Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng HS giỏi TV – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.27 MB, 95 trang )

H

NG D N H C

1. CÁC NHIỆM VỤ CẦN THỰC HIỆN

1.1. Đọc tài liệu, thảo luận nhóm để nêu ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng

Việt.

1.2. Đọc tài liệu, thảo luận nhóm để xác lập các nguyên tắc bồi dưỡng học sinh giỏi môn

Tiếng Việt.

1.3. Thảo luận nhóm nhằm nêu nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt.

2. CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ

2.1. Phân tích ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu

học.

2.2. Thử nêu và phân tích các định hướng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở

tiểu học.

2.3. Nêu mục tiêu và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học.

3. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ LÀM BÀI TẬP, THỰC HÀNH

Câu 1: xem mục 1 của chương.

Ý nghĩa, sự cần thiết của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt:

1) Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài trong chiến lược con người mà Đảng ta đã đề ra.

2) Thực hiện tư tưởng chiến lược của giáo dục bảo đảm sự công bằng trong xã hội, bảo đảm

điều kiện để những người học giỏi phát triển tài năng.

3) Thực hiện tinh thần dạy học phân hóa trong dạy học tự chọn nhằm phát huy cá tính và sự sáng tạo

của học sinh, thỏa mãn sự phát triển từng cá thể học sinh.

4) Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm

cho giáo viên.

Câu 2: xem mục 2 của chương.

Nêu và phân tích các nguyên tắc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học.

Nêu tên các nguyên tắc và phân tích yêu cầu của mỗi nguyên tắc.

1) Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học.

2) Nguyên tắc đề cao sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh.

3) Nguyên tắc bảo đảm tính tích hợp.

4) Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh tiểu học.

5) Nguyên tắc bảo đảm tính hấp dẫn.

Câu 3: xem mục 3 của chương

Nêu mục tiêu và nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt.

Mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, hứng thú

với tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng năng lực tư duy và khả năng ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh,

góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng Việt ở tiểu học.

1) Phát hiện những học sinh có hứng thú học tập và năng khiếu tiếng Việt.

2) Bồi dưỡng hứng thú tiếng Việt cho học sinh.

3) Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.

4) Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tiếng Việt cho học sinh.

Chương II

BỒI DƯỠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ VỐN SỐNG CHO HỌC

SINH GIỎI TIẾNG VIỆT

Trước khi đi vào bàn về việc bồi dưỡng hứng thú học tập tiếng Việt và bồi dưỡng vốn sống

cho học sinh giỏi, chúng ta cần phải xác định các đối tượng học sinh được bồi dưỡng tức là chúng ta

cần phải phát hiện học sinh giỏi tiếng Việt. Thực ra cách gọi “học sinh giỏi tiếng Việt” là cách nói

để gọi những học sinh có năng khiếu và hứng thú với tiếng Việt.

1. PHÁT HIỆN NHỮNG HỌC SINH CÓ HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ NĂNG

KHIẾU TIẾNG VIỆT

Chương trình Tiếng Việt không có môn Văn nhưng vẫn hướng đến hình thành năng lực văn.

Mục đích này được thực hiện tích hợp qua dạy tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt), vì vậy ở tiểu học, nói giỏi

môn Tiếng Việt cũng có nghĩa là có năng lực tiếng Việt và văn học.

Để phát hiện những học sinh có hứng thú và năng khiếu môn tiếng Việt, cần trả lời được câu

hỏi thế nào là học sinh có năng khiếu tiếng Việt. Thuật ngữ “năng khiếu” được dùng ở đây không

định chỉ một khả năng gì đặc biệt, mà nhằm chỉ đặc điểm của một số HS có thiên hướng và năng

lực hơn các em khác về một lĩnh vực nào đó. Những học sinh có năng khiếu tiếng Việt có những

biểu hiện sau:

– Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, các em yêu thích thơ

ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện. Có những em có ước mơ trở thành nhà văn còn nói

chung, biểu hiện có hứng thú và năng khiếu tiếng Việt ở phần lớn các em là thích thú quan sát, quan

tâm đến mọi người và mọi vật ở xung quanh, không hờ hững trước vẻ đẹp của ngôn từ văn chương,

thích đọc, ghi nhớ và ghi chép những câu văn, thơ hay.

– Các em có những phẩm chất tư duy cần cho sự phát triển năng lực tiếng Việt và văn học.

Đây là những phẩm chất tư duy có tính thống nhất nhưng không đồng nhất: tư duy phân loại, phân

tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá… rất cần có để học tốt tiếng Việt và tư duy hình tượng, cụ thể

rất cần để học giỏi văn.

Năng lực tư duy tiếng Việt và văn học thể hiện ở năng lực quan sát, nhận xét ngôn ngữ của

mọi người và ngôn ngữ của chính mình. Khả năng này xuất hiện từ rất sớm, có những em bé ngay

từ những ngày đầu tiên đến trường đã có những nhận xét về ngôn ngữ “Người ta nói mặc áo mà

không nói mặc tất, mẹ nhỉ?”; “Nói ăn cơm vã là sai phải không mẹ?”, “Cô con hay nói “coi như là”,

“Bạn Hùng không nói cháu ăn no rồi mà nói cháu ăn lo rồi mẹ ạ”, “Mẹ đừng nói giọng như thế (lên

giọng gắt, mắng), con không thích đâu”. Ở lớp Một, một số em đã phát hiện ra âm a ngắn, ơ ngắn

khi nhận xét: “Đáng lẽ sách phải viết ău, ăi, ớ (ơ có dấu á ở trên) -nờ thì mới đúng là ân”. Nhiều em

đã biết sử dụng hàm ngôn… Bên cạnh khả năng quan sát ngôn ngữ, những HS có năng khiếu về

môn Tiếng Việt còn biết quan sát thực tế, biết liên tưởng, tưởng tượng, biết tư duy nghệ thuật – cụ

thể, giàu cảm xúc. Có những em ngay từ lứa tuổi mẫu giáo khi nhìn trăng bị mây che đã nói: “Trăng

đắp chăn”; còn trăng trong thơ của cậu bé Trần Đăng Khoa thì “Trăng tròn như mắt cá / Không bao

giờ chớp mi”.

Có khả năng tư duy nghệ thuật cũng có nghĩa là biết tiếp nhận văn chương theo cách riêng của nó,

khác với lôgic thông tục của đời thường. Đó là khả năng nghe được, đọc được những gì ẩn dưới

những chuỗi âm thanh, ẩn dưới các dòng chữ. Ví dụ, những em học sinh có năng lực tư duy nghệ

thuật khi đọc hai câu thơ: “Con xót lòng mẹ hái trái bưởi đào / Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế”.

(Mẹ – Bằng Việt) sẽ hiểu được rằng hai câu thơ này đã nói một cách vừa hình ảnh, cụ thể, vừa khái

quát một điều: Mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chăm sóc con, lo lắng cho con, sẵn sàng làm tất cả những

gì mà con cần. Trong khi đó, một số em học sinh khác không có khả năng tư duy nghệ thuật, chỉ

biết hiểu “thật thà”, theo lối đời thường, không hiểu nội dung hai câu thơ này lại thắc mắc: Tại sao

xót lòng, mẹ lại cho ăn bưởi? Như thế thì mẹ chỉ làm cho con xót lòng thêm.

Từ đó chúng ta hiểu rằng biết tư duy nghệ thuật nghĩa là có khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của

ngôn từ, cách nói của văn chương, phát hiện được tín hiệu nghệ thuật của ngôn từ và đánh giá được

chúng trong việc biểu đạt nội dung.

Năng lực tiếng Việt còn được thể hiện rõ ở khả năng sử dụng ngôn ngữ. Trước hết đó là khả

năng sử dụng từ. Trong nói, viết, những học sinh giỏi tiếng Việt thường sử dụng nhiều tính từ, từ

láy, từ tượng thanh, tượng hình, sử dụng những câu có nhiều thành phần phụ như định ngữ, bổ ngữ.

Câu văn của các em sáng sủa, rõ ý. Các em ít viết những câu khô khan, không có cảm xúc, tức là

những câu chỉ có nghĩa sự vật, mà thường viết những câu văn giàu cảm xúc, bộc lộ được sự đánh

giá, tình cảm của mình với hiện thực được nói tới, những câu văn có nghĩa liên cá nhân và nhiều khi

còn có cả chức năng thẩm mĩ. Chúng ta thử so sánh hai cách diễn đạt của một học sinh trung bình

và một học sinh khá tiếng Việt:

– Chúng em đã đến thăm Quảng trường Ba Đình. Quảng trường này rất có ý nghĩa vì tại đây

Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập. Cũng vì thế, lăng Bác được dựng ở đây.

– Thế là chúng em đã được đến Quảng trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác Hồ đã đọc Tuyên

ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam. Cũng chính nơi đây, toàn dân ta đã chung sức xây lên nơi

an nghỉ cuối cùng của Người.

Bài viết trung bình chỉ nêu sự kiện, thuyết phục trí tuệ. Đoạn viết khá thì không chỉ nêu sự kiện

mà còn bộc lộ thái độ, sự bình giá, cảm xúc của người viết. Vì vậy, nó không chỉ tác động vào lí trí mà

còn tác động vào tình cảm của người đọc.

Tóm lại, có những biểu hiện khá rõ ở học sinh có năng khiếu tiếng Việt – văn học: say mê đọc

sách, thích quan sát cuộc sống, nhạy bén với ngôn từ nghệ thuật, biết tiếp nhận hình tượng và phần

nào biết sử dụng lớp ngôn từ và cách diễn đạt thuộc phong cách văn chương.

Những định hướng để xác định năng lực tiếng Việt – văn học cho ta thấy khả năng này xuất

hiện ở trẻ em rất sớm. Vậy cần đặt vấn đề phải phát hiện những học sinh có năng khiếu tiếng Việt từ

lúc nào? Và kèm theo đó là nên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt từ lớp nào? Trên thực tế,

có nhiều trường khi chuẩn bị thi học sinh giỏi mới tập trung một số buổi để ôn luyện, nhiều trường

bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 4, có trường bắt đầu bồi dưỡng từ lớp 2. Có thể nói, việc bồi dưỡng học

sinh giỏi càng bắt đầu sớm bao nhiêu càng có hiệu quả bấy nhiêu, nhưng trong điều kiện hiện nay,

theo định hướng dạy học tự chọn sẽ bắt đầu từ lớp 3, việc bồi dưỡng HS giỏi tiếng Việt cũng bắt

đầu từ lớp 3.

Để phát hiện những học sinh có năng khiếu tiếng Việt – văn học cần có sự điều tra bằng các

phép đo nhằm khảo sát, tìm hiểu về hứng thú, khả năng tư duy và ngôn ngữ của các em. Khi học

sinh đi học, người giáo viên có nhiệm vụ theo dõi để nắm quá trình học tập của học sinh, phát hiện

những biểu hiện đáng chú ý về năng lực tiếng Việt – văn học của các em, tìm hiểu hứng thú của các

em qua số lượng, nội dung sách các em đọc… Để tìm hiểu, thử thách năng lực tiếng Việt và văn

học của học sinh, nên đưa ra những bài tập luyện từ và câu cho các em làm, đưa những tác phẩm

văn thơ cho các em đọc. Giáo viên cần xác định các em đã giải bài tập ra sao, các em đã tiếp nhận tác

phẩm như thế nào. Những phản ứng cụ thể của các em đối với từng bài tập, từng tác phẩm văn học sẽ

Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên