Di tích và di vật chăm trên vùng đất Quảng Trị và Thừa Thiên

CHĂM REMAINS AND RELICS IN QUẢNG TRỊ AND THỪA THIÊN

Nguyên tác: Léopole Cadière*
Người dịch: Salem Phan**

TÓM TẮT

      Bài nghiên cứu này, tác giả Léopold Cadière tiếp tục thực hiện danh mục các di tích và di vật Chăm đã được nêu trong cuốn l’Atlas archéologique (Bản đồ khảo cổ học) của tác giả M.Lunet de Lajonquière. Ông đã đánh số các di tích nhằm bổ sung cho danh mục trước đó. Đồng thời, Cadière cũng trình bày kết quả khảo sát các di tích và di vật Chăm trên vùng đất Quảng Trị và Thừa Thiên, nơi ông đã sống và có thời gian thực hiện nhiều cuộc điền dã. Sau cùng, tác giả đưa ra những chỉ dẫn về ngôn ngữ và địa danh nhằm định hướng cho việc tiếp tục tìm hiểu các di tích và di vật của người Chăm trên vùng đất Bình Trị Thiên.

ABSTRACT

This study, the author Léopold Cadière continues to make a list of Chăm remains and relics mentioned in the l’Atlas archéologique ( Archaeological Map ) by M. Lunet de Lajonquière. He numbered a list of Chăm remains and relics on Quảng Trị and Thừa Thiên, where he lived and had time to perform a lot of fieldworks. Finally, the author gives instructions on languages and places to guide the continued understanding of them on the land of Bình Trị Thiên .

x
x x

I. Di tích và di vật Chăm ở vùng đất Quảng-trị

Nếu Quảng-bình nghèo nàn về di vật Chăm thì Quảng-trị ngược lại. Những dân cư trước người An-nam đã để lại nơi này nhiều dấu vết về sự cư trú. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ được nguyên do của sự độc lạ này qua sự kiện trên vùng đất Quảng-trị – Châu Ô 烏州 xưa, chỉ được nhượng lại cho người An-nam vào năm 1294 ( Cang mục, VIII, 45 b ), tức là hơn 200 năm sau việc nhượng đất Quảng-bình và rằng những người mới đến cư trú tại Quảng-bình có nhiều thời hạn để làm biến mất những di tích do những người tiền trú gầy dựng nên, tất yếu những di vật cũng thuận tiện theo đó mà biến mất. Đặc biệt, cần phải nhìn nhận rằng Quảng-bình gần như là ranh giới của khu vực dân tộc bản địa Chăm về phía bắc. Ở vùng đất xa xôi của vương quốc này họ chỉ để lại rất ít những khu công trình mang tính lâu bền .
Dù list mà tôi đưa ra đây sẽ được bổ trợ sau này, tôi cũng đánh số những di tích và đưa lên đầu list những di vật đã được nói đến trong cuốn l’Atlas archéologique ( Tập Bản đồ khảo cổ học ) của tác giả M. Lunet le Lajonquière .

     1. Cu-hoan. (1) Một số tác phẩm điêu khắc.

     2. Hải Lăng. Địa điểm một đền thờ.

     3. Nhan-biễu. (2) Một số tác phẩm điêu khắc. Những tác phẩm điêu khắc này được dựng trên nền một di tích đã bị bỏ phế, nhưng không nên quên rằng hai tác phẩm điêu khắc khác nhau hiện đang được bảo quản tại Bưu điện Quảng-trị có nguồn gốc từ nơi này. (Xem BEFEO, 1, số 5, tr. 251). Xem chi tiết bên dưới, mục số12, có một di tích Chăm khác nằm ở phần đất của ngôi làng này. Di tích đã nêu ở đây được gọi là Chùa-phật-lồi, “Ngôi chùa thờ các vị Phật của người Chăm”, nằm ở tả ngạn sông Quảng-trị, tại khoảnh đất bìa làng.

     4. Cổ-thành. (3) Những mảnh vỡ của các pho tượng. Những pho tượng này, số lượng có thể hai hoặc nhiều hơn, cách đây chừng vài tháng còn được thờ tại địa điểm gọi là Chợ-sãi, (4) ở nơi hợp lưu giữa sông Quảng-trị và một nhánh sông thông thương giữa Quảng-trị với bên bờ hữu ngạn sông Thừa-thiên. Nhưng làng Cổ-thành, do không bằng lòng với việc người ta đã lấy cớ vì lợi ích chung mà dời cái chợ của họ đi chỗ khác nên đã trả thù đối với các pho tượng ấy bằng cách đưa chúng đến bờ tả ngạn của con sông, ở giữa một cánh đồng đối diện với thành Quảng-trị hiện nay. Pho tượng lớn hẳn đã tìm thấy ở địa phận Cổ-thành, cạnh một nơi được gọi là Mô-súng (La Cible). Tôi chưa thể nhận ra được vị trí của nó trong chuyến điền dã. Còn pho tượng nhỏ đã được tìm thấy tại vùng đất Hậu-kiên, giáp với Cổ-thành ở hạ lưu, trong một đống gạch cổ có kích thước lớn mà trong quá trình xói lở của dòng sông đã làm lộ ra, ngày nay khoảng đất ấy không còn tồn tại, nơi đầu nguồn toàn bộ vùng đất đã biến thành con sông.

Trong tác phẩm L’Inventaire sommaire des Monuments Chams de l’Annam ( Thống kê hạng mục di tích của An-nam ), in thạch bản, Thành Phố Hà Nội, 1900, người ta xác nhận đó là tượng thần Çiva. Điều này thiết yếu cho việc xác lập khu chợ được gọi là Chợ-sãi ( Marché du Bonze ), có nghĩa là chợ của những sư sãi. Truyền thuyết kể rằng : ở đây xưa kia từng có một ngôi chùa, gần chùa có một khu chợ. Ở phần sau tôi sẽ đưa ra những ví dụ về những ngữ nghĩa không đúng đã được người An-nam gán ghép vào những từ ngữ mà họ không hiểu. Ở đây hoàn toàn có thể thấy hiện tượng kỳ lạ như vậy. Tuy nhiên, ta cần dựa vào vấn đề này để xác lập vị thần được sùng bái tại đây. Xem cụ thể ở mục số 8, một di vật Chăm khác cũng nằm trên vùng đất của chính ngôi làng [ Cổ-thành ] .

     5. Bích-la. (5) Những tác phẩm điêu khắc. Các bức điêu khắc này nằm tại vị trí của một tháp Chăm đã bị đổ nát và đều được gọi là Phật-lồi (les Bouddhas chams). Có một cái ô trán cửa (tympan) được chạm khắc, nhiều viên đá đẽo có kích cỡ khác nhau và một cái bàn thờ vuông, giữa có lỗ tròn để cắm linga dành cho lễ cầu đảo,(6) bàn thờ này nằm tại một ngôi miếu (édicule) nhỏ ven đường của người An-nam.

Ở phía tây ngọn tháp đổ nát nay chỉ còn là một đống gạch, có một hàng rào được trồng bằng những cây lớn men theo một con mương nhỏ. Nó được gọi là Thành ( le Mur, l’Enceinte fortifiée ). Dọc theo cái thành này đất cao hơn và tôi chăm sóc đến 1 số ít nơi có mảnh vỡ của gạch ngói. Những khảo sát này giúp xác lập được quy mô của bức thành, nó hoàn toàn có thể trải dài trên một vùng đất rộng .

     6. Hà-trung. Địa điểm một công trình Chăm, những pho tượng điêu khắc và bia ký.

     7. Thạch-hàn. (7) Tôi đã xác định được vùng đất của ngôi làng Đá-hàn hay Thạch-hàn, ở các cửa ra vào thành Quảng-trị, nơi đã xây dựng một công trình Chăm. Một cuộc khảo sát kỹ càng đã đem lại cho tôi nhiều chi tiết mới.

Có hai vị trí của di tích Chăm từ hai đống gạch vụn, cả hai di tích đó đều nằm ở khu vực có tên gọi là Cồn-hói-xứ ( Quartier de l’Éminence du ruisseau ), ở phía nam của khu vực Cồn-thị-xứ ( l’Éminence des kakis ). Hai di tích này nằm theo trục Bắc-Nam, gần như là song song với con đường Cái quan ( la route mandarine ). Di tích thứ nhất, được gọi là Cồn-dàng-trên ( l’Éminence dàng supérieur ) là cái miếu ( temple ) lớn phía nam. Di tích thứ hai nhỏ hơn, nằm cách 500 m về phía bắc, được gọi Cồn-dàng-dưới ( l’Éminence dàng inférieur ) .
Người ta đã hướng đến nhiều lần tại ngọn tháp ( tour ) ở phía nam nhằm mục đích lấy đi những loại gạch đá. Ta thấy những mảnh đá có size khác nhau, nguồn gốc từ ngôi tháp này hoặc xung quanh, được mang đi khắp nơi trong làng hoặc trong những ngôi miếu ( đặc biệt quan trọng là ngôi miếu nằm ở thượng nguồn cạnh chợ Quảng-trị lúc bấy giờ, và tại ngôi miếu gọi là Miễu-ông, nằm dọc bờ sông ), dọc theo những con đường và cạnh nhà thời thánh Đá-hàn .
Một trong những di vật đáng quan tâm nhất là một cái ngạch cửa lớn tạo thành 2 bậc cấp, được dùng bắc làm cầu ở chỗ mà xưa kia gọi là Cầu-tre, nay gọi là Cầu xóm. Kích thước đo được 2,2 m chiều dài, rộng 0,8 m và dày 0,45 m. Nó nằm tựa trên một cái ô trán cửa không có một chút ít giá trị nào về mỹ thuật, được dùng làm mố cầu. Mỗi bên ta thấy có 2 cái lỗ, mỗi bậc một lỗ, dùng để tra chốt đứng bằng đá mà một cái chốt như vậy hiện đang còn nằm ở vị trí ngôi tháp, trong khi cái thứ hai chắc rằng đã được sử dụng trong việc kiến thiết xây dựng nhà thời thánh. Hai trong những lỗ này có lẽ rằng đã được sử dụng để gắn 2 phiến đá dùng làm tay vịn bậc cấp. Các phiến đá này đang nằm ở cái miếu gọi là Miễu Ông, gần cuối phía tây ngôi làng. Kích thước mỗi viên đo được 50 cm bề dài, cao 32 cm và dày 15 cm, được chạm hình lá lật kép và có một cái mộng hay đuôi. Chúng hoàn toàn có thể đã được dùng để làm viên đá góc hay trán tường ( những phiến đá đang được nói đến nhắc ta nhớ lại phiến đá người ta đã vẽ trong BEFEO, I, trang 255 ). Trước đây tôi cũng đã từng thấy, gần nhà thời thánh Đá-hàn, một phiến đá ô trán cửa được khai thác một cách tinh xảo, nhưng nó có vẻ như đã bị đập vỡ từ lúc đó .
Tại ngôi tháp ở phía bắc, một người dân trong khi đào đất đã tìm thấy một pho tượng thần đứng không đầu, không tay bằng sa thạch, cao 0,75 m. Tượng bị trẻ chăn trâu mang từ chỗ này sang chỗ khác. Tôi đã tìm thấy pho tượng trong bụi cây rậm ngay giữa cánh đồng, khá xa ngôi tháp. Để cứu cho pho tượng khỏi bị thất lạc, tôi đã mang nó về nhà và như Dự kiến, ngài Công sứ Quảng-trị đã Tặng Ngay nó để xây dựng một kho lưu trữ bảo tàng, nơi tập hợp những hiện vật Chăm còn rải rác đây đó, mà chúng có rủi ro tiềm ẩn bị biến mất. Tất nhiên, tất cả chúng ta sẽ tránh những sai lầm đáng tiếc do việc cướp phá những hiện vật Chăm để hình thành những bộ sưu tập, mà về quan điểm khoa học nó không có ích lợi gì lớn lao .

     8. Cổ-thành. (Xem ở trên, mục số 4). Ngôi làng Cổ-thành nằm trên đôi bờ nhánh sông từ Quảng-trị đến Huế. Trên vùng đất nằm ở bờ nam của nhánh sông nơi đây còn có nhiều phế tích. Chúng được gọi dưới cái tên Miễu-cồn-dàng (Pagode de l’Éminence dàng). Người ta thấy ở đó còn có nhiều di vật của các thời đại. Ngay sau ngôi chùa hiện tại, là công trình xây dựng của người An-nam, người ta chú ý đến đống ngói lợp có xuất xứ từ một ngôi chùa lân cận (gọi là Am) bị bỏ phế ở đó và một số gạch làm theo mẫu An-nam. Đằng sau chùa là một gò nhỏ được hình thành từ đống gạch cổ. Có một viên trong số đó gần như còn nguyên vẹn, mà tôi đã nhặt được ở ngôi am bên cạnh, nhưng nó có xuất xứ từ chỗ này mà ra, viên gạch có chiều rộng 0,18m và dày 0,4m. Đó là kích thước thông thường của gạch Chăm. Trên đống gạch có ba phiến đá lớn, trong đó hai phiến lớn nhất có chiều rộng 0,6m, dài 2m và phiến nhỏ nhất được đẽo theo dạng bậc thang, nó hẳn bằng một cái ngạch cửa. Có những viên gạch xuất xứ từ đống gạch này, chúng được tìm thấy cách khoảng vài trăm mét, gần ngôi miếu nhỏ ven đường của người An-nam, ở cuối thôn Cổ-thành. Như ta thấy, đây là công trình chẳng mấy quan trọng, nhưng những phiến đá, đống gạch ấy và tên gọi của nơi này chắc chắn chỉ ra một di tích của người Chăm.

     9. Dương-lệ-đông(8) (không phải Dương-lệ-văn). Tại vùng đất gọi là Huyền-vũ-xứ (Quartier du Bois sacré), có một lùm cây rậm nơi mà người ta thấy những phế tích của tháp Chăm đã bị đổ. Đống gạch ở giữa có thể đo được 3m chiều cao, và dường như ở đây có nhiều đống gạch, xuất xứ từ nhiều công trình xây dựng khác. Dưới một ngôi miếu do người An-nam xây, có một pho tượng biểu trưng cho nữ thần. Pho tượng này chiều cao đo được 0,60m. Nữ thần ngồi xếp chân, hai cánh tay đặt trên vế chân, tay cầm vỏ ốc rất dễ nhận ra. Hình dạng nhỏ bé, đôi vú căng đầy, phần bán thân phác thảo sơ sài, đầu ngẩng cao, trên đầu có một cái mũ mà tôi không thể nhận biết do bóng tối nơi đó và do người An-nam phủ lên bức tượng những trang phục bằng giấy để thờ cúng. Vị thần tượng trưng ở đây có thể là Uma, vợ của thần Çiva. Ở sau pho tượng, nằm dưới đất, là bệ tượng, được trang trí hình hoa sen. Trước miếu, người ta nhìn thấy một số phiến đá của những công trình rải rác, bị vùi một nửa trong đất. Vị nữ thần này được gọi là Bà-dàng (la Dame dàng) và ngôi miếu còn lưu giữ lại pho tượng nên gọi là Miễu-bà-dàng (la Pagode de la Dame dàng).

Cách đó chừng 200 – 300 m về phía tây-bắc, gần ngôi làng hơn là một cái gò khác, nơi mà người ta thấy những viên gạch bị vùi trong đất. Tên gọi của nơi này là Cồn-kéc, mà người ta nói với tôi đó là một dạng thổ ngữ có nghĩa là Cồn-gạch ( l’Éminence des briques ) .
Sau đây là đoạn nói về tháp Dương-lệ trong Ô châu cận lục 烏州近錄, ( * ) một cuốn sách địa lý nói về tỉnh Quảng-trị và những tỉnh lân cận :
Tháp Dương-lệ 陽麗 tại huyện Hải-lăng 海陵, ngôi làng Dương-lệ 陽麗 còn sót lại nền móng của ngọn tháp này. Chuyện xưa kể rằng : hai ngọn tháp Dươnglệ và Trung-đơn do người Chăm thiết kế xây dựng. Khi mở màn xây hai ngọn tháp, có hai nhóm thợ cam kết thi đua triển khai xong khu công trình chỉ trong một đêm : Nhóm nào xây xong tiên phong thì thắp ngọn lửa trên tháp báo hiệu cho nhóm kia biết mình đã làm xong trước hay sau. Chỉ có người xây tháp Dương-lệ là tôn trọng những điều kiện kèm theo của cam kết này. Đối với người Trung-đơn, họ không hành xử chân thực như vậy. Đúng nửa đêm, mặc dầu chưa hoàn hảo khu công trình của mình, họ đốt đuốc trước thời hạn lao lý, khiến cho những người xây tháp Dương-lệ vào tảng sáng hôm sau khi đang hoàn tất, vì thấy ánh đuốc đã ngừng ngay việc làm. Sau đó, do giữ lời hứa của mình, những người xây tháp Dương-lệ đã làm một cuộc tế lễ lớn nhưng những người Trung-đơn đã không đến tham gia .
Cũng theo tư liệu ghi chép trong Ô châu cận lục, tháp Dương-lệ đã bị phá hỏng năm 1547. Nhưng người ta không hề hiểu được làm thế nào hai tháp Dương-lệ và Trung-đơn cách xa nhau đến thế mà những người của làng này hoàn toàn có thể nhìn thấy ánh lửa đốt từ làng kia .

     10. Trung-đơn(9)

Sau đây là đoạn nói về cái tháp này trong Ô châu cận lục : Tháp Trung-đơn 中丹 nằm ở làng Trung Đơn thuộc huyện Võ-xương 武昌. Về phía tây [ ngọn tháp ], người ta thấy núi non trải dài và những thung lũng quanh co ; về phía nam là cánh đồng ngập nước ; ở phía đông và bắc, con sông chảy bao quanh tháp như một vành đai. Tháp cao khoảng chừng 100 bộ ( 40 m ). Những người leo lên đỉnh tháp, nhìn từ xa, tưởng như bay bổng lên trời, người ta mường tượng từ chân đến đỉnh tháp là độ cao thăm thẳm chọc trời, mắt thường hoàn toàn có thể nhìn quang cảnh chung quanh tới nghìn dặm. Thật vậy, đây là kiến trúc đẹp nhất của huyện Võ-xương .
Như vậy, ngọn tháp này còn sống sót đến năm 1547, thời gian viết Ô châu cận lục. Ba trăm năm sau, theo ghi chép của cuốn địa chí thời Gia Long, khu công trình này không còn sống sót nữa. Thật vậy, ở mục cầu và quán trọ tại Trung-đơn, cuốn sách này viết : “ Tương truyền rằng xưa kia người ta đã xây một cái tháp tại chỗ này, nên từ đó có tên gọi dân gian là Quán Tháp ( l’Auberge de la tour ). Hiện nay nó không còn sống sót nữa ( Nhứt thống dư địa chí ( * * ) – 統輿地志 VIII. Quảng-trị, tờ 9 a ) .
Những phế tích của tháp nằm ở cực tây vùng đất của làng này, trong một lùm cây, được gọi là “ Lùm-tháp ”, cách khoảng chừng 2 km theo đường chim bay về phía đông của vùng phế tích Cu-hoan ( mục số 1 ) và cách 200 m từ nhánh sông chảy đến Huế, nhưng nằm ở phía bên bờ nơi có dòng chảy của nhánh sông thượng nguồn. Hệ thống thủy lợi vùng này đã bị đổi khác nhiều lần sau khi đào nhiều nhánh sông. Đụn gạch ngói đổ nát có đường kính đo được khoảng chừng 40 m và cao 4 m. Phía đông, chắc như đinh phải có một vài khu công trình thiết yếu song hành .

     11. Trà-liên. Ngôi làng này thường được gọi là Trà-bát(10) và đó là tên mà người ta đã thấy trong nhiều tư liệu từ năm 1547 (Ô châu cận lục) cho đến thời Gia-long. Làng gồm hai thôn, một nằm bên tả ngạn, được gọi Trà-bát-đồng, và thôn kia nằm ở hữu ngạn tên gọi Trà-bát-soi. Trên vùng đất thôn Trà-bát-đồng nơi mà những di tích Chăm được tìm thấy trong lùm cây rậm gọi là Lùm-dàng, nằm mé bắc của dải cát trắng gọi là Cồn-dinh (l’Éminence du camp), đây là nơi vị chúa Nguyễn đầu tiên đã dựng dinh phủ của ngài vào năm 1570 (Thật lục tiền biên. 1.8a) và trên bờ nhánh sông cũ, ngày nay phần ở giữa đã bị bồi lấp nhưng hai đầu vẫn còn và được gọi là Hói-cụt (l’Arroyo en cul de sac).

Ở phía trước ngọn tháp bị bỏ phế này nằm giữa lùm cây, là một bàn thờ cúng rất đẹp, [ mặt bàn ] có một phần trũng xuống trên đó nổi lên một cái linga, được dữ gìn và bảo vệ thận trọng, phần đông vẫn còn nguyên vẹn, và cái rãnh nước chảy quay về hướng bắc, xung quanh bàn thờ cúng được bài trí những phiến đá vuông lớn có vẻ như được đặt một cách cố ý ở đó để thờ cúng. Bàn thờ gồm một phần chân đế bị lún 50% trong đất, một trụ vuông được đặt trên chân đế và một phiến đá nhô ra, trên đó là mặt đá dùng làm bàn thờ cúng. Mặt đá làm bàn thờ cúng dài khoảng chừng 1,20 m, ở phía bắc có một cái vòi nhô ra, nơi có rãnh nước chảy. Bàn thờ và phần đế cao khoảng chừng 0,80 m. Cái linga nằm giữa lỗ trũng hình vuông vắn và sâu 1-2 cm. Nó chỉ bộc lộ phần đầu của một cái linga thường thì. Chiều cao đầu hình tròn trụ của linga khoảng chừng 0,40 m, đường kính của nó nhỏ hơn một chút ít. Ở một trong hai mặt [ của linga ], mặt phía đông, có hai đường gờ vòng lên cao lưng chừng và tiếp nối đuôi nhau chung quanh phần đế hình tròn trụ, tạo ra một đường chỉ không nổi cao lắm ( Hình 52 ) .
Ở cạnh cái am nhỏ của người An-nam nằm trong lùm cây rậm, người ta chú ý quan tâm đến một bàn thờ cúng khác bị lấp 50% dưới đất, trên có chậu đựng nước thánh tẩy nhưng nhỏ hơn nhiều so với bàn thờ cúng đã khảo tả ở trên .

     12. Nhan-biễu. Một cái linga khác nằm trên bàn thờ, ở làng Nhan-biễu (xem mục số 5), nhưng gần như nằm trên khu đất ở phía tây bìa làng, nơi mà người ta gọi là Cồn-dàng. Cái cồn này được hình thành từ đống gạch của một di tích đã bị sụp đổ, không lớn lắm, phần lớn các viên gạch đã bị lấy đi để nâng nền và xây các ngôi miếu lân cận. Tổng thể hiện vật, linga, bàn thờ và phần đế có chiều cao khoảng 0,80m. Bàn thờ cầu đảo đo được 0,60m mỗi cạnh, phần mỏ có rãnh thoát nước nhô ra 0,20m, phần trũng xuống để cắm linga đo được 0,40m/mặt, linga có đường kính 0,18m, cao 0,21m. Nó khác với linga Trà-liên (mục số 11) ở chỗ thân không hoàn toàn có hình trụ, phần dưới hơi thắt lại, phần này nằm trên một đường gờ vòng quanh. Đường gờ này cũng chạy ngược lên ở một bên cho đến 1/3 chiều cao [của linga], tạo thành một cái đinh ba nằm ngược. Phần đế linga được trang trí những hình lồi ra lõm vào, nhìn tổng thể bàn thờ này không có nét thanh tao, sang trọng như bàn thờ ở Trà-liên. Hiện vật này được tạo thành từ ba phiến đá: phiến ở tầng thượng (mặt bàn thờ), cái linga dường như gắn liền với mặt bàn thờ này; làm bằng sa thạch ngả màu xanh; phiến tầng hạ cũng cùng chất liệu này; cấu tạo phần đế phiến đá thứ ba bằng sa thạch màu hơi đỏ, tạo thành khối vuông (hình 55).

Cái bàn thờ cúng này đã từng bị di tán. Trước đây dân làng chắc đã mang linga vào đình để thờ cúng, nhưng điều đó mang lại điềm rủi cho họ nên người ta đã mang nó đặt lại chỗ cũ .
Vậy là tại vùng đất này, ta thấy có tới hai linga, chúng có hình dạng khác nhau. Tôi đã tìm thấy tại ranh giới phía bắc Thừa-thiên hai cái linga khác mà tôi sẽ nói đến ở sau. Một cái gần giống với dạng Trà-liên và cái kia gần giống với dạng Nhan-biễu nhưng cả hai đều có những đặc thù độc lạ nhau. Do vậy, tôi đã hoàn toàn có thể rút ra Kết luận rằng : hình tượng thờ cúng của người Chăm tại Ô Châu xưa không phải được làm theo một quy mô duy nhất, mà những người thợ điêu khắc đã theo một vài nguyên tắc chung, nhưng lại có sự tự do lựa chọn về chi tiết cụ thể [ để thực thi ] .

     13. Trà-lộc. Phế tích của một tháp Chăm đã bị bỏ hoang tại Lùm-dàng, gần bên cái thôn gọi là “Xóm-chùa” (du Temple bouddhique) nằm ở chân cồn cát dọc theo hướng tây ngôi làng. Nằm bên một đống gạch vỡ khá lớn, có cái miếu nhỏ của người An-nam, trước miếu có hai khối đá; một khối làm trụ bàn thờ hình vuông đo được 0,60m, khối thứ hai đặt trên mặt đất tạo nên một bàn thờ để làm lễ cầu đảo cũng có hình vuông mỗi cạnh đo được 0,65m, với phần mỏ có rãnh nước chảy. Tại đây cũng đã từng có một cái linga. Bằng chứng là vật mà người thấy ở giữa phần trũng của bàn thờ: đó là đầu một dị vật bằng đá vôi do người An-nam tạo ra, họ muốn thể hiện lại biểu tượng cũ đã bị mất mà tôi chưa rõ là vào thời kỳ nào. Có thể đã từng có tới hai cái linga ở đây. Điều làm cho ta có thể đặt ra giả thiết này là cái mà người ta thấy ở bên trái ngôi miếu, trên một bàn thờ truyền thống [của người An-nam] được dựng lên để thờ Thổ-chủ 土 主 (le Maȋtre de la Terre), đó là một cái chỏm bằng vôi vữa được làm thô kệch; hơn nữa đầu chỏm đá vôi này chắc là thể hiện một cái linga thứ hai và đã từng được thờ cúng tại nơi này.

Người ta đã chỉ cho tôi một Lùm-dàng nằm ở làng Trà-trì. ( 11 ) Xác minh ra thì hai ngôi làng ở gần kề nhau cùng chung cái lùm này nhưng bên trông coi ngôi miếu thì do làng Trà-lộc. Lùm này chiếm vị trí đáng kể. Hai bên lùm, nằm trên độn cát, có hai con suối nhỏ chảy ra độn cát nằm ở phía tây tỉnh Quảng-trị và đổ xuống phương nam. Ở chỗ hai dòng suối này chảy đến đồng bằng có ruộng lúa, chúng bị ngăn lại bởi hai cái đập. Đập này ngăn nước lại thành hai cái hồ nhỏ ở thượng lưu. Từ đó nước được phân loại một cách khôn khéo đến những cánh đồng và tưới tẩm theo mùa vụ. Nếu người ta chú ý quan tâm rằng những Lùm-dàng của Văn-vận ( mục số 17 ) và Lùm-dàng ở Thượng-xá ( mục số 15 ), cũng đều nằm ở nơi mà những con suối chảy ra từ độn cát mở màn gặp những ruộng lúa ở đồng bằng, thì ta hoàn toàn có thể Tóm lại rằng người Chăm đã từng thiết kế xây dựng những đền thờ của họ để thờ vị thần mang nước đến cho họ trồng lúa, và tất cả chúng ta hoàn toàn có thể thấy những con đập hiện tại ở Trà-lộc và Trà-trì là những khu công trình dựa theo những con đập xưa đã được người Chăm kiến thiết xây dựng tại nơi này .
Hai làng Trà-lộc và Trà-trì này rất lâu rồi chỉ là một làng. Tương truyền rằng người làng Trà-lộc trước kia chỉ là những người chài lưới. Ban ngày họ phơi lưới ở trên bờ kênh và trên đất làng Trà-trì. Rồi sau đó để tránh nắng, họ giăng một cái buồm lên trên bốn cái cọc hoặc hai cái bơi chèo ; từ từ họ dám đưa cả thuyền bè lên bờ bám trụ tại đó. Sau cùng là một cái lều, rồi một cái nhà được xây lên. Một ngôi làng được lập. Họ xin được sở hữu phần đất mà họ đang ở. Trà-trì bất đắc dĩ phải đồng ý chấp thuận nhu yếu của họ. Vào ngày phải xử lý việc làm này, người ta tổ chức triển khai một buổi tiệc lớn. Những người làng Trà-lộc nhịn không uống rượu và chỉ uống nước. Trái lại những người làng Trà-trì uống đến say mèm. Khi họ ngủ say, người làng Trà-lộc đến nhổ những cột mốc và trồng chúng ở một chỗ xa hơn. Từ đó họ có những thửa ruộng đẹp nhất và hưởng một con suối không khi nào cạn .

     14. Ngô-xá. Địa điểm một kiến trúc Chăm đã bị sụp đổ, trong một lùm cây có tên là Lùm-dàng ở phía tây bìa làng. Hiện nay chỉ còn lại những viên gạch, nhưng người ta nói rằng có nhiều viên đá bị vùi trong đống gạch. Kích thước của những viên gạch và tên gọi nơi này đều chứng tỏ đây là một di tích Chăm. Nhánh sông từ Quảng-trị đến Huế chảy qua trước lùm cây này và xưa kia người ta đã khám phá một đụn gạch khác mà hiện nay nó không còn tồn tại nữa.

     15. Thượng-xá. Ngôi làng tọa lạc ở phía nam Quảng-trị cách 1 giờ đồng hồ theo đường Cái quan. Ở đây chúng ta chỉ có một hiện vật. Trong một lùm cây được gọi là Lùm-dàng và nằm ở khu đất gọi là Phe-hạ (du Quartier inférieur) của ngôi làng, ngày xưa chắc đã từng có một tượng Phật bằng đá, người ta nói nó được thờ tại một ngôi chùa ở vùng này. Tượng này đã biến mất, người thì cho là bị đánh cắp, kẻ khác nói do người mọi (les sauvages) tức là người Chăm mang đi để thờ cúng. Dù trường hợp nào đi nữa thì đây cũng là một pho tượng mọi “sauvage”, có nghĩa là tượng của người Chăm. Tôi không tìm thấy một vết tích nào của người Chăm trong lùm cây nhưng tôi có lý do để tin rằng nếu những người giữ chùa nhiệt tình hơn thì tôi đã có thể tìm ra một vài điều gì đó.

     16. An-lộng. Tại một vùng đất được gọi là Đồng-trung-xứ (Quartier de la Plaine du Milieu) có một cái gò phủ đầy cây rậm, có đường kính khoảng 20m, nơi mà ta thấy những mảnh gạch vỡ vụn. Ngày xưa ta đã lấy đi một số khối đá ở đây để xây dựng nhà thờ. Tên gọi của nó chứng tỏ đây là một di tích Chăm cổ.

     17. Lùm-dàng Văn-vận, tại huyện Hải-lăng. Lùm nằm dọc theo độn cát về phía tây của những cánh đồng làng, đây là một cái lùm kép, được chia làm hai, nằm ở hai bên con suối nhỏ tạo thành một thung lũng chật hẹp có những thửa ruộng chạy ra khỏi độn cát. Một trong những lùm cây này có một ngôi chùa lợp mái tranh; lùm kia thì có một ngôi chùa lợp ngói. Tôi đã không tìm thấy di tích Chăm nào trong một chuyến điền dã sơ sài, nhưng những lùm rậm này rất đáng để khai quật. Theo nguyên lý mà tôi sẽ trình bày ở sau, tên gọi chỗ này chỉ một di tích Chăm.

     18. Cồn-dàng ở Bích-khê, huyện Triệu-phong, trong vùng được gọi là Trường-giàng-xứ 场 O(*) 處. Đáng chú ý là sự trùng âm của tên dân gian và tên trong địa bộ. Tên trong địa bộ này được người dân giải thích là: “Khu đất Trường dạy bắn cung” (le Quartier de l’École pour le tir de l’arc). Ngày xưa hẳn ở đây có một trường bắn cung. Có nhiều chi tiết xác thực thêm lời giải thích này. Cách một đoạn về phía thượng lưu và liền kề với địa phận của làng [Bích Khê] là các làng Hậu-kiên và Trung-kiên, xưa là nơi trú đóng của quân đội, nay đã thành chốn thế tục (sécularisé); và cũng trên vùng làng Bích-khê có [địa danh] Mô-súng (Butte de la cible), nơi quân đội đến đây tập bắn. Vì vậy cách giải thích cái tên trong địa bộ có thể là đúng. Nhưng cũng có thể ở đây chúng ta gặp một trường hợp phổ biến trong đó cái tên trong địa bộ được gọi theo tên tục cũ và rồi một truyền thuyết được hình thành để giải thích cho danh xưng này. Dù thế nào đi nữa thì tên tục rõ ràng là Cồn-dàng và tên địa bộ là Trường-giàng chứng tỏ khả năng nơi này cũng giống như những nơi được gọi là dàng khác trong vùng.

Tôi đã tìm thấy ở đây một số ít mẩu gạch vỡ được moi lên từ dưới đất, khi người ta đào mộ, tại chỗ này có rất nhiều ; trong những mảnh gạch vỡ đã rất xuống cấp trầm trọng này, người ta còn nhận ra size đặc trưng của những viên gạch Chăm như ở nhiều nơi khác cũng có tên gọi là dàng. Cũng có 1 số ít mảnh vỡ của gạch hay ngói có size như gạch An-nam được gọi là gạch quan hay những loại gạch khác. Những mảnh vỡ của gạch ngói này hoàn toàn có thể nguồn gốc muộn hơn từ một ngôi miếu ven đường của người An-nam, một ngôi chùa hay kiến trúc hành chính theo giả thiết từng có một trường tập bắn cung ở đây .
Tôi không ngần ngại khi cho rằng, từng có một di tích Chăm ở đây. Tên gọi của cồn và những mảnh gạch vỡ đã chứng tỏ điều này .

II. Di tích và hiện vật Chăm ở vùng đất Thừa-thiên

Đối với Thừa-thiên cũng như Quảng-trị, tôi sẽ đánh số những di tích khởi đầu từ những di tích được nêu trong cuốn l’Atlas Archéologique của tác giả Lajonquière :

     1. Linh-thái(12)

     2. Phù-lương

     3. Ưu-diêm(13) Trong cuốn L’Atlas Archéologique của Lajonquière xác định tại chùa Ưu-diêm(14) có một pho tượng Chăm với hai bàn tay chắp lại, mang dáng một hắc nô, được sơn son thếp vàng và một ô trán cửa hình bán nguyệt cũng được sơn son thếp vàng mà trên đó thể hiện nhiều vị thần, trong đó có hai vị thần ngồi trên một con trâu. Cần kể thêm một linga có chu vi 1,12m và cao 0,58m đặt trên một cái bệ đã bị vỡ nhưng ngay chính giữa có phần nhô ra hình bát giác. Cái linga này, trên đại thể gần giống linga Trà-liên (mục số 11, phần Quảng-trị) nhưng có khác ở một vài chi tiết. Nó đã bị hư hỏng. Một bên có bàn thờ để làm lễ cầu đảo, mỗi cạnh đo được 0,96m, bị chôn dưới đất, chỉ nhô lên một cạnh và phần mỏ để nước chảy.

     4. Vùng phụ cận Huế. Thành cổ Chăm.

     5. Than-phu [Thần Phù].

     6. An-kiêu [An Cựu].

     7. Trạch-phổ. (15) Ở huyện Quảng-điền, không xa Ưu-diêm (mục số 5), có một linga nằm trong ngôi miếu có tên là Miễu-bơi, nó khuất dưới mặt sàn trước gian thờ, nơi đặt bài vị thần linh thờ ở sát vách hậu. Linga được chạm thô, chắc do vật liệu sử dụng là một loại đá granit, cao 0,18m, đường kính 0,16m, gần giống với kiểu linga Nhan-biễu (mục số 12, phần Quảng-trị). Nó nằm trên phần đế dùng làm trụ, trụ đá được chôn sâu trong đất và mặt cắt hình vuông nhưng có cạnh vát vào tạo thành như hình bát giác với những cạnh không đều nhau, ở phần trên, ngay dưới phần bán cầu của Linga, có chạm một đường gờ chân sọc kẻ ở hai bên.

     8. Mĩ-xuyên. (16) Ở huyện Quảng Điền, không xa Trạch-phổ và Ưu-diêm. Nằm ngay giữa làng, ở chỗ được gọi là Am, có một pho tượng được gọi là Bà-lồi, cao 1,12m, chỗ rộng nhất 0,96m, tượng dựa lưng vào một trụ đá. Tượng đứng, được phủ bởi lớp sơn cũ kỹ do người An-nam sơn phết, có tám cánh tay tất cả đều dính liền nhau ở khuỷu tay. Cánh tay dưới cùng phía trái cầm một con ốc bằng đá rất rõ; cánh tay thứ 3 liền kề cầm một chiếc đĩa tròn có tay cầm (như cái chìa khóa); những cánh tay khác có những vật trang trí không phân biệt được. Pho tượng thể hiện là một nữ thần.

Một pho tượng “ lồi trên mặt đất ” ( xem cụ thể phần lý giải chữ lồi : “ sortir de terre ” ở phần sau ), cách đó 200 m, tại vị trí gọi là Cồn-kéc, từ này cần phải lý giải ( như ở mục số 9, phần Quảng-trị ) còn gọi là Cồn gạch ( l’Éminente des briques ) và tại đó người ta thấy một cái gò có nhiều gạch Chăm cổ. Khi mày mò ra bức tượng, dân làng muốn chuyển nó vào đình, nhưng khi đến chỗ mà người ta thờ nó lúc bấy giờ, pho tượng tuột xuống mặt đất với tư thế đứng thẳng. Người ta muốn đặt lại pho tượng lên kiệu cáng nhưng không hề nâng nó lên được dù là có nhiều người khiêng. Họ đã “ xin keo ” ( tiếng Việt trong nguyên bản ) với hai đồng xu tiền và quẻ keo cho biết bà Thánh muốn được thờ ở đó. Vì vậy, người ta đã dựng miếu tại đây .

     9. Mĩ-xuyên. Như ở trên, nhưng ở phường (hameau) nằm trên nhánh sông Nguồn-nậy, con sông làm ranh giới giữa Quảng-trị và Thừa-thiên. Phường này có tên là Phường-lái. Tại vị trí được gọi là Miễu-bà-lồi có một cồn gạch, bao quanh miễu là lùm cây rậm. Ngay giữa là một công trình bằng gạch Chăm do người Annam xây dựng, gồm có hai gian. Gian bên trái có một ô trán cửa hình bán nguyệt, rộng 1,10m, cao 1,90m bằng sa thạch đỏ nhạt. Chủ đề thể hiện tượng thần Visnu theo hình dạng một nam nhân, có bốn tay nằm trên thân rắn Naga. Con rắn có bảy đầu vươn cao che trên đầu thần. Tóc thần xõa từng lọn xuống vai, trên môi có hàm ria mép mỏng. Phía trên hình người nằm, nền của ô trán cửa được tạo bởi những làn sóng nằm ngang, trong đó có nhiều cá. Ở trên đỉnh của ô trán cửa có dạng một vị thần ba đầu (có thể là bốn đầu, nhưng đầu thứ tư nằm ở phía sau), thể hiện thần Brahma, ngồi xếp bàn trên đài sen và tay cầm một vật gì đó không rõ. Hình này rộng 0,20m, dài là 0,30m. Tổng thể chủ đề được xử lý rất tốt về bố cục lẫn cách thể hiện. Người An-nam cho đây là một vị nữ thần, cho dù tượng có hàm ria mép. Người ta đồn rằng, khi trở trời đầu pho tượng khẽ lắc lư và đôi vú chảy nước.

Phía trước ngôi miếu là một trụ đá bị vùi 50% dưới đất, hình tròn trụ với nhiều đường gờ, có đường kính 0,52 m .
Nằm cách cái tháp bị đổ này 100 m là một cái miếu xây bằng gạch của người An-nam, nơi đây có một pho tượng dữ tợn có bốn tay, theo cách làm của người An-nam, nhưng chắc là theo kiểu mẫu của người Chăm .

     10. Dinh-thị, ngôi làng gần bến đò ở Huế. Một mảnh bia vỡ nằm dọc theo con đường từ cầu Gia-hội đến bến đò Nam-phổ, còn gọi là Chợ-dinh, đi xuống thì nằm ở tay trái, phía trên các ngôi chùa Trung-hoa. Mảnh bia vỡ được dùng làm bậc cấp dẫn đến một cái miếu của người An-nam. Mảnh bia gồm năm dòng chữ trong đó hai dòng đã bị hỏng bởi mảnh bia này được gỡ ra từ một tấm bia lớn, dùng làm chân cột trong một kiến trúc của người An-nam.

     11. Làng Trạch-phổ, như ở trên mục số 7, nhưng ở phường nằm bên tả ngạn nhánh sông Nguồn-nậy làm ranh giới giữa Thừa-thiên và Quảng-trị. Ở cái miếu gọi là Chùa-lồi có một cồn gạch rộng. Trong miếu có một ô trán cửa hình bán nguyệt, chiều rộng 1,40m, cao 0,80m, đường viền bao quanh được đục đẽo như một loại đá granit. Chủ đề ô trán cửa thể hiện, ở lưng chừng một đường gờ nhô ra tạo thành như một cái cột ở giữa, rộng 0,52m và chạy từ đế lên đỉnh của ô trán cửa, một cái đầu ngẩng cao với mái tóc nhiều lớp, trang sức là một vòng cổ ngọc trai rộng, với đường gờ đặc trưng mà người ta thấy ở trên một mặt của tất cả các linga, nằm ở phía dưới, điều này đặt ra giả thiết rằng cái linga ở giữa là một mukhalinga.(17) Mặt ô trán cửa phía bên phải là một vị thần quỳ gối tuy nhiên chỉ gập một chân, trên những tư thế vòng cuộn của một con rắn, đôi bàn tay áp sát nhau để cầu nguyện. Phía trên có một con chim đang bay lượn. Phía bên trái là một vị thần đang quỳ gối cũng với một kiểu tương tự, nhưng trên một con thú bốn chân đang ngồi xổm, đôi bàn tay chắp lại theo tư thế cầu nguyện, đôi tay kia đưa lên cao. Mỗi bên của pho tượng có một chân cắm đèn cầy, phía cao hơn một chút là một cái đĩa tròn, ngay chính giữa có hình chữ thập 十 và một vật không rõ hình có thể là một con ốc. Toàn bộ phiến đá đều được phủ một lớp sơn. Chủ đề được thể hiện khá thô thiển.

     12. Ở phường Vĩnh-an Thượng-nguyên, trên cùng một vùng của các số 9 và số 11 [Trạch-phổ, Mĩ-xuyên], tại một bến đò làng trên bờ bên phải sông Nguồnnậy, có một tấm đá lớn, dài 1,40m, dày 0,50m và bề rộng khoảng 0,50m, trên ba mặt liền kề có khắc hình dây lá. Theo người dân ở nơi này, tấm đá suýt bị ném xuống dòng sông bởi nó mang lại tai họa cho dân làng. Tôi không biết người ta lấy nó từ đâu.

     13. Làng Phù-trạch,(18) huyện Quảng Điền, không xa Ưu-diêm. Gần sát ngay đình làng trên một cồn gạch vỡ, có một cái linga đường kính khoảng 0,18m và cao 0,22m, gần giống hình dáng linga Nhan-biễu (mục số 12, phần Quảng-trị). Ở bên cạnh đó có những mảnh vỡ từ pho tượng Nandin cổ. Cái miếu, hay nói đúng hơn là địa điểm đó vì kiến trúc không còn nữa được gọi là Miễu-lồi, nơi đây không có công trình nào. Ở phía trước có ba cái mả mà người ta gọi là Mã-mọi (les tombeaux des sauvages). Nhưng tôi không khảo sát những ngôi mộ này.(*)

     14. Ở làng Phù-nông, trên cùng huyện, nằm gần Phù-trạch, có một nơi được gọi là Cồn-dàng. Ta thấy có gạch vỡ, với những viên gạch theo kiểu gạch Chăm trong cái miếu gần đó. Chắc chắn có một số phế tích Chăm tại ngôi làng này nhưng tôi chưa tìm thấy, do không có người dẫn đường.

    15. Làng Cổ-tháp(19) (l’Ancien tour), ở huyện Phong-điền. Tại làng này có phế tích của một ngôi tháp Chăm cổ mà một trong những người đồng sự của tôi là cha le R.P. Chapuis đã phát hiện, tuy nhiên, ông chưa nghiên cứu chi tiết về nó.

* * * * *
Như tôi đã nói ở phần mở màn, tổng thể đều báo trước rằng list những di tích hay di vật Chăm của những tỉnh này còn lê dài nữa. Thật vậy, tôi đã tìm ra chìa khóa để hoàn toàn có thể mày mò những di tích từ thời người Chăm cư trú. Ta hoàn toàn có thể quan tâm rằng hầu hết những di tích đã được đánh số trên đây đều có cùng tên gọi. Ví dụ như Bàdàng, Miễu-bà-dàng, Cồn-dàng, Lùm-dàng. Từ dàng này được dùng cho hầu hết toàn bộ những dấu tích của người Chăm. Hơn nữa, tôi tin rằng hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn ngay giờ đây, từ này chỉ dùng để gọi những di tích Chăm và rằng toàn bộ những nơi được gọi bằng tên này đều ẩn giấu một khu công trình Chăm cổ mà tại đó còn sót lại hoặc là những phiến đá, hoặc ít ra là những viên gạch, hay chỉ để gọi một di vật Chăm ( như ở mục số 15, phần Quảng-trị ). Vậy mà, ở tỉnh Quảng-trị vẫn còn sống sót nhiều địa điểm có tên gọi là dàng. Phần lớn những làng đều có một chỗ để gọi như vậy, và điều đó cũng được lặp lại ở khu vực Bắc Thừa-thiên. Tại Quảng-bình, người ta đã chỉ cho tôi tên gọi này so với một ngôi làng. Một cuộc điều tra và nghiên cứu về tổng thể những chỗ này hoàn toàn có thể được cho phép kiểm tra độ đúng chuẩn về giả thiết của tôi .
Giả thiết này còn được khẳng định chắc chắn bằng nhiều nguyên do khác. Từ dàng không hề có ý nghĩa gì trong những trường hợp mà nó được sử dụng, và nhiều người dân địa phương mà tôi đã hỏi không hề đưa ra cho tôi lời lý giải nào về từ này. Họ sử dụng nó mà không hề nhận ra nó có ý nghĩa gì cũng như không muốn tìm cho nó một ý nghĩa, như tất cả chúng ta sẽ thấy ở trường hợp từ lồi. Vả lại, nhiều cuốn từ điển đã không đưa ra một lời lý giải nào thỏa đáng. Tôi e rằng đây là một từ Chăm mà những dân cư tiên phong của xứ sở này, những người đã thiết kế xây dựng những ngôi tháp sử dụng để gọi những đền thờ của họ, hoặc gọi những lùm cây trong đó có những đền thờ này và người An-nam sau đó sử dụng lại chúng như một địa điểm nhưng họ đã quên cái ý nghĩa của nó. Thậm chí tôi tin là hoàn toàn có thể định nghĩa về nó. Trong cuốn Les nouvelles recherches sur les Chams ( Những điều tra và nghiên cứu mới về người Chăm ) của tác giả M. Kabaton, người ta thấy có nhiều từ ngữ trong đó có từ “ yań ”, chắc là từ dàng [ như ở ] Quảng-trị. Xem trang 18, ta có chữ pajả yań : nữ thần ; tr. 21, tanӧhyań : vòng thành thiêng ; tr. 15 mục ghi chú 4, yań : thần. Trong sách Grammaire de la langue chame ( Văn phạm tiếng Chăm ) của tác giả Aymonier ; tr. 48, viết yang cũng cùng từ đó. Vậy là phần thứ hai của từ [ dàng ] trong tiếng Việt giống hệt phần thứ hai của từ [ yań ] trong tiếng Chăm. Về quan hệ từ d = y, cần chú ý quan tâm rằng âm mũi tiếng Việt được ký âm bằng d không có thanh ngang và tương tự với âm gốc là dz, nó được phát âm ở 1 số ít vùng, đặc biệt quan trọng ở Quảng-trị và Thừa-thiên như bán nguyên âm y. Nếu việc xác lập này là đúng chuẩn, thì tất cả chúng ta có những nghĩa như sau : Bà-dàng : “ nữ thần ” ; Cồn-dàng, Lùm-dàng : “ cồn thiêng ”, “ lùm cây thiêng ” .
Dù gì đi nữa, trong thực tiễn hầu hết vị trí phế tích Chăm mà tôi đã biết đến nay tại Quảng-trị và thậm chí còn là một số ít di tích mà tôi biết hoặc người ta đã chỉ cho tôi ở bắc Thừa-thiên đều được gọi bằng từ dàng này, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng so với tất cả chúng ta. Ta chỉ cần trải qua con đường hành chính để lập ra một list những làng có những địa điểm Cồn-dàng hay Lùm-dàng hay Miễu-bà-dàng ở địa phận của làng mình, thế là ta hoàn toàn có thể có một chỉ định chắc như đinh cho phép khuynh hướng nghiên cứu và điều tra tại những tỉnh Quảng-trị, Thừa-thiên và hoàn toàn có thể kể cả Quảng-bình .
Một từ hướng dẫn khác dùng để chỉ những di tích Chăm tại ba tỉnh nêu trên, đó là từ lồi. Chúng ta thấy ở Quảng-bình có [ địa điểm ] Thành-lồi ở một số ít nơi ; Quảng-trị và Thừa-thiên có Thành-lồi và Phật-lồi ( remparts chams, Bouddhas chams ). Khi từ [ lồi ] này được sử dụng cho những thành lũy, người An-nam không cần lý giải về nó. Họ đã quên lãng ý nghĩa của từ này và họ sử dụng nó như là tên một địa điểm mà không cần hiểu nó. Nhưng khi từ [ lồi ] này được sử dụng để chỉ những pho tượng, thì gần như khắp nơi họ đều lý giải là “ lồi lên trên đất ” ( sortir de terre ). Đối với họ [ tượng ] Phật-lồi không phải là Phật của người Chăm mà là [ tượng ] Phật trồi trên mặt đất ( Phật lồi ra ). Đó là một trong những cách lý giải dân gian xuất phát từ một sự nhầm lẫn về từ đồng âm người ta thấy rất nhiều tại xứ sở này. Cũng trong trường hợp đó mà một ngôi làng tại vùng phụ cận Huế, được gọi là Kim-đôi 金堆 ( đồi vàng, núi vàng ), trong ngôn từ dân gian người ta quy đổi thành tên Kimhai vì sự nhầm lẫn giữa từ Hán-Việt đôi ( đồi ) với từ đôi của tiếng Việt ( cặp, hai ). Một bức tường thành lớn được chúa Nguyễn xây dựng ở Đồng-hới ( Quảng-bình ), và được dân gian gọi tên là Lũy-thầy ( le Mur du Maître ) để tưởng niệm một vị quan lớn đã xây nó, cũng được gọi là Lũy-sài, nghĩa là “ thành xây bằng củi ” ( Mur du bois de chauffage ) do tại chữ 柴, đọc theo chữ Nôm nghĩa là thầy, còn đọc theo âm Hán-Việt là sài, [ nghĩa là củi ] .
Cách lý giải này cũng gắn liền với việc thờ cúng mà người An-nam đã thực thi dành cho những tượng đá này. Người ta tin rằng chúng tự nhiên mọc lên từ đất hoặc là chúng lớn lên từ từ. Ở phía bắc Quảng-bình tất cả chúng ta thấy có Miễubụt-mọc ( la Pagode du Bouddha ( ou du génie ) qui pousse, qui croit ). Ở khu vực bắc Quảng-trị, từ thời xưa người ta thờ một viên đá và tin chắc rằng nó lớn lên dần hay ít ra xưa kia đã từng lớn lên .
Vì vậy trong việc điều tra và nghiên cứu những di tích Chăm ở vùng này, cũng phải quan tâm đến từ lồi, được dùng với những pho tượng hoặc những thành lũy .
Người An-nam nhớ một cách mơ hồ rằng vùng đất mà họ chiếm xưa kia đã có một tộc người khác ở. Phần đông đã quên béng tên gọi của dân tộc bản địa này và họ đã gọi chung dưới cái tên là Mọi ( les barbares, les sauvages ). Hầu hết những pho tượng Chăm ở Quảng-trị, những linga, đều là những vật phẩm của người “ Mọi ”. Các linga do hình dạng chung của chúng, và nhất là do cái mỏ vịt để nước chảy, được xem như là cái cối xay để xay lúa mà người Mọi ( tức người Chăm ) xưa kia đã dùng [ nên được gọi là ] Cối-xay-mọi. Đây cũng là một cách khảo sát không nên bỏ lỡ trong việc tìm kiếm những di tích Chăm. Ở những nơi nằm cách xa khu vực núi non và nơi ở của những người Mọi hay nói đúng mực là người hoang dã, thì tổng thể những gì gọi là “ Mọi ” đều có nguồn gốc từ Chăm .

     Chú thích:

( 1 ) Tức làng Cù Hoan, còn có tên Câu Hoan, nay thuộc xã Hải Thiện, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An ( 1514 – 1591 ), ghi rõ là CÂU HOAN ( 俱歡 ). Dương Văn An còn lý giải Câu Hoan là : “ xấp xỉ cùng vui hoan hỉ ”, tức là kẻ chức sắc đến người bạch đinh, bậc trưởng lão đến nhi đồng, thảy đều vui tươi. Và ở Phủ biên tạp lục, một bộ sách được Lê Quý Đôn ( 1726 – 1784 ) soạn sau đó, khoảng chừng vào năm 1776, cũng ghi địa danh y như vậy. Thông tin nghiên cứu và điều tra điền dã của nhóm điều tra và nghiên cứu ở Huế do ông Nguyễn Hữu Thông, giảng viên Đại học Huế, cho biết : Làng Cu Hoan vẫn còn thờ sinh thực khí Linga-Yoni do người Chăm để lại cách đây cũng đã bảy thế kỷ, … ( theo Cổng tin tức điện tử tỉnh Quảng Trị ) .
( 2 ) Tức làng Nhan Biều, nay là thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .
( 3 ) Làng Cổ Thành nay thuộc xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .
( 4 ) Chợ Sãi nay thuộc thôn Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .
( 5 ) Làng Bích La, nay thuộc xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Tháp Chăm Bích La nằm ở Cồn Dàng thuộc thôn Bích La Trung .
( 6 ) Yuer yang – chỉ chung so với những lễ của người Chăm, ở đây hoàn toàn có thể là lễ tắm tượng thần “ ablution ”, tác giả dùng từ này xuyên suốt cả bài viết. Tham khảo Sakaya, 2010. Văn hóa Chăm : Nghiên cứu và phê bình. Tập I. Nxb Phụ nữ. TP.HN. Tr. 243 .
( 7 ) Tức Thạch Hãn, nay thuộc phường 2, thành phố Quảng Trị .
( 8 ) Làng Dương Lệ, nay thuộc xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .
( 9 ) Làng Trung Đơn, nay thuộc xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị .
( 10 ) Làng Trà Bát, nay thuộc xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .
( 11 ) Làng Trà Trì, nay thuộc xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị .
( 12 ) Nay thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Di tích Chăm tại làng này là tháp Linh Thái lúc bấy giờ chỉ là phế tích nhưng vẫn còn một số ít hiện vật đá. Trong đó đáng quan tâm nhất là bộ chóp tháp Linh Thái vừa được công nhận là bảo vật vương quốc .
( 13 ) Chính xác là Ưu Điềm, nay thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .
( 14 ) Chùa Phật Lồi hay còn gọi là chùa Ưu Điềm, được kiến thiết xây dựng trên cơ sở của một khu công trình kiến trúc Chăm bị đổ nát. Chùa nằm trên gò cao khoảng chừng 2 m, hiện có 13 hiện vật điêu khắc Chăm được thờ cúng tại chùa .
( 15 ) Làng Trạch Phổ, nay thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .
( 16 ) Làng Mỹ Xuyên, nay thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .
( 17 ) Mukhalinga là loại linga xuất hiện vua-thần .
( 18 ) Tức làng Phò Trạch, nay thuộc nay thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .
( 19 ) Làng Cổ Tháp, nay thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .

__________
     * Nguồn: Cadière Léopold. Monuments et souvenirs chams du Quảng-trị et du Thừa-thiên. Đăng trong: Bulletin de l’École française d’Extrême-Orient. Tome 5, 1905. pp. 185-195; https://www.persee.fr/doc/befeo_0336-1519_1905_num_5_1_2637 (Tài liệu được công bố ngày 07/02/2019). Chúng tôi giữ nguyên cách ghi chính tả tiếng Việt theo nguyên bản. Chú thích cuối trang là của tác giả. Chú thích người dịch đặt ở cuối bài. ND.

* * Thành phố Huế .
( * ) Số 108 Danh mục nguồn tư liệu lịch sử vẻ vang An Nam, BEFEO, IV, 659 .
( * * ) Số 115 Danh mục nguồn tư liệu .
( * ) Chữ Nôm trong vòng tròn là chữ “ giàng ”, gồm bên trái là chữ 弓 cung, bên phải là chữ 江 giang. BT .
( * ) Những phế tích những mục số 7, 9, 11, 12, 15 do ông R. P. Gilbert chỉ cho tôi, đó là một quần thể di tích và hiện vật mà tôi đã tìm thấy. BEFEO, T. V. – 13 .

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156), năm 2020

Thánh Địa Việt Nam Học
(https://evbn.org)

Download file (PDF): Di tích và di vật chăm trên vùng đất Quảng Trị và Thừa Thiên
(Nguyên tác: Léopole Cadière; Người dịch: Salem Phan)

Source: https://evbn.org
Category: Địa Danh