Nhân cách người giáo viên – Tài liệu text

Nhân cách người giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.38 KB, 19 trang )

Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
ĐỀ TÀI : NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Dương
Thị Linh – giảng dạy bộ môn “TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG, TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ
TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM”- đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
Trong bài viết này đã nêu được thực trạng và đưa ra biện pháp để giải quyết
một số vấn đề còn tồn tại về nhân cách của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi khiếm khuyết, kính
mong được sự ủng hộ và góp ý từ các thầy cô giáo.
Một lần nữa, tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn khoẻ mạnh, thành đạt
trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn.

1
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
1.1 Cơ sở lí thuyết
“Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Từ muôn đời
nay, mỗi người dân Việt Nam đều nhìn nhận nghề giáo với tầm quan trọng bậc nhất.
Xã hội dù có phát triển đến mức nào thì vị trí và vai trò của những người thầy, người
cô vẫn không thể phủ nhận, bởi lẽ họ là nhân lực then chốt trong công tác nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nghề giáo đào tạo nên những con người vừa
có đức, vừa có tài để cống hiến cho gia đình và xã hội.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất
trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo
không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế
giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Nghề dạy học là

nghề cao quý bởi lẽ những người giáo viên không chỉ truyền thụ cho học sinh kiến
thức cần thiết cho cuộc sống mà còn dạy học sinh cách sống, làm thế nào để trở thành
người có phẩm chất đạo đức tốt, dạy cho học sinh điều hay lẽ phải, hướng các em tới
giá trị của Chân – Thiện – Mỹ. Nghề dạy học là nghề sáng tạo, bởi lẽ giáo viên cần phải
thích ứng với nhiều tình huống sư phạm khác nhau. Cần nhấn mạnh rằng mục tiêu cao
nhất của dạy học là “Dạy tư duy”, tức là dạy cách tri nhận tri thức và vận dụng sáng
tạo trong chương trình; đồng thời hình thành con đường tự khám phá để học sinh tiếp
tục học tập sáng tạo đến suốt đời.
Người giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của một nền giáo dục. Năng lực
và đạo đức nghề nghiệp của họ góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.
Còn đối với mỗi thế hệ học trò, thầy cô là người cha, người mẹ, người anh, người chị,
là tấm gương sáng để họ noi theo. Trong số chúng ta, có ai là không mang theo bên
mình những kỉ niệm sâu sắc với những người thầy, người cô?
1.2 Cơ sở thực tiễn.
“Tôn sư trọng đạo” sẽ giảm đi khi nhân cách người thầy… có vấn đề! Học sinh
(HS) không chỉ lĩnh hội kiến thức mà còn chịu ảnh hưởng từ cách sống, cách đối
nhân xử thế của thầy cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên bên cạnh làm mới kiến thức
chuyên môn còn cần “làm đẹp” hình ảnh, tác phong của mình. Việc giảng dạy HS
sẽ tốt hơn nếu người thầy biết “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.
Như những gì chúng ta cảm nhận và quan sát được, ngày nay có nhiều tấm gương
người thầy, người cô âm thầm cống hiến tài năng của mình cho sự nghiệp trồng người,
hết lòng vì các em học sinh. Họ chia sẻ phần thu nhập ít ỏi của mình để giúp đỡ học
2
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
sinh nghèo vượt khó, học sinh tật nguyền Có một người thầy mà tôi hết sức khâm
phục trong suốt 3 năm theo học ở trường THPT Phan Đăng Lưu (Yên Thành). Đó là
thầy Phan Văn Truyền, giáo viên dạy chuyên môn hóa học, chủ nhiệm lớp tôi. Hàng
tháng thầy thường trích một phần tiền lương của mình để chi trả phí sinh hoạt tại kí túc
xá cho bạn Phan Văn Bình- thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách. Hành động cao
đẹp của thầy khơi dậy trong tôi nhiều suy nghĩ. Đó cũng chính là một trong những lý

do tôi chọn đề tài. Cảm động hơn nữa còn có những thầy cô sẵn sàng hi sinh tính mạng
của mình để cứu học sinh trong bão lũ.
Bên cạnh đó vẫn còn những giáo viên chưa xứng đáng với hai chữ “nhà giáo”. Họ
không chỉ nêu gương xấu cho học sinh, mà còn làm vẩn đục đạo đức, nhân cách của
những người thầy chân chính. Đây cũng là một trong những vấn đề nan giải mà nền
giáo dục nước ta hiện nay đang gặp phải.
Từ đó cho thấy: muốn nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước ta, trước hết phải
chấn hưng đội ngũ giáo viên, nâng cao nhận thức của người giáo viên. Để giúp các
giáo viên và sinh viên ngành sư phạm nhận thức rõ về vị trí, vai trò và trách nhiệm của
mình, tôi đã chọn đề tài “Nhân cách của người giáo viên trong thời buổi hiện nay’’.
2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận về nhân cách người giáo viên
2.2 Nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc rèn
luyện nhân cách của người thầy.
3 Phương pháp nghiên cứu.
3.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc, tìm tài liệu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát hỏi ý kiến.
NỘI DUNG
3
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
1. Một số khái niệm liên quan.
1.1. Thế nào là nhân cách của người giáo viên?
Nhân cách là tổng thể phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc và giá trị tinh thần của
mỗi cá nhân.
Khi nói đến nhân cách người giáo viên, ta nhắc đến hai phạm trù cơ bản: Phẩm chất
và năng lực.
1.1.1. Phẩm chất.
Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật.
Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lí học chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể
(như hệ thần kinh các giác quan và cơ quan vận động). Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên

để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý.
Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ đặc điểm tâm lý như: Tính cách, ý chí, hứng thú,
phong cách của con người.
Như vậy, ta có thể hiểu: Phẩm chất của người giáo viên không chỉ là những đặc
trưng đơn giản, có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yêu tố bên trong, trên cơ sở các
phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông qua hoạt động giao lưu trong
thực tiễn đời sống và công tác của người giáo viên.
1.1.2. Năng lực.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc
tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động nhất định nhằm đảm
bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao.
Các năng lực hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên
năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà phần lớn được xây
dựng trong quá trình công tác, luyện tập.
Năng lực của người giáo viên là những thuộc tính tâm lý giúp hoàn thành tốt hoạt
động dạy học và giáo dục. Có thể chia năng lực của giáo viên ra làm hai nhóm: Năng lực
dạy học và năng lực giáo dục. Năng lực dạy học là những thuộc tính tâm lý mà nhờ đó
người giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học. Năng lực giáo dục là khả năng truyền tải
những tri thức đó tới học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh.
Như vậy, một người giáo viên có năng lực phải biết vận dụng, tích hợp nhiều kĩ
năng sư phạm một cách linh hoạt. Lao động sư phạm là loại lao động căng thẳng, tinh tế,
không rập khuôn, không đóng khung trong một giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường.
Dạy học đòi hỏi người thầy phải dựa trên nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ môn
cũng như khoa học giáo dục và có khả năng sử dụng chúng vào từng tình huống sư phạm
cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động.
1.2. Các yêu cầu về phẩm chất của người giáo viên.
1.2.1. Tình yêu con người và lòng say mê với sự nghiệp phát triển con người.
4
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Dạy học là nghề làm việc với con người, người giáo viên phải có tình yêu con

người mới có thể hoạt động hiệu quả. Tình yêu này thể hiện qua hứng thú khi tiếp xúc với
con người, chia sẻ, tìm hiểu vấn đề của con người, phấn chấn khi làm việc với con người,
sẵn sàng chia sẻ khó khăn với con người. Đặc biệt tình yêu con người của người giáo viên
thể hiện ở sự thấu hiểu, thông cảm, sẵn sàng giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.
Đối với học sinh, tình yêu con người thể hiện ở sự say sưa làm việc với học sinh,
hạnh phúc khi giúp đỡ học sinh và nhận thấy sự tiến bộ của học sinh, trăn trở trước những
thất bại, vấp váp của học sinh, chia sẻ buồn vui và cùng người học sinh vượt qua khó khăn
trong học tập. Người giáo viên say mê với sự phát triển con người, luôn hết lòng vì sự phát
triển của học sinh, nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào giáo dục và dạy
học vì học sinh.
Tôi luôn tự hỏi, nếu như một người giáo viên không có tình yêu thương đối với học
sinh của mình, anh ta sẽ dạy học bằng cách nào? Từ thực tế công việc dạy học tình nguyện
cho trẻ em mồ côi ở làng trẻ SOS (Vinh), tôi nhận thấy rằng: Tình yêu con người và lòng
say mê với sự nghiệp phát triển con người là cốt lõi của chất lượng giảng dạy. Vì tình
thương, vì ước muốn vun đắp, bồi dưỡng các em, chúng tôi dốc hết sức mình để giúp đỡ
các em, xem việc nhìn thấy sự tiến bộ từng ngày của các em là thù lao lớn nhất cho những
vất vả, công lao mình đã bỏ ra.
1.2.2. Ứng xử công bằng và tạo cơ hội cho mọi học sinh phát triển.
Ứng xử công bằng thể hiện đạo đức của nhà giáo không thiên vị, định kiến với bất
kì học sinh nào. Ứng xử công bằng và tạo cơ hội cho mọi học sinh phát triển, tạo ra môi
trường thân thiện giúp học sinh vượt qua mặc cảm yếu kém, phân biệt đối xử do vị thế
kinh tế, xã hội, dân tộc. Ứng xử công bằng thể hiện ở những điểm sau:
– Không thành kiến với học sinh cho dù họ chưa đạt kết quả như mong muốn mà
vẫn tiếp tục giúp đỡ học sinh phát triển theo hướng tích cực.
– Không phân biệt đối xử với học sinh, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân, thành
tích học tập và hành vi đạo đức.
– Đánh giá khách quan kết quả học tập cũng như rèn luyện của học sinh.
– Kiểm soát tốt cảm xúc, chia sẻ, thông cảm với học sinh.
Ứng xử công bằng góp phần thu hẹp khoảng cách thầy – trò. Mặc dù vậy, mỗi con
người đều không thể tránh khỏi những thiên vị trong tình cảm. Bản thân tôi cũng có những

thái độ yêu ghét rạch ròi. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy rằng, sự thiên vị trong cách ứng xử
của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Trong suốt
quá trình học phổ thông, tôi đã từng chứng kiến nhiều học sinh vì bất mãn với thầy cô mà
trở nên sa ngã. N.V.T là bạn học cấp III của tôi, vì học kém môn Anh nên không những
không được cảm thông và giúp đỡ, T còn thường xuyên bị chỉ trích thậm tệ, thậm chí xúc
phạm đến nhân phẩm cá nhân. Suốt một thời gian dài, T bị trầm cảm nặng. Thiết nghĩ, đạo
đức nhà giáo ở đâu? Vẫn biết rằng tình cảm cá nhân mỗi chúng ta ai ai cũng có, nhưng cần
phải biết kiềm chế, giữ ở mức độ vừa phải để các em học sinh thấy rằng: các em vẫn được
yêu thương, quan tâm và giúp đỡ một cách bình đẳng.
1.2.3. Tính tích cực xã hội.
Tính tích cực xã hội thể hiện trong sự tham gia vào các côn việc của xã hội, tìm
hiểu, tham gia tọa đàm, tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong xã hội,
tham gia vào các phong trào vận động vì môi trường xanh-sạch-đẹp, đóng góp ý kiến, hiến
kế hoạch cho việc giải quyết các vấn đề xã hội, tham gia phản biện xã hội.
5
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Tính tích cực xã hội thể hiện tính xã hội của con người, thể hiện vai trò chủ thể của
người giáo viên làm chủ trong tương lai, vận mệnh của mình trong xã hội cũng như đóng
góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển xã hội.
Mỗi giáo viên là tấm gương về cách ứng xử cho học sinh. Giáo viên tham gia tích
cực các hoạt động xã hội tạo nên động lực, thúc đẩy các em tham gia. Cô Nguyễn Thị Nga,
phụ trách Đoàn Thanh Niên trường THPT Phan Đăng Lưu, Yên Thành là một ví dụ mẫu
mực. Nhờ sự dẫn dắt của cô, trường tôi luôn đứng đầu huyện về thành tích hoạt động xã
hội. Học sinh hưởng ứng tích cực các phong trào Đoàn như “Thanh niên vì môi trường”,
“Ngày vì người nghèo”, “An toàn giao thông”

1.2.4. Tự ý thức và tự giáo dục cao.
Giáo viên là nhà giáo dục đồng thời phải có khả năng tự ý thức và tự giáo dục. Tự ý
thức được coi là phương tiện tự điều chỉnh của chủ thể. Người giáo viên phải ý thức được
bản thân trong các mối quan hệ sau đây:

– Ý thức về đạo đức của bản thân, nhận biết và đánh giá được hệ giá trị, thái độ của
bản thân đối với con người, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, sự phù hợp của quan
niệm, hệ giá trị của bản thân so với hệ thống chuẩn mực xã hội.
– Ý thức về hành vi của bản thân, sự phù hợp hay không phù hợp so với chuẩn mực,
phương thức ứng xử được chấp nhận, độc lập đánh giá hành vi của mình trên cơ sở những
chuẩn mực đã được chấp nhận.
– Ý thức về bản thân như là chủ thể hoạt động, ý thức về trách nhiệm và vai trò của
nhà giáo trong xã hội, trách nhiệm của bản thân như một người thầy, đánh giá về trách
nhiệm, vai trò của mình, hiệu quả hoạt động, sản phẩm và con đường cải thiện hoạt động.
– Đánh giá bản thân trong mối quan hệ với môi trường lao động, môi trường sống
với tư cách là nhà giáo, người công dân.
– Ý thức về sự phát triển bản thân theo thời gian, về những thành công và thất bại,
yếu kém cần khắc phục.
1.3. Các yêu cầu về năng lực của người giáo viên.
1.3.1. Năng lực dạy học.
Để có thể thực hiện được tốt hoạt động dạy học, người giáo viên phải có:
– Hiểu biết và kiến thức chuyên ngành môn dạy: Giáo viên phải là chuyên gia trong
lĩnh vực mình giảng dạy.Hiểu biết về lĩnh vực chuyên nghành này chính là hiểu biết về hệ
thông kiến thức về nội dung môn học, các phương pháp khoa học trong nghiên cứu,khám
phá và ứng dụng các kiến thức đó trong thực tiễn.Nhà giáo phải có khả năng tham gia
nghiên cứu khoa học và và ứng dụng các kiến thức chuyên nghành vào thực tiễn. Tuy
nhiên,đối với nhà giáo thì như thế là chưa đủ. Những kiến thức đó phải được người giáo
viên thấm nhuần, hệ thống hoá,khái quát hoá,chế biến để có thể truyền cho học sinh theo
cách dễ hiểu nhất,dễ ghi nhớ nhất.
– Năng lực tổ chức quá trình dạy học:.
– Kiến thức hiểu biết về học sinh, khả năng đánh giá người học.
– Năng lực ngôn ngữ.
– Năng lực sử dụng kĩ thuật dạy học.
Thầy Phan Bá Nghĩa- giáo viên môn Vật lý trường THPT Phan Đăng Lưu là tấm
gương về năng lực dạy học tốt. Được vinh dự theo học bộ môn của thầy trong 3 năm cấp

III, thầy để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp. Suốt 30 năm đứng trên bục giảng, thầy đào
tạo nên nhiều thế hệ nhân tài, gặt hái nhiều thành tích trong các kì thi Vật lí Quốc gia cũng
6
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
như Quốc tế. Có được thành tích này là nhờ phương pháp dạy học logic, có hiệu quả của
thầy. Thầy luôn chú trọng giảng dạy về kĩ năng và phương pháp, như các phương pháp giải
nhanh và các cách giải đặc thù cho từng dạng đề; sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu và
diễn đạt súc tích, hài hước. Do đó, thầy luôn đi đầu trong công tác giảng dạy chuyên môn
trong toàn huyện cũng như tỉnh.
1.3.2. Năng lực giáo dục.
Vấn đề giáo dục bao giờ cũng quan trọng vì hoạt động giáo dục trong nhà trường
góp phần quan trọng nhất tạo ra định hướng nhân cách đúng đắn cho học sinh, tạo dựng hệ
giá trị, chuẩn mực đạo đức và hệ thống hành vi phù hợp. Năng lực giáo dục ở giáo viên
bao gồm:
– Có hiểu biết và kiến thức, kỹ năng về giáo dục và quá trình giáo dục.
– Có năng lực giao tiếp sư phạm.
– Có kĩ năng định hướng giao tiếp.
– Có kĩ năng định vị.
– Có kĩ năng làm chủ trạng thái, cảm xúc của bản thân, vượt qua những trạng thái cảm xúc
khó khăn trong giao tiếp.
– Có kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp.
– Có năng lực nhận biết, đánh giá phẩm chất nhân cách, tính cách học sinh.
– Có năng lực cảm hóa, thay đổi nhân cách theo mô hình mong muốn.
– Có năng lực tự giáo dục và làm gương.
Trong năm học qua, tôi đã được học hỏi rất nhiều từ giảng viên các bộ môn ở Đại
Học Vinh. Đặc biệt, khi mới tiếp xúc với một số thầy cô, thấy các thầy cô khá nghiêm
khắc, tôi hết sức lo lắng. Lấy ví dụ như bộ môn Tâm lý học, tôi khá trăn trở vì đây là môn
học khó, nhiều khi rất muốn từ bỏ. Nhưng sau một thời gian học tập, nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình từ cô giáo, tôi đã dần làm quen và cảm thấy yêu thích đối với bộ môn.
Cô hiểu rõ tiềm năng cũng như yếu kém để áp dụng những biện pháp giáo dục linh hoạt

với từng sinh viên. Hơn nữa, cô hết lòng truyền thụ những kiến thức sư phạm với niềm say
mê và tinh thần trách nhiệm. Sự nghiêm túc, không vụ lợi khiến cho sinh viên ngày càng
yêu quý, gắn bó với cô cũng như bộ môn Tâm lý học.
1.4 Con đường hình thành nhân cách và uy tín của người giáo viên.
1.4.1. Nhân cách.
Nhân cách (phẩm chất và năng lực) có thể được hình thành và phát triển trong giai
đoạn học tập ở trong trường đại học và giai đoạn học tập nghề nghiệp sau khi ra trường.
Quá trình trưởng thành đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng nghỉ, liên tục học hỏi, trau dồi
kiến thức và đạo đức.
Gonbolin(1979) viết “không chỉ những con người bình thường mà ngay cả những
bộ óc vĩ đại nếu không thường xuyên tự bồi dưỡng cũng sẽ dần dần mất hết nhu cầu trí tuệ
và hứng thú tinh thần”.Vậy việc nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất của người giáo
viên phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc.
Hình thành nhân cách trong giai đoạn học tập ở trường đại học.
7
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Có những quan điểm quan niệm khác nhau về việc đào tạo giáo viên.Quan niệm
truyền thống cho rằng: đào tạo giáo viên phải được tổ chức trong trường sư phạm, ở đó
sinh viên được cung cấp kiến thức về những môn khoa học chuyên ngành và kiến thức về
các khoa học giáo dục, trong đó có kiến thức về tâm lý học. Ngày nay, quá trình đào tạo
được tổ chức mềm dẻo hơn, theo mô đun kiến thức. Sinh viên có thể tiếp thu kiến thức
khoa học giáo dục một cách độc lập, thậm chí sau khi hoàn thành chương trình đại học một
chuyên nghành nhất định. Cho dù chọn con đường tổ chức quá trình đào tạo được diễn ra
như thế nào đi chăng nữa,kiến thức các môn học mà giáo viên sẽ giảng dạy là điều kiện
cần nhưng chưa đủ. Người giáo viên cần tiếp thu những kiến thức về khoa học giáo dục,
nâng cao tay nghề sư phạm,hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách,năng lực dạy học
và giáo dục phù hợp.
Tuy mới chỉ là sinh viên năm nhất, nhưng tôi tự ý thức được tầm quan trọng của
việc trau dồi nhân cách ngay trong những năm học đại học. Tôi tích cực thu nạp kiến thức
các thầy cô cung cấp và tận dụng mọi cơ hội để đưa những kiến thức đó vào thực tế, như

tham gia dạy học tình nguyện ở làng trẻ SOS, dạy phụ đạo cho học sinh cấp III Chính vì
vậy, không những tôi có thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy mà còn được bồi dưỡng niềm
say mê nghề nghiệp, yêu thương học trò
Hình thành và phát triển nhân cách trong quá trình hành nghề.
Bắt đầu hành nghề,người giáo viên cảm thấy những thiếu hụt trong năng lực của cá
nhân khi gặp phải những tình huống sư phạm phức tạp.Cùng với đó là sự vận động đi lên
từng ngày của các nhu cầu xã hội được phản ánh trong trường học.Ngoài việc tham gia vào
các khoá đào tạo cao hơn, người giáo viên phải không ngừng tự học, tự tu dưỡng suốt đời
để có đủ trình độ đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Tóm lại, việc học tập nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực của người giáo
viên là hoạt động thường ngày,có thể diễn ra ngay từ khi bước vào giảng đường trường đại
học.Sự khác biệt là ở chỗ việc học nâng cao năng lực có thể được tiến hành một cách có ý
thức,có kế hoạch và sử dụng phương pháp phù hợp. Việc học tập là để trau dồi phẩm chất
và nâng cao năng lực bản thân để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục học sinh giúp học
sinh có kĩ năng, năng lực và hình thành nhân cách cho học sinh.Dù học theo bất kì hình
thức nào thì người giáo viên vẫn là chủ thể của quá trình tiếp thu kiến thức để tăng cường
năng lực và chuyển hoá kiến thức nhân loại thành kiến thức và năng lực của bản thân.Đây
là quá trình tự giác, có ý thức và được người giáo viên lập kế hoạch chi tiết.
1.4.2. Uy tín.
Thầy giáo có xứng đáng là đại diện cho nền văn minh nhân loại, nền giáo dục tiến
bộ, cho điều hay lẽ phải hay không thì đều xuất phát từ uy tín của người thầy.Uy tín là tấm
lòng và tài năng của thầy giáo, uy tín thực không phải là cái mác hay là vỏ bọc bên ngoài
mà nó phải được hình thành từ chính những phẩm chất, năng lực thật sự của thầy giáo. Uy
tín được toát lên từ toàn bộ cuộc sống của người thầy, thầy có năng lực và phẩm chất tốt
đẹp sẽ được học sinh thừa nhận và kính trọng. Vì có tấm lòng nhân ái thầy mới có tình
thương với học sinh, tận tụy với công việc và đạo đức trong sáng, có tài năng thầy mới đạt
được hiệu quả cao trong công tác. Cũng có một số giáo viên xây dựng uy tín bằng các thủ
đoạn giả tạo như : trấn áp, khoe khoang, vô nguyên tắc hoặc nuông chiều học sinh. Có thể
họ cũng tạo được uy tín nhưng rồi một sớm một chiều sẽ thất bại bởi bản chất là không có
thật. Nhờ có uy tín thực mà thầy giáo có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đời sống học sinh, trở

thành hình mẫu lí tưởng cho cuộc đời các em, uy tín soi dẫn các em đi theo thầy. Uy tín
8
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
không phải là điều một người thầy dễ dàng có được, nó được hình thành từ lòng yêu nghề,
yêu trẻ, tính công bằng, ý chí tiến thủ và phương pháp, kĩ năng dạy học hiệu quả, sáng tạo.
2. Vai trò của nhân cách trong quá trình dạy học.
Nhân cách của người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng
người. Có lẽ hơn bất kì nghề nghiệp nào khác, nghề dạy học là nghề có trách nhiệm cao
nhất bởi lao động của nhà giáo mang tính quyết định, là kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ, định
hướng cho sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.
Nghề dạy học là nghề nghiệp đặc thù. Nếu như kĩ sư làm việc với máy móc, kiến trúc sư
làm việc với bản vẽ, thì giáo viên làm việc với con người. Thành quả sau quá trình lao
động phải là những con người hoàn chỉnh. Hơn bất kì một ngành nghề nào khác, nghề giáo
không được phép tạo ra thứ phẩm bởi việc làm hỏng một con người là tội lỗi lớn không thể
tha thứ.
Sản phẩm hoạt động của nhà giáo là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và các phẩm chất,
nhân cách được hình thành ở học sinh. Bằng năng lực và nhân cách của mình, giáo viên đã
giúp người học chuyển tải nền văn hóa xã hội vào bên trong thành những phẩm chất, năng
lực thông qua hoạt động học tập của học sinh. Nhờ có năng lực, nhà giáo nắm bắt được đối
tượng, thiết kế được mô hình nhân cách tương lai của học sinh, sử dụng những tác động
phù hợp và phát huy được tính chủ thể của học sinh. Nhờ có phẩm chất tốt đẹp, nhà giáo
trở thành tâm gương, là hình mẫu cho học sinh noi theo.
Theo Usinxki: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với
học sinh. Sức mạnh đó không thể thay thế bởi bất kì cuốn sách giáo khoa nào, bất kì câu
chuyện, châm ngôn đạo đức, bất kì một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, tôi nhận thấy bản thân mình chịu ảnh hưởng rất
nhiều từ các giáo viên. Không thể phủ nhận rằng, tình cảm đối với từng giáo viên hầu như
chi phối thái độ học của tôi đối với bộ môn họ dạy. Tôi chọn con đường trở thành giáo viên
dạy Hóa học, một phần vì lòng kính yêu và biết ơn đối với thầy Truyền- người đã thổi
bùng lên trong tôi tình yêu đối với bộ môn. Thầy giáo tốt là một con đường sáng, đưa học

sinh tới cái đích tốt đẹp.
3. Nhân cách người giáo viên trong xã hội hiện nay.
Nhân cách của người giáo viên luôn là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm.
Theo quan niệm truyền thống phương Đông, người thầy giữ vai trò thứ hai trong cương
thường “Quân, sư, phụ”. Ngày nay, sự biến đổi của nền kinh tế-xã hội đã tác động không
nhỏ tới đời sống đạo đức nói chung và đạo đức người thầy nói riêng, trong đó bên cạnh tác
động tích cực vẫn tồn tại nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Sau đây, tôi sẽ đi sâu hơn về vấn đề
này.
3.1. Tích cực.
Trong xã hội Việt Nam chúng ta ngày nay cũng có rất nhiều thầy, cô giáo đã thấm
nhuần đạo đức của nghề thầy giáo và hàng ngày, hàng giờ đang học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ chí Minh, họ không màng danh lợi, hy sinh tất cả cho sự nghiệp trồng
người. Trong số đó tiêu biểu có cô Vũ Thị Tứ, giáo viên Trường THPT DTNT Quỳ Châu
(Nghệ An)- trường hiện nay em họ tôi đang theo học. Với tấm lòng yêu nghề, yêu trò, từ
khi mới ra trường cô đã tình nguyện lên vùng núi cao Quỳ Châu để dạy cái chữ cho con em
nơi đây. Không những thế cô còn giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, phải bỏ học có điều
kiện đến trường bằng cách nhận nuôi các em. Suốt ba năm học cấp ba, em tôi- một học
9
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
sinh thuộc diện hộ nghèo của xã đã được cô Tứ giúp đỡ nhiệt tình và nhận được học bổng
vì có thành tích học tập tốt. Với nhiệt tình và tài đức của mình, cô Vũ Thị Tứ đã giành
được nhiều thành tích xuất sắc trong việc dạy học. Khi được hỏi về mình, cô chỉ khiêm tốn
trả lời, “Những việc làm của em là từ tấm lòng và bản thân cũng chưa làm được gì
nhiều…”
Rồi việc thầy giáo Lê Văn Tùng, người bạn học cùng lớp suốt 4 năm đại học của
mẹ tôi, hàng năm khi tới mùa mưa lũ, thấy các em học sinh của mình phải oằn mình vượt
qua dòng lũ để tới trường với ước mơ cháy bỏng được đi học để trở thành người có ích cho
xã hội. Cảm nhận được sự vất vả, khó khăn thậm chí là phải chứng kiến cảnh tang thương
khi học trò của mình bỏ mạng trong dòng lũ, thầy đã nghĩ ra một cách để giúp các em tới
trường an toàn. Là một giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của trường THPT Thanh

Chương I, bằng nghiệp vụ của mình, thầy đã tự đứng ra mở lớp học bơi cho học sinh để
phòng đuối nước, giúp phụ huynh yên tâm cho trẻ đến trường. Việc làm này đã thu hút
được nhiều học sinh và phụ huynh đồng tình hưởng ứng. Đây là việc làm thiết thực xuất
phát từ cái tâm, cái tài của người thầy. Mẹ thường kể về thầy là một người thầy mẫu mực,
và mong muốn tôi noi theo tấm gương ấy để trở thành người giáo viên tốt.
Hơn bao giờ hết tôi rất tự hào khi mình được học tập dưới mái trường mang tên
đồng chí Phan Đăng Lưu, ngôi trường nghèo nhưng có truyền thống hiếu học. Bằng chính
bằng nhân cách cao đẹp của mình, nhiều thầy cô trong trường đã đào tạo ra những thế hệ
học trò có tài,có đức. Nói về tấm gương tiêu biểu cho nhân cách nhà giáo, cả thầy và trò
trong trường không khỏi bùi ngùi khi nhắc tới thầy giáo Hoàng Tiến Sĩ. Trong suốt quá
trình dạy học, thầy đã chứng tỏ được nhân cách cao đẹp, thầy luôn được học sinh và phụ
huynh quý trọng, các đồng nghiệp tin tưởng và khâm phục. Thầy luôn tận tâm với nghề, tận
tình giúp đỡ học sinh, coi học sinh như người con trong gia đình, bằng những đồng lương ít
ỏi của mình thầy giúp đỡ cho học sinh nghèo hiếu học. Hơn thế nữa, thầy mở lớp học thêm
cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thầy đến từng nhà các em học sinh đó động
viên, vận động các em đi học….Là một thầy giáo trẻ tuổi đời còn chưa đến 35 nhưng thầy
đã ra đi quá sớm, để lại cho toàn bộ học sinh và tập thể giáo viên trong trường những
thương tiếc,đau buồn,xót xa,
Bên cạnh tấm gương của thầy còn có cô giáo Phan Thị Sắc- giáo viên dạy văn lớp
12 của tôi. Có lẽ lớp tôi đã lấy đi không ít những giọt nước mắt của cô, vui có, buồn có.Vui
là khi cô thấy chúng tôi hiểu bài, tích cực học tập. Nói đến đây, tôi lại thấy có lỗi với cô vô
cùng. Nhớ đến những ngày đầu cô mới vào dạy, lớp tôi nào có đứa nào chịu học văn, suốt
buổi học chỉ nghe tiếng lách cách của bàn phím máy tính, những quyển đề thi toán, lí, hoá
trải đầy bàn, mỗi người một việc. Tuy nhiên, bằng sự kiên nhẫn, lòng yêu nghề, cô đã đưa
chúng tôi đi vào quỹ đạo. Cô luôn nhẹ nhàng phân tích cái đúng, cái sai cho chúng tôi hiểu
và sửa chữa. Tôi còn nhớ hình ảnh cô vội lau đi những giọt nước mắt khi buổi học thêm chỉ
có vài người, hình ảnh những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán cô nhưng khuôn mặt cô luôn
hiện hữu những nụ cười thật hiền hậu, ấm áp, Chính những điều trên làm cho lớp tôi
không còn ghét môn văn như trước nữa.
Bằng nhân cách tốt đẹp của mình, các thầy cô đã tạo ra những mầm non cho đất

nước, đào tạo ra những con người có nhân cách tốt đẹp, góp phần vào công cuộc xây dựng
và đổi mới đất nước.
3.3. Tiêu cực
10
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Bên cạnh những thay đổi tích cực, hiện nay vẫn còn những dấu hiệu tiêu cực trong nhân
cách nhà giáo đáng được quan tâm như sau:
3.3.1. Tư tưởng bảo thủ, chậm đổi mới:
Theo nghiên cứu mới đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây được xem là hạn
chế lớn nhất của giáo viên phổ thông nước ta. Giáo dục là ngành mang tính thời đại cao.
Mục đích chủ yếu của giáo dục là cung cấp cho các em học sinh đầy đủ kiến thức và kỹ
năng, rèn luyện nhân phẩm, đảm bảo cho cuộc sống trong tương lai; do đó, nếu những gì
các em nhận được trong quá trình học không phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế-xã
hội toàn cầu, vậy các em học để làm gì?

Hằng năm các cơ sở giáo dục đều tiến hành bồi dưỡng năng lực giáo viên nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục, nhưng dường như chưa có đổi mới trong cách dạy, hình thức
còn phiến diện. Ví dụ, nhiều giáo viên vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học truyền
thống: Giáo viên đọc, học sinh chép và học thuộc. Giáo viên dạy sử cấp III của tôi (xin
phép được giấu tên) là người có tư tưởng khá bảo thủ trong cách dạy học. Giờ sử 45 phút
thường được phân chia như sau: 10 phút kiểm tra bài cũ và 35 phút cả lớp chỉ ngồi ghi
chép những kiến thức sách giáo khoa mà thầy đọc để hôm sau tiếp tục lên hỏi bài cũ!!!
Phương pháp này thiếu tính tương tác giữa thầy và trò, không kích thích được trí thông
minh, sáng tạo và niềm hứng thú say mê nghiên cứu tìm hiểu.
Bên cạnh đó, do còn thiếu thốn, khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học và
áp lực công việc, đời sống, một bộ phận giáo viên ở vùng sâu vùng xa hiếm có cơ hội tiếp
cận với những đổi mới tiến bộ trong phương pháp giáo dục, điển hình là ở một số trường
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông miền Tây Nghệ An (Anh Sơn, Quế Phong,
Kỳ Sơn )
Trong đợt tình nguyện hè 2012 do Đoàn Thanh niên huyện Yên Thành tổ chức,

thanh niên chúng tôi được đến thăm trường Tiểu học Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ
An. Tôi được tận mắt chứng kiến điều kiện dạy và học của thầy cô và học sinh nơi đây. Cở
sở vật chất xuống cấp cực kì nghiêm trọng, đừng nhắc đến tiến bộ khoa học như máy
chiếu, máy tính, ngay cả bảng viết, bàn ghế cũng sứt mẻ, hư hỏng nhiều

3.3.2 Bạo lực học đường.
Vấn đề bạo lực học đường, giáo viên đánh đập, xúc phạm nhân cách học sinh gần
đây đang diễn ra ngày càng nhiều, gây ra những làn sóng chỉ trích gay gắt trong xã hội.
Báo Lao động ngày 20-12-2014 đưa tin về clip thầy giáo đánh học sinh tại trường THPT
Nguyễn Huệ, Bình Định như sau: “ Những cái tát từ cánh tay người thầy liên tục giáng
xuống mặt em học sinh. Đó là hình ảnh “sốc” nhất trong clip thầy trò đánh nhau ngay trên
giảng đường”.
Bên cạnh đó là hình ảnh bảo mẫu đánh trẻ mần non một cách dã man…
Không nói đâu xa tôi cũng đã từng nghe, chứng kiến nhưng lời nói khó nghe hay nói cách
khác là lời nói thiếu văn hoá của giáo viên đối với học sinh, cụ thể như đối vơi trường hợp
cô giáo dạy văn của tôi năm lớp 10. Cô đã mắng một bạn nữ lớp tôi rằng: “chị không đủ tư
cách ngồi trong cái lớp này”, “đầu óc chị có vấn đề à” chỉ vì lí do là bạn đó chưa làm bài
tập về nhà, hơn thế nữa khi có học sinh nói chuyện riêng trong lớp cô đã nói những lời
thậm tệ như “chị có muốn ăn dép không” hay “tôi tát cho lùa răng bây giờ”.Thậm chí cô
còn xúc phạm một học sinh là “đồ con lợn” khi bạn đó đi học muộn… Chính những điều
11
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
này khiến cho lớp tôi sinh ra ác cảm với môn văn. tôi biết trong những sự việc trên,những
học sinh bị chỉ trích đúng là đã mắc lỗi lầm, nhưng cô đâu cần dùng những lời lẽ khó nghe
như vậy để xúc phạm học sinh,chẳng phải khoa học sư phạm hiện đại đề cao giá trị cá
nhân, tôn trọng nhân phẩm con người, cho nên không chấp nhận việc dùng đòn roi trong
giáo dục hay sao? Hành động bạo lực xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh không phải
là đi ngược lại quan điểm giáo dục của thế giới văn minh, vi phạm quyền con người hay
sao?
Hiện nay ở các nước phát triển như Hòa Kỳ, vương quốc Anh, Pháp, Nga tình

hình giáo dục luôn được quan tâm, giám sát chặt chẽ. Hệ thống pháp luật bảo hộ cho quyền
lợi học sinh, sinh viên. Nếu xảy ra tình trạng học sinh bị xâm phạm đến thân thể và nhân
cách, gia đình học sinh sẵn sàng đâm đơn kiện và giáo viên bị xử phạt rất nặng.
Em họ của tôi- du học sinh Mỹ từng tâm sự với tôi như sau: “Ở Mỹ cách nghĩ về
mối quan hệ thầy trò của họ khác ngay trong việc bố trí lớp học. Chị có thể thấy lớp học
của Mỹ hầu hết đều được thiết kế theo hình quả đồi: Thầy giáo ở dưới chân đồi, tầng thấp
nhất, còn học sinh luôn ở phía cao hơn thầy. Đây là một suy nghĩ rất tiến bộ, thầy cô giáo
là nền tảng cho học sinh, dìu dắt học sinh.
Còn ở Việt Nam, thầy giáo vẫn là một người rất xa vời, rất có quyền lực. Thầy là phải ở
bục cao nhìn xuống học sinh. Giữa thầy vào trò luôn mặc định tồn tại một khoảng cách vô
cùng lớn. Không mấy khi học trò dám thẳng thắn đối thoại với thầy cô. Họ thường im lặng
chấp nhận những gì thầy cô nói, hoặc là ấm ức giữ trong lòng, chính vì thế mới dễ xảy ra
xung đột khi mâu thuẫn quá lớn”.
Thiết nghĩ nguồn gốc của tình trạng bạo lực học đường, bên cạnh xuất phát từ lỗi
của học trò, còn liên quan đến đạo đức của giáo viên. Là một người thầy tốt phải giữ cho
mình chữ “Nhẫn”, luôn áp dụng biện pháp mềm mỏng để hướng học sinh theo lối quy
phạm đạo đức. Không nên quá chấp nhất, phải linh hoạt trong xử lý tình huống sư phạm.
3.3.3. Tiêu cực trong công tác đánh giá học sinh.
Đánh giá học sinh (hay đánh giá hiệu quả học tập của học sinh) là hệ thống chính
thức xét duyệt trình độ tiếp thu và xử lý bài học của học sinh theo định kì.
Công tác đánh giá học sinh nhằm những mục đích sau:
– Cung cấp các thông tin phản hồi (là cơ hội giao tiếp thảo luận với học sinh để có được
các thông tin phản hồi, nhờ đó cải thiện hiệu quả công tác giảng dạy).
– Đánh giá đúng đắn tiềm năng của học sinh nhằm định hướng và phát triển tốt nhất những
tiềm năng đó.
– Phát hiện, sửa chữa những yếu kém của học sinh.
– Tăng cường quan hệ tốt giữa thầy và trò.
– Làm cơ sở cho việc khen thưởng học sinh, giáo viên.
Do đó, công tác đánh giá học sinh cần được tiến hành nghiêm túc, công bằng. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng chạy điểm, chạy bằng, dạy thêm một cách tràn

lan….diễn ra ngày càng phổ biến, nhiều thầy cô đã đánh mất đi nhân cách làm thầy của
mình.
Nhiều thầy cô lấy lí do: “Tiền lương giáo viên thấp, cuộc sống giáo viên găp nhiều
khó khăn” để viện cớ cho những hành vi sai trái của mình. Nhà nước ta đã tìm mọi cách để
nâng lương nhằm ổn định đời sống cho thầy cô với hi vọng những hành động phi giáo dục
12
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
kia không còn xuất hiện trong các trường học, nhưng việc ông thầy tìm mọi cách để dụ dỗ
hay bắt ép học sinh thỏa mãn sắc dục của mình thì không có một lí do nào có thể bênh vực
được. Chúng ta không còn cách nào để nói về nhưng thầy cô như thế ngoài việc gọi đó là
suy đồi nhân cách, chúng ta không thể đưa ra bất kì lí do nào để chôn vùi những sự thật
đau đớn và đáng xấu hổ kia. Bởi nếu chôn vùi nó giống như việc chúng ta tìm cách che
giấu những “ổ dịch hạch nhân cách” đang nằm trong cơ thể của nền giáo dục. Phải gọi
đúng tên con đường sinh ra “ ổ dịch hạch nhân cách” này trong nhà trường, chỉ khi đó
chúng ta mới có thể ngăn chặn sự lây lan của nó và bảo vệ sự trong sạch, thiêng liêng của
mái trường- nơi chúng ta phải thực hiện những thao tác tuyệt đối chính xác trong một môi
trường hoàn toàn vô trùng để làm ra những sản phẩm kì vĩ nhất cho xã hội.
4. Bàn luận về trau dồi đạo đức, nhân cách người giáo viên.
4.1. Như thế nào là người thầy tốt?
Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy bao giờ cũng được xã hội tôn vinh và kính
trọng, nghề giáo được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Để xứng đáng
với sự tôn vinh đó, người thầy phải thật sự mẫu mực, dạy người, dạy chữ. Ai trong nghề
thầy giáo, ai làm việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm mới cảm thấy lao động sư phạm là
lao động trí óc tổng hợp đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo.Làm thầy đã
khó nhưng để trở thành một người thầy tốt thì vô cùng khó. Ông nội tôi- nguyên là giảng
viên bộ môn Triết học Đại học Vinh- thầy Phan Đăng Chất- từng nói: “Để làm một người
thầy giáo tốt thì ngươi thầy luôn phải gắn liền với 3 chữ “Tâm- Tài- Đức””. Suốt cuộc đời
dạy học không chỉ trong nước mà còn ở một số nước trên thế giới như Liên Xô, Angola,
ông đã thực hiện đúng theo châm ngôn đó. Vì vậy, mặc dù về hưu đã lâu nhưng ông luôn
được sinh viên tôn trọng và nhớ đến.

Khi nói về cái “Tâm” đối với nghề giáo là một yêu cầu quan trọng không thể thiếu được.
Người thầy phải có tâm huyết với nghề mới có hứng thú, say mê chăm chút từng bài giảng,
từng nội dung tiết giảng; mới thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nội dung
và phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. L.N.Tônxtôi đã
nói: Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất – đó là
tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành người giáo
viên tốt.
Cái “Tâm” người thầy giáo tốt không phải chỉ lòng yêu ngành, yêu nghề mà phải được
biểu hiện thành những hành động cụ thể:
Thứ nhất, phải biết hiến thân cho nghề dạy học, biết hi sinh vì lợi ích tương lai, vì học sinh
thân yêu.
Thứ hai, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Phải cảm thấy sung sướng,
hạnh phúc khi được đứng lớp. Không có thái độ miễn cưỡng khi được phân công lên lớp.
Thứ ba, luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đem lại chất lượng cao nhất khi giảng dạy, thầy
giáo không bị giới hạn không gian (lớp học) và thời gian (08 giờ vàng ngọc), không phải
bước ra khỏi lớp học là chấm dứt hoạt động sư phạm mà vẫn tiếp tục suy nghĩ về nội dung,
phương pháp giảng, về thái độ tiếp nhận bài học của sinh viên để tự đổi mới.
Thứ tư, nhiệt tình trong xây dựng đơn vị, chân thành trong giúp đỡ đồng nghiệp.
Về cái “Tài” của người thầy, “Tài” ở đây thể hiện tài năng về trí tuệ và tài năng nghiệp vụ
sư phạm. Tài năng sẽ giúp cho người dạy nắm vững và nhuần nhuyễn nội dung hệ thống
13
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
các kiến thức cơ bản của môn học, khả năng phát hiện vấn đề bổ sung vào nội dung bài
giảng; tài năng nghiệp vụ sư phạm thể hiện ở việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, khả
năng trình bày và khả năng xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy. Kết
hợp được giữa nội dung và phương pháp sẽ làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động,
hấp dẫn và có hiệu quả cao, làm cho người học hứng thú, say mê, tránh nhàm chán, từ đó
chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu trong học tập. Để thỏa mãn các điều đó, người
thầy phải hội tụ đủ các năng lực sau đây:
Một là, có năng lực về tri thức và tầm hiểu biết.

Đây là năng lực trụ cột của năng lực sư phạm, là điều kiện để giảng dạy, “biết mười dạy
một”. Ngày nay, người học không nhất nhất cái gì cũng tuân thủ, phục tùng thầy vô điều
kiện. Họ được tiếp cận rất nhiều thông tin, hiểu biết rất nhiều, là thầy, phải chinh phục trò
bằng kiến thức sâu rộng của mình, điều đó còn có tác dụng tạo uy tín cho người thầy.
Hai là, có năng lực chế biến tài liệu học tập từ chương trình khung
Thầy giáo phải gia công về mặt sư phạm đối với tài liệu học tập cho phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, đối tượng, chuyên ngành đào tạo. Thực trạng cho thấy, vẫn còn nhiều giáo án
trong tình trạng “chết”, không được bổ sung cập nhật, giáo án sử dụng chung cho tất cả các
hệ học. Cho nên, người thầy giỏi là người thầy hiểu học sinh, đặt mình vào vị trí người học
để chế biến, trình bày tài liệu đúng với đối tượng. Người thầy có khả năng phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa được kiến thức, thấy được cái gì là cơ bản nhất và mối quan hệ với cái
thứ yếu. Ngoài ra, người thầy phải có sự sáng tạo trong cung cấp kiến thức cho người học,
bên cạnh kiến thức tinh tế và chính xác, đòi hỏi phải liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức
cũ và mới, kiến thức bộ môn này với bộ môn khác, liên hệ thực tiễn gắn với từng chuyên
ngành đào tạo.
Ba là, có năng lực dạy học tốt
Người thầy tốt không chỉ truyền kiến thức cho người học mà có nhiệm vụ tổ chức và điều
khiển hoạt động của họ, hướng họ đi tìm kiếm và lĩnh hội tri thức. Disterwey – một nhà sư
phạm người Đức đã nhấn mạnh: “Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, còn
người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý”. Chính vì vậy người thầy
phải: Nắm vững và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học tiên tiến; rèn luyện năng lực
ngôn ngữ truyền đạt kiến thức rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức.
Ngoài ra, người thầy còn phải có cái “Đức”, “Đức” là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi
giảng viên. Có “Tâm”, có “Tài” cũng chưa là người thầy tốt. Bác Hồ đã từng nói: “Có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Càng
quan trọng đối với lĩnh vực giáo dục, để tạo ra nhân cách người học thì trước hết người
thầy phải biết thuyết phục học sinh bằng chính nhân cách của mình
Muốn xây dựng được nhân cách cho người học, người thầy trước hết phải có “Đức” thể
hiện ở thái độ, tác phong chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối sống, trở thành
tấm gương, vừa là người thầy, vừa là người cán bộ ưu tú, chuẩn mực cho người học noi

theo. Phải làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà còn là nhà mô
phạm.
14
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Cái “Đức” của người thầy thể hiện ở sự hi sinh vô tư “tất cả vì học sinh thân yêu”, giúp đỡ
người học một cách chân thành, không vì vụ lợi, không phân biệt đối xử, giúp đỡ trong hỗ
trợ kiến thức phải đến nơi đến chốn; giúp đỡ không có nghĩa là cho điểm cao, dễ dãi đối
với người học trong học tập. Cái “Đức” ấy còn được biểu hiện ở sự kiên quyết đấu tranh
chống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong chính bản thân mình và trong đồng sự. Bác
Hồ dạy: Thầy giáo và học sinh phải thật thà. Sống thật, nói thật, làm thật để cống hiến thật
sự, để lời nói đi đôi với việc làm, làm có ích cho Tổ quốc, cho nhân dân và cho xã hội, cho
chính bản thân mình.
4.2. Làm sao để trở thành người thầy tốt?
Để trở thành người giáo viên tốt có đầy đủ những tiêu chí về phẩm chất đạo đức, về
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trên đây, chắc chắn một điều là không thể học
xong trường sư phạm là có thể có ngay được. Nghề dạy học là một nghề đòi hỏi rất cao,
lao động sư phạm là lao động đặc biệt, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy, để trở
thành người giáo viên tốt, xứng đáng với danh hiệu “Người kỹ sư tâm hồn” đòi hỏi mỗi
thầy cô giáo phải không ngừng học tập, tự học tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu trên
nhiều mặt. Đó là:
– Người thầy giáo phải thường xuyên trau dồi đạo đức trong sáng, xây dựng lối sống
lành mạnh, gương mẫu trước học sinh, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Có
đạo đức nghề nghiệp, chuyên tâm và tâm huyết với nghề trồng người, tận tụy với công
việc. Người thầy phải thực sự thương yêu, tôn trọng học sinh, đối sử công bằng với học
sinh. Bởi vì, người thầy có đạo đức nghề nghiệp, có lương tâm nhà giáo, sống đúng mực
thì học sinh mới gửi gắm niềm tin và noi theo.
– Người thầy giáo tốt phải yêu nghề, hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp trồng người.
Nếu chỉ có đạo đức tốt, mà không có lòng yêu nghề, mến trẻ, không có trách nhiệm với
học sinh thì dù người giáo viên đó có kiến thức rộng và sâu bao nhiêu đi chăng nữa cũng
khó có thể trở thành người giáo viên tốt được. Chính lòng yêu nghề vừa là động lực, vừa là

mục tiêu giúp người giáo viên tìm ra những phương pháp, biện pháp giảng bài thiết thực.
Với lòng yêu nghề, với hành trang kiến thức sư phạm, với trách nhiệm cao cả đối với học
sinh sẽ giúp người giáo viên có động lực phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, người giáo viên
tốt.
– Người giáo viên phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ (tích cực tham gia hội giảng, hội thảo, hội thi…), thường xuyên trau dồi, nâng cao kiến
thức về ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của sự nghiệp giáo dục.
– Người giáo viên tốt phải có quan điểm luôn coi học trò là trung tâm của quá trình
giáo dục- đào tạo, phải biết khơi gợi được ở các em yêu thích môn học, phát huy tính chủ
động, tích cực, sáng tạo, động viên, khích lệ các em, tạo hứng thú, ham thích, say mê học
tập.
Để trở thành người giáo viên tốt thì mỗi sinh viên sư phạm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà
trường phải học tập, rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu thường xuyên “là
việc cả đời” không phải một sớm một chiều mà thành công ngay được.
15
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
5. Trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng đối với nghề nhà giáo.

Ngành giáo dục là cốt lõi phát triển của đất nước. Rõ ràng, muốn cho đất nước phát triển
lâu dài và bền vững về nhiều mặt, chính quyền trung ương cần tập trung vào công tác đào
tạo, bồi dưỡng nhân tài. Để làm được điều đó, năng lực và nhân cách của đội ngũ giáo viên
cần phải được chú trọng, làm sao để tạo điều kiên tốt nhất cho họ nâng cao năng lực và
phẩm chất của mình. Tôi xin kiến nghị một số điều như sau:
• Các nhà trường sư phạm cần cải cách phương pháp giáo dục, đội ngũ giáo viên, chấn
chỉnh việc tuyển sinh. Tăng cường việc giáo dục ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề cho
giáo sinh, xác định hình mẫu chung về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Mọi
hoạt động trong trường sư phạm phải hướng tới mục đích giúp giáo sinh tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp, tạo ra những tiền đề cần thiết để kiến tạo nhân cách.
• Các trường học thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người giáo viên trong sự

nghiệp giáo dục. Bồi dưỡng nhận thức, bồi dưỡng kiến thức về tin học, công nghệ thông
tin.
• Chăm lo đời sống của giáo viên, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên hoạt động, nghiên
cứu khoa học.Đầu tư tài liệu, trang thiết bị và phòng học đầy đủ.
• Tổ chức kiểm tra, đánh giá và phê bình thường xuyên đội ngũ giáo viên. Tổ chức các hoạt
động chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, tăng vốn thực tế.
• Điều quan trọng nhất là ở ý thức cá nhân mỗi giáo viên, chỉ khi nào bản thân tự ý thức vai
trò và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người thì khi đó mới có động lực rèn
luyện nhân cách.
Bên cạnh đó giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là nhiệm vụ vô cùng
quan trong và rất cần thiết. Đây là vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước ta phải quan tâm trong
thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cần giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống với
những giá trị đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường. Cần đa dạng hóa các loại hình giáo
dục đạo đức cho sinh viên mà quan trọng là kết hợp giáo dục giữa nhà trường với các tổ
chức đoàn thể và các lực lượng xã hội. Song nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong tất
cả các biện pháp nhằm tạo ra sự thống nhất cho mọi hoạt động.
Sản phẩm của người thầy là nhân cách học sinh, là nguồn gốc tạo ra những giá trị vật chất
và tinh thần cho xã hội, là giá trị sinh ra mọi giá trị. Những người thầy hôm nay, tương lai
hãy tự hào với truyền thống vẻ vang của nghề và sống cuộc sống có ý nghĩa, cùng chung
sức xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
16
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
KẾT LUẬN
Nghề đào tạo con người là nghề lao động nghiêm túc và vô cùng gian nan. Thầy
giáo là người ươm mầm nhân cách học sinh. Công cụ chủ yếu của giáo dục là nhân cách
của người thầy, cho nên nghề giáo đòi hỏi thầy giáo về những phẩm chất đạo đức và năng
lực chuyên môn rất cao. Người làm công tác giảng dạy phải luôn luôn nâng cao kiến thức
để truyền đạt cho học sinh. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người thầy phải
luôn làm tốt công tác “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”. Tập thể người thầy, cá nhân người

thầy không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa.
Say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động sư phạm, thành công không
kiêu căng, thất bại không nản chí, thương yêu, gần gũi học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp,
gắn bó với nhân dân, thực sự là những “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Tùy theo
trình độ văn hóa và môi trường nghề nghiệp mà mỗi người sẽ sử dụng ngôn từ và cách ứng
xử khác nhau. Vì thế nên mới có “ngôn ngữ đường phố”, “ngôn ngữ chợ búa”, “ngôn ngữ
nhà trường”, “ngôn ngữ trí thức”… Đi liền với mỗi thứ ngôn ngữ đó sẽ có từng cách ứng
xử tương thích khác nhau.
Nhà trường là nơi giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, việc
nói năng và ứng xử trong nhà trường, giữa các thầy cô với nhau và nhất là giữa giáo viên
với học sinh phải hết sức cẩn trọng để biểu thị trình độ văn hóa của những người có học
thức trong môi trường sư phạm.
Có một nguyên tắc mà bất cứ người thầy nào cũng phải ghi nhớ là: “Dùng nhân
cách để giáo dục nhân cách”. Nguyên tắc này vạch rõ rằng trong nhà trường, học sinh
không chỉ học ở sách giáo khoa mà quan trọng hơn, các em còn được học từ nhân cách
những người thầy của mình. Nhân cách của thầy thì luôn được phơi bày trước toàn thể học
sinh qua ngôn từ và cách ứng xử của mỗi thầy cô. Các em sẽ nhanh chóng nhận biết thầy
cô nào đáng quý trọng để noi theo, giáo viên nào không đáng gọi là thầy.
Một nguyên tắc giáo dục khác mà người thầy luôn ghi nhớ là: “Phải tôn trọng nhân
cách học sinh”. Mặc dù học sinh có hành vi và lời nói như thế nào đi nữa, người thầy cũng
không được xúc phạm nhân cách các em bằng những lời lẽ thô bỉ và hành động thô bạo để
“trả đũa” học sinh của mình. Khi bị giáo viên mạt sát bằng câu “Ai sủa trong lớp vậy?”,
học sinh chẳng những không hổ thẹn để sửa chữa sai lầm của mình mà rất có thể sẽ phản
ứng bằng những ngôn từ và hành vi tồi tệ hơn. Khi ấy, nếu giáo viên tiếp tục “trả đũa”
bằng cách tát vào mặt hay đuổi học sinh ra khỏi lớp thì vấn đề lại càng thêm nghiêm trọng
mà không thể giả quyết được.
Những nguyên tắc nêu trên không loại trừ việc trừng phạt học sinh. Những sự trừng
phạt có lý do xác đáng với mức độ vừa phải nhằm mục đích giáo dục vẫn luôn có tác dụng
tích cực, giúp học sinh sửa chữa lỗi lầm. Ngược lại, sự trừng phạt quá mức mang tính “trả
đũa” đối với học sinh kèm theo những lời lẽ thô bỉ thì không bao giờ có tác dụng tích cực

mà luôn luôn phản tác dụng trong giáo dục.
Tuy nhiên, khi xử lý những giáo viên có ngôn ngữ và cách ứng xử phản sư phạm, các cấp
quản lý giáo dục cần hết sức thận trọng và khách quan để phân biệt đó là những lỗi lầm bột
phát nhất thời của một giáo viên nóng nảy hay là bản chất sẵn có của một người có nhân
cách thấp kém. Nếu đó chỉ là lỗi lầm bột phát nhất thời thì cần dành cho giáo viên đó cơ
hội sửa chữa theo tinh thần “những nhà giáo dục cũng cần được giáo dục”.
17
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Giáo dục vừa là một khoa học lại vừa là một nghệ thuật. Vì thế, sự nghiệp giáo dục
luôn đòi hỏi nhà giáo phải có trình độ chuyên môn cao, nhân cách tốt đẹp với tài năng sư
phạm tinh tế để có ngôn ngữ và cách ứng xử thích hợp trong mọi tình huống sư phạm.

18
Tiểu luận Tâm lý học GVHD: Dương Thị Linh
Mục lục
Lời cảm ơn 1
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
Nội dung
1. Một số khái niệm liên quan.
1.1. Thế nào là nhân cách người giáo viên 4
1.2. Các yêu cầu về phẩm chất người giáo viên 4
1.3. Các yêu cầu về năng lực người giáo viên 6
1.4. Con đường hình thành nhân cách của người giáo viên 7
2. Vai trò của nhân cách trong quá trình dạy học 9
3. Nhân cách của người giáo viên trong xã hội hiện nay.
3.1. Tích cực 9
3.2. Tiêu cực 10

4. Bàn luận về trau dồi đạo đức, nhân cách người giáo viên.
4.1. Như thế nào là người thầy tốt? 13
4.2. Làm sao để trở thành người thầy tốt? 15
5. Trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng với nghề nhà giáo 16
Kết luận 17
19
nghề cao quý bởi lẽ những người giáo viên không riêng gì truyền thụ cho học viên kiếnthức thiết yếu cho đời sống mà còn dạy học sinh cách sống, làm thế nào để trở thànhngười có phẩm chất đạo đức tốt, dạy cho học viên điều hay lẽ phải, hướng các em tớigiá trị của Chân – Thiện – Mỹ. Nghề dạy học là nghề phát minh sáng tạo, bởi lẽ giáo viên cần phảithích ứng với nhiều trường hợp sư phạm khác nhau. Cần nhấn mạnh vấn đề rằng tiềm năng caonhất của dạy học là “ Dạy tư duy ”, tức là dạy cách tri nhận tri thức và vận dụng sángtạo trong chương trình ; đồng thời hình thành con đường tự tò mò để học viên tiếptục học tập phát minh sáng tạo đến suốt đời. Người giáo viên là tác nhân quyết định hành động chất lượng của một nền giáo dục. Năng lựcvà đạo đức nghề nghiệp của họ góp thêm phần to lớn vào sự hưng thịnh của mỗi vương quốc. Còn so với mỗi thế hệ học trò, thầy cô là người cha, người mẹ, người anh, người chị, là tấm gương sáng để họ noi theo. Trong số tất cả chúng ta, có ai là không mang theo bênmình những kỉ niệm thâm thúy với những người thầy, người cô ? 1.2 Cơ sở thực tiễn. “ Tôn sư trọng đạo ” sẽ giảm đi khi nhân cách người thầy … có yếu tố ! Học sinh ( HS ) không chỉ lĩnh hội kiến thức và kỹ năng mà còn chịu ảnh hưởng tác động từ cách sống, cách đốinhân xử thế của thầy cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên bên cạnh làm mới kiến thứcchuyên môn còn cần “ làm đẹp ” hình ảnh, tác phong của mình. Việc giảng dạy HSsẽ tốt hơn nếu người thầy biết “ dùng nhân cách để giáo dục nhân cách ”. Như những gì tất cả chúng ta cảm nhận và quan sát được, thời nay có nhiều tấm gươngngười thầy, người cô bí mật góp sức năng lực của mình cho sự nghiệp trồng người, hết lòng vì các em học viên. Họ san sẻ phần thu nhập rất ít của mình để giúp sức họcTiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linhsinh nghèo vượt khó, học viên tật nguyền Có một người thầy mà tôi rất là khâmphục trong suốt 3 năm theo học ở trường THPT Phan Đăng Lưu ( Yên Thành ). Đó làthầy Phan Văn Truyền, giáo viên dạy chuyên môn hóa học, chủ nhiệm lớp tôi. Hàngtháng thầy thường trích một phần tiền lương của mình để chi trả phí hoạt động và sinh hoạt tại kí túcxá cho bạn Phan Văn Bình – thuộc diện hộ nghèo, mái ấm gia đình chủ trương. Hành động caođẹp của thầy khơi dậy trong tôi nhiều tâm lý. Đó cũng chính là một trong những lýdo tôi chọn đề tài. Cảm động hơn nữa còn có những thầy cô chuẩn bị sẵn sàng hi sinh tính mạngcủa mình để cứu học viên trong bão lũ. Bên cạnh đó vẫn còn những giáo viên chưa xứng danh với hai chữ “ nhà giáo ”. Họkhông chỉ nêu gương xấu cho học viên, mà còn làm vẩn đục đạo đức, nhân cách củanhững người thầy chân chính. Đây cũng là một trong những yếu tố nan giải mà nềngiáo dục nước ta lúc bấy giờ đang gặp phải. Từ đó cho thấy : muốn nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước ta, trước hết phảichấn hưng đội ngũ giáo viên, nâng cao nhận thức của người giáo viên. Để giúp cácgiáo viên và sinh viên ngành sư phạm nhận thức rõ về vị trí, vai trò và nghĩa vụ và trách nhiệm củamình, tôi đã chọn đề tài “ Nhân cách của người giáo viên trong thời đại lúc bấy giờ ’ ’. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu và điều tra. 2.1 Tìm hiểu cơ sở lí luận về nhân cách người giáo viên2. 2 Nghiên cứu tình hình và đưa ra 1 số ít giải pháp nhằm mục đích nâng cao việc rènluyện nhân cách của người thầy. 3 Phương pháp nghiên cứu và điều tra. 3.1 Phương pháp nghiên cứu và điều tra lí thuyết : đọc, tìm tài liệu. 3.2 Phương pháp điều tra và nghiên cứu thực tiễn : quan sát hỏi quan điểm. NỘI DUNGTiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linh1. Một số khái niệm tương quan. 1.1. Thế nào là nhân cách của người giáo viên ? Nhân cách là tổng thể và toàn diện phẩm chất và năng lượng tạo nên truyền thống và giá trị ý thức củamỗi cá thể. Khi nói đến nhân cách người giáo viên, ta nhắc đến hai phạm trù cơ bản : Phẩm chấtvà năng lượng. 1.1.1. Phẩm chất. Phẩm chất chỉ đặc thù và đặc thù vốn có của sự vật. Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lí học chỉ đặc thù sẵn có của khung hình ( như hệ thần kinh các giác quan và cơ quan hoạt động ). Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiênđể con người tiếp đón những hiện tượng kỳ lạ tâm ý và thuộc tính tâm ý. Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ đặc thù tâm ý như : Tính cách, ý chí, hứng thú, phong thái của con người. Như vậy, ta hoàn toàn có thể hiểu : Phẩm chất của người giáo viên không chỉ là những đặctrưng đơn thuần, có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yêu tố bên trong, trên cơ sở cácphẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm ý trải qua hoạt động giải trí giao lưu trongthực tiễn đời sống và công tác làm việc của người giáo viên. 1.1.2. Năng lực. Theo quan điểm của các nhà tâm lý học : Năng lực là tổng hợp các đặc thù, thuộctính tâm ý của cá thể tương thích với nhu yếu đặc trưng của hoạt động giải trí nhất định nhằm mục đích đảmbảo cho hoạt động giải trí đạt hiệu suất cao cao. Các năng lượng hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá thể. Tuy nhiênnăng lực của con người không phải trọn vẹn do tự nhiên mà có, mà hầu hết được xâydựng trong quy trình công tác làm việc, rèn luyện. Năng lực của người giáo viên là những thuộc tính tâm ý giúp triển khai xong tốt hoạtđộng dạy học và giáo dục. Có thể chia năng lượng của giáo viên ra làm hai nhóm : Năng lựcdạy học và năng lượng giáo dục. Năng lực dạy học là những thuộc tính tâm ý mà nhờ đóngười giáo viên thực thi tốt hoạt động giải trí dạy học. Năng lực giáo dục là năng lực truyền tảinhững tri thức đó tới học viên, sinh viên và nghiên cứu sinh. Như vậy, một người giáo viên có năng lượng phải ghi nhận vận dụng, tích hợp nhiều kĩnăng sư phạm một cách linh động. Lao động sư phạm là loại lao động căng thẳng mệt mỏi, tinh xảo, không rập khuôn, không đóng khung trong một giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường. Dạy học yên cầu người thầy phải dựa trên nền tảng khoa học xác lập, khoa học bộ môncũng như khoa học giáo dục và có năng lực sử dụng chúng vào từng trường hợp sư phạmcụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động. 1.2. Các nhu yếu về phẩm chất của người giáo viên. 1.2.1. Tình yêu con người và lòng mê hồn với sự nghiệp tăng trưởng con người. Tiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị LinhDạy học là nghề thao tác với con người, người giáo viên phải có tình yêu conngười mới hoàn toàn có thể hoạt động giải trí hiệu suất cao. Tình yêu này bộc lộ qua hứng thú khi tiếp xúc vớicon người, san sẻ, tìm hiểu và khám phá yếu tố của con người, mừng quýnh khi thao tác với con người, chuẩn bị sẵn sàng san sẻ khó khăn vất vả với con người. Đặc biệt tình yêu con người của người giáo viênthể hiện ở sự đồng cảm, thông cảm, chuẩn bị sẵn sàng giúp sức con người vượt qua khó khăn vất vả. Đối với học viên, tình yêu con người bộc lộ ở sự say sưa thao tác với học viên, niềm hạnh phúc khi giúp sức học viên và nhận thấy sự tân tiến của học viên, trăn trở trước nhữngthất bại, vấp váp của học viên, san sẻ buồn vui và cùng người học viên vượt qua khó khăntrong học tập. Người giáo viên mê hồn với sự tăng trưởng con người, luôn hết lòng vì sự pháttriển của học viên, điều tra và nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá, ứng dụng văn minh khoa học vào giáo dục và dạyhọc vì học viên. Tôi luôn tự hỏi, nếu như một người giáo viên không có tình yêu thương so với họcsinh của mình, anh ta sẽ dạy học bằng cách nào ? Từ trong thực tiễn việc làm dạy học tình nguyệncho trẻ nhỏ mồ côi ở làng trẻ SOS ( Vinh ), tôi nhận thấy rằng : Tình yêu con người và lòngsay mê với sự nghiệp tăng trưởng con người là cốt lõi của chất lượng giảng dạy. Vì tìnhthương, vì mong ước vun đắp, tu dưỡng các em, chúng tôi dốc rất là mình để giúp đỡcác em, xem việc nhìn thấy sự văn minh từng ngày của các em là thù lao lớn nhất cho nhữngvất vả, công lao mình đã bỏ ra. 1.2.2. Ứng xử công minh và tạo thời cơ cho mọi học viên tăng trưởng. Ứng xử công minh bộc lộ đạo đức của nhà giáo không thiên vị, định kiến với bấtkì học viên nào. Ứng xử công minh và tạo thời cơ cho mọi học viên tăng trưởng, tạo ra môitrường thân thiện giúp học viên vượt qua mặc cảm yếu kém, phân biệt đối xử do vị thếkinh tế, xã hội, dân tộc bản địa. Ứng xử công minh biểu lộ ở những điểm sau : – Không thành kiến với học viên mặc dầu họ chưa đạt hiệu quả như mong ước màvẫn liên tục giúp sức học viên tăng trưởng theo hướng tích cực. – Không phân biệt đối xử với học viên, không phân biệt thực trạng xuất thân, thànhtích học tập và hành vi đạo đức. – Đánh giá khách quan hiệu quả học tập cũng như rèn luyện của học viên. – Kiểm soát tốt xúc cảm, san sẻ, thông cảm với học viên. Ứng xử công minh góp thêm phần thu hẹp khoảng cách thầy – trò. Mặc dù vậy, mỗi conngười đều không hề tránh khỏi những thiên vị trong tình cảm. Bản thân tôi cũng có nhữngthái độ yêu ghét rạch ròi. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy rằng, sự thiên vị trong cách ứng xửcủa giáo viên có ảnh hưởng tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách của học viên. Trong suốtquá trình học đại trà phổ thông, tôi đã từng tận mắt chứng kiến nhiều học viên vì bất mãn với thầy cô màtrở nên sa ngã. N.V.T là bạn học cấp III của tôi, vì học kém môn Anh nên không nhữngkhông được cảm thông và giúp sức, T còn tiếp tục bị chỉ trích thậm tệ, thậm chí còn xúcphạm đến nhân phẩm cá thể. Suốt một thời hạn dài, T bị trầm cảm nặng. Thiết nghĩ, đạođức nhà giáo ở đâu ? Vẫn biết rằng tình cảm cá thể mỗi tất cả chúng ta ai ai cũng có, nhưng cầnphải biết kiềm chế, giữ ở mức độ vừa phải để các em học viên thấy rằng : các em vẫn đượcyêu thương, chăm sóc và trợ giúp một cách bình đẳng. 1.2.3. Tính tích cực xã hội. Tính tích cực xã hội biểu lộ trong sự tham gia vào các côn việc của xã hội, tìmhiểu, tham gia tọa đàm, tham gia vào các hoạt động giải trí tuyên truyền, giáo dục trong xã hội, tham gia vào các trào lưu hoạt động vì thiên nhiên và môi trường xanh-sạch-đẹp, góp phần quan điểm, hiếnkế hoạch cho việc xử lý các yếu tố xã hội, tham gia phản biện xã hội. Tiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị LinhTính tích cực xã hội bộc lộ tính xã hội của con người, bộc lộ vai trò chủ thể củangười giáo viên làm chủ trong tương lai, vận mệnh của mình trong xã hội cũng như đónggóp một phần sức lực lao động của mình vào sự tăng trưởng xã hội. Mỗi giáo viên là tấm gương về cách ứng xử cho học viên. Giáo viên tham gia tíchcực các hoạt động giải trí xã hội tạo nên động lực, thôi thúc các em tham gia. Cô Nguyễn Thị Nga, đảm nhiệm Đoàn Thanh Niên trường THPT Phan Đăng Lưu, Yên Thành là một ví dụ mẫumực. Nhờ sự dẫn dắt của cô, trường tôi luôn đứng đầu huyện về thành tích hoạt động giải trí xãhội. Học sinh hưởng ứng tích cực các trào lưu Đoàn như “ Thanh niên vì thiên nhiên và môi trường ”, “ Ngày vì người nghèo ”, “ An toàn giao thông vận tải ” 1.2.4. Tự ý thức và tự giáo dục cao. Giáo viên là nhà giáo dục đồng thời phải có năng lực tự ý thức và tự giáo dục. Tự ýthức được coi là phương tiện đi lại tự kiểm soát và điều chỉnh của chủ thể. Người giáo viên phải ý thức đượcbản thân trong các mối quan hệ sau đây : – Ý thức về đạo đức của bản thân, nhận ra và nhìn nhận được hệ giá trị, thái độ củabản thân so với con người, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, sự tương thích của quanniệm, hệ giá trị của bản thân so với mạng lưới hệ thống chuẩn mực xã hội. – Ý thức về hành vi của bản thân, sự tương thích hay không tương thích so với chuẩn mực, phương pháp ứng xử được gật đầu, độc lập nhìn nhận hành vi của mình trên cơ sở nhữngchuẩn mực đã được đồng ý. – Ý thức về bản thân như thể chủ thể hoạt động giải trí, ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm và vai trò củanhà giáo trong xã hội, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân như một người thầy, nhìn nhận về tráchnhiệm, vai trò của mình, hiệu suất cao hoạt động giải trí, loại sản phẩm và con đường cải tổ hoạt động giải trí. – Đánh giá bản thân trong mối quan hệ với thiên nhiên và môi trường lao động, môi trường tự nhiên sốngvới tư cách là nhà giáo, người công dân. – Ý thức về sự tăng trưởng bản thân theo thời hạn, về những thành công xuất sắc và thất bại, yếu kém cần khắc phục. 1.3. Các nhu yếu về năng lượng của người giáo viên. 1.3.1. Năng lực dạy học. Để hoàn toàn có thể triển khai được tốt hoạt động giải trí dạy học, người giáo viên phải có : – Hiểu biết và kỹ năng và kiến thức chuyên ngành môn dạy : Giáo viên phải là chuyên viên tronglĩnh vực mình giảng dạy. Hiểu biết về nghành chuyên nghành này chính là hiểu biết về hệthông kiến thức và kỹ năng về nội dung môn học, các chiêu thức khoa học trong điều tra và nghiên cứu, khámphá và ứng dụng các kỹ năng và kiến thức đó trong thực tiễn. Nhà giáo phải có năng lực tham gianghiên cứu khoa học và và ứng dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên nghành vào thực tiễn. Tuynhiên, so với nhà giáo thì như thế là chưa đủ. Những kỹ năng và kiến thức đó phải được người giáoviên thấm nhuần, hệ thống hoá, khái quát hoá, chế biến để hoàn toàn có thể truyền cho học viên theocách dễ hiểu nhất, dễ ghi nhớ nhất. – Năng lực tổ chức triển khai quy trình dạy học :. – Kiến thức hiểu biết về học viên, năng lực nhìn nhận người học. – Năng lực ngôn từ. – Năng lực sử dụng kĩ thuật dạy học. Thầy Phan Bá Nghĩa – giáo viên môn Vật lý trường THPT Phan Đăng Lưu là tấmgương về năng lượng dạy học tốt. Được vinh dự theo học bộ môn của thầy trong 3 năm cấpIII, thầy để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp. Suốt 30 năm đứng trên bục giảng, thầy đàotạo nên nhiều thế hệ nhân tài, gặt hái nhiều thành tích trong các kì thi Vật lí Quốc gia cũngTiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linhnhư Quốc tế. Có được thành tích này là nhờ chiêu thức dạy học logic, có hiệu suất cao củathầy. Thầy luôn chú trọng giảng dạy về kĩ năng và chiêu thức, như các chiêu thức giảinhanh và các cách giải đặc trưng cho từng dạng đề ; sử dụng ngôn từ đại trà phổ thông, dễ hiểu vàdiễn đạt súc tích, vui nhộn. Do đó, thầy luôn đi đầu trong công tác làm việc giảng dạy chuyên môntrong toàn huyện cũng như tỉnh. 1.3.2. Năng lực giáo dục. Vấn đề giáo dục khi nào cũng quan trọng vì hoạt động giải trí giáo dục trong nhà trườnggóp phần quan trọng nhất tạo ra khuynh hướng nhân cách đúng đắn cho học viên, tạo dựng hệgiá trị, chuẩn mực đạo đức và mạng lưới hệ thống hành vi tương thích. Năng lực giáo dục ở giáo viênbao gồm : – Có hiểu biết và kiến thức và kỹ năng, kỹ năng và kiến thức về giáo dục và quy trình giáo dục. – Có năng lượng tiếp xúc sư phạm. – Có kĩ năng khuynh hướng tiếp xúc. – Có kĩ năng xác định. – Có kĩ năng làm chủ trạng thái, xúc cảm của bản thân, vượt qua những trạng thái cảm xúckhó khăn trong tiếp xúc. – Có kỹ năng và kiến thức sử dụng phương tiện đi lại tiếp xúc. – Có năng lượng phân biệt, nhìn nhận phẩm chất nhân cách, tính cách học viên. – Có năng lượng cảm hóa, đổi khác nhân cách theo quy mô mong ước. – Có năng lượng tự giáo dục và làm gương. Trong năm học qua, tôi đã được học hỏi rất nhiều từ giảng viên các bộ môn ở ĐạiHọc Vinh. Đặc biệt, khi mới tiếp xúc với một số ít thầy cô, thấy các thầy cô khá nghiêmkhắc, tôi rất là lo ngại. Lấy ví dụ như bộ môn Tâm lý học, tôi khá trăn trở vì đây là mônhọc khó, nhiều khi rất muốn từ bỏ. Nhưng sau một thời hạn học tập, nhận được sự quantâm, giúp sức tận tình từ cô giáo, tôi đã dần làm quen và cảm thấy thương mến so với bộ môn. Cô hiểu rõ tiềm năng cũng như yếu kém để vận dụng những giải pháp giáo dục linh hoạtvới từng sinh viên. Hơn nữa, cô hết lòng truyền thụ những kỹ năng và kiến thức sư phạm với niềm saymê và ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm. Sự trang nghiêm, không vụ lợi khiến cho sinh viên ngày càngyêu quý, gắn bó với cô cũng như bộ môn Tâm lý học. 1.4 Con đường hình thành nhân cách và uy tín của người giáo viên. 1.4.1. Nhân cách. Nhân cách ( phẩm chất và năng lượng ) hoàn toàn có thể được hình thành và tăng trưởng trong giaiđoạn học tập ở trong trường ĐH và quy trình tiến độ học tập nghề nghiệp sau khi ra trường. Quá trình trưởng thành yên cầu sự phấn đấu không ngừng nghỉ, liên tục học hỏi, trau dồikiến thức và đạo đức. Gonbolin ( 1979 ) viết “ không chỉ những con người thông thường mà ngay cả nhữngbộ óc vĩ đại nếu không liên tục tự tu dưỡng cũng sẽ từ từ mất hết nhu yếu trí tuệvà hứng thú ý thức ”. Vậy việc nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất của người giáoviên phải được triển khai liên tục, tráng lệ. Hình thành nhân cách trong quá trình học tập ở trường ĐH. Tiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị LinhCó những quan điểm ý niệm khác nhau về việc giảng dạy giáo viên. Quan niệmtruyền thống cho rằng : giảng dạy giáo viên phải được tổ chức triển khai trong trường sư phạm, ở đósinh viên được phân phối kiến thức và kỹ năng về những môn khoa học chuyên ngành và kiến thức và kỹ năng vềcác khoa học giáo dục, trong đó có kỹ năng và kiến thức về tâm lý học. Ngày nay, quy trình đào tạođược tổ chức triển khai mềm dẻo hơn, theo mô đun kiến thức và kỹ năng. Sinh viên hoàn toàn có thể tiếp thu kiến thứckhoa học giáo dục một cách độc lập, thậm chí còn sau khi triển khai xong chương trình ĐH mộtchuyên nghành nhất định. Cho dù chọn con đường tổ chức triển khai quy trình đào tạo và giảng dạy được diễn ranhư thế nào đi chăng nữa, kỹ năng và kiến thức các môn học mà giáo viên sẽ giảng dạy là điều kiệncần nhưng chưa đủ. Người giáo viên cần tiếp thu những kiến thức và kỹ năng về khoa học giáo dục, nâng cao kinh nghiệm tay nghề sư phạm, hình thành và tăng trưởng phẩm chất nhân cách, năng lượng dạy họcvà giáo dục tương thích. Tuy mới chỉ là sinh viên năm nhất, nhưng tôi tự ý thức được tầm quan trọng củaviệc trau dồi nhân cách ngay trong những năm học ĐH. Tôi tích cực thu nạp kiến thứccác thầy cô phân phối và tận dụng mọi thời cơ để đưa những kỹ năng và kiến thức đó vào thực tiễn, nhưtham gia dạy học tình nguyện ở làng trẻ SOS, dạy phụ đạo cho học viên cấp III Chính vìvậy, không những tôi có thêm nhiều kinh nghiệm tay nghề giảng dạy mà còn được tu dưỡng niềmsay mê nghề nghiệp, yêu thương học tròHình thành và tăng trưởng nhân cách trong quy trình hành nghề. Bắt đầu hành nghề, người giáo viên cảm thấy những thiếu vắng trong năng lượng của cánhân khi gặp phải những trường hợp sư phạm phức tạp. Cùng với đó là sự hoạt động đi lêntừng ngày của các nhu yếu xã hội được phản ánh trong trường học. Ngoài việc tham gia vàocác khoá giảng dạy cao hơn, người giáo viên phải không ngừng tự học, tự tu dưỡng suốt đờiđể có đủ trình độ phân phối những nhu yếu ngày càng cao của xã hội. Tóm lại, việc học tập nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lượng của người giáoviên là hoạt động giải trí thường ngày, hoàn toàn có thể diễn ra ngay từ khi bước vào giảng đường trường đạihọc. Sự độc lạ là ở chỗ việc học nâng cao năng lượng hoàn toàn có thể được triển khai một cách có ýthức, có kế hoạch và sử dụng giải pháp tương thích. Việc học tập là để trau dồi phẩm chấtvà nâng cao năng lượng bản thân để tổ chức triển khai hoạt động giải trí dạy học và giáo dục học viên giúp họcsinh có kĩ năng, năng lượng và hình thành nhân cách cho học viên. Dù học theo bất kể hìnhthức nào thì người giáo viên vẫn là chủ thể của quy trình tiếp thu kỹ năng và kiến thức để tăng cườngnăng lực và chuyển hoá kiến thức và kỹ năng quả đât thành kiến thức và kỹ năng và năng lượng của bản thân. Đâylà quy trình tự giác, có ý thức và được người giáo viên lập kế hoạch chi tiết cụ thể. 1.4.2. Uy tín. Thầy giáo có xứng danh là đại diện thay mặt cho nền văn minh trái đất, nền giáo dục tiếnbộ, cho điều hay lẽ phải hay không thì đều xuất phát từ uy tín của người thầy. Uy tín là tấmlòng và năng lực của thầy giáo, uy tín thực không phải là cái mác hay là vỏ bọc bên ngoàimà nó phải được hình thành từ chính những phẩm chất, năng lượng thật sự của thầy giáo. Uytín được toát lên từ hàng loạt đời sống của người thầy, thầy có năng lượng và phẩm chất tốtđẹp sẽ được học viên thừa nhận và kính trọng. Vì có tấm lòng nhân ái thầy mới có tìnhthương với học viên, tận tụy với việc làm và đạo đức trong sáng, có năng lực thầy mới đạtđược hiệu suất cao cao trong công tác làm việc. Cũng có 1 số ít giáo viên kiến thiết xây dựng uy tín bằng các thủđoạn giả tạo như : trấn áp, khoe khoang, vô nguyên tắc hoặc nuông chiều học viên. Có thểhọ cũng tạo được uy tín nhưng rồi một sớm một chiều sẽ thất bại bởi thực chất là không cóthật. Nhờ có uy tín thực mà thầy giáo có ảnh hưởng tác động rất can đảm và mạnh mẽ đến đời sống học viên, trởthành hình mẫu lí tưởng cho cuộc sống các em, uy tín soi dẫn các em đi theo thầy. Uy tínTiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linhkhông phải là điều một người thầy thuận tiện có được, nó được hình thành từ lòng yêu nghề, yêu trẻ, tính công minh, ý chí tiến thủ và chiêu thức, kĩ năng dạy học hiệu quả, phát minh sáng tạo. 2. Vai trò của nhân cách trong quy trình dạy học. Nhân cách của người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồngngười. Có lẽ hơn bất kỳ nghề nghiệp nào khác, nghề dạy học là nghề có nghĩa vụ và trách nhiệm caonhất bởi lao động của nhà giáo mang tính quyết định hành động, là mục tiêu, sợi chỉ đỏ, địnhhướng cho sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Nghề dạy học là nghề nghiệp đặc trưng. Nếu như kĩ sư thao tác với máy móc, kiến trúc sưlàm việc với bản vẽ, thì giáo viên thao tác với con người. Thành quả sau quy trình laođộng phải là những con người hoàn hảo. Hơn bất kể một ngành nghề nào khác, nghề giáokhông được phép tạo ra thứ phẩm bởi việc làm hỏng một con người là tội lỗi lớn không thểtha thứ. Sản phẩm hoạt động giải trí của nhà giáo là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và các phẩm chất, nhân cách được hình thành ở học viên. Bằng năng lượng và nhân cách của mình, giáo viên đãgiúp người học chuyển tải nền văn hóa truyền thống xã hội vào bên trong thành những phẩm chất, nănglực trải qua hoạt động giải trí học tập của học viên. Nhờ có năng lượng, nhà giáo chớp lấy được đốitượng, phong cách thiết kế được quy mô nhân cách tương lai của học viên, sử dụng những tác độngphù hợp và phát huy được tính chủ thể của học viên. Nhờ có phẩm chất tốt đẹp, nhà giáotrở thành tâm gương, là hình mẫu cho học viên noi theo. Theo Usinxki : “ Nhân cách của người thầy là sức mạnh có tác động ảnh hưởng to lớn đối vớihọc sinh. Sức mạnh đó không hề thay thế sửa chữa bởi bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kể câuchuyện, châm ngôn đạo đức, bất kể một mạng lưới hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác ”. Trong suốt 12 năm học đại trà phổ thông, tôi nhận thấy bản thân mình chịu tác động ảnh hưởng rấtnhiều từ các giáo viên. Không thể phủ nhận rằng, tình cảm so với từng giáo viên hầu nhưchi phối thái độ học của tôi so với bộ môn họ dạy. Tôi chọn con đường trở thành giáo viêndạy Hóa học, một phần vì lòng kính yêu và biết ơn so với thầy Truyền – người đã thổibùng lên trong tôi tình yêu so với bộ môn. Thầy giáo tốt là một con đường sáng, đưa họcsinh tới cái đích tốt đẹp. 3. Nhân cách người giáo viên trong xã hội lúc bấy giờ. Nhân cách của người giáo viên luôn là yếu tố được xã hội rất là chăm sóc. Theo ý niệm truyền thống cuội nguồn phương Đông, người thầy giữ vai trò thứ hai trong cươngthường “ Quân, sư, phụ ”. Ngày nay, sự đổi khác của nền kinh tế-xã hội đã ảnh hưởng tác động khôngnhỏ tới đời sống đạo đức nói chung và đạo đức người thầy nói riêng, trong đó bên cạnh tácđộng tích cực vẫn sống sót nhiều tác động ảnh hưởng xấu đi. Sau đây, tôi sẽ đi sâu hơn về vấn đềnày. 3.1. Tích cực. Trong xã hội Nước Ta tất cả chúng ta ngày này cũng có rất nhiều thầy, cô giáo đã thấmnhuần đạo đức của nghề thầy giáo và hàng ngày, hàng giờ đang học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ chí Minh, họ không màng danh lợi, quyết tử toàn bộ cho sự nghiệp trồngngười. Trong số đó tiêu biểu vượt trội có cô Vũ Thị Tứ, giáo viên Trường trung học phổ thông DTNT Quỳ Châu ( Nghệ An ) – trường lúc bấy giờ em họ tôi đang theo học. Với tấm lòng yêu nghề, yêu trò, từkhi mới ra trường cô đã tình nguyện lên vùng núi cao Quỳ Châu để dạy cái chữ cho con emnơi đây. Không những thế cô còn giúp các em có thực trạng khó khăn vất vả, phải bỏ học có điềukiện đến trường bằng cách nhận nuôi các em. Suốt ba năm học cấp ba, em tôi – một họcTiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linhsinh thuộc diện hộ nghèo của xã đã được cô Tứ giúp sức nhiệt tình và nhận được học bổngvì có thành tích học tập tốt. Với nhiệt tình và tài đức của mình, cô Vũ Thị Tứ đã giànhđược nhiều thành tích xuất sắc trong việc dạy học. Khi được hỏi về mình, cô chỉ khiêm tốntrả lời, “ Những việc làm của em là từ tấm lòng và bản thân cũng chưa làm được gìnhiều … ” Rồi việc thầy giáo Lê Văn Tùng, người bạn học cùng lớp suốt 4 năm ĐH củamẹ tôi, hàng năm khi tới mùa mưa lũ, thấy các em học viên của mình phải oằn mình vượtqua dòng lũ để tới trường với tham vọng cháy bỏng được đi học để trở thành người có ích choxã hội. Cảm nhận được sự khó khăn vất vả, khó khăn vất vả thậm chí còn là phải tận mắt chứng kiến cảnh tang thươngkhi học trò của mình bỏ mạng trong dòng lũ, thầy đã nghĩ ra một cách để giúp các em tớitrường bảo đảm an toàn. Là một giáo viên dạy môn giáo dục sức khỏe thể chất của trường trung học phổ thông ThanhChương I, bằng nhiệm vụ của mình, thầy đã tự đứng ra mở lớp học bơi cho học viên đểphòng đuối nước, giúp cha mẹ yên tâm cho trẻ đến trường. Việc làm này đã thu hútđược nhiều học viên và cha mẹ đống ý hưởng ứng. Đây là việc làm thiết thực xuấtphát từ cái tâm, cái tài của người thầy. Mẹ thường kể về thầy là một người thầy mẫu mực, và mong ước tôi noi theo tấm gương ấy để trở thành người giáo viên tốt. Hơn khi nào hết tôi rất tự hào khi mình được học tập dưới mái trường mang tênđồng chí Phan Đăng Lưu, ngôi trường nghèo nhưng có truyền thống lịch sử hiếu học. Bằng chínhbằng nhân cách cao đẹp của mình, nhiều thầy cô trong trường đã giảng dạy ra những thế hệhọc trò có tài, có đức. Nói về tấm gương tiêu biểu vượt trội cho nhân cách nhà giáo, cả thầy và tròtrong trường không khỏi bùi ngùi khi nhắc tới thầy giáo Hoàng Tiến Sĩ. Trong suốt quátrình dạy học, thầy đã chứng tỏ được nhân cách cao đẹp, thầy luôn được học viên và phụhuynh quý trọng, các đồng nghiệp tin yêu và khâm phục. Thầy luôn tận tâm với nghề, tậntình trợ giúp học viên, coi học viên như người con trong mái ấm gia đình, bằng những đồng lương ítỏi của mình thầy giúp sức cho học viên nghèo hiếu học. Hơn thế nữa, thầy mở lớp học thêmcho những học viên có thực trạng khó khăn vất vả, thầy đến từng nhà các em học viên đó độngviên, hoạt động các em đi học …. Là một thầy giáo trẻ tuổi đời còn chưa đến 35 nhưng thầyđã ra đi quá sớm, để lại cho hàng loạt học viên và tập thể giáo viên trong trường nhữngthương tiếc, đau buồn, xót xa, Bên cạnh tấm gương của thầy còn có cô giáo Phan Thị Sắc – giáo viên dạy văn lớp12 của tôi. Có lẽ lớp tôi đã lấy đi không ít những giọt nước mắt của cô, vui có, buồn có. Vuilà khi cô thấy chúng tôi hiểu bài, tích cực học tập. Nói đến đây, tôi lại thấy có lỗi với cô vôcùng. Nhớ đến những ngày đầu cô mới vào dạy, lớp tôi nào có đứa nào chịu học văn, suốtbuổi học chỉ nghe tiếng lách cách của bàn phím máy tính, những quyển đề thi toán, lí, hoátrải đầy bàn, mỗi người một việc. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì, lòng yêu nghề, cô đã đưachúng tôi đi vào quỹ đạo. Cô luôn nhẹ nhàng nghiên cứu và phân tích cái đúng, cái sai cho chúng tôi hiểuvà thay thế sửa chữa. Tôi còn nhớ hình ảnh cô vội lau đi những giọt nước mắt khi buổi học thêm chỉcó vài người, hình ảnh những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán cô nhưng khuôn mặt cô luônhiện hữu những nụ cười thật hiền hậu, ấm cúng, Chính những điều trên làm cho lớp tôikhông còn ghét môn văn như trước nữa. Bằng nhân cách tốt đẹp của mình, các thầy cô đã tạo ra những mần nin thiếu nhi cho đấtnước, huấn luyện và đào tạo ra những con người có nhân cách tốt đẹp, góp thêm phần vào công cuộc xây dựngvà thay đổi quốc gia. 3.3. Tiêu cực10Tiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị LinhBên cạnh những đổi khác tích cực, lúc bấy giờ vẫn còn những tín hiệu xấu đi trong nhâncách nhà giáo đáng được chăm sóc như sau : 3.3.1. Tư tưởng bảo thủ, chậm thay đổi : Theo nghiên cứu và điều tra mới gần đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây được xem là hạnchế lớn nhất của giáo viên đại trà phổ thông nước ta. Giáo dục đào tạo là ngành mang tính thời đại cao. Mục đích hầu hết của giáo dục là cung ứng cho các em học viên rất đầy đủ kiến thức và kỹ năng và kỹnăng, rèn luyện nhân phẩm, bảo vệ cho đời sống trong tương lai ; do đó, nếu những gìcác em nhận được trong quy trình học không tương thích với sự đổi khác của nền kinh tế-xãhội toàn thế giới, vậy các em học để làm gì ? Hằng năm các cơ sở giáo dục đều thực thi tu dưỡng năng lượng giáo viên nhằmnâng cao hiệu suất cao giáo dục, nhưng có vẻ như chưa có thay đổi trong cách dạy, hình thứccòn phiến diện. Ví dụ, nhiều giáo viên vẫn còn vận dụng giải pháp dạy học truyềnthống : Giáo viên đọc, học viên chép và học thuộc. Giáo viên dạy sử cấp III của tôi ( xinphép được giấu tên ) là người có tư tưởng khá bảo thủ trong cách dạy học. Giờ sử 45 phútthường được phân loại như sau : 10 phút kiểm tra bài cũ và 35 phút cả lớp chỉ ngồi ghichép những kỹ năng và kiến thức sách giáo khoa mà thầy đọc để hôm sau liên tục lên hỏi bài cũ ! ! ! Phương pháp này thiếu tính tương tác giữa thầy và trò, không kích thích được trí thôngminh, phát minh sáng tạo và niềm hứng thú mê hồn nghiên cứu và điều tra khám phá. Bên cạnh đó, do còn thiếu thốn, khó khăn vất vả về cơ sở vật chất, điều kiện kèm theo dạy và học vàáp lực việc làm, đời sống, một bộ phận giáo viên ở vùng sâu vùng xa hiếm có thời cơ tiếpcận với những thay đổi văn minh trong chiêu thức giáo dục, nổi bật là ở một số ít trườngtiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông miền Tây Nghệ An ( Anh Sơn, Quế Phong, Kỳ Sơn ) Trong đợt tình nguyện hè 2012 do Đoàn Thanh niên huyện Yên Thành tổ chức triển khai, người trẻ tuổi chúng tôi được đến thăm trường Tiểu học Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh NghệAn. Tôi được tận mắt tận mắt chứng kiến điều kiện kèm theo dạy và học của thầy cô và học viên nơi đây. Cởsở vật chất xuống cấp trầm trọng cực kỳ nghiêm trọng, đừng nhắc đến văn minh khoa học như máychiếu, máy tính, ngay cả bảng viết, bàn và ghế cũng sứt mẻ, hư hỏng nhiều3. 3.2 Bạo lực học đường. Vấn đề đấm đá bạo lực học đường, giáo viên đánh đập, xúc phạm nhân cách học viên gầnđây đang diễn ra ngày càng nhiều, gây ra những làn sóng chỉ trích nóng bức trong xã hội. Báo Lao động ngày 20-12-2014 đưa tin về clip thầy giáo đánh học viên tại trường THPTNguyễn Huệ, Tỉnh Bình Định như sau : “ Những cái tát từ cánh tay người thầy liên tục giángxuống mặt em học viên. Đó là hình ảnh “ sốc ” nhất trong clip thầy trò đánh nhau ngay trêngiảng đường ”. Bên cạnh đó là hình ảnh bảo mẫu đánh trẻ mần non một cách dã man … Không nói đâu xa tôi cũng đã từng nghe, tận mắt chứng kiến nhưng lời nói khó nghe hay nói cáchkhác là lời nói thiếu văn hoá của giáo viên so với học viên, đơn cử như đối vơi trường hợpcô giáo dạy văn của tôi năm lớp 10. Cô đã mắng một bạn nữ lớp tôi rằng : “ chị không đủ tưcách ngồi trong cái lớp này ”, “ đầu óc chị có yếu tố à ” chỉ vì lí do là bạn đó chưa làm bàitập về nhà, hơn thế nữa khi có học viên trò chuyện riêng trong lớp cô đã nói những lờithậm tệ như “ chị có muốn ăn dép không ” hay “ tôi tát cho lùa răng giờ đây ”. Thậm chí côcòn xúc phạm một học viên là “ đồ con lợn ” khi bạn đó đi học muộn … Chính những điều11Tiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linhnày khiến cho lớp tôi sinh ra ác cảm với môn văn. tôi biết trong những vấn đề trên, nhữnghọc sinh bị chỉ trích đúng là đã mắc lỗi lầm, nhưng cô đâu cần dùng những lời lẽ khó nghenhư vậy để xúc phạm học viên, chẳng phải khoa học sư phạm tân tiến đề cao giá trị cánhân, tôn trọng nhân phẩm con người, do đó không đồng ý việc dùng đòn roi tronggiáo dục hay sao ? Hành động đấm đá bạo lực xúc phạm danh dự, nhân phẩm học viên không phảilà đi ngược lại quan điểm giáo dục của quốc tế văn minh, vi phạm quyền con người haysao ? Hiện nay ở các nước tăng trưởng như Hòa Kỳ, vương quốc Anh, Pháp, Nga tìnhhình giáo dục luôn được chăm sóc, giám sát ngặt nghèo. Hệ thống pháp lý bảo lãnh cho quyềnlợi học viên, sinh viên. Nếu xảy ra thực trạng học viên bị xâm phạm đến thân thể và nhâncách, mái ấm gia đình học viên chuẩn bị sẵn sàng đâm đơn kiện và giáo viên bị xử phạt rất nặng. Em họ của tôi – du học sinh Mỹ từng tâm sự với tôi như sau : “ Ở Mỹ cách nghĩ vềmối quan hệ thầy trò của họ khác ngay trong việc sắp xếp lớp học. Chị hoàn toàn có thể thấy lớp họccủa Mỹ hầu hết đều được phong cách thiết kế theo hình quả đồi : Thầy giáo ở dưới chân đồi, tầng thấpnhất, còn học viên luôn ở phía cao hơn thầy. Đây là một tâm lý rất tân tiến, thầy cô giáolà nền tảng cho học viên, dìu dắt học viên. Còn ở Nước Ta, thầy giáo vẫn là một người rất xa vời, rất có quyền lực tối cao. Thầy là phải ởbục cao nhìn xuống học viên. Giữa thầy vào trò luôn mặc định sống sót một khoảng cách vôcùng lớn. Không mấy khi học trò dám thẳng thắn đối thoại với thầy cô. Họ thường im lặngchấp nhận những gì thầy cô nói, hoặc là ấm ức giữ trong lòng, chính cho nên vì thế mới dễ xảy raxung đột khi xích míc quá lớn ”. Thiết nghĩ nguồn gốc của thực trạng đấm đá bạo lực học đường, bên cạnh xuất phát từ lỗicủa học trò, còn tương quan đến đạo đức của giáo viên. Là một người thầy tốt phải giữ chomình chữ “ Nhẫn ”, luôn vận dụng giải pháp mềm mỏng để hướng học viên theo lối quyphạm đạo đức. Không nên quá chấp nhất, phải linh động trong giải quyết và xử lý trường hợp sư phạm. 3.3.3. Tiêu cực trong công tác làm việc nhìn nhận học viên. Đánh giá học viên ( hay nhìn nhận hiệu suất cao học tập của học viên ) là mạng lưới hệ thống chínhthức xét duyệt trình độ tiếp thu và giải quyết và xử lý bài học kinh nghiệm của học viên theo định kì. Công tác nhìn nhận học viên nhằm mục đích những mục tiêu sau : – Cung cấp các thông tin phản hồi ( là thời cơ tiếp xúc đàm đạo với học viên để có đượccác thông tin phản hồi, nhờ đó cải tổ hiệu suất cao công tác làm việc giảng dạy ). – Đánh giá đúng đắn tiềm năng của học viên nhằm mục đích xu thế và tăng trưởng tốt nhất nhữngtiềm năng đó. – Phát hiện, sửa chữa thay thế những yếu kém của học viên. – Tăng cường quan hệ tốt giữa thầy và trò. – Làm cơ sở cho việc khen thưởng học viên, giáo viên. Do đó, công tác làm việc nhìn nhận học viên cần được thực thi tráng lệ, công minh. Tuynhiên, trong những năm gần đây, thực trạng chạy điểm, chạy bằng, dạy thêm một cách trànlan …. diễn ra ngày càng phổ cập, nhiều thầy cô đã đánh mất đi nhân cách làm thầy củamình. Nhiều thầy cô lấy lí do : “ Tiền lương giáo viên thấp, đời sống giáo viên găp nhiềukhó khăn ” để viện cớ cho những hành vi sai lầm của mình. Nhà nước ta đã tìm mọi cách đểnâng lương nhằm mục đích không thay đổi đời sống cho thầy cô với hy vọng những hành vi phi giáo dục12Tiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linhkia không còn Open trong các trường học, nhưng việc ông thầy tìm mọi cách để dụ dỗhay bắt ép học viên thỏa mãn nhu cầu sắc dục của mình thì không có một lí do nào hoàn toàn có thể bênh vựcđược. Chúng ta không còn cách nào để nói về nhưng thầy cô như vậy ngoài việc gọi đó làsuy đồi nhân cách, tất cả chúng ta không hề đưa ra bất kì lí do nào để chôn vùi những sự thậtđau đớn và đáng xấu hổ kia. Bởi nếu chôn vùi nó giống như việc tất cả chúng ta tìm cách chegiấu những “ ổ dịch hạch nhân cách ” đang nằm trong khung hình của nền giáo dục. Phải gọiđúng tên con đường sinh ra “ ổ dịch hạch nhân cách ” này trong nhà trường, chỉ khi đóchúng ta mới hoàn toàn có thể ngăn ngừa sự lây lan của nó và bảo vệ sự trong sáng, thiêng liêng củamái trường – nơi tất cả chúng ta phải thực thi những thao tác tuyệt đối đúng mực trong một môitrường trọn vẹn vô trùng để làm ra những loại sản phẩm kì vĩ nhất cho xã hội. 4. Bàn luận về trau dồi đạo đức, nhân cách người giáo viên. 4.1. Như thế nào là người thầy tốt ? Trong mọi tiến trình lịch sử dân tộc, người thầy khi nào cũng được xã hội tôn vinh và kínhtrọng, nghề giáo được coi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Để xứng đángvới sự tôn vinh đó, người thầy phải thật sự mẫu mực, dạy người, dạy chữ. Ai trong nghềthầy giáo, ai thao tác với rất đầy đủ ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm mới cảm thấy lao động sư phạm làlao động trí óc tổng hợp yên cầu tính khoa học, tính thẩm mỹ và nghệ thuật, tính phát minh sáng tạo. Làm thầy đãkhó nhưng để trở thành một người thầy tốt thì vô cùng khó. Ông nội tôi – nguyên là giảngviên bộ môn Triết học Đại học Vinh – thầy Phan Đăng Chất – từng nói : “ Để làm một ngườithầy giáo tốt thì ngươi thầy luôn phải gắn liền với 3 chữ “ Tâm – Tài – Đức ” ”. Suốt cuộc đờidạy học không riêng gì trong nước mà còn ở một số ít nước trên quốc tế như Liên Xô, Angola, ông đã triển khai đúng theo châm ngôn đó. Vì vậy, mặc dầu về hưu đã lâu nhưng ông luônđược sinh viên tôn trọng và nhớ đến. Khi nói về cái “ Tâm ” so với nghề giáo là một nhu yếu quan trọng không hề thiếu được. Người thầy phải có tận tâm với nghề mới có hứng thú, mê hồn chăm chút từng bài giảng, từng nội dung tiết giảng ; mới liên tục tìm tòi, điều tra và nghiên cứu, chỉnh lý, bổ trợ nội dungvà chiêu thức giảng dạy để đem lại hiệu suất cao cao nhất cho người học. L.N.Tônxtôi đãnói : Để đạt được thành tích trong công tác làm việc, người thầy giáo phải có một phẩm chất – đó làtình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong việc làm là đủ cho họ trở thành người giáoviên tốt. Cái “ Tâm ” người thầy giáo tốt không phải chỉ lòng yêu ngành, yêu nghề mà phải đượcbiểu hiện thành những hành vi đơn cử : Thứ nhất, phải biết hiến thân cho nghề dạy học, biết hi sinh vì quyền lợi tương lai, vì học sinhthân yêu. Thứ hai, luôn nêu cao niềm tin nghĩa vụ và trách nhiệm với nghề nghiệp. Phải cảm thấy sung sướng, niềm hạnh phúc khi được đứng lớp. Không có thái độ miễn cưỡng khi được phân công lên lớp. Thứ ba, luôn tìm tòi, học hỏi, phát minh sáng tạo để đem lại chất lượng cao nhất khi giảng dạy, thầygiáo không bị số lượng giới hạn khoảng trống ( lớp học ) và thời hạn ( 08 giờ vàng ngọc ), không phảibước ra khỏi lớp học là chấm hết hoạt động giải trí sư phạm mà vẫn liên tục tâm lý về nội dung, giải pháp giảng, về thái độ tiếp đón bài học kinh nghiệm của sinh viên để tự thay đổi. Thứ tư, nhiệt tình trong thiết kế xây dựng đơn vị chức năng, chân thành trong trợ giúp đồng nghiệp. Về cái “ Tài ” của người thầy, “ Tài ” ở đây bộc lộ năng lực về trí tuệ và năng lực nghiệp vụsư phạm. Tài năng sẽ giúp cho người dạy nắm vững và thuần thục nội dung hệ thống13Tiểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linhcác kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn học, năng lực phát hiện yếu tố bổ trợ vào nội dung bàigiảng ; năng lực nhiệm vụ sư phạm biểu lộ ở việc vận dụng các chiêu thức giảng dạy, khảnăng trình diễn và năng lực giải quyết và xử lý các trường hợp sư phạm trong quy trình giảng dạy. Kếthợp được giữa nội dung và giải pháp sẽ làm cho bài giảng thêm đa dạng và phong phú, sinh động, mê hoặc và có hiệu suất cao cao, làm cho người học hứng thú, mê hồn, tránh nhàm chán, từ đóchủ động, tích cực nghiên cứu và điều tra, tìm hiểu và khám phá trong học tập. Để thỏa mãn nhu cầu các điều đó, ngườithầy phải quy tụ đủ các năng lượng sau đây : Một là, có năng lượng về tri thức và tầm hiểu biết. Đây là năng lượng trụ cột của năng lượng sư phạm, là điều kiện kèm theo để giảng dạy, “ biết mười dạymột ”. Ngày nay, người học không nhất nhất cái gì cũng tuân thủ, phục tùng thầy vô điềukiện. Họ được tiếp cận rất nhiều thông tin, hiểu biết rất nhiều, là thầy, phải chinh phục tròbằng kiến thức và kỹ năng sâu rộng của mình, điều đó còn có tính năng tạo uy tín cho người thầy. Hai là, có năng lượng chế biến tài liệu học tập từ chương trình khungThầy giáo phải gia công về mặt sư phạm so với tài liệu học tập cho tương thích với đặc điểmtừng lớp học, đối tượng người tiêu dùng, chuyên ngành đào tạo và giảng dạy. Thực trạng cho thấy, vẫn còn nhiều giáo ántrong thực trạng “ chết ”, không được bổ trợ update, giáo án sử dụng chung cho tổng thể cáchệ học. Cho nên, người thầy giỏi là người thầy hiểu học viên, đặt mình vào vị trí người họcđể chế biến, trình diễn tài liệu đúng với đối tượng người dùng. Người thầy có năng lực nghiên cứu và phân tích, tổnghợp, hệ thống hóa được kỹ năng và kiến thức, thấy được cái gì là cơ bản nhất và mối quan hệ với cáithứ yếu. Ngoài ra, người thầy phải có sự phát minh sáng tạo trong phân phối kỹ năng và kiến thức cho người học, cạnh bên kiến thức và kỹ năng tinh xảo và đúng chuẩn, yên cầu phải liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thứccũ và mới, kỹ năng và kiến thức bộ môn này với bộ môn khác, liên hệ thực tiễn gắn với từng chuyênngành huấn luyện và đào tạo. Ba là, có năng lượng dạy học tốtNgười thầy tốt không chỉ truyền kiến thức và kỹ năng cho người học mà có trách nhiệm tổ chức triển khai và điềukhiển hoạt động giải trí của họ, hướng họ đi tìm kiếm và lĩnh hội tri thức. Disterwey – một nhà sưphạm người Đức đã nhấn mạnh vấn đề : “ Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến sẵn, cònngười thầy giáo giỏi là người biết dạy học viên đi tìm chân lý ”. Chính vì thế người thầyphải : Nắm vững và sử dụng hài hòa và hợp lý các chiêu thức dạy học tiên tiến và phát triển ; rèn luyện năng lựcngôn ngữ truyền đạt kiến thức và kỹ năng rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức. Ngoài ra, người thầy còn phải có cái “ Đức ”, “ Đức ” là nhu yếu không hề thiếu so với mỗigiảng viên. Có “ Tâm ”, có “ Tài ” cũng chưa là người thầy tốt. Bác Hồ đã từng nói : “ Có đứcmà không có tài thì thao tác gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng ”. Càngquan trọng so với nghành giáo dục, để tạo ra nhân cách người học thì trước hết ngườithầy phải biết thuyết phục học viên bằng chính nhân cách của mìnhMuốn thiết kế xây dựng được nhân cách cho người học, người thầy trước hết phải có “ Đức ” thểhiện ở thái độ, tác phong chuẩn mực khi triển khai giảng dạy và trong lối sống, trở thànhtấm gương, vừa là người thầy, vừa là người cán bộ xuất sắc ưu tú, chuẩn mực cho người học noitheo. Phải làm thế nào để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà còn là nhà môphạm. 14T iểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị LinhCái “ Đức ” của người thầy bộc lộ ở sự hi sinh vô tư “ tổng thể vì học viên thân yêu ”, giúp đỡngười học một cách chân thành, không vì vụ lợi, không phân biệt đối xử, giúp sức trong hỗtrợ kỹ năng và kiến thức phải đến nơi đến chốn ; giúp sức không có nghĩa là cho điểm cao, dễ dãi đốivới người học trong học tập. Cái “ Đức ” ấy còn được bộc lộ ở sự kiên quyết đấu tranhchống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong chính bản thân mình và trong đồng sự. BácHồ dạy : Thầy giáo và học viên phải ngay thật. Sống thật, nói thật, làm thật để góp sức thậtsự, để lời nói song song với việc làm, làm có ích cho Tổ quốc, cho nhân dân và cho xã hội, chochính bản thân mình. 4.2. Làm sao để trở thành người thầy tốt ? Để trở thành người giáo viên tốt có vừa đủ những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, vềtrình độ trình độ và nhiệm vụ sư phạm trên đây, chắc như đinh một điều là không hề họcxong trường sư phạm là hoàn toàn có thể có ngay được. Nghề dạy học là một nghề yên cầu rất cao, lao động sư phạm là lao động đặc biệt quan trọng, vừa là khoa học vừa là thẩm mỹ và nghệ thuật. Vì vậy, để trởthành người giáo viên tốt, xứng danh với thương hiệu “ Người kỹ sư tâm hồn ” yên cầu mỗithầy cô giáo phải không ngừng học tập, tự học tự tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu trênnhiều mặt. Đó là : – Người thầy giáo phải tiếp tục trau dồi đạo đức trong sáng, kiến thiết xây dựng lối sốnglành mạnh, gương mẫu trước học viên, luôn là tấm gương sáng cho học viên noi theo. Cóđạo đức nghề nghiệp, chuyên tâm và tận tâm với nghề trồng người, tận tụy với côngviệc. Người thầy phải thực sự yêu quý, tôn trọng học viên, đối sử công minh với họcsinh. Bởi vì, người thầy có đạo đức nghề nghiệp, có lương tâm nhà giáo, sống đúng mựcthì học viên mới gửi gắm niềm tin và noi theo. – Người thầy giáo tốt phải yêu nghề, hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp trồng người. Nếu chỉ có đạo đức tốt, mà không có lòng yêu nghề, mến trẻ, không có nghĩa vụ và trách nhiệm vớihọc sinh thì dù người giáo viên đó có kỹ năng và kiến thức rộng và sâu bao nhiêu đi chăng nữa cũngkhó hoàn toàn có thể trở thành người giáo viên tốt được. Chính lòng yêu nghề vừa là động lực, vừa làmục tiêu giúp người giáo viên tìm ra những giải pháp, giải pháp giảng bài thiết thực. Với lòng yêu nghề, với hành trang kỹ năng và kiến thức sư phạm, với nghĩa vụ và trách nhiệm cao quý so với họcsinh sẽ giúp người giáo viên có động lực phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, người giáo viêntốt. – Người giáo viên phải tiếp tục học tập nâng cao trình độ trình độ nghiệpvụ ( tích cực tham gia hội giảng, hội thảo chiến lược, hội thi … ), liên tục trau dồi, nâng cao kiếnthức về ngoại ngữ, tin học để triển khai xong tốt trách nhiệm được giao, phân phối nhu yếu ngàycàng cao của sự nghiệp giáo dục. – Người giáo viên tốt phải có quan điểm luôn coi học trò là TT của quá trìnhgiáo dục – huấn luyện và đào tạo, phải biết khơi gợi được ở các em yêu quý môn học, phát huy tính chủđộng, tích cực, phát minh sáng tạo, động viên, khuyến khích các em, tạo hứng thú, ham thích, mê hồn họctập. Để trở thành người giáo viên tốt thì mỗi sinh viên sư phạm ngay từ khi ngồi trên ghế nhàtrường phải học tập, rèn luyện, trau dồi trình độ nhiệm vụ, phấn đấu liên tục “ làviệc cả đời ” không phải một sớm một chiều mà thành công xuất sắc ngay được. 15T iểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị Linh5. Trách nhiệm của Nhà nước, hội đồng so với nghề nhà giáo. Ngành giáo dục là cốt lõi tăng trưởng của quốc gia. Rõ ràng, muốn cho quốc gia phát triểnlâu dài và bền vững và kiên cố về nhiều mặt, chính quyền sở tại TW cần tập trung chuyên sâu vào công tác làm việc đàotạo, tu dưỡng nhân tài. Để làm được điều đó, năng lượng và nhân cách của đội ngũ giáo viêncần phải được chú trọng, làm thế nào để tạo điều kiên tốt nhất cho họ nâng cao năng lượng vàphẩm chất của mình. Tôi xin yêu cầu 1 số ít điều như sau : • Các nhà trường sư phạm cần cải cách giải pháp giáo dục, đội ngũ giáo viên, chấnchỉnh việc tuyển sinh. Tăng cường việc giáo dục ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề chogiáo sinh, xác lập hình mẫu chung về trình độ nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức. Mọihoạt động trong trường sư phạm phải hướng tới mục tiêu giúp giáo sinh tu dưỡng, rènluyện đạo đức nghề nghiệp, tạo ra những tiền đề thiết yếu để xây đắp nhân cách. • Các trường học tiếp tục tu dưỡng, nâng cao nhận thức của người giáo viên trong sựnghiệp giáo dục. Bồi dưỡng nhận thức, tu dưỡng kiến thức và kỹ năng về tin học, công nghệ tiên tiến thôngtin. • Chăm lo đời sống của giáo viên, nhà trường tạo điều kiện kèm theo cho giáo viên hoạt động giải trí, nghiêncứu khoa học. Đầu tư tài liệu, trang thiết bị và phòng học vừa đủ. • Tổ chức kiểm tra, nhìn nhận và phê bình thường xuyên đội ngũ giáo viên. Tổ chức các hoạtđộng trình độ, trao đổi kinh nghiệm tay nghề, tăng vốn thực tiễn. • Điều quan trọng nhất là ở ý thức cá thể mỗi giáo viên, chỉ khi nào bản thân tự ý thức vaitrò và nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người thì khi đó mới có động lực rènluyện nhân cách. Bên cạnh đó giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là trách nhiệm vô cùngquan trong và rất thiết yếu. Đây là yếu tố lớn mà Đảng và Nhà nước ta phải chăm sóc trongthời kì thay đổi, thời kì công nghiệp hóa – văn minh hóa quốc gia. Cần giáo dục đạo đứcnghề nghiệp cho sinh viên theo hướng thừa kế những giá trị đạo đức truyền thống cuội nguồn vớinhững giá trị đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường. Cần đa dạng hóa các mô hình giáodục đạo đức cho sinh viên mà quan trọng là tích hợp giáo dục giữa nhà trường với các tổchức đoàn thể và các lực lượng xã hội. Song nhà trường phải giữ vai trò chủ yếu trong tấtcả các giải pháp nhằm mục đích tạo ra sự thống nhất cho mọi hoạt động giải trí. Sản phẩm của người thầy là nhân cách học viên, là nguồn gốc tạo ra những giá trị vật chấtvà niềm tin cho xã hội, là giá trị sinh ra mọi giá trị. Những người thầy thời điểm ngày hôm nay, tương laihãy tự hào với truyền thống cuội nguồn vẻ vang của nghề và sống đời sống có ý nghĩa, cùng chungsức thiết kế xây dựng quốc gia giàu mạnh, văn minh. 16T iểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị LinhKẾT LUẬNNghề huấn luyện và đào tạo con người là nghề lao động trang nghiêm và vô cùng gian truân. Thầygiáo là người ươm mầm nhân cách học viên. Công cụ hầu hết của giáo dục là nhân cáchcủa người thầy, do đó nghề giáo yên cầu thầy giáo về những phẩm chất đạo đức và nănglực trình độ rất cao. Người làm công tác làm việc giảng dạy phải luôn luôn nâng cao kiến thứcđể truyền đạt cho học viên. Để hoàn thành xong thiên chức cao quý của mình, mỗi người thầy phảiluôn làm tốt công tác làm việc “ dạy chữ, dạy nghề, dạy người ”. Tập thể người thầy, cá thể ngườithầy không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa. Say mê, bền chắc, siêng năng, trang nghiêm và phát minh sáng tạo trong lao động sư phạm, thành công xuất sắc khôngkiêu căng, thất bại không nản chí, thương mến, thân mật học viên, đoàn kết với đồng nghiệp, gắn bó với nhân dân, thực sự là những “ tấm gương sáng cho học viên noi theo ”. Tùy theotrình độ văn hóa truyền thống và thiên nhiên và môi trường nghề nghiệp mà mỗi người sẽ sử dụng ngôn từ và cách ứngxử khác nhau. Vì thế nên mới có “ ngôn từ đường phố ”, “ ngôn từ chợ búa ”, “ ngôn ngữnhà trường ”, “ ngôn từ tri thức ” … Đi liền với mỗi thứ ngôn từ đó sẽ có từng cách ứngxử thích hợp khác nhau. Nhà trường là nơi giáo dục thế hệ trẻ, huấn luyện và đào tạo nhân tài cho quốc gia. Vì thế, việcnói năng và ứng xử trong nhà trường, giữa các thầy cô với nhau và nhất là giữa giáo viênvới học viên phải rất là thận trọng để bộc lộ trình độ văn hóa truyền thống của những người có họcthức trong môi trường tự nhiên sư phạm. Có một nguyên tắc mà bất kể người thầy nào cũng phải ghi nhớ là : “ Dùng nhâncách để giáo dục nhân cách ”. Nguyên tắc này vạch rõ rằng trong nhà trường, học sinhkhông chỉ học ở sách giáo khoa mà quan trọng hơn, các em còn được học từ nhân cáchnhững người thầy của mình. Nhân cách của thầy thì luôn được trình diện trước toàn thể họcsinh qua ngôn từ và cách ứng xử của mỗi thầy cô. Các em sẽ nhanh gọn phân biệt thầycô nào đáng quý trọng để noi theo, giáo viên nào không đáng gọi là thầy. Một nguyên tắc giáo dục khác mà người thầy luôn ghi nhớ là : “ Phải tôn trọng nhâncách học viên ”. Mặc dù học viên có hành vi và lời nói như thế nào đi nữa, người thầy cũngkhông được xúc phạm nhân cách các em bằng những lời lẽ thô bỉ và hành vi thô bạo để “ trả đũa ” học viên của mình. Khi bị giáo viên mạt sát bằng câu “ Ai sủa trong lớp vậy ? ”, học viên chẳng những không hổ thẹn để sửa chữa thay thế sai lầm đáng tiếc của mình mà rất hoàn toàn có thể sẽ phảnứng bằng những ngôn từ và hành vi tồi tệ hơn. Khi ấy, nếu giáo viên liên tục “ trả đũa ” bằng cách tát vào mặt hay đuổi học viên ra khỏi lớp thì yếu tố lại càng thêm nghiêm trọngmà không hề giả quyết được. Những nguyên tắc nêu trên không loại trừ việc trừng phạt học viên. Những sự trừngphạt có nguyên do xác đáng với mức độ vừa phải nhằm mục đích mục tiêu giáo dục vẫn luôn có tác dụngtích cực, giúp học viên sửa chữa thay thế lỗi lầm. Ngược lại, sự trừng phạt quá mức mang tính “ trảđũa ” so với học viên kèm theo những lời lẽ thô bỉ thì không khi nào có công dụng tích cựcmà luôn luôn phản tác dụng trong giáo dục. Tuy nhiên, khi giải quyết và xử lý những giáo viên có ngôn từ và cách ứng xử phản sư phạm, các cấpquản lý giáo dục cần rất là thận trọng và khách quan để phân biệt đó là những lỗi lầm bộtphát nhất thời của một giáo viên nóng nảy hay là thực chất sẵn có của một người có nhâncách thấp kém. Nếu đó chỉ là lỗi lầm tự phát nhất thời thì cần dành cho giáo viên đó cơhội thay thế sửa chữa theo niềm tin “ những nhà giáo dục cũng cần được giáo dục ”. 17T iểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị LinhGiáo dục vừa là một khoa học lại vừa là một thẩm mỹ và nghệ thuật. Vì thế, sự nghiệp giáo dụcluôn yên cầu nhà giáo phải có trình độ trình độ cao, nhân cách tốt đẹp với năng lực sưphạm tinh xảo để có ngôn từ và cách ứng xử thích hợp trong mọi trường hợp sư phạm. 18T iểu luận Tâm lý học GVHD : Dương Thị LinhMục lụcLời cảm ơn 1M ở đầu1. Lý do chọn đề tài 22. Nhiệm vụ nghiên cứu và điều tra 33. Phương pháp nghiên cứu và điều tra 3N ội dung1. Một số khái niệm tương quan. 1.1. Thế nào là nhân cách người giáo viên 41.2. Các nhu yếu về phẩm chất người giáo viên 41.3. Các nhu yếu về năng lượng người giáo viên 61.4. Con đường hình thành nhân cách của người giáo viên 72. Vai trò của nhân cách trong quy trình dạy học 93. Nhân cách của người giáo viên trong xã hội lúc bấy giờ. 3.1. Tích cực 93.2. Tiêu cực 104. Bàn luận về trau dồi đạo đức, nhân cách người giáo viên. 4.1. Như thế nào là người thầy tốt ? 134.2. Làm sao để trở thành người thầy tốt ? 155. Trách nhiệm của Nhà nước, hội đồng với nghề nhà giáo 16K ết luận 1719

Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên