Kỷ niệm 175 năm ra đời tác phẩm “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (24/02/1848 – 24/02/2023) – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thứ sáu – 24/02/2023 16:47

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý C .Mác và Ph.Ăng ghen trình bày trong tác phẩm là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trải qua mọi thử thách, hơn một thế kỷ qua, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi giải quyết nhưng chủ nghĩa Mác không hề lỗi thời. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đặt nền tảng tư tưởng cho những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng. Những tư tưởng đó có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựng Đảng của Đảng ta.

Được sự uỷ nhiệm của những người cộng sản, ngày 24 tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trước toàn thế giới. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản giữ địa vị đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản còn là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc.

“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” gồm lời mở đầu và bốn chương nêu lên những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học; sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và sức sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản là “người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản” và “người xây chủ nghĩa xã hội”. Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản và bộ tham mưu là Đảng Cộng sản. Muốn giải phóng mình, phải dùng bạo lực cách mạng để giành và nắm chính quyền, thiết lập sự đoàn kết quốc tế theo khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”. “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” là văn kiện có tính chất cương lĩnh, lần đầu tiên nêu ra những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong Tuyên ngôn, Mác và Ăngghen đã phân tích và kết luận bản chất lập trường quan điểm của các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội, những kết luận đó vận dụng trong công tác phát triển đảng, công tác cán bộ sẽ tránh được chủ nghĩa thành phần.

Nội dung cơ bản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khẳng định: Hai nguyên lý của chủ nghĩa Mác là phương thức sản xuất và trao đổi kinh tế cùng với cơ cấu xã hội của phương thức đó quyết định sự hợp thành nền tảng của xã hội; lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử của đấu tranh giai cấp; giai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, nếu đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn bộ xã hội khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp; vai trò, chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản; đập tan những hư truyền về “bóng ma cộng sản” các thế lực chính trị phản động đang loan truyền ở châu Âu khi đó,… Trong đó, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” chính là quan điểm nhân đạo chủ nghĩa cao cả, thấm sâu vào trong mọi quan hệ giữa người và người; là sự nhất trí hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội sẽ được xác lập một cách công bằng, văn minh trong xã hội cộng sản.

 

“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” do C. Mác và Ph. Ăngghen cùng soạn thảo (Nguồn:tulieuvankien.dangcongsan.vn)

Nội dung cơ bản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khẳng định: Hai nguyên lý của chủ nghĩa Mác là phương thức sản xuất và trao đổi kinh tế cùng với cơ cấu xã hội của phương thức đó quyết định sự hợp thành nền tảng của xã hội; lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử của đấu tranh giai cấp; giai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, nếu đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn bộ xã hội khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp; vai trò, chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản; đập tan những hư truyền về “bóng ma cộng sản” các thế lực chính trị phản động đang loan truyền ở châu Âu khi đó,… Trong đó, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” chính là quan điểm nhân đạo chủ nghĩa cao cả, thấm sâu vào trong mọi quan hệ giữa người và người; là sự nhất trí hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội sẽ được xác lập một cách công bằng, văn minh trong xã hội cộng sản.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động: Hồ Chí Minh, trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc đã nghiên cứu, khảo nghiệm các cuộc cách mạng ở nhiều châu lục, nhiều nước khác nhau như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nga… và sớm đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, như Người đã nói: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác và từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng được trang bị lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Sau đó, bằng những nỗ lực hoạt động về lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh  đã trở về gần Tổ quốc, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam. Năm 1927, trong tác phẩm Đường Cách mệnh được xuất bản lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” và “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”… Sau đó, cũng chính Người đã thấm nhuần và quán triệt sâu sắc những quan điểm về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản để xúc tiến việc sáng lập  Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với điều kiện cụ thể của nước nhà.