Giải Đáp Cho Bạn Câu Hỏi: Đường Thái Tông Là Ai?

Từ hàng ngàn năm trước đây, đã từng có một vị hoàng đế vĩ đại. Dưới bàn tay của ông, đất nước mà ông trị vì đã dần lớn mạnh và trở thành trung tâm của cả thế giới. Văn minh nơi đây phát triển đỉnh cao dưới thời của ông và trở thành một kiểu mẫu lịch sử. Vị đế vương ấy chính là Đường Thái Tông- Lý Thế Dân. Hẳn là có rất nhiều bạn chưa biết đến Đường Thái Tông. Vậy Đường Thái Tông là ai? chúng ta hãy cùng khám phá về con người này nhé!

Đường Thái Tông – vị đế vương vĩ đại

Tên tuổi và cuộc đời của vị hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đế vương thời cổ đại

Bóng tối của lịch sử đã dần che khuất đi rất nhiều sự thật về Đường Thái Tông. Không phải ai cũng từng nghe đến cái tên Đường Thái Tông là ai? Hãy cùng bài viết này của phủi đi lớp bụi của thời gian, tìm lại những trang sử đã thất lạc về vị quân vương tài ba và vĩ đại ấy.

Tên tuổi của Đường Thái Tông

Đường Thái Tông là ai? Đường Thái Tông ( tên chữ Hán là 唐太宗). Ông sinh ngày 28 tháng 1 năm 598 và mất vào ngày 10 tháng 7 năm 649, tên thật của vua là Lý Thế Dân (tên chữ hán là 李世民). Ông là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử đất nước Trung Hoa, trị vì đất nước từ năm 626 đến năm 649 với một niên hiệu duy nhất đó chính là Trinh Quán (tên chữ Hán là 貞觀).

Cuộc đời và sự nghiệp của vua Đường Thái Tông-Lý Thái Dân

Cuộc đời và sự nghiệp của Đường Thái Tông

Vị hoàng đế này, từ năm 16 tuổi đã luôn xung phong đi đầu, biết cưỡi ngựa bắn cung, sẵn sàng xông pha chiến đấu, thống lĩnh được ba quân, không một sức mạnh nào có thể địch nổi ông. Ông đánh tan quân giặc cướp, bình định lại Trung Nguyên và thống nhất thiên hạ. Sau khi đã lên ngôi, Thái Tông đã dẫn dắt thần dân nơi đây khai sáng thời hoàng kim “Trinh Quán chi trị” để thiên hạ an hưởng thái bình mà từ trước chưa từng có.

Thái Tông là một vị vua văn võ song toàn, trí huệ trên vạn người. Với tư cách là một vị hoàng đế, ông đã hạ mình để cầu hiền, luôn lắng nghe can gián một cách chân thành. Đặc biệt là chọn dùng người đúng với khả năng của họ, cách trị quốc chi đạo của ông đều được hậu thế tôn sùng. Đã từng là một tướng quân, ông dẫn quân đánh đến đâu thắng đến đó, chiến công vô cùng hiển hách, uy danh vang xa vạn dặm. Không chỉ vậy, ẩn chứa trong vị vua tài ba ấy là một trái tim thi nhân. Ông luôn chuyên cần sáng tác thơ, tạo nên các thể ngâm, mở ra thời kỳ phồn thịnh văn nhã trong suốt 300 năm của triều đại nhà Đường.

Vị hoàng đế Đường Thái Tông là một vị vua luôn biết trọng dụng người tài

Chính bởi vì là một người luôn coi trọng người tài, công bằng phân minh với từng người, nên có rất nhiều nhân tài sẵn sàng theo ông, một lòng trung trinh với vua, bảo vệ non sông gấm vóc của nước nhà. Tiêu biểu trong các bề tôi của hoàng đế là quan văn Ngụy Trưng. Ngụy Trưng trông có vẻ là một người bình thường, chẳng có gì nổi bật hơn người. Nhưng điều đáng quý ở ông là tấm lòng và ý chí của ông vững như sắt, chẳng sợ đầu rơi máu chảy, một lòng trung thành với vua, vì dân giúp vua dựng nước.

Dám chỉ vào những sai sót của vua mà đưa ra lời can gián, chẳng hề sợ chết. Ngụy Trưng xứng đáng là một trung thần. Vì thế mà khi Ngụy Trưng chết, vua đã vô cùng đau lòng mà than tiếc rằng: “Như dùng đồng làm gương” để chỉnh sửa áo mão; lấy việc xưa làm gương, để thấy được sự thịnh suy của cuộc đời; nhìn người làm gương để biết cái đúng cái sai của chính mình. Nay Ngụy Trưng mất đi rồi, trẫm như mất một tấm gương vậy”.

Đường Thái Tông đối đãi với trọng thần vô cùng phân minh và chân thành

Chân mệnh thiên tử ra đời, Thái Tông xuất thế, lĩnh quyền của Thần trao

Nếu như bạn không biết, thì ngay từ khi sinh ra. Đường Thái Tông đã được định sẵn là con của trời. Vào ngày Mậu Ngọ của tháng 12 năm thứ 18 niên hiệu Khai Hoàng của nhà Tùy. Hoàng đế Thái Tông của Đại Đường đã có con trai hạ sinh ở biệt quán Võ Công.

Ngay thời điểm đó xuất hiện hai con rồng chơi đùa ở bên ngoài cổng dịch quán, ở đó mãi đến ba ngày mới đi. Đây chính là, Thần đã dùng phương thức thần kỳ, an lành và đặc thù này xuất hiện để tỏ rõ với thiên hạ rằng có một vị kỳ nhân giáng sinh. Khi ông vừa mới được sinh ra đã khác hẳn với người thường. Đường Thái Tông “sinh mà không khóc”. Dường như sau này hết thảy của nhân gian đều vâng theo sai khiến dưới thiện hóa vô tư vô ngã của vị kỳ nhân này.

Xem thêm:

TỐP 10 CẦU THỦ BÓNG ĐÁ HAY NHẤT CHÂU ÂU

TOP 10 BÀI TOÁN KHÓ NHẤT VIỆT NAM

TỔNG KẾT

Thái Tông đã từng nói rằng: “Muốn làm vua được tốt, cần trước tiên phải để trăm họ sống nổi. Nếu như vì mình mà làm tổn hại đến trăm họ, thì khác nào cắt thịt đùi ăn vào bụng, bụng no thì người cũng chết”. Chỉ bằng một câu nói ấy thôi đã chứng tỏ được vị hoàng đế. Là một người vô cùng anh minh, hết lòng vì dân vì nước. Một lòng muốn dân giàu nước mạnh, phát triển sự phồn hoa này đến muôn đời. Chắc hẳn bài viết này đã giải đáp được câu hỏi: “Đường Thái Tông là ai?” của bạn, hy vọng rằng sau bài viết này, bạn có thể có thêm kiến thức về một vị vua đã từng dâng trọn cả cuộc đời mình cho đất nước.