Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2020

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xem là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, thông qua tạo dựng lòng tin với người khác. Người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quyền làm đơn tố cáo kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan chức năng để được giải quyết. Vậy đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được lập ra khi nào và cách viết mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản này ra sao? Khi tố cáo người khác lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người tố cáo cần làm những thủ tục nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.

Khi nào thì viết đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Khi phát hiện bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi lừa dối người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì mọi cá nhân, tổ chức khác đều có quyền tố cáo đến cơ quam chức năng có thẩm quyền bằng cách trực tiếp hoặc viết đơn.

Như vậy, Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được lập cá nhân, tổ chức khác lập ra khi phát hiện thấy dấu hiệu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một cá nhân hoặc tổ chức khác nhằm tố cáo hành vi sai trái đó đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị lừa đảo.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại những cơ quan sau:

  • Cơ quan công an nơi đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản sinh sống;
  • Cơ quan công an nơi xảy ra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sat, Tòa án.

Khi gửi Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tới các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức tố cáo phải gửi kèm các bằng chứng để chứng minh các nội dung trong đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình là hoàn toàn có căn cứ.

Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo qua mạng

Mời bạn tham khảo thêm về đơn tố cáo hoặc các văn bản khác tại mục thủ tục hành chính.

Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản viết như thế nào?

– Phần đầu Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, ngày tháng năm viết đơn tố cáo.

– Phía dưới đơn Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ghi rõ tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ai.

– Phần kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án.

– Ghi rõ thông tin của người tố cáo: Họ và tên; Năm sinh; Các thông tin về số, ngày cấp, nơi cấp giấy Chứng minh thư nhân dân; Hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại.

– Ghi rõ thông tin của người bị tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Họ và tên; Năm sinh; Các thông tin về số, ngày cấp, nơi cấp giấy Chứng minh thư nhân dân; Hộ khẩu thường trú; Nơi ở hiện tại.

– Ghi cụ thể nội dung, quá trình sự việc xảy ra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, số tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt cụ thể là bao nhiêu? Bao gồm những gì? Căn cứ pháp lý xác định hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như hậu quả của hành vinày với bị hại như thế nào?

– Các tài liệu đính kèm Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: giấy giao nhận tiền, biên lai chuyển tiền, file dữ liệu ghi âm, ghi hình…

– Cá nhân, tổ chức viết Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ghi rõ các yêu cầu, kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi lừa đảo: điều tra, truy tố, trả lại tài sản…

 – Cá nhân, tổ chức viết Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cam kết toàn bộ thông tin trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật và sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

– Phần cuối đơn, người viết đơn tố cáo bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng xem xét và giải quyết các nội dung trong đơn, sau đó  ký và ghi rõ họ tên vào đơn tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong đơn thì tất cả người có tên đều cần ký và ghi rõ họ tên vào đơn.

đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mẫu đơn tố cáo

Cần làm những thủ tục gì khi tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi phát hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì cá nhân, tổ chức có thể tố cáo hành vi này theo hai cách:

  • Trực tiếp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác.
  • Gửi Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết liên quan đến tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Tố tụng hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền. Như vậy cá nhân, tổ chức tố cáo hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có thể trực tiếp tố  cáo hoặc gửi đơn tố cáo đến các cơ quan này.

Khi cá nhân, tổ chức đến tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận đồng thời ghi vào sổ tiếp nhận. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền còn có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh quá trình tiếp nhận tố cáo. Nếu tố cáo bằng đơn qua dịch vụ bưu chính, mail hoặc phương thức khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

Trường hợp Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phát hiện tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị mình thì phải có trách nhiệm chuyển tin báo, đơn thư tố cáo  cùng những tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trường hợp cá nhân, tổ chức tố cáo đã trình báo hoặc gửi đơn thư tố cáo nhưng Cơ quan điều tra không thụ lý, không giải quyết thì cá nhân, tổ chức tố cáo có quyền gửi đơn khiếu nại đến Thủ trưởng Cơ quan điều tra nơi tố cáo xem xét lại vụ việc, yêu cầu trả lời bằng văn bản về việc chưa giải nội dung tố cáo theo quy định.

Tải mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

Cuối cùng, EVBN gửi các bạn tham khảo một vài mẫu Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất hiện nay.

Mẫu 1: Đơn tố cáo lừa đảo vay tiền

[download id=”4486″]
Mẫu 2:  Đơn tố cáo công ty lừa đảo

[download id=”4485″]