Huyện miền núi Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây 2 năm/ lần
BNEWS
Lễ hội trái cây Khánh Sơn nhằm giới thiệu, quảng bá các thế mạnh về nông nghiệp của địa phương, giúp nông dân kết nối cung cầu…
Ngày 18/7, tại thành phố Nha Trang, Ủy ban nhân dân huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã họp báo giới thiệu về lễ hội trái cây lần đầu tiên được tổ chức tại địa phương này vào trung tuần tháng 8 tới. Ông Nguyễn Văn Nhuận – Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, lễ hội sẽ được duy trì theo định kỳ 2 năm một lần.
Lễ hội trái cây Khánh Sơn nhằm giới thiệu, quảng bá các thế mạnh về nông nghiệp của địa phương, giúp nông dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết sản xuất tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình canh tác các loại trái cây đặc sản.
Cùng với đó, qua đây giới thiệu hình ảnh, con người, nét ẩm thực và các sản phẩm du lịch của huyện miền núi Khánh Sơn nhằm góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Nguyễn Văn Nhuận, lễ hội lần thứ nhất sẽ diễn ra trong hai ngày 17 và 18/8 tại thị trấn Tô Hạp, trưng bày 20 gian hàng các loại trái cây có giá trị kinh tế cao của địa phương như: sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, mít nghệ…, các loại nông thổ sản đặc trưng của vùng miền núi Khánh Hòa.
Ngoài ra, sự kiện này còn tái hiện lễ hội ăn mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Raglai, hội thi “Già làng khéo tay”, hội thi “Ẩm thực Khánh Sơn”, tổ chức các trò chơi dân gian…
Hiện nay, huyện miền núi Khánh Sơn là một trong những vùng trồng cây ăn trái lớn của vùng Nam Trung bộ, đặc biệt sầu riêng Khánh Sơn không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng quả còn nổi trội hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại trên cả nước, được Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam bình chọn Thương hiệu Vàng nông nghiệp năm 2019.
Bên cạnh diện tích khoảng 1.000 ha sầu riêng, huyện Khánh Sơn còn rất nhiều đất canh tác các loại bưởi da xanh, chôm chôm Thái, măng cụt miền Nam, mía tím… với chất lượng hảo hạng.
Huyện Khánh Sơn nằm về phía tây tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 100km với dân số trên 25.000 người, gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó các dân tộc thiểu số chiếm trên 75% dân số./.
Ngày 18/7, tại thành phố Nha Trang, Ủy ban nhân dân huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã họp báo giới thiệu về lễ hội trái cây lần đầu tiên được tổ chức tại địa phương này vào trung tuần tháng 8 tới. Ông Nguyễn Văn Nhuận – Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết, lễ hội sẽ được duy trì theo định kỳ 2 năm một lần.Lễ hội trái cây Khánh Sơn nhằm giới thiệu, quảng bá các thế mạnh về nông nghiệp của địa phương, giúp nông dân kết nối cung cầu, hợp tác liên kết sản xuất tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình canh tác các loại trái cây đặc sản.Cùng với đó, qua đây giới thiệu hình ảnh, con người, nét ẩm thực và các sản phẩm du lịch của huyện miền núi Khánh Sơn nhằm góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao.Theo ông Nguyễn Văn Nhuận, lễ hội lần thứ nhất sẽ diễn ra trong hai ngày 17 và 18/8 tại thị trấn Tô Hạp, trưng bày 20 gian hàng các loại trái cây có giá trị kinh tế cao của địa phương như: sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, mít nghệ…, các loại nông thổ sản đặc trưng của vùng miền núi Khánh Hòa.Ngoài ra, sự kiện này còn tái hiện lễ hội ăn mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Raglai, hội thi “Già làng khéo tay”, hội thi “Ẩm thực Khánh Sơn”, tổ chức các trò chơi dân gian…Hiện nay, huyện miền núi Khánh Sơn là một trong những vùng trồng cây ăn trái lớn của vùng Nam Trung bộ, đặc biệt sầu riêng Khánh Sơn không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng quả còn nổi trội hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại trên cả nước, được Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam bình chọn Thương hiệu Vàng nông nghiệp năm 2019.Bên cạnh diện tích khoảng 1.000 ha sầu riêng, huyện Khánh Sơn còn rất nhiều đất canh tác các loại bưởi da xanh, chôm chôm Thái, măng cụt miền Nam, mía tím… với chất lượng hảo hạng.Huyện Khánh Sơn nằm về phía tây tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 100km với dân số trên 25.000 người, gồm 12 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó các dân tộc thiểu số chiếm trên 75% dân số./.
Xem thêm: Lễ hội chùa Hương – Wikipedia tiếng Việt
Source: https://evbn.org
Category: Lễ Hội