Mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống mới chi tiết nhất [file word]
Nhu cầu đối với các ngành dịch vụ ngày càng tăng trong đó có dịch vụ ăn uống. Trong trường hợp cần thiết thì hai bên, bên cung cấp dịch vụ ăn uống và bên sử dụng dịch vụ ăn uống tiến hành ký kết hợp đồng. Vậy hợp đồng dịch vụ ăn uống được dùng khi nào? Hợp đồng dịch vụ ăn uống có cần công chứng không? Trong hợp đồng dịch vụ ăn uống cần có những nội dung cơ bản nào? Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu một vài nội dung cơ bản liên quan đến mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống.
Hợp đồng dịch vụ ăn uống được sử dụng trong trường hợp nào và có cần công chứng không?
Không phải bất kỳ khi nào bên cung cấp dịch vụ ăn uống và bên sử dụng dịch vụ ăn uống cũng lập hợp đồng. Hợp đồng này thường chỉ sử dụng khi bên sử dụng dịch vụ ăn uống có nhu cầu sử dụng dịch vụ dài hạn, liên tục, số lượng lớn hoặc sử dụng dịch vụ một lần nhưng giá trị dịch vụ cao, có nhiều yêu cầu: cung cấp dịch vụ ăn uống cho công ty, cung cấp dịch vụ ăn uống cho các buổi hội nghị, cưới hỏi…
Hợp đồng dịch vụ ăn uống là một loại hợp đồng dịch vụ được bên cung cấp dịch vụ ăn uống và bên sử dụng dịch vụ ăn uống lập ra nhằm ghi lại các thỏa thuận về quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên trong quá trình hợp tác. Hợp đồng này về bản chất chính là một loại hợp đồng dân sự, sự thỏa thuận của các bên dựa trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Theo thỏa thuận, bên cung ứng dịch vụ ăn uống có trách nhiệm cung cấp thức ăn, đồ uống cho bên sử dụng dịch vụ ăn uống còn bên sử dụng dịch vụ ăn uống có trách nhiệm phải trả tiền phí dịch vụ đầy đủ, đúng hạn cho bên cung ứng dịch vụ ăn uống.
Nội dung trong hợp đồng dịch vụ ăn uống cần đảm bảo chính xác các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả đồ ăn uống, thời gian cung cấp dịch vụ, thời hạn của hợp đồng cũng như thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Hợp đồng dịch vụ ăn uống là một loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng dân sự. Do đó, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, các hợp đồng dịch vụ ăn uống được ký kết thường có giá trị cao hoặc thời gian dài hạn, có nhiều điều khoản, liên quan trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng dịch vụ nên tốt nhất các bên nên đi công chứng hợp đồng. Hợp đồng dịch vụ ăn uống được công chứng sẽ được coi như một điều kiện đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ của hai bên. Đây cũng được coi như một chứng cứ trước tòa, là căn cứ giải quyết nếu hai bên xảy ra tranh chấp.
Những nội dung cần có trong hợp đồng dịch vụ ăn uống
Phần đầu hợp đồng
– Hợp đồng dịch vụ ăn uống cần có đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ ở đầu văn bản;
– Tên hợp đồng ghi rõ hợp đồng dịch vụ gì: cung cấp suất ăn công ty, cung cấp đồ ăn uống trong tiệc cưới…, ghi rõ số hiệu hợp đồng dịch vụ ăn uống lập ra;
– Ghi rõ các căn cứ soạn thảo hợp đồng: quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, nhu cầu của bên sử dụng dịch vụ ăn uống và khả năng cung cấp của bên cung cấp dịch vụ ăn uống;
– Ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm ký kết hợp đồng dịch vụ ăn uống giữa các bên.
Phần nội dung chính hợp đồng
* Ghi rõ thông tin của các bên tham gia ký hợp đồng dịch vụ ăn uống
– Nếu bên cung cấp hay bên sử dụng dịch vụ ăn uống là cá nhân thì ghi rõ: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi cư trú; số điện thoại, email, số tài khoản ngân hàng.
– Nếu bên cung cấp hay bên sử dụng dịch vụ ăn uống là tổ chức, doanh nghiệp thì ghi rõ: Tên tổ chức, doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; mã số doanh nghiệp; họ tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp; điện thoại, fax, email; số tài khoản ngân hàng.
* Các điều khoản mà các bên tham gia ký hợp đồng dịch vụ ăn uống đã thỏa thuận với nhau
– Nội dung: ghi cụ thể cung cấp dịch vụ ăn uống nào (cung cấp suất ăn hàng ngày, cung cấp đồ uống, cung cấp đồ ăn uống cho hội nghị…)
– Phạm vi cung cấp dịch vụ ăn uống: ghi rõ địa điểm cung cấp thức ăn, đồ uống theo thỏa thuận: căng tin công ty, nhà bên sử dụng dịch vụ, nhà hàng…
– Đối tượng phục vụ của bên cung cấp dịch vụ ăn uống: cán bộ, nhân viên, khách của công ty, khách mời của bên sử dụng dịch vụ…
– Thời gian cung cấp dịch vụ ăn uống: Ghi rõ thời gian từ mấy giờ đến mấy giờ ngày nào, nếu cung cấp hàng ngày thì ghi rõ các buổi sáng, trưa, chiều, đêm từ mấy giờ đến mấy giờ.
– Thời hạn hợp đồng dịch vụ ăn uống: Đối với hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống cho các công ty, cơ quan, tổ chức thì rõ là mấy năm kể từ ngày ký hợp đồng. Ghi rõ sau khi hết hợp đồng, hai bên có tiếp tục gia hạn không, trong điều kiện nào.
– Phí dịch vụ ăn uống:
Nếu cung cấp theo tháng, hai bên căn cứ theo đơn giá, số lượng suất ăn do bên cung cấp dịch vụ ăn uống cung cấp trên thực tế để tính toán, có thể chốt số lượng theo ngày, tuần hoặc tháng.
– Đơn giá: Ghi rõ từng loại đồ ăn, đồ uống, suất ăn có giá bao nhiêu, đơn giá đã bao gồm thuế VAT chưa.
– Thời gian và hình thức thanh toán chi phí dịch vụ ăn uống:
+ Hai bên thỏa thuận, bên sử dụng dịch vụ thanh toán phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ khi nào: kết thúc hợp đồng, theo từng tuần, theo tháng…
+ Phương thức thanh toán chi phí dịch vụ ăn uống: Ghi rõ trả bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
– Thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống.
+ Bên sử dụng dịch vụ ăn uống:
- Được quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ ăn uống đảm bảo về chất lượng, số lượng đồ ăn uống, cung cấp đúng thời gian và địa điểm theo thỏa thuận. Nếu không đúng yêu cầu thì bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung cấp dịch vụ giảm phí dịch vụ hoặc đền bù hợp đồng.
- Có trách nhiệm tạo thuận lợi cho bên cung cấp dịch vụ thực hiện tốt hợp đồng và thanh toán phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ đầy đủ, đúng thời hạn thỏa thuận.
+ Bên cung cấp dịch vụ ăn uống:
- Có nghĩa vụ đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng đồ ăn uống, đúng thời, địa điểm cho bên sử dụng dịch vụ theo hợp đồng.
- Được bên sử dụng dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp trang thiết bị, phương tiện dụng cụ (nếu có thỏa thuận) và được thanh toán tiền phí dịch vụ đầy đủ, đúng hạn.
– Chấm dứt hiệu lực hợp đồng dịch vụ ăn uống đã ký: Ghi rõ từng bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào, phải báo trước bao nhiêu ngày, thanh toán tiền dịch vụ ăn uống đã cung cấp, bồi thường thiệt hại như thế nào.
– Ngoài ra các bên có thể đưa ra những thỏa thuận khác liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ ăn uống: tài sản, dụng cụ, phương tiện . . . Các điều khoản khác: gia hạn hợp đồng, phương thức trao đổi thông tin, giải quyết tranh chấp hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
Phần cuối hợp đồng
– Ghi rõ hợp đồng dịch vụ ăn uống đã thỏa thuận được này được lập thành mấy bản, mỗi bản có mấy trang và giao cho những bên nào giữ.
– Các bên tham gia giao kết ký hợp đồng dịch vụ ăn uống, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng.
Tải mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống mới nhất
Dưới đây, EVBN xin gửi các bạn tham khảo một số mẫu hợp đồng dịch vụ ăn uống mới nhất hiện nay.
Mẫu 1: Hợp đồng dịch vụ ăn uống nhà hàng
[download id=”5013″]
Mẫu 2: Hợp đồng dịch vụ ăn uống về việc cung cấp suất ăn căng tin
[download id=”5012″]