Quá “thực tế” coi chừng trả giá
Như H. (cựu sinh viên Trường Kinh tế, nay làm nghiên cứu thị trường của Công ty TNS) được bạn bè nể phục vì H. là một người có khả năng kết bạn siêu hạng. Bạn của cô là những anh chàng kính dày cộp, những cô nàng sành điệu, những anh lớn tuổi thành đạt trong mấy công ty tầm cỡ, những cậu trai công tử lấy đua xe, nhậu nhẹt làm thú vui… “Đơn giản mỗi người trội một khía cạnh khác nhau, như vậy tôi có thể có được tất cả những thứ tôi cần” – H. nói với vẻ kiêu hãnh.
Còn T. Liễu lại có một lối sống như Tây. Mới đậu đại học, Liễu đã đòi thuê nhà ở riêng, không muốn có sự quản lý của gia đình nữa. Đang đi học nhưng T. Liễu ra sức kiếm tiền bằng những công việc làm thêm mang tính thời vụ. Liễu dành thù lao kiếm được để đi du lịch cùng bạn bè và mua sắm hết, xem đó như là cách tự thưởng cho bản thân. Liễu nói: “Mình làm chỉ để cọ xát với đời thôi, đó là cái mình cần. Mình phải sống lối sống hiện đại như Tây”.
Lực hút tình và tiền
Mới chỉ là sinh viên nhưng Lan (nhà ở Phú Nhuận) đã tỏ ra già dặn khi triết lý: “Tiền không thể mua được tình yêu nhưng chắc chắn nó có khả năng tô điểm cho tình yêu. Vì thử nghĩ coi, nếu trong ngày sinh nhật của mình mà không có lấy một món quà của bạn trai, dù bất kể lý do gì đi nữa, thì tôi tin chắc tình yêu đó sẽ không thể tồn tại”. Với Lan, nếu không có tiền, thử hỏi có ai dám nghĩ đến một bữa tối lãng mạn bên người yêu? Muốn kỷ niệm cho người yêu một cái cà vạt hay một cái ví để chứng tỏ khiếu thẩm mỹ cũng như thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, làm thế nào nếu dốc ngược hầu bao mà chẳng có lấy một xu?
Hương (sinh viên Trường ĐH KHXH-NV) khá dễ thương và duyên dáng, là “nguyên nhân” nảy sinh xung đột giữa không ít chàng. Thế mà Hương vẫn im tiếng cho đến khi T. xuất hiện. T. là Việt kiều hơn Hương tới 15 tuổi. Chọn T., Hương biết xung quanh nổi lên lời ra tiếng vào về mình. Chẳng quanh co, Hương nói thẳng: “Tôi quen anh ấy lâu rồi, qua người thân. Tôi nhận ra anh ấy là chỗ dựa đáng tin cậy. Tôi rất quan tâm đến công việc, thu nhập của anh ấy, mặc dù gia cảnh tôi không đến mức không thể có nhà lầu, xe hơi hay khả năng đi du lịch nước ngoài. Nhưng rõ ràng, tôi phải chọn một người có khả năng bảo đảm được cuộc sống của tôi sau này”. Còn 2 năm nữa mới ra trường, nhưng Hương quyết định nghỉ học ĐH, chỉ học tiếng Anh thôi vì theo Hương “có học hết ĐH sang đó cũng không được công nhận, vậy học chi cho tốn thời gian, giờ học tiếng Anh rồi sang đó đi học ĐH lại”.
Sống thực tế hay thực dụng?
Tạo cho mình mối quan hệ rộng trước khi vào đời là cần thiết nhưng cái lối thực tế thái quá của H. đã đưa cô đến với những cơn nghiện. H. bị nghiện “lắc” sau những cuộc vui cùng bạn bè. Nhưng H. vẫn luôn tự hào vì H. đã chọn cho mình một cách sống hợp thời (?!).
Còn T. Liễu, cái kiểu sống theo Tây của cô không tồn tại được lâu vì cô phải học lại những 3 môn mà số tiền phải đóng được tính theo tín chỉ (số tiết học) đâu phải ít. Không thể xin tiền bố mẹ vì cô cảm thấy xấu hổ, bởi trước đây khi dọn ra ở riêng, Liễu từng tuyên bố với gia đình là sẽ sống tự lập.
Sự tính toán thiển cận của Hương nay đã làm cô phải hối hận. Hương làm hồ sơ cả năm nay nhưng vẫn chưa thể nào xuất cảnh theo chồng được vì thủ tục chưa xong và không có một cái hẹn chính xác. Bây giờ bạn bè Hương chỉ cần chờ xong đợt thực tập là ra trường, trong khi Hương vẫn không có gì, việc học dở dang, chuyện chồng con cũng chưa thành. Gặp lại, Hương nói: “Bây giờ muốn đi học lại cũng không được vì ngày trước nghỉ ngang, mình không làm bảo lưu kết quả, đợi chờ kiểu này chán quá, giờ suốt ngày đi chơi cho khuây khỏa thôi”.
Bây giờ còn mấy ai ngạc nhiên khi nghe những câu tuyên bố kiểu như: “Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”, “Cứ sống theo quy luật H-T – H (hàng-tiền-hàng) là ổn”… Chủ nhân của những câu nói này thường là các cô gái thế hệ @.Như H. (cựu sinh viên Trường Kinh tế, nay làm nghiên cứu thị trường của Công ty TNS) được bạn bè nể phục vì H. là một người có khả năng kết bạn siêu hạng. Bạn của cô là những anh chàng kính dày cộp, những cô nàng sành điệu, những anh lớn tuổi thành đạt trong mấy công ty tầm cỡ, những cậu trai công tử lấy đua xe, nhậu nhẹt làm thú vui… “Đơn giản mỗi người trội một khía cạnh khác nhau, như vậy tôi có thể có được tất cả những thứ tôi cần” – H. nói với vẻ kiêu hãnh. Còn T. Liễu lại có một lối sống như Tây. Mới đậu đại học, Liễu đã đòi thuê nhà ở riêng, không muốn có sự quản lý của gia đình nữa. Đang đi học nhưng T. Liễu ra sức kiếm tiền bằng những công việc làm thêm mang tính thời vụ. Liễu dành thù lao kiếm được để đi du lịch cùng bạn bè và mua sắm hết, xem đó như là cách tự thưởng cho bản thân. Liễu nói: “Mình làm chỉ để cọ xát với đời thôi, đó là cái mình cần. Mình phải sống lối sống hiện đại như Tây”.Mới chỉ là sinh viên nhưng Lan (nhà ở Phú Nhuận) đã tỏ ra già dặn khi triết lý: “Tiền không thể mua được tình yêu nhưng chắc chắn nó có khả năng tô điểm cho tình yêu. Vì thử nghĩ coi, nếu trong ngày sinh nhật của mình mà không có lấy một món quà của bạn trai, dù bất kể lý do gì đi nữa, thì tôi tin chắc tình yêu đó sẽ không thể tồn tại”. Với Lan, nếu không có tiền, thử hỏi có ai dám nghĩ đến một bữa tối lãng mạn bên người yêu? Muốn kỷ niệm cho người yêu một cái cà vạt hay một cái ví để chứng tỏ khiếu thẩm mỹ cũng như thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, làm thế nào nếu dốc ngược hầu bao mà chẳng có lấy một xu? Hương (sinh viên Trường ĐH KHXH-NV) khá dễ thương và duyên dáng, là “nguyên nhân” nảy sinh xung đột giữa không ít chàng. Thế mà Hương vẫn im tiếng cho đến khi T. xuất hiện. T. là Việt kiều hơn Hương tới 15 tuổi. Chọn T., Hương biết xung quanh nổi lên lời ra tiếng vào về mình. Chẳng quanh co, Hương nói thẳng: “Tôi quen anh ấy lâu rồi, qua người thân. Tôi nhận ra anh ấy là chỗ dựa đáng tin cậy. Tôi rất quan tâm đến công việc, thu nhập của anh ấy, mặc dù gia cảnh tôi không đến mức không thể có nhà lầu, xe hơi hay khả năng đi du lịch nước ngoài. Nhưng rõ ràng, tôi phải chọn một người có khả năng bảo đảm được cuộc sống của tôi sau này”. Còn 2 năm nữa mới ra trường, nhưng Hương quyết định nghỉ học ĐH, chỉ học tiếng Anh thôi vì theo Hương “có học hết ĐH sang đó cũng không được công nhận, vậy học chi cho tốn thời gian, giờ học tiếng Anh rồi sang đó đi học ĐH lại”.Tạo cho mình mối quan hệ rộng trước khi vào đời là cần thiết nhưng cái lối thực tế thái quá của H. đã đưa cô đến với những cơn nghiện. H. bị nghiện “lắc” sau những cuộc vui cùng bạn bè. Nhưng H. vẫn luôn tự hào vì H. đã chọn cho mình một cách sống hợp thời (?!). Còn T. Liễu, cái kiểu sống theo Tây của cô không tồn tại được lâu vì cô phải học lại những 3 môn mà số tiền phải đóng được tính theo tín chỉ (số tiết học) đâu phải ít. Không thể xin tiền bố mẹ vì cô cảm thấy xấu hổ, bởi trước đây khi dọn ra ở riêng, Liễu từng tuyên bố với gia đình là sẽ sống tự lập. Sự tính toán thiển cận của Hương nay đã làm cô phải hối hận. Hương làm hồ sơ cả năm nay nhưng vẫn chưa thể nào xuất cảnh theo chồng được vì thủ tục chưa xong và không có một cái hẹn chính xác. Bây giờ bạn bè Hương chỉ cần chờ xong đợt thực tập là ra trường, trong khi Hương vẫn không có gì, việc học dở dang, chuyện chồng con cũng chưa thành. Gặp lại, Hương nói: “Bây giờ muốn đi học lại cũng không được vì ngày trước nghỉ ngang, mình không làm bảo lưu kết quả, đợi chờ kiểu này chán quá, giờ suốt ngày đi chơi cho khuây khỏa thôi”.
Thật ra, những cô gái này không phải là kiểu người lợi dụng người yêu để vòi vĩnh, nhưng sự tính toán đến độ quá thực dụng lại thiếu chín chắn khiến họ đi chệch với lối sống bình thường của giới trẻ hiện nay. Như M.T, nhân viên kinh doanh của một công ty VLXD, nói: “Tôi không phản đối những cô gái có lối sống thực tế, nhưng ranh giới giữa thực tế và thực dụng quá mong manh. Sự tính toán thiệt hơn đôi khi lại là con dao hai lưỡi”.
Xem thêm: Nghị luận về góc nhìn khác suy nghĩ khác
Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn