Quan điểm mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp. – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.84 MB, 121 trang )

Lênin đã nêu ra định nghĩa khái

quát về giai cấp:

– Qua định nghĩa của Lênin có thể thấy: giai cấp

gắn liền với một hệ thống sản xuất nhất định và

các giai cấp khác nhau về địa vị trong hệ thống

sản xuất đó. Địa vị đó do ba quan hệ sau quyết

định: quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, quan

hệ về tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ với

phương thức và quy mô thu nhập của cải xã hội,

trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất

giữ vai trò quyết định.

– Thực chất của quan hệ giai cấp theo Lênin là

quan hệ bất công trong đời sống kinh tế xã hội –

quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Trong xã hội có đối

kháng giai cấp thì đấu tranh giai cấp là tất yếu.

Về nguồn gốc và kết cấu giai cấp

+ Nguồn gốc giai cấp gắn liền với sự xuất

hiện của chế độ tư hữu trên cơ sở sự phát

triển của của lực lượng sản xuất gắn với

công cụ lao động bằng kim loại.

+ Kết cấu giai cấp phụ thuộc vào cơ cấu

kinh tế của nền sản xuất vật chất xã hội.

Sự biến đổi của sản xuất vật chất có thể

làm thay đổi cơ cấu giai cấp của xã hội,

làm thay đổi địa vị, vai trò lịch sử của các

giai cấp trong đời sống xã hội.

b. Đấu tranh GC và vai trò của nó đối với sự

phát triển của XH có GC đối kháng.

– ĐTGC là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp có lợi ích

căn bản (chủ yếu là lợi ích kinh tế) đối lập nhau, không

thể điều hòa được, là cuộc đấu tranh của quần chúng

nhân dân lao động bị bóc lột, áp bức chống lại gai cấp

thống trị áp bức, bóc lột và đối kháng với nhân dân.

– ĐTGC là cuộc đấu tranh của toàn bộ giai cấp này chống

lại toàn bộ GC khác, nghĩa là nó phải gắn với sự giác

ngộ địa vị và lợi ích cũng như tính tổ chức của GC.

– Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp: nguyên nhân sâu xa

của ĐTGC là mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu khách

quan của sự phát triển lực lượng sản xuất với quan hệ

sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất đã trở nên lạc hậu so với trình độ phát triển của

lực lượng sản xuất. Nguyên nhân trực tiếp là sự áp bức

bóc lột của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.

– Đấu tranh giai cấp là động lực của xã hội

có đối kháng giai cấp:

+ ĐTGC giải quyết mâu thuẫn giữa giữa lực lượng sản

xuất mới với quan hệ sản xuất lối thời thúc đẩy lực

lượng sản xuất phát triển.

+ ĐTGC phát triển đến đỉnh cao dẫn đến cách mạng xã hội

qua đó làm thay đổi PTSX, thay đổi HTKT-XH, làm cho

lịch sử phát triển nhảy vọt từ chế độ xã hội thấp lên chế

độ xã hội cao hơn.

+ ĐTGC trong thời bình là động lực phát triển sản xuất, áp

dụng khoa học công nghệ và dẫn đến các cải cách xã

hội theo hướng tiến bộ.

+ ĐTGC còn có ý nghĩa cải tạo, rèn luyện gai cấp cách

mạng.

Kết luận: ĐTGC là quy luật phổ biến của XH có giai cấp

đối kháng, nhưng có biểu hiện đặc thù gắn với thời đại

lịch sử, chế độ XH, quốc gia dân tộc.

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn