối với một tài năng nhƣng cũng chỉ ở góc độ ngợi ca cái đặc
điểm riêng trong thơ Xuân Diệu khác với Chế Lan Viên, Lƣu Trọng Lƣ, Huy
Cận Thế Lữ viết : “Thơ của ông không phải là “văn chương” nữa, đó là lời
nói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý
rạo rực biến lẫn trong những thanh âm. Xuân Diệu, nhà thi sĩ của tuổi xuân,
của lòng yêu và ánh sáng”. Năm 1938, trong lời tựa tập Thơ thơ, Thế Lữ vẫn
tiếp tục dành những lời nồng nhiệt ngợi ca Xuân Diệu nhƣng cũng chỉ về
những đặc điểm của hồn thơ Xuân Diệu : “Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng
tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta có Xuân Diệu. Loài người hãy hiểu
con người ấy”(47.T12).
Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Việt Nam (1942), ngƣời tổng kết “Một thời
đại trong thi ca”, ngƣời định vị các chuẩn mực giá trị cũng nhƣ tầm quan trọng
của nó trong tiến trình vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, tuy đã nói nên
đƣợc cái “thần” của hồn thơ Xuân Diệu nhƣng cũng chƣa đề cập đến quan
niệm về thơ của ông khi cho rằng: thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chƣa
từng có. Khi vui cũng nhƣ khi buồn ông đều nồng nàn tha thiết. Sau đó Hoài
Thanh đi đến một nhận định khái quát, đề cao đúng vị trí xứng đáng của nhà
thơ: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới, nên những người lòng trẻ
mới thích đọc Xuân Diệu mà đã thích thì phải mê Với một nhà thơ còn gì quí

hơn cho bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ”(29.T33, 37). Mặc dù vậy, qua Thi

5
nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã khai mở nhiều vấn đề quan trọng cho việc tìm
hiểu quan niệm về thơ nói chung và của Xuân Diệu nói riêng.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn Việt Nam hiện đại (1941) có nêu cảm
giác chung của ngƣời trí thức lúc bấy giờ về thơ Xuân Diệu. Họ đã từng “phải
chặc lưỡi mà kêu: Thơ đâu lại có thứ thơ quái gở như thế !”. Nó ngây ngô quá,
“Tây” quá nhất là về âm điệu. Theo Vũ Ngọc Phan: dù là thơ mới hay cũ, đã là
thơ hay phải đảm bảo hai điều: ý nghĩa và âm điệu. ý nghĩa phải khoái hoạt,
hùng hồn, thú vị phát ra bởi những tƣ tƣởng thâm trầm, còn âm điệu du dƣơng
là nhờ ở cú pháp phân minh, chữ dùng tề chỉnh và quán xuyến. Đồng thời ông
cũng bênh vực Xuân Diệu và cho rằng không thể dùng hai chữ “ngô nghê”
đƣợc. Bởi vì “nếu ngũ quan bị kích thích, thi nhân chứa chan tình cảm mà phát
ra lời thơ, thì trong trí tưởng tượng, những cái vô hình cũng có thể hoá ra hữu
hìmh : Thơ cũng có thể ví như những thỏi nước đá mát lạnh và cảm đến não
con người ta, nhạc có thể ví như một thứ rượu mùi, tuy ngọt, tuy đậm đà, thơm
tho, mà có thể làm cho người ta say tuý luý”(48.T49). Và cuối cùng Vũ Ngọc
Phan kết luận : “Xuân Diệu thật là một người có tâm hồn thi sĩ”. Rằng Xuân
Diệu quan niệm về quá trình sáng tạo thơ phải luôn “với sự nồng nàn, tha
thiết” bằng nhịp đập của trái tim chứ không phải là một tay “thợ thơ” chỉ chăm
chăm chú ý vào kĩ thuật, chú ý đến “xác” mà không chú ý đến “hồn”.
2.2. Tình hình nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu
sau cách mạng tháng Tám.
Nguyễn Văn Long trong Từ điển Văn học, T.II, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, mục Xuân Diệu có đề cập ảnh hƣởng của thơ ca lãng mạn và tƣợng
trƣng Pháp đến phong cách thơ Xuân Diệu. Nguyễn Văn Long cho rằng: Do
chi phối bởi quan niệm về bản chất, chức năng và quy luật tự biểu hiện, đặc
biệt quan niệm về “cái tôi” bản thể trong mỗi nhà thơ và mỗi tác phẩm thơ mà
trong thơ, Xuân Diệu đã “kêu gọi tuổi trẻ tận hưởng hạnh phúc trần thế, nhằm

tìm một lối thoát khỏi thực tại đen tối. Sự đòi hỏi hưởng thụ ấy trước hết và lớn
nhất ở tình yêu, được nhà thơ nói lên một cách khát khao, rạo rực đến vô tận

6
bằng mọi giác quan cảm xúc nhạy bén, nhưng luôn luôn cảm thấy mong manh,
không thoả mãn, và do đó lúc nào cũng hốt hoảng, vội vàng lo sợ mọi cảm giác
sẽ tan biến, tuổi trẻ và tình yêu sẽ phai tàn”(98.TII,T605).
Giáo sƣ Hà Minh Đức trong “Những chặng đường thơ Xuân Diệu” in
trong Xuân Diệu về tác giả, tác phẩm phần thơ trƣớc cách mạng sau khi phân
tích, thẩm bình đặc điểm kỳ diệu, tinh vi trong sáng tạo hình tƣợng, cảm xúc
thơ đã đi đến kết luận : “Xuân Diệu là nhà thơ của cuộc đời mới. Từ cách cảm
nghĩ cho đến những rung động trong thơ đều mang màu sắc hiện đại”
(47.T169) và chính Xuân Diệu đã đƣa “Thơ mới lên ngôi trên thi đàn với
khuôn mặt trẻ trung, tươi thắm và hẫp dẫn chưa từng có”. Sang phần thơ sau
cách mạng ngoài việc phân tích những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu trong
việc hoà mình quần chúng, vào hiện thực vĩ đại của dân tộc, phản ánh không
khí sôi nổi cuộc sống mới, con ngƣời mới, giáo sƣ đi đến kết luận : “trong
nhiều thập kỷ phát triển của những chặng đường thơ cách mạng, Xuân Diệu đã
chín lại với thực tế mới và nguồn thơ đã lại tỏ ra dào dạt, sung sức”(47.T191).
Theo tác giả Lý Hoài Thu, trong “Thơ Xuân Diệu trước cách mạng
tháng Tám – 1945”, Xuân Diệu có một quan niệm rất rõ nét và đặc biệt nhạy
cảm với phạm trù “Không gian, thời gian”, điều mà ông gọi chung là “kích
thước của toàn vũ trụ”. Điều thú vị hơn, là từ quan niệm đó ông đòi hỏi ngƣời
cầm bút phải có “rất nhiều không gian ở trong hồn” và “rất nhiều thời gian ở
trong tâm trí”. Cũng trong chuyên luận này, tác giả Lý Hoài Thu đã chỉ rõ :
“Xuân Diệu là người có hệ thống quan niệm tương đối hoàn chỉnh về mục
đích vai trò của sáng tạo nghệ thuật, mặc dầu có lúc ông đã tự mâu thuẫn
giữa những lời tuyên ngôn với quá trình sáng tác” (51.T20). Tác giả còn đƣa ra
một luận điểm có sức thuyết phục là : việc khẳng định quan niệm về sự tồn tại
của cá nhân, của “cái tôi” nghệ sĩ đã quyết định và chi phối đến hệ thống quan

niệm nghệ thuật của chính nhà thơ. Tác giả đã phân tích, lý giải và chứng
minh cụ thể không chỉ ở lý luận mà còn trong cả thực tiễn sáng tác. Chẳng hạn
khi tác giả cho rằng : ngoài “Lời đưa duyên” cho tập “Thơ Thơ” Xuân Diệu

7
còn có hai bài thơ, mà theo tác giả, trực tiếp bộc lộ quan điểm sáng tác của
Xuân Diệu. Đó là hai bài : “ Cảm xúc” và “ Lời thơ vào tập gửi hương”.
Trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn, cùng với “ Cây đàn muôn điệu”
của Thế Lữ, có thể coi hai bài thơ trên là những lời tuyên ngôn của Xuân Diệu
nói riêng và phong trào Thơ mới nói chung. Ở đây Xuân Diệu cũng mộng mơ,
cũng tôn thờ cái đẹp nhƣng đằm thắm say sƣa hơn với cuộc đời trong bổn phận
thi sĩ của mình: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Xuân Diệu luôn muốn đem lòng mình “ ràng rịt với muôn xuân”, muốn
thắt chặt với cuộc đời bởi “ trăm tình yêu mến”. Cũng có lúc ông tự ví mình
nhƣ con chim mang tiếng hót đắm say, khác biệt dâng hiến cho đời :
Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi
Trong chuyên luận, tác giả khẳng định những câu thơ trên có thể coi là
sự phát ngôn đầy đủ cho quan điểm “ nghệ thuật vị nghệ thuật”. Đồng thời nó
nằm trong hệ thống quan niệm về thơ và nghệ thuật nói chung của Xuân Diệu.
Sau đó tác giả đi đến kết luận : “cùng với một số tác phẩm văn xuôi như : Phấn
thông vàng, Người lệ ngọc, Chú lái khờ Xuân Diệu là một trong số rất ít ỏi
các nhà thơ lãng mạn 32 – 45 đã bộc lộ rõ rệt những quan niệm sáng tác của
mình bằng thơ”. Những luận điểm trên đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Gần đây nhất trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, Hà
Nội 2002 với đề tài Xuân Diệu – nhà nghiên cứu phê bình thơ trong đó có một

tiểu mục bàn tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu còn hầu hết luận án đề cập
tới thành tựu cũng nhƣ một số nét phong cách nghiên cứu phê bình thơ. Công
trình thứ hai của tác giả Trần Thị Sâm, Hà Nội – 2002 có đề cập khá sâu sắc, hệ
thống và có sức thuyết phục về những chuyển biến trong quan niệm về thơ đầu

8
thế kỷ XX – 1945. Nhƣng đây lại là quan niệm về thơ trong một giai đoạn lịch
sử cụ thể tuy có đề cập tới một số nhà thơ nhƣ Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,
một số nhóm: “Xuân thu nhã tập”, phong trào Thơ mới nhƣng lại không bàn
tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu hoặc có nói tới cũng chỉ là lƣớt qua hay
lại dƣới những bình diện khác.
Ngoài ra còn vô số các bài viết về Xuân Diệu dƣới các góc độ khác nhau
nhƣ :“Con đường sáng tạo của một nhà thơ” của Hoàng trung Thông; “Nhà thơ
lãng mạn tiêu biểu nhất” Lê Đình Kỵ; “Xuân Diệu nói về hai tập thơ “Thơ thơ”
và “Gửi hương cho gió” của Hà Minh Đức, “Xuân Diệu: chưa ai cảm thông
hết nỗi cô độc của tôi” của Vƣơng trí Nhàn; “Cái tôi” độc đáo, tích cực của
Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới” của Lê Quang Hƣng; “Xuân Diệu nỗi
ám ảnh của thời gian” của Đỗ Lai Thuý, “Nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ
Xuân Diệu” của Lý Hoài Thu, “Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ
Xuân Diệu” của Nguyễn Thị Hồng Nam Trong mỗi bài viết, các tác giả đều
đề cập tới các vấn đề khác nhau về tác giả, tác phẩm, hay một số vấn đề về
nghệ thuật rất công phu, sâu sắc, nhiều giá trị nhƣng tựu chung vẫn xoay
quanh sự ghi nhận ngợi ca những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu trong cuộc
sống, trong sáng tác để làm nên những giá trị tinh thần trƣờng cửu. Tất nhiên
tuy chƣa đi sâu vào vấn đề lý luận: quan niệm về thơ của Xuân Diệu nhƣng nếu
đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa Con ngƣời – Cuộc đời – Tác phẩm thì
chính bản thân những bài viết đã ẩn chứa vấn đề : quan niệm về thơ. Bởi vì
chính thực tiễn cuộc sống đã làm nẩy sinh và gieo mầm cho những quan niệm
của mỗi nhà thơ. Và đến lƣợt mình, quan niệm về cuộc sống ắt hẳn sẽ ảnh
hƣởng và chi phối đến quan niệm về thơ của chính tác giả đó. Cho nên dù

không đề cập tới một cách trực tiếp nhƣng các bài viết đã cung cấp cho chúng
tôi những tiền đề cần thiết.
Nếu nhƣ Huy Cận, ngƣời bạn lớn trong đời và trong thơ, ƣớc mong nhƣ
ngƣời nông dân “được gieo hết hạt khi kết thúc cuộc đời” thì điều ấy Xuân
Diệu đã làm đƣợc. Ông đã hiến dâng cho cuộc đời tất cả những gì có thể, vẫn

9
là ông hoàng của thơ tình, nhà thơ tiên phong của cách mạng với tinh thần:
“Phần tinh hoa của người nghệ sĩ mà cũng là phần sống của cuộc đời là ở tác
phẩm”.
Với thực tế trên, chúng tôi nhận thấy : cho đến nay chƣa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu với tƣ cách là một đề
tài độc lập. Vì vậy, thông qua luận văn chúng tôi mong muốn có một cái nhìn
hệ thống cùng một số ý kiến riêng, đóng góp vào sự nghiên cứu chung trên cơ
sở học hỏi, kế thừa kết quả bấy lâu của giới nghiên cứu.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Về lý luận : Muốn sáng tạo thơ, hiểu thơ cần phải có một hệ thống quan
niệm đúng đắn về thơ : quan niệm về đặc trƣng, bản chất thơ, về nhà thơ, qui
trình sáng tạo thơ, chất lƣợng thơ Hệ thống quan niệm đó sẽ ảnh hƣởng và
chi phối đến quá trình sáng tác thơ, phê bình thơ của bản thân Xuân Diệu nói
riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Qua việc hệ thống và phân tích những quan niệm về thơ của Xuân Diệu,
chúng tôi cố gắng chỉ ra những đóng góp từ đó tự nó trả lời và đóng vai trò cơ
sở, nền tảng dẫn đến thành công trên nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt là phê
bình thơ cổ điển. Nếu xem xét quan niệm về thơ của Xuân Diệu nhƣ một chỉnh
thể nghệ thuật khi đặt trong mối quan hệ đa chiều của một tác gia văn học lớn
ở cấp độ loại hình học tác giả, sẽ giúp cho tác giả đó đƣợc nghiên cứu sâu sắc,
toàn diện hơn. Đó là những đóng góp về mặt lý luận.
Về thực tiễn : Luận văn góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu tác
giả Xuân Diệu và có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên các

trƣờng Đại học, Cao đẳng cùng những ngƣời đang quan tâm đến về đề tài này.
4. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Nhiệm vụ :
Luận văn đề cập tới một số vấn đề cơ bản thuộc quan niệm về thơ của
Xuân Diệu trên cơ sở thực tiễn sáng tác thơ, phê bình thơ và những đóng góp
của ông cùng ảnh hƣởng của nó đối với nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.

10
Theo chúng tôi, một tác gia văn học lớn là tinh hoa của dân tộc, của một
thời và của muôn đời. Với suy nghĩ nhƣ thế, luận văn còn đặt nhiệm vụ làm
sáng tỏ thêm những quan điểm về bản chất, chức năng của thơ nhằm đi đến
mục đích : Kế thừa và phát huy những hạt nhân hợp lý của các quan niệm về
thơ tiến tới xây dựng một nền thơ ca “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, vừa
truyền thống, vừa hiện đại và mang đậm tính nhân văn.
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
Là tất cả các ý kiến tiêu biểu thể hiện quan niệm về thơ của Xuân Diệu,
cả phƣơng diện lý luận lẫn thực tiễn sáng tác. Tất nhiên, đối tƣợng chính vẫn là
ý kiến bộc lộ trực tiếp quan niệm về thơ của Xuân Diệu. Cụ thể hơn, luận văn
sẽ khảo sát ba mảng chính :
+ Để có cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân
Diệu, chúng tôi trình bày sơ bộ thơ và những quan niệm cơ bản về thơ từ trƣớc
đến nay.
+ Trong hệ thống quan niệm về thơ của Xuân Diệu, chúng tôi sẽ đề cập
tới những quan niệm của Xuân Diệu về đặc trƣng, bản chất thơ, về nhà thơ, về
quá trình sáng tạo thơ, về chất lƣợng thơ Vì quan niệm về thơ lại đƣợc bộc lộ
khá rõ nét trong nghiên cứu phê bình thơ, trong khi đó Xuân Diệu lại có một
mảng nghiên cứu phê bình vô cùng phong phú cho nên chúng tôi khảo sát cả
những quan niệm về phê bình thơ của Xuân Diệu coi đó nhƣ một hệ thống
quan niệm mang tính chỉnh thể không thể tách rời với thơ.
+ Sau hai phần mang tính lý luận, luận văn trình bày quan niệm và

những đánh giá của Xuân Diệu về thơ thông qua công tác nghiên cứu phê bình
thơ cổ điển của Xuân Diệu. Đây đƣợc coi là thực tiễn sáng tác sinh động, đặc
sắc, hệ quả tất yếu của những quan niệm đúng đắn về thơ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi nghiên cứu hầu hết các tác phẩm
của Xuân Diệu, trong đó tập trung hơn vào Xuân Diệu toàn tập – tập III,
“Công việc làm thơ” và bộ sách hai tập : “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”.

11
Quan niệm về thơ nói chung và quan niệm về thơ của Xuân Diệu nói riêng là
một vấn đề mới, khó. Đây là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp mà luận văn không
thể khảo sát hết các yếu tố thuộc nội hàm của quan niệm về thơ. Giải trình điều
đó, cũng có nghĩa là chúng tôi tự ý thức rằng: trong luận văn không tránh khỏi
những điều còn phiến diện, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu từ nhiều
phía, nhiều công trình.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một
công trình khoa học. ở đây chúng tôi sử dụng phƣơng pháp hệ thống, phƣơng
pháp so sánh lịch sử (đồng đại và lịch đại), phƣơng pháp phân tích chứng
minh Để thực hiện nhiệm vụ và tăng thêm độ tin cậy của đề tài nghiên cứu,
luận văn còn vận dụng các phƣơng pháp liên ngành nhƣ : Văn học sử, phê bình
văn học, lý thuyết tiếp nhận văn học, thi pháp học
Đồng thời trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi cố gắng kết
hợp một cách nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn sáng tác để làm sáng tỏ
các quan niệm về thơ của Xuân Diệu, một nhà thơ, trong số rất ít có cả một hệ
thống quan niệm về thơ và hệ thống quan niệm đó ảnh hƣởng chi phối không ít
tới đời sống thơ ca hiện đại.
6. Cái mới của luận văn.
Đây là luận văn đầu tiên tìm hiểu một cách có hệ thống và quy mô vấn
đề quan niệm về thơ của Xuân Diệu (không xem đây là kết luận ổn định vì

chƣa bao quát hết tƣ liệu). Ngoài ra luận văn cũng giúp ngƣời đọc hình dung
đƣợc khá trọn vẹn chân dung của một tác gia văn học lớn thông qua quan niệm
về thơ của chính nhà thơ ở cả góc độ lý luận và thực tiễn sáng tác.
Qua việc hệ thống, phân tích, đánh giá những đóng góp trong quan niệm
nghệ thuật về thơ của Xuân Diệu, luận văn có thể giúp ngƣời đọc có một cái
nhìn đúng đắn, khoa học hơn về loại hình tác giả văn học trong tổng thể các
mối quan hệ về văn hoá, xã hội, quan điểm nghệ thuật từ đó rút ra những
kinh nghiệm quý báu cho học tập, sáng tác và nghiên cứu phê bình tránh

12
những “tổn thất” và những “đường vòng” ấu trĩ không cần thiết, đặng vƣơn tới
một nền văn học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 1 trang chia ra 3
chƣơng nhƣ sau.
Chương thứ nhất : Thơ và những quan niệm cơ bản về thơ. (27tr)
Chương thứ hai : Quan niệm của Xuân Diệu về đặc trưng thơ.(48tr)
Chương thứ ba : Quan niệm và những đánh giá của Xuân Diệu về thơ.
(64tr)

13
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG THỨ NHẤT
THƠ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THƠ
I – Lƣợc khảo một số định nghĩa về thơ.
Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm, là hình thái văn học đầu
tiên trong đời sống con ngƣời. Từ thủa bình minh ấu thơ của lịch sử loài ngƣời,
thơ ca đã ra đời đồng hành cùng sự hình thành và phát triển của con ngƣời.
Những bài hát trong lao động của ngƣời nguyên thuỷ, những lời cầu nguyện
mong ƣớc mùa màng tốt tƣơi, những bài niệm chú, có thể đƣợc xem là những

hình thức đầu tiên sơ khai, đơn giản của thơ. Nhƣng thơ còn là một “hình thức
nghệ thuật cao quý, tinh vi”. Nên chỉ đến khi con ngƣời có nhu cầu tự biểu
hiện, thơ mới thực sự hình thành, theo đúng nghĩa của nó.
Theo quan niệm thông thƣờng, thuật ngữ thơ hàm nghĩa cho cả hai loại
thể thơ trữ tình và thơ tự sự. Song đặc trƣng của thơ bộc lộ tập trung nhất qua
thơ trữ tình.
Hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho thơ nẩy mầm đâm lá.
Nhƣng đặc trƣng của thơ lại gắn với những cảm xúc, suy tƣ với chiều sâu của
thế giới nội tâm trong mỗi cá nhân ngƣời nghệ sĩ. Và ở những cảnh huống đặc
biệt không hề giống nhau, thi ca đã làm nên những phong cách và giá trị vô
cùng phong phú.
Từ những phẩm chất và đặc điểm khác nhau đó mà có nhiều cách lý giải
không hề giống nhau, thậm chí đối lập nhau về bản chất của thơ. Có nhiều
ngƣời xem bản chất của thơ ca là tôn giáo. Nó gắn với những gì thiêng liêng
huyền bí. Platon xem “thơ hay là tặng phẩm của thần linh”. Sau này
Hayđêghơ, Hăngri Brêmông, Malácmê đều chịu ảnh hƣởng của quan niệm
cho thơ là nhịp cầu trung gian nối thần linh với loài ngƣời.
Mặc dù thơ gắn với thế giới nội tâm sâu kín đa thanh, đa dạng, đa chiều,
vừa hữu hình vừa vô hình, không dễ gì nắm bắt. Song không vì thế mà đẩy thơ
ca vào địa hạt của tôn giáo, thần bí xa lạ không bắt rễ và thoát ly với cuộc đời.

14
Thơ từ bao đời vẫn là “tiếng nói tươi trẻ nhất”, “hồn nhiên nhất của tâm hồn”
đƣợc chảy ra từ mạch ngầm của cuộc sống, nói tiếng nói của cuộc sống, một
tiếng nói tinh khiết và sâu thẳm nhất.
Đạo thiên chúa giáo có quan niệm : mỗi ngƣời tin đạo đều có thể tìm cho
mình một cách đến với chúa, đến với thiên đƣờng. Vậy thì cũng có thể nói rằng
: mỗi nhà thơ, ngƣời đọc thơ, yêu thơ đều có thể tìm cho mình một cách để đến
với thơ hay. Và có bao nhiêu nhà thơ, ngƣời đọc thơ, yêu thơ thì cũng có thể
nói có bấy nhiêu cách định nghĩa về thơ.

1- Xung quanh một số định nghĩa về thơ cổ
Chịu ảnh hƣởng của văn học phƣơng Đông, các nhà thơ Việt Nam xƣa
tƣ duy và sáng tạo thơ chủ yếu theo các quan niệm của thơ ca Trung Quốc. Thơ
là để nói lên cái chí, lời ca là để làm cho lời nói đƣợc lâu dài. Hay ở lòng thì
gọi là chí, nói ra thành lời thì gọi là thơ. Nhƣng thơ có cái cơ sở không đổi của
nó mà tứ là cái không ở yên một nơi, tuỳ tính hợp phận nên ít khi có thể làm
bài thơ nào cũng hay. Nếu cho là khó thì cái dễ sẽ tới, còn nếu xem thƣờng là
dễ thì cái khó lại ngay (theo Văn tâm điêu long – Lƣu Hiệp).
Tuy chịu ảnh hƣởng và vay mƣợn nƣớc ngoài nhƣng khi vào Việt Nam
các quan niệm đó đã đƣợc Việt hoá nhuần nhuyễn đến mức dƣờng nhƣ nó là tài
sản tinh thần của ngƣời Việt Nam. Có thể nói rằng quan niệm “thi dĩ ngôn chí”
hay “văn dĩ tải đạo” chi phối phần lớn các sáng tác của các nhà thơ xƣa. Mặc
dù vậy vẫn có những sáng tác thơ ca để ký thác tâm sự tình cảm riêng tƣ nhƣng
bao trùm chủ đạo vẫn là để nói cái chí, để giữ gìn và bảo vệ đạo lý. “Chí anh
hùng” của Nguyễn Công Trứ khá tiêu biểu cho quan niệm trên. Ông quan niệm
làm trai phải cho đáng nên trai, sống có chí khí, sống cuộc đời rộng lớn, không
bằng lòng với cuộc sống tầm thƣờng chật hẹp. Sống có chí khí là một đòi hỏi
của xã hội, một trách nhiệm, một món nợ phải trả cho xã hội – món nợ tang
bồng. Rất hào hùng và đầy khí phách khi Nguyễn Công Trứ viết
Chí làm trai nam bắc tây đông,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

15
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.
Cùng nằm trong quĩ đạo của quan niệm về thơ xƣa nhƣng các nhà thơ
lớn cũng không hề cứng nhắc đến mức duy lý trí : làm thơ chỉ để nói cái chí, để
chở đạo mà còn rất sâu sắc đúng đắn khi quan niệm : “thơ khởi phát từ trong
lòng người ta” (Lê Quí Đôn). Có nghĩa là thơ không chỉ bó hẹp trong lãnh địa
của “chí”, của “đạo” do lý trí điều khiển sai khiến mà thơ còn là kết quả của sự

rung động của tấm lòng, của con tim. Không đƣợc lọc qua và “đầu thai” bằng
cảm xúc, bằng tấm lòng, bằng tình cảm làm sao có đƣợc những áng thơ hay tồn
tại mãi trong lòng ngƣời đọc.
Cũng vƣợt lên trên quan niệm về thơ trong văn học cổ, gần gũi với quan
niệm về thơ với Lê Quí Đôn, Ngô Thì Nhậm phát biểu : “Mây gió cỏ hoa xinh
tươi kỳ diệu đến đâu hết thẩy cũng đều từ trong lòng nẩy ra” và cao hơn, sâu
hơn ông đi vào bản chất của quá trình sáng tạo thơ, cái thiết cốt khơi nguồn cho
sáng tạo thơ hay là khi lòng ngƣời xúc động, và làm thăng hoa những giá trị
tƣởng nhƣ bình thƣờng bỗng trở thành bất tử : “Hãy xúc động hồn thơ để ngọn
bút có thần”. Xúc động càng lớn sự thần kỳ trong ngọn bút càng cao. Có thể
nói sự xúc động lớn đã tạo ra những “phút giây thiêng” sáng tạo nên những giá
trị tinh thần vĩnh cửu. Phải chăng cũng vì lý do trên mà có ngƣời đã quan niệm
thơ là tặng phẩm của thần thánh?
Xuất phát từ giây phút kỳ diệu “để cho ngọn bút có thần” nhà thơ xƣa
không hề khống chế khả năng vô biên của trí tƣởng tƣợng. Cho nên cũng lại
xuất hiện quan niệm : “thơ là sự lung linh giữa khả giải và bất khả giải”. Đó
thực sự cũng là một quan niệm về thơ không phải không đúng đắn và tiến bộ.
2- Xung quanh một số định nghĩa về thơ hiện đại
Mỗi thời đại khác nhau có những quan niệm về thơ không giống nhau.
Tất nhiên không có sự đoạn tuyệt và cắt đứt, không có sự loại bỏ một cách
tuyệt đối. Thực tế cho thấy không ít những quan niệm về thơ tronng xã hội thời
xƣa vẫn đƣợc kế thừa và phát huy một cách tích cực vừa làm giầu thêm kho

16
tàng lý luận về thơ vừa làm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Chẳng
hạn những câu thơ sau đây tuy cách diễn đạt hình tƣợng thơ có khác nhau,
nhƣng ít nhất vẫn cùng chung một dòng chảy, một quan niệm về vai trò chức
năng của thơ, một điểm đến, một địa chỉ là vì cuộc sống con ngƣời, sự tiến bộ
của loài ngƣời :
– Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Nguyễn Đình
Chiểu)
– Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền. (Sóng Hồng)
– Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)
Những ý kiến của Hồ Chí Minh và Sóng Hồng về thơ, có thể đƣợc coi là
những định nghĩa tiêu biểu trong quan niệm về thơ thời hiện đại. Nó ảnh hƣởng
và chi phối nhiều đến thơ ca Việt Nam thế kỷ XX. Họ là nhà cách mạng nhƣng
đồng thời cũng là nhà thơ có không ít những vần thơ hay. Đặc biệt là những
phát biểu về đặc trƣng, bản chất, tác dụng của thơ. Sóng Hồng, trong lời giới
thiệu tập thơ của mình đã nêu những định nghĩa rất khái quát và sâu sắc về thơ.
Ông quan niệm : “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao
đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua
tình cảm đó, nói lên niềm hi vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của nhân
dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch
sử loài người”. (Sóng Hồng)
Với vị trí là cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, Tố Hữu phát
biểu : “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, “Thơ là cái
nhuỵ của cuộc sống”. Coi cuộc sống rộng lớn vô cùng, nó nhƣ bông hoa và
phần hƣơng thơm quyến rũ nhất, giá trị nhất là phần “nhuỵ”. Thơ đƣợc ví nhƣ
nhuỵ hoa là coi thơ nhƣ tinh hoa nhất tạo hƣơng thơm cho cuộc sống.

17
Bàn về tính hàm súc và khả năng diễn đạt của thơ ca, Tế Hanh cho rằng
“Thơ là phương tiện tối thiểu nhất trong các ngành nghệ thuật để đạt được
những kết quả cao nhất”. Khi bàn đến qui trình sáng tạo thơ, làm thế nào để từ
hiện thực cuộc sống sáng tạo ra thơ? Nguyễn Đình Thi khẳng định : “Thơ là
tiếng nói đầu tiên tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc
sống”.

Với Xuân Diệu, ông lại có một cách định nghĩa riêng về thơ. Đành rằng
thơ là kết quả của cái phần cao sâu nhất là tâm trí của những con ngƣời chân
chính, nhƣng phải có sự đồng điệu, lòng say mê thì mới tạo ra thơ: “Thơ là
tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con
người lao động, phấn đấu, suy nghĩ, yêu thương trong cái phần cao nhất, sâu
nhất của họ tức là tâm trí.” hoặc “Ai cảm được cái kỳ diệu của tình yêu thì
cũng có thể bằng cách tương đương liên hệ mà lĩnh hội được cái kỳ diệu của
thơ. Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết
hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và
tình nhân.”
Có lẽ vấn đề trung tâm trong thơ là cảm xúc và tình ngƣời, cho nên
nhiều nhà nghiên cứu, nhà thơ đã đề cập tới vấn đề này. Hoài Thanh phát biểu :
“thơ là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại muốn làm thơ trước hết
phải có tình”. Cũng đề cập tới sự rung động của cảm xúc trong sáng tạo thơ,
nhƣng hơi cực đoan khi các tác giả của nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng : “Thơ
là sự rung động : có rung động là có thơ. Phải cần và chỉ cần có rung động ấy.
Thơ vì thế không cần để hiểu mà cốt để cảm. Thơ được ví như Giai nhân, như
Đẹp, như Trời. Trước lúc chưa kịp hiểu nó là gì ta đã bị nó quyến rũ, lôi kéo,
xâm chiếm”
Giáo sƣ Hà Minh Đức, một nhà khoa học có uy tín trong giới nghiên cứu
thơ nói riêng và lý luận văn học nói chung, khi đã “Đi hết một mùa thu”, với
hơn nửa thế kỷ lao động và sáng tạo, trải qua bao suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu
sắc đã phát biểu một định nghĩa khái quát về đặc trƣng và ý nghĩa của thơ ca :

18
“thơ là tiếng nói của một tâm hồn, của niềm ước mơ, thơ bộc lộ khát vọng
vươn tới một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng”. Tất nhiên, không phải bài thơ
nào cũng bộc lộ một cách trực tiếp những luận điểm trên. Nhƣng suy cho đến
cùng thơ hay, thơ lớn dù trực tiếp hay gián tiếp đều “bộc lộ khát vọng vươn tới
một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng”. Điều đó nhƣ là một chân lý.

Ngoài ra, không khác xa lắm với các định nghĩa từ cổ chí kim trong quan
niệm về thơ của Việt Nam, các nhà thơ và các nhà nghiên cứu thế giới cũng
đƣa ra không ít định nghĩa xoay quanh đặc trƣng, phẩm chất của thơ. Đuy
Belây nhấn mạnh tới vai trò của cảm xúc, của trái tim trƣớc những biến thái
của cuộc sống. Khá “đồng điệu” với quan niệm về thơ ở Việt Nam khi ông cho
rằng : “thơ là người thư ký trung thành của trái tim”. Tất nhiên trong thơ phải
có trí tuệ, phải khái quát đƣợc những bức tranh hiện thực cuộc sống và con
ngƣời ở những bình diện khác nhau nhƣng nếu nhƣ có tất cả những điều đó mà
không có sự rung động của trái tim thì cũng không thể có thơ theo đúng nghĩa
của nó. Cho nên khi tâm hồn rung động thì ngƣời thƣ ký trung thành của trái
tim đã kịp thời ghi lại, đó chính là những vần thơ.
Biêlinxki nhà nghiên cứu phê bình Nga cũng đã định nghĩa : “thơ là tất
cả những gì làm cho ta phải quan tâm, gây xúc động, niềm vui, nỗi buồn, thú
say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng”, không quan tâm nhiều đến các dấu hiệu về
hình thức của thơ. Biêlinxki tập trung vào những tình huống, những nguyên
nhân cội nguồn của sáng tạo thơ. Sự thật là hầu hết những tác phẩm thơ có giá
trị đều là kết quả của những nung nấu, dằn vặt thƣờng trực trong lòng. Nó trở
đi trở lại ám ảnh trong tâm trí khiến cho anh không viết không thể chịu nổi.
Lúc đó thơ tràn ra tự nhiên nhƣ một nhu cầu tự thân tất yếu, kết quả của
“những gì làm cho ta phải quan tâm, gây xúc động, niềm vui, nỗi buồn, thú say
mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng”.
Cũng từ góc độ đặc trƣng bản chất của thơ, M.Gorki đại văn hào Nga
phát biểu : “thơ trước hết phải mang tính tình cảm”. Ở một điểm nhìn hẹp hơn
Anphret Vinhi lại cho rằng : “thơ là lòng nhiệt tình kết tinh lại”.

19
Các nhà thơ lãng mạn lại thƣờng lý tƣởng hoá thơ, đối lập một cách cực
đoan giữa thơ với cuộc sống. Lamáctin cho rằng : “Thơ là hiện thân cho những
gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người”. J.R
Bếtsơ lại quan niệm tính tích cực và trách nhiệm của thơ là phải khơi dậy

những hoài bão cao đẹp và rộng lớn của con ngƣời. Ông cho rằng : “Thơ là sự
cố gắng không ngừng của con người để tự vượt lên mình”
Có thể nói rằng các định nghĩa về thơ là vô cùng phong phú. Mỗi định
nghĩa dù ở Việt Nam hay trên thế giới, dù thời xƣa hay thời nay, dù hẹp hay
rộng, dù của nhà thơ, nhà nghiên cứu thơ hay bạn đọc thơ đều có cái lý riêng
của nó, ít nhất là ở tƣ duy, ở điểm nhìn, ở thời điểm hiện tại của bản thân ngƣời
phát biểu. Cũng chính do những đặc điểm trên đã làm nên tính phong phú của
các định nghĩa về thơ. Có ngƣời xuất phát từ quan điểm giai cấp, có ngƣời xuất
phát từ quan điểm nghệ thuật, lại có ngƣời chỉ định nghĩa trên bình diện nội
dung, cũng có ngƣời chỉ định nghĩa trên bình diện hình thức. Thậm chí có
những định nghĩa theo chúng tôi là khá cực đoan chỉ căn cứ vào một khía cạnh
hình thức của thơ. Chẳng thế mà Gectruđơ Stainơ đã phải thốt lên : một bông
hồng là một bông hồng, cũng nhƣ thơ là thơ, thế thôi, cần gì nhọc lòng định
nghĩa mà tốn giấy mực. Để hệ thống lại cho dễ hiểu hơn, chúng ta có thể tạm
sắp xếp lại theo mấy nhóm sau đây. Nhóm một : Coi thơ luôn gắn với cuộc
sống : “Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp”, “Thơ là cuộc sống tập
trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống”, “Thơ biểu hiện tinh chất cuộc sống”,
“là cái nhuỵ của cuộc sống” Nhóm hai : coi thơ là sợi dây ràng buộc mọi
ngƣời : “Thơ là tinh hoa, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm”, “Thơ là
chuyện đồng điệu”, “là tiếng nói tri âm” Nhóm ba: xu hƣớng dựa vào cấu
trúc của ngôn ngữ : “Thơ trƣớc hết và cuối cùng là cuộc hành trình trọn vẹn
của ngôn từ, là cuộc đời của ngôn từ”, “Thi sĩ là ngƣời tạo tác ngôn từ”, “Một
bài thơ là những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự hoàn hảo”. Nhà
nghiên cứu Phan Ngọc viết : “Thơ là cách tổ chức hết sức quái đản để bắt
ngƣời tiếp nhận phải nhớ, phải xúc cảm và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ

20
chức ngôn ngữ này.” Nhóm bốn : Thi pháp học lại nêu ý kiến về thơ theo một
cách riêng. Bakhtin, nhà thi pháp học nổi tiếng nêu sự khác nhau giữa thơ và
văn xuôi : “Thơ là tiếng độc bạch (monologique), một nỗi oán thán, một niềm

vui, một nỗi nhớ, một suy tƣởng. Tiểu thuyết là đối thoại (dialogique) nhiều
tiếng nói, nhiều bè, hoà hợp nhau, cãi nhau, đối chọi nhau”. Nhóm năm: xu
hƣớng định nghĩa thơ căn cứ vào dấu hiệu hình thức. Họ cho rằng so với văn
xuôi, trang thơ có nhiều khoảng trắng. Thơ nói ít mà chứa đựng nhiều nghĩa.
Chính những khoảng trắng lại chứa đậm chất thơ là nơi chất thơ lan toả. Thơ là
văn bản không liên tục có nhiều chỗ “lặng”, cái “lặng” tràn ngập cảm xúc và ý
tƣởng. Cũng từ dấu hiệu hình thức họ cho rằng đặc trƣng thơ là sự trùng điệp
của âm, vần, nhịp. Những ý kiến này quan niệm nhịp là linh hồn của thơ, hay
“Thơ là văn bản đƣợc tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ”. Mỗi nhón định
nghĩa về thơ có những ƣu thế và hạn chế khác nhau. Tìm một định nghĩa nào
bao chứa đƣợc hết, vừa nhận ra cái phần “xác” và phần “hồn”, khía cạnh nội
dung và hình thức, cả cái vô hình và cái hữu hình, tiềm thức và vô thức là
một điều không hề đơn giản.
Cho nên, khó có một định nghĩa nào bao quát đƣợc tất cả những khía
cạnh thể hiện đặc trƣng của thơ. Mặc dầu vậy, theo ý kiến của chúng tôi, nói
nhƣ thế không có nghĩa là không thể có đƣợc một định nghĩa khả dĩ khái quát
đƣợc những nét cơ bản về thơ. Tuy thơ là một lĩnh vực tinh thần vô cùng
phong phú phức tạp, tinh vi và tinh tế. Mỗi tác phẩm thơ là sản phẩm tinh thần
của một cá nhân cụ thể trong một trạng thái cảm xúc, trong một sự rung động
cụ thể của tâm trí nhƣng nó vẫn tuân theo một qui luật chung và ít nhất đều
có tên gọi chung là “thơ” chứ không phải là một loại hình nghệ thuật khác.
Vậy thì theo chúng tôi, một định nghĩa về thơ sẽ đƣợc đông đảo bạn đọc chấp
nhận hơn, phải là một định nghĩa khái quát đƣợc cả đặc trƣng về nội dung và
hình thức của thơ để qua đó, ngƣời ta thấy đƣợc bóng dáng của hầu hết
những sáng tác thơ ca đều có mặt trong đó.

21
Xuất phát từ suy nghĩ trên, chúng tôi xin chọn hai ý kiến đƣợc coi nhƣ
những định nghĩa về thơ (một dài, một ngắn) mà theo chúng tôi đáp ứng đƣợc
khá đầy đủ những tiêu chí về cả nội dung và hình thức thơ :

Định nghĩa 1 : “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách
cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông
qua tình cảm đó, nói lên niềm hi vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của
nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của
lịch sử loài người.
Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có
tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và
lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy
được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng
vang nên nhạc điệu khác thường.
Thơ là một viên ngọc kim cương long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Thơ
là thơ, đồng thời cũng là vẽ, là nhạc, là trạm khắc theo một cách riêng. Nhưng
thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà những nghệ
thuật khác không có. Cho nên thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng
tượng.”
(Sóng Hồng)
Định nghĩa 2 : “Thơ là một thông báo thẩm mỹ trong đó kết hợp 4 yếu
tố: có Ỳ, có Tình, có Hình, có Nhạc.”(55.T22)
( Mã Giang Lân)
II- Những quan niệm cơ bản về thơ.
1. Quan niệm về thơ trong văn học trung đại.
Trƣớc khi tìm hiểu quan niệm về thơ trong văn học trung đại, chúng tôi
xin đề cập vài nét đến quan niệm về thơ trong văn học dân gian. Văn học dân
gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân. Văn học dân
gian ra đời từ rất sớm, khi mà đời sống và nhận thức xã hội của con ngƣời còn
thấp kém, còn đang ở buổi sơ khai, tuổi ấu thơ hồn nhiên của lịch sử loài
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNNGUYỄN VĂN KHÁNHQUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆUChuyên ngành : Lý luân văn họcMã số : 5.04.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂNNgười hướng dẫn khoa học : PGS.TS. LÝ HOÀI THUHÀ NỘI – 2003147M ỤC LỤCA. MỞ ĐẦU 1B. NỘI DUNG 13CH ƯƠNG THỨ NHẤT : THƠ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THƠ 13I – Lƣợc khảo một số ít định nghĩa về thơ. 13X ung quanh một số ít định nghĩa về thơ cổ 14X ung quanh 1 số ít định nghĩa về thơ tân tiến 15II – Những ý niệm cơ bản về thơ. 211. Quan niệm về thơ trong văn học trung đại. 21E m xuống dưới ao em bắt con cua 23H ắn kêu một tiếng, chàng ôi ! 232. Quan niệm về thơ trong văn học văn minh. 272.1. Quan niệm về thơ từ đầu thế kỷ XX – 1945. 272.2. Quan niệm về thơ từ 1945 đến 1975. 312.3. Quan niệm về thơ từ 1975 đến nay 33CH ƯƠNG THỨ HAI 38QUAN NIỆM CỦA XUÂN DIỆU VỀ ĐẶC TRƢNG THƠ 38I – Xuân Diệu ý niệm về thơ 381. Xuân Diệu ý niệm về thực chất thơ. 382. Xuân Diệu ý niệm về nhà thơ. 493. Xuân Diệu ý niệm về tiến trình phát minh sáng tạo thơ. 584. Xuân Diệu ý niệm về chất lượng thơ. 66II – Xuân Diệu ý niệm về phê bình thơ 741. Xuân Diệu ý niệm về mục tiêu, trách nhiệm, nhu yếu, phương pháp, chiêu thức phê bìnhthơ. 762. Xuân Diệu ý niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ, nhà phê bình thơ với công chúng thơ. 83CH ƯƠNG THỨ BA 88QUAN NIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA XUÂN DIỆU VỀ THƠ 881481. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua khám phá phê bình ca dao. 892. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình thơ tân tiến. 913. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình trình làng những tinh hoathơ ca quốc tế. 934. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua nghiên cứu và điều tra phê bình thơ cổ. 944.1 – Nguyễn Trãi – nhà thơ khởi đầu nền Văn học cổ xưa Việt nam. 1064.2 – Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc bản địa 1164.3 – Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm. 130C – KẾT LUẬN 142A. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài. 1.1. Thơ là một thể loại văn học sinh ra từ rất sớm và có vô số quan niệmvề thơ. Có ngƣời nói : “ thơ là muối của cuộc sống ”, và cao hơn, thơ chính là “ máu của cuộc sống ”. Lê Quí Đôn ý niệm : “ Thơ khởi phát tự trong lòngngười ta ”. I.W.Goethe xem thơ là hành vi tự giải toả của mỗi ngƣời. Với TốHữu, thơ là “ lời nói hồn nhiên nhất của tâm hồn ”. Nhà thơ Sóng Hồng coithơ là “ tình cảm và lý trí tích hợp một cách thuần thục và có thẩm mỹ và nghệ thuật ” đểcó năng lực “ biểu lộ con người và thời đại một cách cao đẹp ”. Platon xem “ thơ là tặng phẩm của thần linh ” v.v và v.v Dù thơ là gì đi nữa thì vẫn phảilà kết tinh và thăng hoa của mồ hôi và nƣớc mắt cuộc sống. Có thể nói có baonhiêu nhà thơ, ngƣời đọc thơ thì có bấy nhiêu cách tưởng tượng “ định nghĩa ” vàquan niệm về thơ khác nhau. Lãnh địa ý thức này, mang trong mình nhữngquan niệm riêng tiềm ẩn đầy sức ám gợi không dễ gì đồng cảm chớp lấy. Chínhđiều đó khiến thơ ca trở thành một mô hình thẩm mỹ và nghệ thuật đƣợc sự chăm sóc hàngđầu của những nhà nghiên cứu. Nói đến thơ là nói đến một mạng lưới hệ thống mở, mộtdòng chảy dào dạt luôn hoạt động đổi khác không ngừng mà sự luận bàn là mộthành trình không có hồi kết. 1.2. Xuân D Đình Thi có ngôn từ tự nhiêà một nhà thơ lớn, một “ hiệntượng nghệ thuật và thẩm mỹ nổi bật ” là “ nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới ”, ngƣời góp thêm phần tạo ra sự “ một thời đại trong thi ca ”, đồng thời cũng là “ ngườitái tạo nguồn sinh lực cho Thơ mới những năm 36 – 39 và đẩy trào lưu thơ canày vào thời cực thịnh ”. Sau cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu rộng mở nhƣmuốn ôm trùm cả cuộc sống mới. Hai trƣờng ca “ Ngọn quốc kì ” và “ Hội nghịnon sông ” chứng tỏ ông đã bƣớc đúng giữa quốc lộ thơ ca cách mạng. Bên cạnhthơ chính trị, thơ chiến đấu và kiến thiết xây dựng đời sống mới, con ngƣời mới, mảngthơ tình yêu đã làm cho tên tuổi Xuân Diệu thành bất tử. Đến nay, ông vẫn lànhà thơ tình số một, nhà thơ tình “ kiệt xuất ” chƣa ai vƣợt qua đƣợc. Mảng thơ dịch và trình làng tinh hoa thơ ca quốc tế cũng chứa đựngkhông ít tài thơ và ý niệm về thơ của ông. Không chỉ dừng lại ở đó, Xuân Diệu còn là “ nhà nghiên cứu phê bình lỗilạc ” ( Mai Quốc Liên ), “ một triệu phú ” ( Hà Xuân Trƣờng ), “ một viện nghiêncứu ” ( Chế Lan Viên ) trong việc điều tra và nghiên cứu phê bình thơ. Bởi vậy, hoàn toàn có thể nói, hơn ai hết, Xuân Diệu là một trong những người có tư cách được xem làmột nhà thơ có cả một mạng lưới hệ thống ý niệm về thơ và nghề thơ đầy đủnhất. Nó không chỉ được phát biểu, trình diễn bằng một hệ thống lý luậnrất phong phú và đa dạng mà còn được bày tỏ sinh động qua thực tiễn sáng tác thơ vànghiên cứu phê bình thơ. 1.3. Theo dòng lịch sử dân tộc, mỗi tác giả và tác phẩm văn chƣơng luôn chịu sựthử thách, tinh lọc khắc nghiệt của thời hạn và đa số đã rơi vào quênlãng. Nhƣng “ có vẻ như ngược lại với quy luật ấy, những tác giả và tác phẩmtiêu biểu lại không ngừng được luận bàn qua những thời kỳ lịch sử vẻ vang ”. Đó là kếtluận mang tầm khái quát cao của giáo sƣ Hà Minh Đức so với những thi hào, thibá trong văn học Nước Ta. Bên cạnh những : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, HồXuân Hƣơng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu Xuân Diệu cũng là một trƣờng hợp tiêubiểu cho việc “ không ngừng được luận bàn qua những thời kỳ lịch sử dân tộc ”. Trongnhững năm gần đây, nhiều luận án tiến sỹ về Xuân Diệu đƣợc bảo vệ thànhcông, nhƣng những gì trong di sản nghệ thuật Xuân Diệu để lại vẫn là nhữngchân trời mới đầy mê hoặc và có sức hấp dẫn đặc biệt quan trọng. 1.4. Với tƣ cách là một tác gia văn học lớn, nhiều nhà nghiên cứu và điều tra, phêbình đã đi sâu khám phá những phƣơng diện khác nhau của những giá trị trong thơ vàphê bình thơ của Xuân Diệu. Nhƣng yếu tố “ Quan niệm của Xuân Diệu vềthơ ” thì chƣa thực sự trở thành đối tƣợng điều tra và nghiên cứu trọng tâm của bất kể mộtcông trình khoa học nào. Bởi vậy, luận văn chọn đề tài : “ Quan niệm về thơcủa Xuân Diệu ” nhằm mục đích nỗ lực mạng lưới hệ thống, nghiên cứu và phân tích và trình bầy những đónggóp trong ý niệm về thơ của Xuân Diệu trên những phƣơng diện chính : quanniệm về đặc trƣng, thực chất của thơ, nhà thơ, qui trình phát minh sáng tạo thơ, chất lƣợngthơ từ đó đƣa ra những lý giải ý niệm về thơ đó là gì ? Nó ảnh hƣởng, chiphối đến thực tiễn sáng tác : cả thơ và phê bình thơ của bản thân nhà thơ nóiriêng cũng nhƣ vai trò, ảnh hưởng tác động và ý nghĩa của ý niệm ấy trong sự vậnđộng và tăng trưởng của thơ ca dân tộc bản địa nói chung thế nào ? Qua đó, phần nào giúpngƣời đọc có một nhận thức tổng lực hơn về một tác gia văn học lớn của dântộc trong một quy trình tiến độ lịch sử dân tộc đơn cử, gần trọn thế kỷ XX “ một thế kỷ bùng nổ, một thế kỷ nhảy vọt trong tiến trình tăng trưởng tuần tự của toàn quả đât ” đặnggiúp tất cả chúng ta hoàn toàn có thể bƣớc vào một thời kỳ văn học mới với bản lĩnh và nhữngthành tựu xứng danh hơn. Bởi vì, nói nhƣ Jiri Wolker : “ Qua nhà thơ, ngườita thấy tầm cỡ thời đại mà ông ta sống. ” 2. Lịch sử yếu tố. Xuân Diệu là một tác gia văn học lớn. Ông luôn đƣợc sự chăm sóc củađông hòn đảo giới điều tra và nghiên cứu, phê bình. Ở những yếu tố và dƣới những góc nhìn, những phƣơng pháp điều tra và nghiên cứu khác nhau, những nhà khoa học đã đi sâu và làmsáng tỏ nhiều điều lý thú. Nhƣng yếu tố, ý niệm về thơ của Xuân Diệu lạichƣa đƣợc chăm sóc đúng mức. Vấn đề thƣờng chỉ dừng lại ở một khoanh vùng phạm vi hẹphay một mức độ vừa phải nếu không muốn nói là lƣớt qua. Hoặc cũng có khicác tác giả trình diễn ý niệm về thơ cho cả một trào lƣu, một giai đoạnnhƣng lại chƣa đi sâu vào từng tác giả đơn cử và coi đó là một đối tƣợng nghiêncứu có tính mạng lưới hệ thống ; cũng cần phải thấy rằng ý niệm về thơ của mỗi tác giảluôn bị chi phối bởi quan điểm thẩm mỹ và nghệ thuật của những khuynh hƣớng, trào lƣu vănhọc mà tác giả đó chịu ảnh hƣởng cũng nhƣ của từng quy trình tiến độ lịch sử dân tộc đơn cử. Hơn nữa phần đông những nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập tới ý niệm về thơ củaXuân Diệu trên những “ văn bản lộ thiên ” tức là những phát ngôn trực tiếp của tác giảmà chƣa chú trọng đúng mức đến “ văn bản chìm ”, chứa đựng trong chính thựctiễn sáng tác của nhà thơ. Dầu vậy, luận văn luôn tiếp thu, thừa kế những kếtqủa của những ngƣời đi trƣớc, coi đó là những gợi ý, những điểm tựa quantrọng làm ra tính mạng lưới hệ thống của yếu tố ý niệm về thơ của Xuân Diệu. 2.1. Tình hình nghiên cứu và điều tra ý niệm về thơ của Xuân Diệu trước cáchmạng tháng Tám. Mặc dầu ngay từ khi mới Open trên thi đàn, Xuân Diệu đã lọt vào “ mắt xanh ” của những ngƣời tên tuổi và có uy tín trong giới văn nghệ sĩ, nhƣng nhìn chung những bài viết mới chỉ nhìn nhận cao vị trí số 1 của XuânDiệu so với trào lưu Thơ mới ở góc nhìn những cải cách, phát minh sáng tạo rực rỡ vềcả “ hồn ” và “ xác ” trong thơ, chƣa đề cập tới ý niệm về thơ của Xuân Diệu. Thế Lữ, ngƣời đi tiên phong của trào lưu Thơ mới, trong bài viết đầutiên trình làng Xuân Diệu năm 1937, tuy có những nhận xét xác đáng biểu hiệnsự trân trọng so với một kĩ năng nhƣng cũng chỉ ở góc nhìn ngợi ca cái đặcđiểm riêng trong thơ Xuân Diệu khác với Chế Lan Viên, Lƣu Trọng Lƣ, HuyCận Thế Lữ viết : “ Thơ của ông không phải là “ văn chương ” nữa, đó là lờinói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự chân thành cảm hứng, hoặc là những tình ýrạo rực biến lẫn trong những thanh âm. Xuân Diệu, nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và ánh sáng ”. Năm 1938, trong lời tựa tập Thơ thơ, Thế Lữ vẫntiếp tục dành những lời nồng nhiệt ngợi ca Xuân Diệu nhƣng cũng chỉ vềnhững đặc thù của hồn thơ Xuân Diệu : “ Thơ thơ là cụm đầu mùa chàngtặng cho nhân gian. Và từ đây, tất cả chúng ta có Xuân Diệu. Loài người hãy hiểucon người ấy ” ( 47. T12 ). Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Nước Ta ( 1942 ), ngƣời tổng kết “ Một thờiđại trong thi ca ”, ngƣời xác định những chuẩn mực giá trị cũng nhƣ tầm quan trọngcủa nó trong tiến trình hoạt động và tăng trưởng của thơ ca dân tộc bản địa, tuy đã nói nênđƣợc cái “ thần ” của hồn thơ Xuân Diệu nhƣng cũng chƣa đề cập đến quanniệm về thơ của ông khi cho rằng : thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chƣatừng có. Khi vui cũng nhƣ khi buồn ông đều nồng nàn tha thiết. Sau đó HoàiThanh đi đến một nhận định và đánh giá khái quát, tôn vinh đúng vị trí xứng danh của nhàthơ : “ Xuân Diệu mới nhất trong những nhà Thơ mới, nên những người lòng trẻmới thích đọc Xuân Diệu mà đã thích thì phải mê Với một nhà thơ còn gì quíhơn cho bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ ” ( 29. T33, 37 ). Mặc dù vậy, qua Thinhân Nước Ta, Hoài Thanh đã khai mở nhiều yếu tố quan trọng cho việc tìmhiểu ý niệm về thơ nói chung và của Xuân Diệu nói riêng. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn Nước Ta tân tiến ( 1941 ) có nêu cảmgiác chung của ngƣời tri thức lúc bấy giờ về thơ Xuân Diệu. Họ đã từng “ phảichặc lưỡi mà kêu : Thơ đâu lại có thứ thơ quái gở như vậy ! ”. Nó ngây ngô quá, “ Tây ” quá nhất là về âm điệu. Theo Vũ Ngọc Phan : dù là thơ mới hay cũ, đã làthơ hay phải bảo vệ hai điều : ý nghĩa và âm điệu. ý nghĩa phải khoái hoạt, hùng hồn, mê hoặc phát ra bởi những tƣ tƣởng thâm trầm, còn âm điệu du dƣơnglà nhờ ở cú pháp phân minh, chữ dùng tề chỉnh và quán xuyến. Đồng thời ôngcũng bênh vực Xuân Diệu và cho rằng không hề dùng hai chữ “ ngô nghê ” đƣợc. Bởi vì “ nếu ngũ quan bị kích thích, thi nhân chứa chan tình cảm mà phátra lời thơ, thì trong trí tưởng tượng, những cái vô hình dung cũng hoàn toàn có thể hoá ra hữuhìmh : Thơ cũng hoàn toàn có thể ví như những thỏi nước đá mát lạnh và cảm đến nãocon người ta, nhạc hoàn toàn có thể ví như một thứ rượu mùi, tuy ngọt, tuy đậm đà, thơmtho, mà hoàn toàn có thể làm cho người ta say tuý luý ” ( 48. T49 ). Và sau cuối Vũ NgọcPhan Tóm lại : “ Xuân Diệu thật là một người có tâm hồn thi sĩ ”. Rằng XuânDiệu ý niệm về quy trình phát minh sáng tạo thơ phải luôn “ với sự nồng nàn, thathiết ” bằng nhịp đập của trái tim chứ không phải là một tay “ thợ thơ ” chỉ chămchăm quan tâm vào kĩ thuật, quan tâm đến “ xác ” mà không chú ý quan tâm đến “ hồn ”. 2.2. Tình hình nghiên cứu và điều tra ý niệm về thơ của Xuân Diệusau cách mạng tháng Tám. Nguyễn Văn Long trong Từ điển Văn học, T.II, Nhà xuất bản Khoa họcxã hội, mục Xuân Diệu có đề cập ảnh hƣởng của thơ ca lãng mạn và tƣợngtrƣng Pháp đến phong thái thơ Xuân Diệu. Nguyễn Văn Long cho rằng : Dochi phối bởi ý niệm về thực chất, tính năng và quy luật tự bộc lộ, đặcbiệt ý niệm về “ cái tôi ” bản thể trong mỗi nhà thơ và mỗi tác phẩm thơ màtrong thơ, Xuân Diệu đã “ lôi kéo tuổi trẻ tận thưởng niềm hạnh phúc trần gian, nhằmtìm một lối thoát khỏi thực tại đen tối. Sự yên cầu tận hưởng ấy trước hết và lớnnhất ở tình yêu, được nhà thơ nói lên một cách khát khao, rạo rực đến vô tậnbằng mọi giác quan cảm hứng nhạy bén, nhưng luôn luôn cảm thấy mong manh, không thoả mãn, và do đó khi nào cũng tá hỏa, hấp tấp vội vàng thấp thỏm mọi cảm giácsẽ tan biến, tuổi trẻ và tình yêu sẽ phai tàn ” ( 98. TII, T605 ). Giáo sƣ Hà Minh Đức trong “ Những chặng đường thơ Xuân Diệu ” introng Xuân Diệu về tác giả, tác phẩm phần thơ trƣớc cách mạng sau khi phântích, thẩm bình đặc thù kỳ diệu, phức tạp trong sáng tạo hình tƣợng, cảm xúcthơ đã đi đến Kết luận : “ Xuân Diệu là nhà thơ của cuộc sống mới. Từ cách cảmnghĩ cho đến những rung động trong thơ đều mang sắc tố tân tiến ” ( 47. T169 ) và chính Xuân Diệu đã đƣa “ Thơ mới lên ngôi trên thi đàn vớikhuôn mặt tươi tắn, tươi thắm và hẫp dẫn chưa từng có ”. Sang phần thơ saucách mạng ngoài việc nghiên cứu và phân tích những góp phần lớn lao của Xuân Diệu trongviệc hoà mình quần chúng, vào hiện thực vĩ đại của dân tộc bản địa, phản ánh khôngkhí sôi sục đời sống mới, con ngƣời mới, giáo sƣ đi đến Kết luận : “ trongnhiều thập kỷ tăng trưởng của những chặng đường thơ cách mạng, Xuân Diệu đãchín lại với trong thực tiễn mới và nguồn thơ đã lại tỏ ra dào dạt, sung sức ” ( 47. T191 ). Theo tác giả Lý Hoài Thu, trong “ Thơ Xuân Diệu trước cách mạngtháng Tám – 1945 ”, Xuân Diệu có một ý niệm rất rõ nét và đặc biệt quan trọng nhạycảm với phạm trù “ Không gian, thời hạn ”, điều mà ông gọi chung là “ kíchthước của toàn thiên hà ”. Điều mê hoặc hơn, là từ ý niệm đó ông yên cầu ngƣờicầm bút phải có “ rất nhiều khoảng trống ở trong hồn ” và “ rất nhiều thời hạn ởtrong tâm lý ”. Cũng trong chuyên luận này, tác giả Lý Hoài Thu đã chỉ rõ : “ Xuân Diệu là người có mạng lưới hệ thống ý niệm tương đối hoàn hảo về mụcđích vai trò của phát minh sáng tạo thẩm mỹ và nghệ thuật, mặc dầu có lúc ông đã tự mâu thuẫngiữa những lời tuyên ngôn với quy trình sáng tác ” ( 51. T20 ). Tác giả còn đƣa ramột vấn đề có sức thuyết phục là : việc chứng minh và khẳng định ý niệm về sự tồn tạicủa cá thể, của “ cái tôi ” nghệ sĩ đã quyết định hành động và chi phối đến mạng lưới hệ thống quanniệm thẩm mỹ và nghệ thuật của chính nhà thơ. Tác giả đã nghiên cứu và phân tích, lý giải và chứngminh đơn cử không riêng gì ở lý luận mà còn trong cả thực tiễn sáng tác. Chẳng hạnkhi tác giả cho rằng : ngoài “ Lời đưa duyên ” cho tập “ Thơ Thơ ” Xuân Diệucòn có hai bài thơ, mà theo tác giả, trực tiếp thể hiện quan điểm sáng tác củaXuân Diệu. Đó là hai bài : “ Cảm xúc ” và “ Lời thơ vào tập gửi hương ”. Trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn, cùng với “ Cây đàn muôn điệu ” của Thế Lữ, hoàn toàn có thể coi hai bài thơ trên là những lời tuyên ngôn của Xuân Diệunói riêng và trào lưu Thơ mới nói chung. Ở đây Xuân Diệu cũng mộng mơ, cũng tôn thờ cái đẹp nhƣng đằm thắm say sƣa hơn với cuộc sống trong bổn phậnthi sĩ của mình : Là thi sĩ nghĩa là ru với gióMơ theo trăng và vơ vẩn cùng mâyĐể tâm hồn ràng buộc bởi muôn dâyHay san sẻ bởi trăm tình yêu mến. Xuân Diệu luôn muốn đem lòng mình “ ràng rịt với muôn xuân ”, muốnthắt chặt với cuộc sống bởi “ trăm tình yêu mến ”. Cũng có lúc ông tự ví mìnhnhƣ con chim mang tiếng hót đắm say, độc lạ dâng hiến cho đời : Tôi là con chim đến từ núi lạNgứa cổ hót chơiTrong chuyên luận, tác giả chứng minh và khẳng định những câu thơ trên hoàn toàn có thể coi làsự phát ngôn vừa đủ cho quan điểm “ nghệ thuật và thẩm mỹ vị thẩm mỹ và nghệ thuật ”. Đồng thời nónằm trong mạng lưới hệ thống ý niệm về thơ và thẩm mỹ và nghệ thuật nói chung của Xuân Diệu. Sau đó tác giả đi đến Tóm lại : “ cùng với một số ít tác phẩm văn xuôi như : Phấnthông vàng, Người lệ ngọc, Chú lái khờ Xuân Diệu là một trong số rất ít ỏicác nhà thơ lãng mạn 32 – 45 đã thể hiện rõ ràng những ý niệm sáng tác củamình bằng thơ ”. Những vấn đề trên đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiềutrong quy trình nghiên cứu và điều tra và thực thi luận văn. Gần đây nhất trong luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, HàNội 2002 với đề tài Xuân Diệu – nhà điều tra và nghiên cứu phê bình thơ trong đó có mộttiểu mục bàn tới ý niệm về thơ của Xuân Diệu còn hầu hết luận án đề cậptới thành tựu cũng nhƣ một số ít nét phong thái điều tra và nghiên cứu phê bình thơ. Côngtrình thứ hai của tác giả Trần Thị Sâm, TP. Hà Nội – 2002 có đề cập khá thâm thúy, hệthống và có sức thuyết phục về những chuyển biến trong ý niệm về thơ đầuthế kỷ XX – 1945. Nhƣng đây lại là ý niệm về thơ trong một tiến trình lịchsử đơn cử tuy có đề cập tới một số ít nhà thơ nhƣ Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, 1 số ít nhóm : “ Xuân thu nhã tập ”, trào lưu Thơ mới nhƣng lại không bàntới ý niệm về thơ của Xuân Diệu hoặc có nói tới cũng chỉ là lƣớt qua haylại dƣới những bình diện khác. Ngoài ra còn vô số những bài viết về Xuân Diệu dƣới những góc nhìn khác nhaunhƣ : “ Con đường phát minh sáng tạo của một nhà thơ ” của Hoàng trung Thông ; “ Nhà thơlãng mạn tiêu biểu vượt trội nhất ” Lê Đình Kỵ ; “ Xuân Diệu nói về hai tập thơ “ Thơ thơ ” và “ Gửi hương cho gió ” của Hà Minh Đức, “ Xuân Diệu : chưa ai cảm thônghết nỗi cô độc của tôi ” của Vƣơng trí Nhàn ; “ Cái tôi ” độc lạ, tích cực củaXuân Diệu trong trào lưu Thơ mới ” của Lê Quang Hƣng ; “ Xuân Diệu nỗiám ảnh của thời hạn ” của Đỗ Lai Thuý, “ Nỗi buồn và sự đơn độc trong thơXuân Diệu ” của Lý Hoài Thu, “ Quan niệm nghệ thuật và thẩm mỹ về con người trong thơXuân Diệu ” của Nguyễn Thị Hồng Nam Trong mỗi bài viết, những tác giả đềuđề cập tới những yếu tố khác nhau về tác giả, tác phẩm, hay một số ít yếu tố vềnghệ thuật rất công phu, thâm thúy, nhiều giá trị nhƣng tựu chung vẫn xoayquanh sự ghi nhận ngợi ca những góp phần lớn lao của Xuân Diệu trong cuộcsống, trong sáng tác để tạo ra sự những giá trị ý thức trƣờng cửu. Tất nhiêntuy chƣa đi sâu vào yếu tố lý luận : ý niệm về thơ của Xuân Diệu nhƣng nếuđặt trong mối quan hệ biện chứng giữa Con ngƣời – Cuộc đời – Tác phẩm thìchính bản thân những bài viết đã chứa đựng yếu tố : ý niệm về thơ. Bởi vìchính thực tiễn đời sống đã làm nẩy sinh và gieo mầm cho những quan niệmcủa mỗi nhà thơ. Và đến lƣợt mình, ý niệm về đời sống ắt hẳn sẽ ảnhhƣởng và chi phối đến ý niệm về thơ của chính tác giả đó. Cho nên dùkhông đề cập tới một cách trực tiếp nhƣng những bài viết đã phân phối cho chúngtôi những tiền đề thiết yếu. Nếu nhƣ Huy Cận, ngƣời bạn lớn trong đời và trong thơ, ƣớc mong nhƣngƣời nông dân “ được gieo hết hạt khi kết thúc cuộc sống ” thì điều ấy XuânDiệu đã làm đƣợc. Ông đã hiến dâng cho cuộc sống toàn bộ những gì hoàn toàn có thể, vẫnlà ông hoàng của thơ tình, nhà thơ tiên phong của cách mạng với ý thức : “ Phần tinh hoa của người nghệ sĩ mà cũng là phần sống của cuộc sống là ở tácphẩm ”. Với thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy : cho đến nay chƣa có công trìnhnào đi sâu nghiên cứu và điều tra ý niệm về thơ của Xuân Diệu với tƣ cách là một đềtài độc lập. Vì vậy, trải qua luận văn chúng tôi mong ước có một cái nhìnhệ thống cùng một số ít quan điểm riêng, góp phần vào sự nghiên cứu và điều tra chung trên cơsở học hỏi, thừa kế tác dụng lâu nay của giới nghiên cứu và điều tra. 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Về lý luận : Muốn phát minh sáng tạo thơ, hiểu thơ cần phải có một mạng lưới hệ thống quanniệm đúng đắn về thơ : ý niệm về đặc trƣng, thực chất thơ, về nhà thơ, quitrình phát minh sáng tạo thơ, chất lƣợng thơ Hệ thống ý niệm đó sẽ ảnh hƣởng vàchi phối đến quy trình sáng tác thơ, phê bình thơ của bản thân Xuân Diệu nóiriêng và nền thơ ca Nước Ta tân tiến nói chung. Qua việc mạng lưới hệ thống và nghiên cứu và phân tích những ý niệm về thơ của Xuân Diệu, chúng tôi nỗ lực chỉ ra những góp phần từ đó tự nó vấn đáp và đóng vai trò cơsở, nền tảng dẫn đến thành công xuất sắc trên nhiều nghành nghề dịch vụ trong đó đặc biệt quan trọng là phêbình thơ cổ xưa. Nếu xem xét ý niệm về thơ của Xuân Diệu nhƣ một chỉnhthể thẩm mỹ và nghệ thuật khi đặt trong mối quan hệ đa chiều của một tác gia văn học lớnở Lever loại hình học tác giả, sẽ giúp cho tác giả đó đƣợc điều tra và nghiên cứu thâm thúy, tổng lực hơn. Đó là những góp phần về mặt lý luận. Về thực tiễn : Luận văn góp một phần nhỏ bé vào việc điều tra và nghiên cứu tácgiả Xuân Diệu và hoàn toàn có thể làm tài liệu tìm hiểu thêm cho học viên, sinh viên cáctrƣờng Đại học, Cao đẳng cùng những ngƣời đang chăm sóc đến về đề tài này. 4. Nhiệm vụ, đối tượng người dùng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu và điều tra. 4.1. Nhiệm vụ : Luận văn đề cập tới một số ít yếu tố cơ bản thuộc ý niệm về thơ củaXuân Diệu trên cơ sở thực tiễn sáng tác thơ, phê bình thơ và những đóng gópcủa ông cùng ảnh hƣởng của nó so với nền thơ Nước Ta thế kỷ XX. 10T heo chúng tôi, một tác gia văn học lớn là tinh hoa của dân tộc bản địa, của mộtthời và của muôn đời. Với tâm lý nhƣ thế, luận văn còn đặt trách nhiệm làmsáng tỏ thêm những quan điểm về thực chất, công dụng của thơ nhằm mục đích đi đếnmục đích : Kế thừa và phát huy những hạt nhân hài hòa và hợp lý của những ý niệm vềthơ tiến tới thiết kế xây dựng một nền thơ ca “ tiên tiến và phát triển đậm đà truyền thống dân tộc bản địa ”, vừatruyền thống, vừa văn minh và mang đậm tính nhân văn. 4.2. Đối tượng điều tra và nghiên cứu. Là toàn bộ những quan điểm tiêu biểu vượt trội biểu lộ ý niệm về thơ của Xuân Diệu, cả phƣơng diện lý luận lẫn thực tiễn sáng tác. Tất nhiên, đối tƣợng chính vẫn làý kiến thể hiện trực tiếp ý niệm về thơ của Xuân Diệu. Cụ thể hơn, luận vănsẽ khảo sát ba mảng chính : + Để có cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và điều tra ý niệm về thơ của XuânDiệu, chúng tôi trình diễn sơ bộ thơ và những ý niệm cơ bản về thơ từ trƣớcđến nay. + Trong mạng lưới hệ thống ý niệm về thơ của Xuân Diệu, chúng tôi sẽ đề cậptới những ý niệm của Xuân Diệu về đặc trƣng, thực chất thơ, về nhà thơ, vềquá trình phát minh sáng tạo thơ, về chất lƣợng thơ Vì ý niệm về thơ lại đƣợc bộc lộkhá rõ nét trong điều tra và nghiên cứu phê bình thơ, trong khi đó Xuân Diệu lại có mộtmảng nghiên cứu và điều tra phê bình vô cùng đa dạng chủng loại cho nên vì thế chúng tôi khảo sát cảnhững ý niệm về phê bình thơ của Xuân Diệu coi đó nhƣ một hệ thốngquan niệm mang tính chỉnh thể không hề tách rời với thơ. + Sau hai phần mang tính lý luận, luận văn trình diễn ý niệm vànhững nhìn nhận của Xuân Diệu về thơ trải qua công tác làm việc nghiên cứu và điều tra phê bìnhthơ cổ xưa của Xuân Diệu. Đây đƣợc coi là thực tiễn sáng tác sinh động, đặcsắc, hệ quả tất yếu của những ý niệm đúng đắn về thơ. 4.3. Phạm vi nghiên cứu và điều tra. Để thực thi trách nhiệm trên, chúng tôi nghiên cứu và điều tra hầu hết những tác phẩmcủa Xuân Diệu, trong đó tập trung chuyên sâu hơn vào Xuân Diệu toàn tập – tập III, “ Công việc làm thơ ” và bộ sách hai tập : “ Các nhà thơ cổ xưa Nước Ta ”. 11Q uan niệm về thơ nói chung và ý niệm về thơ của Xuân Diệu nói riêng làmột yếu tố mới, khó. Đây là nghành to lớn và phức tạp mà luận văn khôngthể khảo sát hết những yếu tố thuộc nội hàm của ý niệm về thơ. Giải trình điềuđó, cũng có nghĩa là chúng tôi tự ý thức rằng : trong luận văn không tránh khỏinhững điều còn phiến diện, cần đƣợc liên tục điều tra và nghiên cứu khám phá từ nhiềuphía, nhiều khu công trình. 5. Phương pháp nghiên cứu và điều tra. Sự tích hợp của nhiều phƣơng pháp nghiên cứu và điều tra là tính tất yếu của mộtcông trình khoa học. ở đây chúng tôi sử dụng phƣơng pháp mạng lưới hệ thống, phƣơngpháp so sánh lịch sử dân tộc ( đồng đại và lịch đại ), phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích chứngminh Để triển khai trách nhiệm và tăng thêm độ an toàn và đáng tin cậy của đề tài nghiên cứu và điều tra, luận văn còn vận dụng những phƣơng pháp liên ngành nhƣ : Văn học sử, phê bìnhvăn học, kim chỉ nan đảm nhiệm văn học, thi pháp họcĐồng thời trong quy trình thực thi điều tra và nghiên cứu, chúng tôi nỗ lực kếthợp một cách thuần thục giữa triết lý và thực tiễn sáng tác để làm sáng tỏcác ý niệm về thơ của Xuân Diệu, một nhà thơ, trong số rất ít có cả một hệthống ý niệm về thơ và mạng lưới hệ thống ý niệm đó ảnh hƣởng chi phối không íttới đời sống thơ ca tân tiến. 6. Cái mới của luận văn. Đây là luận văn tiên phong khám phá một cách có mạng lưới hệ thống và quy mô vấnđề ý niệm về thơ của Xuân Diệu ( không xem đây là Tóm lại không thay đổi vìchƣa bao quát hết tƣ liệu ). Ngoài ra luận văn cũng giúp ngƣời đọc hình dungđƣợc khá toàn vẹn chân dung của một tác gia văn học lớn trải qua quan niệmvề thơ của chính nhà thơ ở cả góc nhìn lý luận và thực tiễn sáng tác. Qua việc mạng lưới hệ thống, nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận những góp phần trong quan niệmnghệ thuật về thơ của Xuân Diệu, luận văn hoàn toàn có thể giúp ngƣời đọc có một cáinhìn đúng đắn, khoa học hơn về mô hình tác giả văn học trong tổng thể và toàn diện cácmối quan hệ về văn hoá, xã hội, quan điểm thẩm mỹ và nghệ thuật từ đó rút ra nhữngkinh nghiệm quý báu cho học tập, sáng tác và điều tra và nghiên cứu phê bình tránh12những “ tổn thất ” và những “ đường vòng ” ấu trĩ không thiết yếu, đặng vƣơn tớimột nền văn học tiên tiến và phát triển đậm đà truyền thống dân tộc bản địa. 7. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 1 trang chia ra 3 chƣơng nhƣ sau. Chương thứ nhất : Thơ và những ý niệm cơ bản về thơ. ( 27 tr ) Chương thứ hai : Quan niệm của Xuân Diệu về đặc trưng thơ. ( 48 tr ) Chương thứ ba : Quan niệm và những nhìn nhận của Xuân Diệu về thơ. ( 64 tr ) 13B. NỘI DUNGCHƢƠNG THỨ NHẤTTHƠ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THƠI – Lƣợc khảo một số ít định nghĩa về thơ. Thơ là một thể loại văn học phát sinh rất sớm, là hình thái văn học đầutiên trong đời sống con ngƣời. Từ thủa bình minh ấu thơ của lịch sử vẻ vang loài ngƣời, thơ ca đã sinh ra sát cánh cùng sự hình thành và tăng trưởng của con ngƣời. Những bài hát trong lao động của ngƣời nguyên thuỷ, những lời cầu nguyệnmong ƣớc mùa màng tốt tƣơi, những bài niệm chú, hoàn toàn có thể đƣợc xem là nhữnghình thức tiên phong sơ khai, đơn thuần của thơ. Nhƣng thơ còn là một “ hình thứcnghệ thuật cao quý, phức tạp ”. Nên chỉ đến khi con ngƣời có nhu yếu tự biểuhiện, thơ mới thực sự hình thành, theo đúng nghĩa của nó. Theo ý niệm thông thƣờng, thuật ngữ thơ hàm nghĩa cho cả hai loạithể thơ trữ tình và thơ tự sự. Song đặc trƣng của thơ thể hiện tập trung chuyên sâu nhất quathơ trữ tình. Hiện thực đời sống là mảnh đất phì nhiêu cho thơ nẩy mầm đâm lá. Nhƣng đặc trƣng của thơ lại gắn với những xúc cảm, suy tƣ với chiều sâu củathế giới nội tâm trong mỗi cá thể ngƣời nghệ sĩ. Và ở những cảnh huống đặcbiệt không hề giống nhau, thi ca đã làm nên những phong thái và giá trị vôcùng đa dạng chủng loại. Từ những phẩm chất và đặc thù khác nhau đó mà có nhiều cách lý giảikhông hề giống nhau, thậm chí còn trái chiều nhau về thực chất của thơ. Có nhiềungƣời xem thực chất của thơ ca là tôn giáo. Nó gắn với những gì thiêng liênghuyền bí. Platon xem “ thơ hay là tặng phẩm của thần linh ”. Sau nàyHayđêghơ, Hăngri Brêmông, Malácmê đều chịu ảnh hƣởng của quan niệmcho thơ là nhịp cầu trung gian nối thần linh với loài ngƣời. Mặc dù thơ gắn với quốc tế nội tâm sâu kín đa thanh, phong phú, đa chiều, vừa hữu hình vừa vô hình dung, không dễ gì chớp lấy. Song không vì vậy mà đẩy thơca vào địa hạt của tôn giáo, thần bí lạ lẫm không bắt rễ và thoát ly với cuộc sống. 14T hơ từ bao đời vẫn là “ lời nói tươi tắn nhất ”, “ hồn nhiên nhất của tâm hồn ” đƣợc chảy ra từ mạch ngầm của đời sống, nói lời nói của đời sống, mộttiếng nói tinh khiết và sâu thẳm nhất. Đạo thiên chúa giáo có ý niệm : mỗi ngƣời tin đạo đều hoàn toàn có thể tìm chomình một cách đến với chúa, đến với thiên đƣờng. Vậy thì cũng hoàn toàn có thể nói rằng : mỗi nhà thơ, ngƣời đọc thơ, yêu thơ đều hoàn toàn có thể tìm cho mình một cách để đếnvới thơ hay. Và có bao nhiêu nhà thơ, ngƣời đọc thơ, yêu thơ thì cũng có thểnói có bấy nhiêu cách định nghĩa về thơ. 1 – Xung quanh một số ít định nghĩa về thơ cổChịu ảnh hƣởng của văn học phƣơng Đông, những nhà thơ Nước Ta xƣatƣ duy và phát minh sáng tạo thơ đa phần theo những ý niệm của thơ ca Trung Quốc. Thơlà để nói lên cái chí, lời ca là để làm cho lời nói đƣợc lâu dài hơn. Hay ở lòng thìgọi là chí, nói ra thành lời thì gọi là thơ. Nhƣng thơ có cái cơ sở không đổi củanó mà tứ là cái không ở yên một nơi, tuỳ tính hợp phận nên ít khi hoàn toàn có thể làmbài thơ nào cũng hay. Nếu cho là khó thì cái dễ sẽ tới, còn nếu xem thƣờng làdễ thì cái khó lại ngay ( theo Văn tâm điêu long – Lƣu Hiệp ). Tuy chịu ảnh hƣởng và vay mƣợn nƣớc ngoài nhƣng khi vào Việt Namcác ý niệm đó đã đƣợc Việt hoá thuần thục đến mức dƣờng nhƣ nó là tàisản niềm tin của ngƣời Nước Ta. Có thể nói rằng ý niệm “ thi dĩ ngôn chí ” hay “ văn dĩ tải đạo ” chi phối phần đông những sáng tác của những nhà thơ xƣa. Mặcdù vậy vẫn có những sáng tác thơ ca để ký thác tâm sự tình cảm riêng tƣ nhƣngbao trùm chủ yếu vẫn là để nói cái chí, để giữ gìn và bảo vệ đạo lý. “ Chí anhhùng ” của Nguyễn Công Trứ khá tiêu biểu vượt trội cho ý niệm trên. Ông quan niệmlàm trai phải cho đáng nên trai, sống có chí khí, sống cuộc sống to lớn, khôngbằng lòng với đời sống tầm thƣờng chật hẹp. Sống có chí khí là một đòi hỏicủa xã hội, một nghĩa vụ và trách nhiệm, một món nợ phải trả cho xã hội – món nợ tangbồng. Rất hào hùng và đầy khí phách khi Nguyễn Công Trứ viếtChí làm trai nam bắc tây đông, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể. 15C hí những toan xẻ núi lấp sông, Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ. Cùng nằm trong quĩ đạo của ý niệm về thơ xƣa nhƣng những nhà thơlớn cũng không hề cứng ngắc đến mức duy lý trí : làm thơ chỉ để nói cái chí, đểchở đạo mà còn rất thâm thúy đúng đắn khi ý niệm : “ thơ khởi phát từ tronglòng người ta ” ( Lê Quí Đôn ). Có nghĩa là thơ không chỉ bó hẹp trong lãnh địacủa “ chí ”, của “ đạo ” do lý trí điều khiển và tinh chỉnh sai khiến mà thơ còn là hiệu quả của sựrung động của tấm lòng, của con tim. Không đƣợc lọc qua và “ đầu thai ” bằngcảm xúc, bằng tấm lòng, bằng tình cảm làm thế nào có đƣợc những áng thơ hay tồntại mãi trong lòng ngƣời đọc. Cũng vƣợt lên trên ý niệm về thơ trong văn học cổ, thân mật với quanniệm về thơ với Lê Quí Đôn, Ngô Thì Nhậm phát biểu : “ Mây gió cỏ hoa xinhtươi kỳ diệu đến đâu hết thẩy cũng đều từ trong lòng nẩy ra ” và cao hơn, sâuhơn ông đi vào thực chất của quy trình phát minh sáng tạo thơ, cái thiết cốt khơi nguồn chosáng tạo thơ hay là khi lòng ngƣời xúc động, và làm thăng hoa những giá trịtƣởng nhƣ bình thƣờng bỗng trở thành bất tử : “ Hãy xúc động hồn thơ để ngọnbút có thần ”. Xúc động càng lớn sự thần kỳ trong ngọn bút càng cao. Có thểnói sự xúc động lớn đã tạo ra những “ phút giây thiêng ” phát minh sáng tạo nên những giátrị ý thức vĩnh cửu. Phải chăng cũng vì nguyên do trên mà có ngƣời đã quan niệmthơ là tặng phẩm của thần thánh ? Xuất phát từ khoảng thời gian ngắn kỳ diệu “ để cho ngọn bút có thần ” nhà thơ xƣakhông hề khống chế năng lực vô biên của trí tƣởng tƣợng. Cho nên cũng lạixuất hiện ý niệm : “ thơ là sự lộng lẫy giữa khả giải và bất khả giải ”. Đóthực sự cũng là một ý niệm về thơ không phải không đúng đắn và tân tiến. 2 – Xung quanh 1 số ít định nghĩa về thơ hiện đạiMỗi thời đại khác nhau có những ý niệm về thơ không giống nhau. Tất nhiên không có sự đoạn tuyệt và cắt đứt, không có sự vô hiệu một cáchtuyệt đối. Thực tế cho thấy không ít những ý niệm về thơ tronng xã hội thờixƣa vẫn đƣợc thừa kế và phát huy một cách tích cực vừa làm giầu thêm kho16tàng lý luận về thơ vừa làm tương thích với từng quy trình tiến độ lịch sử vẻ vang đơn cử. Chẳnghạn những câu thơ sau đây tuy cách diễn đạt hình tƣợng thơ có khác nhau, nhƣng tối thiểu vẫn cùng chung một dòng chảy, một ý niệm về vai trò chứcnăng của thơ, một điểm đến, một địa chỉ là vì đời sống con ngƣời, sự tiến bộcủa loài ngƣời : – Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳmĐâm mấy thằng gian bút chẳng tà ( Nguyễn ĐìnhChiểu ) – Dùng cán bút làm đòn xoay chế độMỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền. ( Sóng Hồng ) – Nay ở trong thơ nên có thépNhà thơ cũng phải biết xung phong. ( Hồ Chí Minh ) Những quan điểm của Hồ Chí Minh và Sóng Hồng về thơ, hoàn toàn có thể đƣợc coi lànhững định nghĩa tiêu biểu vượt trội trong ý niệm về thơ thời văn minh. Nó ảnh hƣởngvà chi phối nhiều đến thơ ca Nước Ta thế kỷ XX. Họ là nhà cách mạng nhƣngđồng thời cũng là nhà thơ có không ít những vần thơ hay. Đặc biệt là nhữngphát biểu về đặc trƣng, thực chất, công dụng của thơ. Sóng Hồng, trong lời giớithiệu tập thơ của mình đã nêu những định nghĩa rất khái quát và thâm thúy về thơ. Ông ý niệm : “ Thơ tức là sự bộc lộ con người và thời đại một cách caođẹp. Thơ không riêng gì nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông quatình cảm đó, nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc bản địa, những tham vọng của nhândân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịchsử loài người ”. ( Sóng Hồng ) Với vị trí là cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Nước Ta, Tố Hữu phátbiểu : “ Thơ là lời nói chấp thuận đồng ý, đống ý, lời nói chiến sỹ ”, “ Thơ là cáinhuỵ của đời sống ”. Coi đời sống to lớn vô cùng, nó nhƣ bông hoa vàphần hƣơng thơm điệu đàng nhất, giá trị nhất là phần “ nhuỵ ”. Thơ đƣợc ví nhƣnhuỵ hoa là coi thơ nhƣ tinh hoa nhất tạo hƣơng thơm cho đời sống. 17B àn về tính hàm súc và năng lực diễn đạt của thơ ca, Tế Hanh cho rằng “ Thơ là phương tiện đi lại tối thiểu nhất trong những ngành nghệ thuật và thẩm mỹ để đạt đượcnhững hiệu quả cao nhất ”. Khi bàn đến qui trình phát minh sáng tạo thơ, làm thế nào để từhiện thực đời sống phát minh sáng tạo ra thơ ? Nguyễn Đình Thi khẳng định chắc chắn : “ Thơ làtiếng nói tiên phong lời nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộcsống ”. Với Xuân Diệu, ông lại có một cách định nghĩa riêng về thơ. Đành rằngthơ là tác dụng của cái phần cao sâu nhất là tâm lý của những con ngƣời chânchính, nhƣng phải có sự đồng điệu, lòng mê hồn thì mới tạo ra thơ : “ Thơ làtiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những conngười lao động, phấn đấu, tâm lý, yêu thương trong cái phần cao nhất, sâunhất của họ tức là tâm lý. ” hoặc “ Ai cảm được cái kỳ diệu của tình yêu thìcũng hoàn toàn có thể bằng cách tương tự liên hệ mà lĩnh hội được cái kỳ diệu củathơ. Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời mưu trí kếthợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt quan trọng của 1 số ít tâm hồn thi sĩ vàtình nhân. ” Có lẽ yếu tố TT trong thơ là xúc cảm và tình ngƣời, cho nênnhiều nhà điều tra và nghiên cứu, nhà thơ đã đề cập tới yếu tố này. Hoài Thanh phát biểu : “ thơ là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại muốn làm thơ trước hếtphải có tình ”. Cũng đề cập tới sự rung động của cảm hứng trong sáng tạo thơ, nhƣng hơi cực đoan khi những tác giả của nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng : “ Thơlà sự rung động : có rung động là có thơ. Phải cần và chỉ cần có rung động ấy. Thơ cho nên vì thế không cần để hiểu mà cốt để cảm. Thơ được ví như Giai nhân, nhưĐẹp, như Trời. Trước lúc chưa kịp hiểu nó là gì ta đã bị nó điệu đàng, lôi kéo, xâm lăng ” Giáo sƣ Hà Minh Đức, một nhà khoa học có uy tín trong giới nghiên cứuthơ nói riêng và lý luận văn học nói chung, khi đã “ Đi hết một mùa thu ”, vớihơn nửa thế kỷ lao động và phát minh sáng tạo, trải qua bao suy ngẫm, chiêm nghiệm sâusắc đã phát biểu một định nghĩa khái quát về đặc trƣng và ý nghĩa của thơ ca : 18 “ thơ là lời nói của một tâm hồn, của niềm tham vọng, thơ thể hiện khát vọngvươn tới một lý tưởng đẹp tươi và hùng vĩ ”. Tất nhiên, không phải bài thơnào cũng thể hiện một cách trực tiếp những vấn đề trên. Nhƣng suy cho đếncùng thơ hay, thơ lớn dù trực tiếp hay gián tiếp đều “ thể hiện khát vọng vươn tớimột lý tưởng đẹp tươi và hùng vĩ ”. Điều đó nhƣ là một chân lý. Ngoài ra, không khác xa lắm với những định nghĩa từ cổ chí kim trong quanniệm về thơ của Nước Ta, những nhà thơ và những nhà nghiên cứu quốc tế cũngđƣa ra không ít định nghĩa xoay quanh đặc trƣng, phẩm chất của thơ. ĐuyBelây nhấn mạnh vấn đề tới vai trò của xúc cảm, của trái tim trƣớc những biến tháicủa đời sống. Khá “ đồng điệu ” với ý niệm về thơ ở Nước Ta khi ông chorằng : “ thơ là người thư ký trung thành với chủ của trái tim ”. Tất nhiên trong thơ phảicó trí tuệ, phải khái quát đƣợc những bức tranh hiện thực đời sống và conngƣời ở những bình diện khác nhau nhƣng nếu nhƣ có toàn bộ những điều đó màkhông có sự rung động của trái tim thì cũng không hề có thơ theo đúng nghĩacủa nó. Cho nên khi tâm hồn rung động thì ngƣời thƣ ký trung thành với chủ của tráitim đã kịp thời ghi lại, đó chính là những vần thơ. Biêlinxki nhà nghiên cứu và điều tra phê bình Nga cũng đã định nghĩa : “ thơ là tấtcả những gì làm cho ta phải chăm sóc, gây xúc động, niềm vui, nỗi buồn, thúsay mê, sự đau khổ, nỗi lo ngại ”, không chăm sóc nhiều đến những tín hiệu vềhình thức của thơ. Biêlinxki tập trung chuyên sâu vào những trường hợp, những nguyênnhân cội nguồn của phát minh sáng tạo thơ. Sự thật là hầu hết những tác phẩm thơ có giátrị đều là tác dụng của những nung nấu, dằn vặt thƣờng trực trong lòng. Nó trởđi trở lại ám ảnh trong tâm lý khiến cho anh không viết không hề chịu nổi. Lúc đó thơ tràn ra tự nhiên nhƣ một nhu yếu tự thân tất yếu, tác dụng của “ những gì làm cho ta phải chăm sóc, gây xúc động, niềm vui, nỗi buồn, thú saymê, sự đau khổ, nỗi lo ngại ”. Cũng từ góc nhìn đặc trƣng thực chất của thơ, M.Gorki đại văn hào Ngaphát biểu : “ thơ trước hết phải mang tính tình cảm ”. Ở một điểm nhìn hẹp hơnAnphret Vinhi lại cho rằng : “ thơ là lòng nhiệt tình kết tinh lại ”. 19C ác nhà thơ lãng mạn lại thƣờng lý tƣởng hoá thơ, trái chiều một cách cựcđoan giữa thơ với đời sống. Lamáctin cho rằng : “ Thơ là hiện thân cho nhữnggì thầm kín nhất của tâm hồn và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người ”. J.RBếtsơ lại ý niệm tính tích cực và nghĩa vụ và trách nhiệm của thơ là phải khơi dậynhững tham vọng cao đẹp và to lớn của con ngƣời. Ông cho rằng : “ Thơ là sựcố gắng không ngừng của con người để tự vượt lên mình ” Có thể nói rằng những định nghĩa về thơ là vô cùng đa dạng chủng loại. Mỗi địnhnghĩa dù ở Nước Ta hay trên quốc tế, dù thời xƣa hay thời nay, dù hẹp hayrộng, dù của nhà thơ, nhà nghiên cứu thơ hay bạn đọc thơ đều có cái lý riêngcủa nó, tối thiểu là ở tƣ duy, ở điểm nhìn, ở thời gian hiện tại của bản thân ngƣờiphát biểu. Cũng chính do những đặc thù trên đã làm nên tính đa dạng và phong phú củacác định nghĩa về thơ. Có ngƣời xuất phát từ quan điểm giai cấp, có ngƣời xuấtphát từ quan điểm nghệ thuật và thẩm mỹ, lại có ngƣời chỉ định nghĩa trên bình diện nộidung, cũng có ngƣời chỉ định nghĩa trên bình diện hình thức. Thậm chí cónhững định nghĩa theo chúng tôi là khá cực đoan chỉ địa thế căn cứ vào một khía cạnhhình thức của thơ. Chẳng thế mà Gectruđơ Stainơ đã phải thốt lên : một bônghồng là một bông hồng, cũng nhƣ thơ là thơ, thế thôi, cần gì nhọc lòng địnhnghĩa mà tốn giấy mực. Để mạng lưới hệ thống lại cho dễ hiểu hơn, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể tạmsắp xếp lại theo mấy nhóm sau đây. Nhóm một : Coi thơ luôn gắn với cuộcsống : “ Thơ bộc lộ đời sống một cách cao đẹp ”, “ Thơ là đời sống tậptrung cao độ, là cái lõi của đời sống ”, “ Thơ bộc lộ tinh chất đời sống ”, “ là cái nhuỵ của đời sống ” Nhóm hai : coi thơ là sợi dây ràng buộc mọingƣời : “ Thơ là tinh hoa, là sức khỏe thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm ”, “ Thơ làchuyện đồng điệu ”, “ là lời nói tri âm ” Nhóm ba : xu hƣớng dựa vào cấutrúc của ngôn từ : “ Thơ trƣớc hết và ở đầu cuối là cuộc hành trình dài trọn vẹncủa ngôn từ, là cuộc sống của ngôn từ ”, “ Thi sĩ là ngƣời tạo tác ngôn từ ”, “ Mộtbài thơ là những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự tuyệt vời ”. Nhànghiên cứu Phan Ngọc viết : “ Thơ là cách tổ chức triển khai rất là quái đản để bắtngƣời tiếp đón phải nhớ, phải xúc cảm và phải tâm lý do chính hình thức tổ20chức ngôn từ này. ” Nhóm bốn : Thi pháp học lại nêu quan điểm về thơ theo mộtcách riêng. Bakhtin, nhà thi pháp học nổi tiếng nêu sự khác nhau giữa thơ vàvăn xuôi : “ Thơ là tiếng độc bạch ( monologique ), một nỗi oán thán, một niềmvui, một nỗi nhớ, một suy tƣởng. Tiểu thuyết là đối thoại ( dialogique ) nhiềutiếng nói, nhiều bè, hoà hợp nhau, cãi nhau, đối chọi nhau ”. Nhóm năm : xuhƣớng định nghĩa thơ địa thế căn cứ vào tín hiệu hình thức. Họ cho rằng so với vănxuôi, trang thơ có nhiều khoảng chừng trắng. Thơ nói ít mà tiềm ẩn nhiều nghĩa. Chính những khoảng chừng trắng lại chứa đậm chất thơ là nơi chất thơ lan toả. Thơ làvăn bản không liên tục có nhiều chỗ “ lặng ”, cái “ lặng ” tràn ngập cảm hứng và ýtƣởng. Cũng từ tín hiệu hình thức họ cho rằng đặc trƣng thơ là sự trùng điệpcủa âm, vần, nhịp. Những quan điểm này ý niệm nhịp là linh hồn của thơ, hay “ Thơ là văn bản đƣợc tổ chức triển khai bằng nhịp điệu của ngôn từ ”. Mỗi nhón địnhnghĩa về thơ có những ƣu thế và hạn chế khác nhau. Tìm một định nghĩa nàobao chứa đƣợc hết, vừa nhận ra cái phần “ xác ” và phần “ hồn ”, góc nhìn nộidung và hình thức, cả cái vô hình dung và cái hữu hình, tiềm thức và vô thức làmột điều không hề đơn thuần. Cho nên, khó có một định nghĩa nào bao quát đƣợc tổng thể những khíacạnh biểu lộ đặc trƣng của thơ. Mặc dầu vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nóinhƣ thế không có nghĩa là không hề có đƣợc một định nghĩa khả dĩ khái quátđƣợc những nét cơ bản về thơ. Tuy thơ là một nghành ý thức vô cùngphong phú phức tạp, phức tạp và tinh xảo. Mỗi tác phẩm thơ là loại sản phẩm tinh thầncủa một cá thể đơn cử trong một trạng thái cảm hứng, trong một sự rung độngcụ thể của tâm lý nhƣng nó vẫn tuân theo một qui luật chung và tối thiểu đềucó tên gọi chung là “ thơ ” chứ không phải là một mô hình thẩm mỹ và nghệ thuật khác. Vậy thì theo chúng tôi, một định nghĩa về thơ sẽ đƣợc phần đông bạn đọc chấpnhận hơn, phải là một định nghĩa khái quát đƣợc cả đặc trƣng về nội dung vàhình thức của thơ để qua đó, ngƣời ta thấy đƣợc bóng hình của hầu hếtnhững sáng tác thơ ca đều xuất hiện trong đó. 21X uất phát từ tâm lý trên, chúng tôi xin chọn hai quan điểm đƣợc coi nhƣnhững định nghĩa về thơ ( một dài, một ngắn ) mà theo chúng tôi cung ứng đƣợckhá không thiếu những tiêu chuẩn về cả nội dung và hình thức thơ : Định nghĩa 1 : “ Thơ tức là sự biểu lộ con người và thời đại một cáchcao đẹp. Thơ không riêng gì nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thôngqua tình cảm đó, nói lên niềm hy vọng của cả một dân tộc bản địa, những tham vọng củanhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung củalịch sử loài người. Thơ là một hình thái nghệ thuật và thẩm mỹ cao quý, phức tạp. Người làm thơ phải cótình cảm mãnh liệt bộc lộ sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm vàlí trí tích hợp một cách thuần thục và có thẩm mỹ và nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấyđược diễn đạt bằng những hình tượng xinh xắn qua những lời thơ trong sángvang nên nhạc điệu khác thường. Thơ là một viên ngọc kim cương lộng lẫy dưới ánh sáng mặt trời. Thơlà thơ, đồng thời cũng là vẽ, là nhạc, là trạm khắc theo một cách riêng. Nhưngthơ có năng lực bao quát sâu rộng khoảng trống và thời hạn mà những nghệthuật khác không có. Cho nên thơ là nghệ thuật và thẩm mỹ kỳ diệu bậc nhất của trí tưởngtượng. ” ( Sóng Hồng ) Định nghĩa 2 : “ Thơ là một thông tin nghệ thuật và thẩm mỹ trong đó phối hợp 4 yếutố : có Ỳ, có Tình, có Hình, có Nhạc. ” ( 55. T22 ) ( Mã Giang Lân ) II – Những ý niệm cơ bản về thơ. 1. Quan niệm về thơ trong văn học trung đại. Trƣớc khi khám phá ý niệm về thơ trong văn học trung đại, chúng tôixin đề cập vài nét đến ý niệm về thơ trong văn học dân gian. Văn học dângian là những sáng tác thẩm mỹ và nghệ thuật truyền miệng của nhân dân. Văn học dângian sinh ra từ rất sớm, khi mà đời sống và nhận thức xã hội của con ngƣời cònthấp kém, còn đang ở buổi sơ khai, tuổi ấu thơ hồn nhiên của lịch sử vẻ vang loài

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn