Khảo sát việc học tiếng Anh của sinh viên

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT NHU CẦU VÀ ĐỀ RA PHƯƠNG ÁN HỌC
TIẾNG ANH HIỆU CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt
Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Vì thế, nhu cầu
giao tiếp bằng Tiếng Anh tại nơi làm việc tăng lên một cách đáng kể. Một chương
trình môn học Tiếng Anh chuyên ngành phù hợp nhằm giúp cho sinh viên giao tiếp
hiệu quả, phục vụ cho công việc tương lai của họ là vấn đề cấp bách mà mỗi trường
cần phải quan tâm.
Theo một điều tra của một tổ chức Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á
(SEAMEO) thì nhu cầu sử dụng Tiếng Anh trong một công việc hàng ngày ở các công
ty Việt Nam, các tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ trung bình tới nhiều chiếm
69%. Tiếng Anh, ngoại ngữ đang được sử dụng chính, còn được xem là cơ sở để xét
đề bạc hay tăng lương, chứng chỉ A, B, C vẫn chiếm 65% yêu cầu, bằng đại học
chuyên ngữ 26%, chứng chỉ khác như : TOEFL hay IELTS là 9%.
Vì vậy, việc học Tiếng Anh là rất quan trọng và phù hợp với thời đại. Mới đây
(năm 2010) thì trường đại học Đồng Tháp ra chủ trương bắt buộc toàn thể sinh viên
phải học TOEIC, đó là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp ra trường. Theo như quy đinh
thì hệ đại học phải đạt 350 điểm, hệ cao đẳng đạt 250 điểm, phải khẳng định rằng, chủ
trương dạy và học Tiếng Anh theo định hướng TOEIC của Nhà trường là hoàn toàn
đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Hiện nay, trong tuyển dụng lao
động, nhiều công ty đã và đang sử dụng chuẩn TOEIC để tuyển dụng, đánh giá năng
lực và quyết định thăng tiến cho nhân sự của mình. Vì vậy, dạy và luyện thi TOEIC
đầu ra cho sinh viên là hướng mà nhiều trường Đại học đã và đang triển khai. Thay đổi
này cũng là để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

1

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Theo như chủ trương đưa ra thì cũng không cao so với các trường khác, nhưng
phần lớn là các sinh viên trong trường không thể thực hiện được. Trong đó, số lượng
sinh viên của khoa kinh tế cũng không nhỏ mặc dù nhà trường đã mở nhiều lớp cải
thiện việc học Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên nhưng nhiều sinh viên lại
không tham gia khóa học, không hứng thú với việc học. Dường như giữa nhà trường
và sinh viên không tìm được tiếng nói chung trong việc dạy và học Tiếng Anh, trên cơ
sở đó nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài Khảo sát nhu cầu và đề ra phương
án học Tiếng Anh hiểu quả của sinh viên khoa Kinh Tế trường Đại học Đồng
Tháp. Từ đó, tìm ra những khó khăn trong việc học Tiếng Anh cũng như nguyện
vọng của sinh viên để đề ra giả pháp hữu hiệu nâng cao trình độ Tiếng Anh cho sinh
viên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Khảo sát nhu cầu học tiếng anh của sinh viên khoa kinh tế. Từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu học tiếng anh của sinh viên khoa kinh tế trong thời
gian tới.
Tìm hiểu thực trạng, tình hình và điều kiện học tiếng Anh không chuyên của sinh viên
trường đại học Đồng Tháp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập ngoại ngữ không chuyên của sinh viên
trường đại học Đồng Tháp.
Đề xuất các giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ không
chuyên của sinh viên trường đại học Đồng Tháp.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Khảo sát nhu cầu học tiếng anh của sinh viên khoa kinh tế thông qua bảng câu hỏi.
Phân tích tình hình học tiếng anh hiện tại của sinh viên dựa trên những dữ liệu đã
thu thập được.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học tiếng anh của sinh viên.
Đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả học tiếng anh của sinh viên.
2

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.

3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Về không gian
Khoa kinh tế trường Đại Học Đồng Tháp.
3.2 Về thời gian
Số liệu sơ cấp: 16/10/2012 đến ngày 15/11/1012
Số liệu thứ cấp: số liệu được lấy từ năm 2010
Đề tài được thực hiện từ 21/10/2012.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học Đồng Tháp: Gồm các ngành Quản trị kinh
doanh, Kế Toán, Tài chính Ngân hàng.
3.4 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tình hình học tiếng anh hiện tại của sinh viên, tìm hiểu nhu cầu học tiếng
anh của sinh viên trong thời gian tới.Từ đó đưa ra giải pháp giúp sinh viên học tiếng
anh tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra
trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm
và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó.
Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được
cho tổng thể chung.
Phương pháp xác suất: chọn 100 sinh viên trong tổng số 1200 sinh viên khoa kinh tế.

3

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu sơ cấp:
Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp,
hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên
cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài
liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để
ghi chép, thu thập số liệu.
Sử dụng số liệu thứ cấp:
Loại tài liệu nầy có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và
thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài
báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách
tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài
liệu-văn thư, bản thảo viết tay,
Nguồn thu thập tài liệu
Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm thấy từ các nguồn tài liệu sau:
* Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm, có thể thu thập
được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo, …
* Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí
khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học,.
* Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê,
Tổng cục thống kê,.
* Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách,  thu thập từ các
cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
* Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí,  mang tính đại chúng cũng
được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa
học.

4

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Phương pháp thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu:
Phương pháp nầy là dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được
từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả
thuyết. Thí dụ, để chứng minh giả thuyết không thể loại bỏ cây bạch đàn ra khỏi cơ
cấu cây trồng rừng, người ta đã dựa vào những nghiên cứu có trước như sau (Vũ Cao
Đàm, 2003):
Ví dụ:

Kết quả nghiên cứu tại Nga cho thấy, chỉ trong 15 năm bạch đàn có sức tăng
trưởng chiều cao gấp 5 lần so với cây dẻ và 10 lần so với cây sồi;

Sản lượng bạch đàn trên 1 ha hàng năm rất cao, tới 20 đến 25 m3/ha/năm, trong
khi cây mỡ chỉ đạt 15-20 m3/ha/năm và cây bồ đề là 10-15 m3/ha/năm;

Theo thống kê của FAO, từ năm 1.744 đến 1.975 đã có hơn 100 nước nhập
khẩu bạch đàn, trong đó có 78 nước đã trồng rừng bạch đàn thành rừng kinh tế
có sản lượng cao với qui mô lớn.
Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiêm:

Trong phương pháp nầy, số liệu được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc
qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học,
kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm,
nhà lưới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội. Để thu thập số liệu, các nhà NCKH thường
đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức trong thí
nghiệm (có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong
thu thập số liệu.
Ví dụ: Người nghiên cứu muốn xem xét những mức độ phân bón (hay còn gọi
nghiệm thức phân bón) nào đó để làm tăng năng suất, trong cách bố trí thí nghiệm thì
mỗi mức độ phân bón thường được lặp lại nhiều lần. Kết quả thí nghiệm là các số liệu
được đo từ các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất ở những mức độ phân bón khác nhau.

5

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác
định biến, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.
Trong nghiên cứu thực nghiệm, có 2 loại biến thường gặp trong thí nghiệm, đó là
biến độc lập (independent variable) và biến phụ thuộc (dependent variable).
Biến độc lập (còn gọi là nghiệm thức): là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên
đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Như vậy, đối tượng
nghiên cứu chứa một hoặc nhiều yếu tố, điều kiện thay đổi. Nói cách khác kết quả số
liệu của biến phụ thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập.
Biến phụ thuộc (còn gọi là chỉ tiêu thu thập): là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh
hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm, hay có thể nói kết quả đo đạc phụ thuộc vào sự
thay đổi của biến độc lập. Thí dụ: khi nghiên cứu sự sinh trưởng của cây mía, các biến
phụ thuộc ở đây có thể bao gồm: chiều cao cây, số lá, trọng lượng cây, và kết quả đo
đạc của biến phụ thuộc ở các nghiệm thức khác nhau có thể khác nhau.
Phương pháp phi thực nghiệm:
Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan sát
các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra qui luật của chúng. Phương pháp
này gồm các loại nghiên cứu kinh tế và xã hội, nghiên cứu nhân chủng học,
Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi thực nghiệm gồm số liệu được thu
thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu được thu thập từ các câu hỏi mở theo
các phương pháp thu thập số liệu.
+ Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi có số liệu thu thập không có cấu trúc hay số liệu khó
được mã hóa. Câu hỏi cho phép câu trả lời mở và có các diễn tả, suy nghĩ khác nhau
hơn là ép hoặc định hướng cho người trả lời.
+ Câu hỏi kín: là dạng câu hỏi có số liệu thu thập có thể tương đối dễ dàng phân tích,
mã hóa nhưng nó giới hạn sự trả lời. Thí dụ, sinh viên các khóa học được đưa ra các
câu hỏi nhận xét về giáo trình, bài giảng, sách,  và được chỉ định trả lời theo thang
6

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
đánh giá 5 mức độ (rất hài lòng: +2; hài lòng: +1; trung bình: 0; không hài lòng: -1; rất
không hài lòng: -2) để biết sinh viên thỏa mãn hay không thỏa mãn. Đây là các câu hỏi
kín thể hiện sự mã hóa số liệu.
4.3 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập
được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả
và thống kê suy luậncùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo.
Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định
lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm
được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.[1] Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử
dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so
sánh dữ liệu;

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

Khi tạo các trị thống kê mô tả, người ta có thể nhằm 2 mục tiêu:
1. Chọn một trị thống kê để chỉ ra những đơn vị có vẻ giống nhau thực ra có
thể khác nhau thế nào. Các giáo trình thống kê gọi một giải pháp đáp ứng
mục tiêu này là thước đo khuynh hướng trung tâm.
2. Chọn một trị thống kê khác cho thấy các đơn vị khác nhau thế nào. Loại trị
thống kê này thường được gọi là một thước đo phân tán thống kê.
Khi tóm tắt một lượng như độ dài, cân nặng hay tuổi tác, nói chung người ta hay
dùng các trị thống kê như số trung bình cộng, trung vị; hay trong trường hợp một
phân bố đơn mốt, người ta thường dùng mốt. Đôi khi, người ta chọn lựa những giá
trị đặc thù từ hàm phân bố tích lũy gọi là các tứ phân vị.

7

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Các thước đo chung nhất về mức độ phân tán của dữ liệu lượng là phương sai, giá
trị căn bậc 2 của nó, tức là độ lệch chuẩn; khoảng; khoảng cách giữa các tứ phân
vị; và độ lệch bình quân tuyệt đối.
Khi thực hiện một trình diễn đồ họa để tóm tắt một bộ dữ liệu, cũng có thể áp
dụng cả 2 mục tiêu nói trên. Một ví dụ đơn giản về kỹ thuật đồ họa là đồ thị phân bố,
thứ đồ thị phơi bày cả khuynh hướng trung tâm lẫn độ phân tán thống kê.
4.4 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng những số liệu đã thu thập được từ bảng câu hỏi từ đó phân tích số liệu vừa
thu thập được.
5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
5.1 Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu học tiếng anh của sinh viên khoa Kinh Tế rất lớn nhưng hầu hết lại không
có cảm hứng với các khóa học trong trường.
Sinh viên cảm thấy tiếng anh là một môn khó học.
Việc học tiếng anh còn phụ thuộc vào khả năng giảng dạy của giảng viên.
Sinh viên ít dành thời gian cho việc học tiếng anh.
5.2 Câu hỏi nghiên cứu
– Sinh viên trường đại học Đồng Tháp có hứng thú trong việc học tiếng anh không?
– Sinh viên trường đại học Đồng Tháp có nhu cầu nâng cao trình độ tiếng anh
không?
– Sinh viên trường đại đọc Đồng Tháp có mong muốn gì trong việc dạy và học
tiếng anh trong trường?
6. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Đặng Kiểu Điệp, Một số ý kiến về việc dạy và học tiếng Anh theo chuân TOIEC
tại trường Đại Học Nha Trang

8

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
– Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, cùng với nhiều trường Đại học
khác trên toàn quốc, việc giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC đã được tiến hành tại
trường Đại học Nha Trang (ĐHNT).
– Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu, phân tích số liệu
2. Lê Thị Hạnh (2011) Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học
tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất  khối ngành kinh tế Đại Học Văn Lang, Đại
Học Quốc Gia Hà Nội  viện Đảm bảo chất lượng giáo dục.
– Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu này nhằm tìm hiểu của phương pháp giảng dạy
tiếng Anh của giáo viên ảnh hưởng đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm nhất
khối ngành kinh tế trường đại học Văn Lang.
– Phương pháp nghiên cứu: Logic hình thức, tổng hợp và phân tích, điều tra khảo
sát.
– Kết quả đạt được: để tạo cho sinh viên thích thú khi học tiếng anh các giảng viên
cần tạo động lực học tiếng anh cho sinh viên thông qua các hoạt động trong giảng dạy
như: thường xuyên gọi sinh viên phát biểu, làm bài tập ngữ pháp nhiều lồng vào cấc
trò chơi để tạo hứng thú cho sinh viên khi học tiếng anh. Hầu hết sinh viên đều hài
long với phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Đại học Văn Lang.
3. Quang Huy (2008), Tự học tiếng anh ở bậc đại học,  Tự học là một kỹ năng quan
trọng trong quá trình học tập của sinh viên, giúp họ nắm bắt kiến thức tốt hơn và vì thế
việc học trở nên có hiệu quả hơn. Hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt việc tự học là yêu
cầu cấp thiết đối với giáo viên trong quá trình đổi mới dạy và học ở đại học hiện nay.
Để đạt được điều này, cần phải có sự nổ lực thay đổi và phối hợp tốt từ cả ba phía:
sinh viên giáo viên và nhà trường theo Dạy và Học Ngày Nay, số 10, 2008.
4. Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng  số 4(27).2008, ;khảo sát nhu cầu
người học đối với chương trình môn học tiếng anh chuyên ngành cho sinh viên ngành
điện tử trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế.

9

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
– Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nhu cầu người học đối với
chương trình môn học tiếng anh chuyên ngành cho sinh viên ngành điện tử trường Cao
Đẳng Công Nghiệp Huế.
– Phương pháp nghiên cứu: tư duy logic, thu thập số liệu, thống kê mô tả, tự luận
– Kết quả đạt được: sinh viên trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế có nhu cầu cao
về việc học tiếng anh chuyên ngành và họ cho rằng một trong những yếu tố quan trọng
tạo động cơ cho sinh viên tham gia vào hoạt động giao tiếp bằng tiếng anh trong lớp
học là những chủ đề chuyên môn đươch học bằng tiếng anh.
5. Trường Cao đẳng quốc tế Kent NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH
CỦA SINH VIÊN Nhóm 3: Nguyễn T.Mỹ Hương Nguyễn Cao Hân Phạm Minh Tâm
Đặng Trà Giang Ngô Quốc Thái Lê Huy Hoàng.
– Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu nhu cầu học tiếng anh của sinh viên trường Cao
đẳng quốc tế Kent, từ đó triển khai kế hoạch học tiếng anh nhằm để sinh viên có thể sử
dụng tiếng anh thành thạo. Đi tắt, đón đầu để vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới.
– Phương pháp nghiên cứu: sử dụng bảng câu hỏi, phương pháp thống kê, phân
tích số liệu.
– Kết quả đạt được:
Hầu hết các bạn cho rằng việc học Tiếng anh là thật sự cần thiết chiếm 88%.
Những bạn trẻ có tầm nhìn xa và nhận thức được tầm quan trọng của việc học
Tiếng anh.
Tiếng anh ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của các bạn sau này.
Hầu hết sinh viên không tự tin khi giao tiếp Tiếng anh với người nước ngoài
chiếm 51%. Nguyên nhân là do thiếu vốn từ ngữ, nghe kém, sợ sai.
6. Chuyên đề Lý Luận và Phương Pháp Dạy Ngoại Ngữ  Các vấn đề lý thuyết và thực
tiễn dạy và học ngoại ngữ trong thế kĩ 20 và định hướng trong thế kĩ 21 gồm những
nội dung sau:

10

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Việc dạy cần đảm bảo người học phát triển cả một vốn tiết mục phong phú gồm
những cách diễn đạt theo công thức và một năng lực dựa trên nhiều quy tắc.
Việc dạy cần đảm bảo người học tập trung chủ yếu vào ý nghĩa.
Việc dạy cần đảm bảo rằng người học tập trung cả vào hình thái ngôn ngữ.
Việc dạy cần tập trung chủ yếu vào phát triển kiến thức ẩn về ngôn ngữ thứ hai
mà không bỏ qua kiến thức hiện.
Việc dạy cần tính đến  chương trình đã được dựng sẵn của người học.
Việc dạy thành công cũng đòi hỏi nhiều cơ hội cho đầu ra.
Cơ hội tương tác bằng ngoại ngữ là trung tâm của việc phát triển thành thạo ngoại
ngữ.
Việc dạy cần tính đến những khác biệt của người học.
Khi đánh giá sự thành thạo ngoại ngữ của người học cần kiểm tra cả sản phẩm tự
do lẫn có kiểm soát.

7. Thạc sĩ Đoàn Hồng Nam (Chủ tịch IIG VN, đại diện Viện Khảo thí giáo dục Hoa
Kỳ), Vì sao sinh viên ra trường không nói được tiếng anh?
– Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiêu nguyên nhân tại sao khi sinh viên ra trường
không nói được tiếng anh.
– Phương pháp nghiên cứu: tư duy logic, thu thập số liệu
– Kết quả đạt được: đa số sinh viên ra trường không nói được tiếng anh là do
nhiều nguyên nhân:
Sinh viên không có động lực học tiếng anh.
Sinh viên không nhận thức được vai trò quan trọng của tiếng anh: dùng trong
giao tiếp với người nước ngoài, sử dụng khi xin việc làm.

11

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Phương pháp giảng dạy của giảng viên không hiệu quả không tạo động lực cho
sinh viên.
Sinh viên không có kỹ năng tự học tiếng anh
8. Đỗ Thị Hồng Nhung, Lê Thị Như Quỳnh và Trần Thị Mỹ ( Giải ba cuộc thi Sinh
viên nghiên cứu khoa học 2011  2012), đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
học tiếng anh không chuyên của sinh viên Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh.
– Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng
anh không chuyên của sinh viên Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh.
– Phương pháp nghiên cứu: số liệu thứ cấp, thu thập số liệu
– Kết quả dạt được: nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng học tiếng Anh của
sinh viên chính là ý thức chủ động trong học tập của sinh viên..
9. Nguyễn Quang Thuấn (2008), Nghiên cứu phương pháp dạy và học tiếng anh ở
các trường Đại Học và Cao Đẳng: thực trạng và giải pháp. Thông tin khoa học. Số
4.NXB ĐHQGHN.
– Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng phương pháp dạy
và học tiếng anh ở các trường Đại Học và Cao Đẳng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm
năng cao phương pháp dạy tiếng anh hiệu quả hơn.
– Phương pháp nghiên cứu: tư duy logic, thu phập số liệu
– Kết quả đạt được:Thực trạng dạy và học ở các trường Đại Học và Cao Đẳng còn
nhiều hạn chế:
Giảng viên thiếu kỹ năng dạy tiếng anh.
Sinh viên không nhận thức được sự quan trọng của việc học tiếng anh.
Sinh viên không có động lực học tiếng anh
Giảng viên dạy tiếng anh không tạo được động lực học tiếng anh cho sinh viên
Giải pháp năng cao phương pháp dạy tiếng anh hiệu quả hơn:
12

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Tạo động lực và hứng thú cho sinh viên khi học tiếng anh: lồng gép các trò chơi
khi học, trao đổi với sinh viên bằng tiếng anh.
Giảng viên cần năng cao kỹ năng dạy học cho sinh viên.
Làm cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của tiếng anh trong học tập và công

việc
10. Effordless English: Rule 1: Learn English phrases: http://www.powerenglish.net/effortless-english/rule-1-learn-english-phrases.html
The rule is always learn phrases, not individual words. The phrases have meaning,
but individual work are not. Phrases give you a lot of information, much more
information. Phrases are easy to remember. Because they have meaning.
11. Effordless English: Rule 2: do not study Grammar : http://www.power-

english.net/effortless-english/rule-2-do-not-study-grammar.html
Most of your life, learning English, you have been told to learn grammar rules.
In middle school, In high school, In university, In language school, everywhere
in the world; grammar, grammar, grammar But, its dont make your English
better. Most of native speaker not study grammar until high school, they study
little grammar but they still speak well and correct because they are study
English by listening.
12. Effordless English: Rule 3: Listening English http://www.powerenglish.net/effortless-english/rule-3-listening-english.html
Learn with your eyes, not with your ears. The most important rule went you
speak English. Because if you listen a lot, you are going to learn vocabulary,
you will learn grammar.
13. Effordless English: Rule 4: Deep learning English: http://www.power-

english.net/effortless-english/rule-4-deep-learning-english.html
Deep learning basically means repeating what you learn again and again and
again many many times. At school, you learn a lot of stuff but then you
13

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
forget it. You forget what you learned. Or you remember basic idea but you
cant use it. you need to slow down and repeat everything you learn again,
again and again.
14. Effordless English: Rule 5: Point of View(Effortless Grammar):

http://www.power-english.net/effortless-english/rule-5-point-of-view-effortlessgrammar.html
In this rule, you will know about the read way to learn English grammar: use
mini point of view stories.
15. Effordless English: Rule 6: Learn real English: http://www.power-

english.net/effortless-english/rule-6-learn-real-english.html
When you read, dont read text books. Text books are terrible things to read,
you dont want to use those. If you want to read English, and reading is great,
you should read easy English story books. English story books have story and
interesting to read. Listening textbook make you speaking like an actor. If you
want to speaking naturally, you must listen these real things: listen to CNN or
the BBC or American movies, British movies, Australian movies, etc.
7. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
7.1 Tiền đề lý luận:
-Việc nghiên cứu đề tài sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và các sinh viên
khác trong việc nâng cao trình độ tiếng anh
– Kết quả nghiên cứu đề tài này là tài liệu tham khảo cho giảng viên dạy tiếng anh
có những biện pháp hướng dẫn sinh viên học tiếng anh hiệu quả hơn và nâng cao chất
lượng giảng dạy.
7.2 Đóng góp thực tiễn:
+ Qua đề tài sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, từ đó nhu
cầu học Anh Văn tăng lên giúp Trung tâm Ngoại Ngữ mở thêm các lớp học Tiếng
Anh.

14

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
+ Trong các lớp học Anh Văn thường xuyên tổ chức các bài kiểm tra cho sinh viên
để đánh giá rèn luyện về cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp sinh viên nâng cao
trình độ học Anh Văn của mình.
+ Nhà trường mở các câu lạc bộ Tiếng Anh cho sinh viên có thể tham gia sân chơi,
trao dồi thêm các kĩ năng cho mình.
Phần 2: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1Khái niệm nhu cầu
1.1.1 Tổng quát
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên
cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế – xã hội vấn đề về nhu cầu được tìm
thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham,
Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là
hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở
bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là
đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh.
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo
khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định
nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu
cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và
do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu
yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến
hóa.
Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng cái gì đó chỉ là hình thức
biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu
mà có thể tạm gọi là “nhu yếu”. Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức
biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu
mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một
15

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức
biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy
nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một
nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
1.1.2

Thang bậc nhu cầu của Maslow

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những
người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn(humanistic psychology),
trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang
biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa
hành vi (Behaviorism).

H.1.1: Thang bậc nhu cầu Maslow
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được
thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh
vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con
người. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống
trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu
cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

16

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Tổng quan về lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslows Hierarchy of
Needs)
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người
theo 5 cấp bậc:
– Nhu cầu cơ bản (basic needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body
needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của
con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con
người thoải mái,đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.
Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất:
bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những
nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc,
giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: Có thực mới vực được đạo,
cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu
cao hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát
hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.
– Nhu cầu về an toàn (safety needs): Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ
bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ
sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt.
Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.
Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy
khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,. Trẻ con thường hay biểu
lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định
trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật,
có nhà cửa để ở,Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học
17

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm,
cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
– Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn
thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình
cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như
việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi
làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm,
– Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta
từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía
trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó
có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây
cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần
kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô
đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con
đường từ bỏ thế giới này với lý do: Những người xung quanh, không có ai hiểu con!.
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự
trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến,
nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính
bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân.
Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực
hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ,
tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn,
hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu thuộc về một tổ chức, nhu cầu xã
hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn
được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để
cảm thấy mình có vị trí trong nhóm đó.

18

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Khi nghe về nhu cầu này: thể
hiện mình chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên
mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Thể hiện mình không đơn giản có
nghĩa là nhuộm tóc lòe lẹt, hút thuốc phì phèo, xổ nho khắp nơi, nói năng khệnh
khạng,
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: self-actualization as a person’s need to be and do
that which the person was born to do (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là
chính mình, được làm những cái mà mình sinh ra để làm). Nói một cách đơn giản
hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng
định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự
nghiệp thì lại luôn hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong
ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao
trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong
muốn, cái công việc mà Maslow đã nói born to do. Đó chính là việc đi tìm kiếm các
cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài
lòng về nó.
1.2 Mong muốn
Mong muốn của con người là một nhu cầu cấp thiết có dạng đặc thù, tương ứng với
trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người. Mong muốn được biểu hiện ra thành
những thứ cụ thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu bằng phương thức mà nếp sống văn
hóa của xã hội đó vốn quen thuộc.
Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của các thành viên cũng tăng lên. Con ngưòi càng tiếp
xúc nhiều hơn với những đối tượng gợi trí tò mò, sự quan tâm và ham muốn. Các nhà
sản xuất, về phía mình, luôn hướng hoạt động của họ vào việc kích thích ham muốn
mua hàng và cố gắng thiết lập mối liên hệ thích ứng giữa những sản phẩm của họ với
nhu cầu cấp thiết của con người.

1.3 Định nghĩa sinh viên
19

Khảo sát nhu cầầu và đềầ ra phương án học tiềếng anh hi ệu qu ả cho
sinh viền Khoa Kinh Tềế trường Đại học Đồầng Tháp.
Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên
nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho
công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được
trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính quy, tức là họ đã
phải trải qua bậc tiểu học và trung học. Nguồn gốc của từ sinh viên được hiểu theo
nghĩa tiếng Pháp étudiant: người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga,… cũng
đồng nghĩa như vậy. Danh từ étudiant của tiếng Pháp phát sinh từ danh từ mẹ là étude
(sự nghiên cứu), ngữ nguyên ở tiếng La Tinh là studium nghĩa là: sự vận dụng trí não
để học hỏi hiểu biết và đào sâu một vấn đề.
1.4 Kinh nghiệm
Từ việc quan sát thực tế và kinh nghiệm bản thân, nhóm đã thấy được việc học
tiếng anh của sinh viên tại trường đang trong giai đoạn khủng hoảng về phương pháp
và định hướng, từ việc đặt ra chuẩn Toiec quốc gia, sau đó lại là chuẩn Toiec của
trường và khuyến khích sinh viên lấy bằng A, B quốc gia. Từ việc thay đổi các khung
chuẩn khiến sinh viên bối rối trong việc tìm các tài liệu học tập, không biết nên học
theo giáo trình nào để theo sát khung điều kiện của trường. Đứng trên vị trí của sinh
viên, nhóm thấy rằng dù cả giảng viên và sinh viên đều đang nỗ lực để làm giảm áp
lực của việc dạy và học tiếng anh nhưng dường như cả hai vẫn chưa tìm ra giải pháp
phù hợp để giải quyết vấn đề trên.
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHU CẦU HỌC
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ
2.1 Mô tả thực trạng
Tại Việt Nam, chứng chỉ TOEIC đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, trở
thành một điều kiện cần để tốt nghiệp ở một số trường đại học hay xét hồ sơ xin việc
của ứng viên ở rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn nhỏ.
Trước sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, việc học tiếng Anh
không chỉ dừng lại như một bộ môn bổ sung kiến thức mà đã trở thành một kỹ năng
quan trọng cho sinh viên, đặc biệt là với sinh viên kinh tế. Tại trường đại học Đồng
Tháp, việc khảo sát trình độ tiếng anh của sinh viên được thực hiện ngay từ năm đầu
20

null

Source: https://evbn.org
Category: Đào Tạo