Mẫu Hợp Đồng Dịch Vụ. Hợp Đồng Dịch Vụ Có Phải Đóng Bảo Hiểm?
Nhu cầu thực tế trong đời sống xã hội ngày càng tăng dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các mẫu hợp đồng dịch vụ bên cạnh các hợp đồng dân sự. Vậy hợp đồng dịch vụ là gì? Hợp đồng dịch vụ có phải đóng bảo hiểm không và cần lưu ý gì khi viết các loại hợp đồng dịch vụ? Trong nội dung bài viết dưới đây, EVBN sẽ giới thiệu một số vấn đề cơ bản liên quan và mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất.
Mục Lục
Hiểu thế nào là hợp đồng dịch vụ?
Các loại hợp đồng thực ra đã ra đời từ rất lâu, tồn tại đa dạng dưới nhiều hình thức nhau như các giao kèo, thỏa thuận, khế ước… Đó chính là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, điều chỉnh hoặc chấm dứt các quyền lợi và nghĩa vụ dân sự liên quan. Hợp đồng được chia thành ba loại chủ yếu là: hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng lao động.
Hợp đồng dịch vụ được hiểu đơn giản là sự thỏa thuận giữa các bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ về việc một công việc cụ thể. Theo cam kết, bên cung ứng dịch vụ sẽ hoàn thành công việc cho bên sử dụng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình còn bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền phí cho bên cung ứng dịch vụ.
Xét về bản chất, hợp đồng dịch vụ là một hợp đồng dân sự, đây là một trong số những hợp đồng thông dụng nhất được Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh. Để việc soạn thảo cũng như thực hiện các nội dung cam kết trong hợp đồng thuận lợi thì các bên tham gia giao kết hợp đồng dịch vụ phải nắm rõ các quy định chung về hợp đồng và hợp đồng dịch vụ nói riêng.
Hợp đồng dịch vụ có rất nhiều loại khác nhau và ngày càng có nhiều loại hợp đồng dịch vụ mới ra đời theo nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội. Theo đối tượng ký kết, hợp đồng dịch vụ có thể là giao kết giữa 2 bên hoặc 3 bên; giữa cá nhân với nhau, giữa doanh nghiệp với nhau hoặc giữa cá nhân với doanh nghiệp.
Hợp đồng dịch vụ chia thành nhiều loại theo mục đích như: hợp đồng dịch vụ tư vấn, hợp đồng dịch vụ cộng tác viên, hợp đồng dịch vụ dịch thuật, hợp đồng dịch vụ bảo vệ, hợp đồng dịch vụ in ấn, hợp đồng dịch vụ sửa chữa, hợp đồng dịch vụ lưu trú, hợp đồng dịch vụ vận tải…
Hợp đồng dịch vụ có bắt buộc phải đóng bảo hiểm không?
Theo quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến 12 tháng thì đều phải đóng Bảo hiểm xã hội.
Đối với hợp đồng dịch vụ theo Bộ luật Dân sự 2015 thì không thuộc nhóm đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mặc dù giữa các bên ký hợp đồng dịch vụ nhưng về bản chất hợp đồng này lại thể hiện mối quan hệ lao động, công việc mang bản chất là lao động, có trả lương thì bên sử dụng dịch vụ vẫn phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bên cung cấp dịch vụ.
Cần lưu ý những điểm nào khi soạn thảo mẫu hợp đồng dịch vụ?
Hợp đồng dịch vụ rất đa dạng về đối tượng ký kết, với các mục đích ký hợp đồng khác nhau. Vì vậy, cách viết các Hợp đồng dịch vụ cụ thể với những công việc nhất định sẽ không giống nhau. Trong nội dung phần này, chúng tôi chỉ lưu ý các bạn những điểm chung nhất khi soạn thảo Hợp đồng dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên giam gia giao kết cũng như để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro phát sinh từ tranh chấp các điều khoản trong hợp đồng.
Phần đầu Hợp đồng dịch vụ
– Ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ;
– Ghi rõ tên hợp đồng dịch vụ (hợp đồng dịch vụ pháp lý, hợp đồng dịch vụ tư vấn, hợp đồng dịch vụ sửa chữa…), số hợp đồng;
– Chỉ rõ các căn cứ soạn thảo hợp đồng: Bộ luật Dân sự, yêu cầu của bên thuê dịch vụ, khả năng cung cấp dịch vụ của bên được thuê;
– Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm các bên tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ.
Phần nội dung chính Hợp đồng dịch vụ
* Ghi rõ thông tin của các bên tham gia ký hợp đồng
Hợp đồng có thể ký giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với công ty hay công ty với công ty. Tùy vào đối tượng ký kết các bạn ghi rõ thông tin từng bên: bên cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ.
– Nếu là cá nhân, ghi rõ: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi cư trú; số điện thoại, email.
– Nếu là tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ:
- Tên tổ chức, doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Mã số doanh nghiệp;
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp: Họ và tên, chức vụ;
- Điện thoại; fax, email.
* Ghi rõ nội dung các điều khoản mà các bên tham gia ký hợp đồng đã thỏa thuận với nhau.
Càng nhiều điều khoản được thỏa thuận, nội dung các điều khoản càng chi tiết, chặt chẽ thì ràng buộc hợp đồng giữa các bên càng lớn, trách nhiệm càng cao. Những điều khoản cần phải có trong hợp đồng như sau:
– Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: ghi tên công việc có thể thực hiện được mà bên thuê dịch vụ yêu cầu và bên cung ứng dịch vụ đảm nhận và thực hiện: sửa chữa ô tô, tư vấn pháp lý, kiểm tra chứng từ kế toán… Lưu ý, công việc được giao kết không được vi phạm pháp luật và không được trái đạo đức xã hội.
– Thời hạn thực hiện hợp đồng dịch vụ: Ghi rõ ngày bắt đầu thực hiện và thời gian, ngày cam kết hoàn thành.
– Thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ:
+ Bên thuê dịch vụ có quyèn:
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành công việc theo đảm bảo về chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm theo thỏa thuận.
- Nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ đã ký và yêu cầu bên cung ứng dịch vụ bồi thường thiệt hại.
+ Bên thuê dịch vụ có trách nhiệm:
- Đảm bảo cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ mọi điều kiện cần thiết để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
- Trả tiền dịch vụ đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.
– Thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
+ Bên cung ứng dịch vụ có quyền:
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp mọi điều kiện, tài liệu để thực hiện công việc theo hợp đồng.
- Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ đầy đủ, đúng hạn.
+ Bên cung ứng dịch vụ có trách nhiệm:
- Hoàn thành công việc đảm bảo về chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm.
- Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên thuê dịch vụ thì không được để cho bên thứ hai thực hiện thay công việc.
- Bàn giao lại cho bên thuê dịch vụ tài liệu, phương tiện được cung cấp sau khi hoàn thành công việc (nếu có).
– Thỏa thuận về tiền dịch vụ và phương thức thanh toán:
+ Ghi rõ số tiền dịch vụ thỏa thuận bằng chữ và bằng số, ghi rõ đã bao gồm thuế giá trị gia tăng chưa.
+ Ghi rõ phương thức thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo hình thức nào: chuyển khoản, trả tiền mặt; theo tuần, theo tháng hay cam kết khác . . .
– Thỏa thuận về đơn phương chấm dứt hiệu lực hợp đồng dịch vụ: Ghi rõ từng bên thuê dịch vụ và cung ứng dịch vụ được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp nào, với điều kiện gì, thỏa thuận trả tiền dịch vụ và bồi thường thiệt hại ra sao.
– Thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp: thỏa thuận, khởi kiện khi nào.
Ngoài các thỏa thuận trên bên thuê dịch vụ và cung ứng dịch vụ còn có thể thêm nhiều điều khoản thỏa thuận khác: bảo hành, bảo mật thông tin, sở hữu trí tuệ, chuyển giao, chuyển nhượng…
Phần cuối Hợp đồng dịch vụ
– Ghi rõ Hợp đồng dịch vụ đã thỏa thuận được này được lập thành mấy bản, mỗi bản có mấy trang và giao cho những bên nào giữ.
– Các bên tham gia giao kết ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.
Tải mẫu hợp đồng dịch vụ mới và chi tiết nhất
Dưới đây, chúng tôi gửi các bạn tham khảo một số mẫu Hợp đồng dịch vụ mới nhất hiện nay.
Mẫu 1: Hợp đồng dịch vụ công ty với công ty
[download id=”4999″]
Mẫu 2: Hợp đồng dịch vụ song ngữ
[download id=”4998″]
Mẫu 3: Hợp đồng dịch vụ ăn uống
[download id=”5013″]
Mẫu 4: Hợp đồng dịch vụ pháp lý
[download id=”5050″]
Mẫu 5: Hợp đồng dịch vụ quản lý chứng khoán
[download id=”4942″]