Long An Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính

Sự thành công, trưởng thành không nằm ở độ tuổi của một người, mà nó nằm ở kiến thức mà họ sở hữu được. Vì vậy, hãy trao dồi cho mình thật nhiều kiến thức của cuộc sống, của xã hội.

Bài viết này sẽ cho bạn biết Long An ở đâu? Mã vùng – Địa giới – Hành chính của khu vực Long An

Long An ở đâu?

Long An – một tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Long An là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây chính là tỉnh duy nhất của miền Tây nối liền với cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh.

Long An được xem là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam và là cửa ngõ nối liền giữa Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung một đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1, 50, 62, N1 và N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được coi là thị trường tiêu thụ các hàng hóa nông sản lớn nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Mã vùng của Long An

Thực hiện theo Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT, ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 11 tháng 2 năm 2017 với 59 tỉnh và thành phố trên toàn quốc sẽ quy hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cũ sang mới.

Long An thuộc vào giai đoạn 3 của quá trình chuyển đổi mã vùng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, mã vùng điện thoại Long An cũ là 072 sẽ được chuyển thành mã mới 0272.

Nhằm hỗ trợ khách hàng được tốt hơn, tổng đài (072) 800126 của VNPT Long An luôn sẵn sàng giải đáp mọi chi tiết cho khách hàng về các thông tin về chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định trên toàn quốc.

Địa giới của Long An

Địa giới Long An

Tỉnh Long An nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí tọa độ địa lý từ 105030′ 30 đến 106047′ 02 kinh độ Đ và 10023’40 đến 11002′ 00 vĩ độ B.

Phía Đông và Đông Bắc của tỉnh giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh

Phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia,[8]

Phía Tây và Tây Bắc của tỉnh giáp giáp với tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia

Phía Nam của Long An giáp với tỉnh Tiền Giang.

Dù được xếp vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An lại nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí địa lý có sự đặc biệt bên cạnh đó còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định chính là vùng kinh tế động lực góp vào vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trước năm 1975, tỉnh Long An (không có các huyện thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, tuy được xếp vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình sẽ có xu hướng thấp dần từ phía Đông Bắc xuống phía Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh chính là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng của Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn với diện tích rộng 46.300 ha.

Hành chính của Long An

Tỉnh Long An gồm có 15 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 12 phường với 15 thị trấn và đến 161 xã. Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành Phố Tân An, Thị xã Kiến Tường và gồm có các huyện: Huyện Bến Lức, H. Cần Đước, H. Cần Giuộc, H. Châu Thành, H. Đức Hòa, H. Đức Huệ, H. Mộc Hóa, H. Tân Hưng, H. Tân Thạnh, H. Tân Trụ, H. Thủ Thừa, H. Thủ Thừa và H. ​Vĩnh Hưng.

Kinh tế tỉnh Long An

Nổi tiếng với rất nhiều sản phẩm về nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, đặc sản rượu Đế Gò Đen, trái cây như dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng tỉnh Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long của Châu Thành,… Đặc biệt, nơi đây có lúa gạo chất lượng cao là sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu.

Công nghiệp chiếm khoảng 50% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như là dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng… Trong bảng danh sách xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2018, tỉnh Long An được xếp ở vị trí thứ 2 trong 13 tỉnh miền Tây và thứ 3 trong cả nước.

Phong tục tập quán của tỉnh Long An

Phong tục tập quán tỉnh Long An

Long An có những lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với rất nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút rất nhiều khách du lịch đến đây. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm khắc gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn, nghề đóng ghe, nghề làm trống,…

Xem thêm : Kiên Giang Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính

Lời kết:

Bài viết trên cung cấp cho các bạn rất về thông tin về Long An ở đâu? Mã vùng – Địa giới – Hành chính của khu vực Long An. Mong rằng những nội dung trên thật sự bổ ích đối với bạn, chúc bạn có nhiều trải nghiệm tuyệt vời.