Mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mới nhất
Phát triển Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của bất kỳ Chi bộ, Đảng bộ cơ sở nào. Để được kết nạp vào Đảng, người xin vào Đảng cần phải trải qua một quá trình thử thách dài với các khóa học, hoàn thành các hồ sơ, lý lịch, thông qua nhiều buổi họp xét duyệt. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về quy trình kết nạp đảng viên và tìm hiểu cụ thể hơn về Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng.
[download id=”3661″]
Trình tự và các thủ tục cần thiết khi kết nạp Đảng
Tất cả những công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đều được kết nạp vào Đảng nếu thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các tiêu chuẩn và nhiệm vụ của người đảng viên, đồng ý hoạt động trong một tổ chức cơ sở Đảng; Trải qua thực tiễn và quá trình thử thách, người xin vào Đảng phải chứng tỏ được bản thân là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
Trình tự và thủ thục cụ thể để kết nạp Đảng được tiến hành theo các bước như sau
Bước 1: Tham gia lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
– Các tổ chức đoàn thể tại địa phương và cơ quan giới thiệu quần chúng ưu tú, cảm tình Đảng lên Chi bộ, Đảng bộ cơ sở.
– Chi bộ, Đảng bộ cơ sở xem xét cử quần chúng cảm tình Đảng đi học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
Bước 2: Quần chúng viết đơn xin vào Đảng
– Sau khi hoàn thành học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận, quần chúng cảm tình Đảng tự viết đơn xin vào Đảng.
Tham khảo: mẫu bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nhận thức dành cho Đảng viên mới
Bước 3: Họp bàn, xét đề nghị kết nạp Đảng
Các Chi bộ tiến hành họp bàn công khai trước toàn bộ đảng viên, đưa ra đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú. Nếu người xin vào Đảng đang sinh hoạt Đoàn thì Chi đoàn tổ chức họp xét. Buổi họp phải đảm bảo có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự:
– Người xin vào Đảng đọc bản tự nhận xét về bản thân;
– Đơn vị đóng góp cho người xin vào Đảng theo 4 nội dung: phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; chuyên môn, nghiệp vụ; quá trình hoạt động, năng lực công tác.
– Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp thì đơn vị mới chuyển hồ sơ lên cấp trên trong khoảng thời gian 3 tuần sau khi họp. Hồ sơ bào gồm:
- Biên bản họp đơn vị;
- Biên bản kiểm phiếu;
- Phiếu tín nhiệm.
Bước 4: Người vào Đảng viết bản khai lý lịch
– Chi bộ họp cho ý kiến về việc tán thành hoặc không tán thành cho khai lý lịch. Nếu đảm bảo số lượng đảng viên tham dự đạt từ 2/3 số lượng đảng viên chính thức dự họp và tỷ lệ phiếu tín nhiệm đạt trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở lên thì Chi bộ xem xét đồng ý cho khai lý lịch và phân công Đảng viên chính thức trong Chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần chúng.
– Người vào Đảng tự viết bản khai lý lịch một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng các thông tin và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã khai, không được phép khai ẩu, khai bừa những nội dung không rõ mà phải báo cáo với Chi bộ.
Bước 5: Cấp ủy cơ sở thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
Những người cần thẩm tra lý lịch bao gồm bản thân người vào Đảng và gia đình. Nội dung thẩm tra về vấn đề chính trị; việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đạo đức, lối sống.
Bước 6: Tiến hành xét kết nạp Đảng cho quần chúng
– Đảng viên đượcChi bộ phân công hướng dẫn quần chúng phải viết giấy giới thiệu quần chúng vào Đảng.
– Chi ủy lấy ý kiến của đại diện tổ chức chính trị – xã hội (Đoàn, công đoàn, hội phụ nữ, hội nông dân . . .) mà người vào Đảng là thành viên; đồng thời lấy ý kiến nhận xét của chi ủy nơi người vào Đảng cư trú.
– Chi bộ họp bàn, thảo luận, biểu quyết, ra Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.
– Các ban và đoàn thể liên quan trong Đảng ủy tổng hợp hồ sơ xét kết nạp Đảng trình lên Đảng ủy quyết định.
Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:
- Bản khai lý lịch của người xin vào Đảng;
- Đơn xin vào Đảng;
- Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng;
- Nhận xét của đoàn thể;
- Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;
- Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;
- Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng;
- Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;
- Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;
Bước 7: Tổ chức lễ kết nạp:
Lễ kết nạp đảng viên phải trang trọng và tổ chức lần lượt cho từng đảng viên nếu có 2 đảng viên kết nạp cùng 1 buổi.
Bước 8: Giai đoạn đảng viên dự bị:
Tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp, đảng viên phải trải qua thời gian dự bị là 12 tháng. Trong thời gian này, đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên chính thức chỉ trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết trong các cuộc họp, hội nghị, đại hội.
Bước 9: Chuyển Đảng chính thức cho đảng viên dự bị
Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, đảng viên dự bị đã trải qua và có giấy chứng nhận hoàn thành lớp Bồi dưỡng đảng viên mới sẽ được Chi bộ xét chuyển Đảng chính thức.
Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là gì và cách viết như thế nào?
* Thế nào là Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người vào Đảng? Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là biểu mẫu được Đảng ủy nơi người xin vào Đảng soạn thảo gửi đến cơ quan, đơn vị, địa phương nơi người xin vào Đảng và thân nhân đang học tập, làm việc, sinh sống nhằm thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng.
Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là một trong những thủ tục, hồ sơ quan trọng không thể thiếu để hoàn thiện hồ sơ kết nạp Đảng. Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng được sử dụng hiện nay theo mẫu 20-KNĐ, được Ban Tổ chức Trung ương ban hành kèm theo Hướng dẫn 09-HD, năm 2017 về nghiệp vụ công tác đảng viên.
* Viết Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như thế nào?
Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng là biểu mẫu có sẵn, các nội dung trong công văn này cũng ngắn gọn và đơn giản. Người viết chỉ cần đọc kỹ các phần hướng dẫn để điền nội dung công văn cho đầy đủ.
– Ghi rõ tên Đảng bộ, tên Đảng ủy gửi công văn, số công văn ban hành.
– Địa điểm, ngày tháng năm viết công văn thẩm tra.
– Nơi gửi công văn: ghi rõ tên đơn vị, tên địa phương và địa chỉ gửi công văn tới đề nghị thẩm tra.
– Ghi một số thông tin cơ bản của người xin vào Đảng cần thẩm tra về lý lịch: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán và nơi làm việc.
– Nội dung đề nghị thẩm tra: tùy yêu cầu của từng Đảng ủy, có thể nhiều hay ít, toàn bộ lý lich hay một phần, có thể về: chính trị, việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước hay các quy định tại địa phương.
– Ghi rõ lời đề nghị nơi thẩm tra sau khi xác minh, ký tên, đóng dấu vào lý lịch rồi gửi công văn lại theo địa chỉ nơi đi (Ghi rõ địa chỉ).
– Bí thư Đảng ủy ký tên và đóng dấu lên công văn trước khi gửi.
Tải mẫu Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng mới nhất 2020
EVBN đã tổng hợp và đăng tải mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch người xin vào Đảng dưới đây. Mời bạn đọc tích vào tải về và lưu lại sử dụng khi cần thiết.
[download id=”3661″]