QUẢN lý NHÓM lớp CHO GIÁO VIÊN mầm NON huấn HUYỆN – Tài liệu text

QUẢN lý NHÓM lớp CHO GIÁO VIÊN mầm NON huấn HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.18 KB, 21 trang )

QUẢN LÝ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài học, học viên có thể:
– Nắm được lí luận cơ bản nhất về quản lí nhóm/lớp học mầm non.
– Xác định rõ những mục tiêu cơ bản của quản lí nhóm/lớp.
– Nêu lên được nội dung quản lí nhóm/lớp ở trường mầm non.
– Vận dụng kiến thức quản lí nhóm/lớp học mầm non vào hoạt động quản lí nhóm/ lớp học mầm
non trong thực tiễn.
II. NỘI DUNG:
– Nội dung 1: Khái quát chung về quản lí nhóm/lớp.
– Nội dung 2: Nội dung quản lí nhóm/lớp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1
GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH CỦA BÀI HỌC VÀ HỌC VIÊN NÊU NGUYỆN VỌNG CỦA
MÌNH KHI HỌC BÀI NÀY
1. Hiện tại, khó khăn lớn nhất đối với bản thân bạn trong công tác quản lí trường mầm non,
quản lí nhóm/lớp học mầm non là gì?
2. Với khó khăn đó, bạn mong đợi được hỗ trợ, bồi dưỡng nội dung cụ thể nào trong lĩnh vực
quản lí nhóm/lớp? (Trừ hỗ trợ về cơ sở vật chất)
Hoạt động 2
TÌM HIỂU KHÁI NIỆM QUẢN LÍ, QUẢN LÍ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÍ TRƯỜNG
MẦM NON, QUẢN LÍ LỚP HỌC; VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN MẦM
NON TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÍ NHÓM/LỚP
1. Thế nào là quản lí trường mầm non, quản lí lớp nhóm/lớp học?
2. Vai trò và nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm/lớp? Đề quản lí
nhóm/lớp học mầm non có hiệu quả, giáo viên mầm non phải làm gì?
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Khái niệm quản lí trường mầm non, quản lí lớp nhóm/ lớp học
a. Quản lí trường mầm non
– Quản lí trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí
(hiệu trưởng) đến tập thể các bộ giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc

– giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của
từng bậc học.
b. Quản lí nhóm/lớp học
Quản lí nhóm/lớp là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến trẻ
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với trẻ.
Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác quản lí nhóm/lớp của giáo viên
mầm non là quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và
có hiệu quả.
Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như: mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, giáo dục trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, kết quả chăm sóc – giáo dục
trẻ.Các nhân tố của quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ có quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêu

nhiệm vụ giáo dục giữ vai trò định hướng cho sự vận động phát triển của toàn bộ quá trình và
cho từng nhân tố.
2. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm/lớp học mầm
non:
Giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ, họ là lực lượng chủ
yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế, giáo viên mầm
non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non.
Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lí, điều hành các hoạt
động chăm sóc – giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
– giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường và là người có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo
dục của trường. Vai trò quan trọng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên phải
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp, ổn định và đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài
của trường. Vì vậy, giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối xử công bằng đối với trẻ, là việc
nhiệt tình và có trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất
lượng chăm sóc – giáo dục trẻ và có uy tín đối với phụ huynh, đối với cộng đồng.
Nhiệm vụ của trường mầm non đòi hỏi người giáo viên về trách nhiệm cá nhân rất cao

trong tiến trình hoạt động hiện hành các hoạt động của trường. Sản phẩm lao động của người
giáo viên có ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc trưng công tác quản lí
trường mầm non đòi hỏi các nhà quản lí không chỉ là người có học vấn, có kinh nghiệm, có
phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải biết tìm ra những đặc điểm của trẻ để có phương pháp tác
động phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Những nét đặc trưng đó về nghề nghiệp của
người giáo viên mầm non phải được thể hiện trong nhân cách của người quản lí.
* Để quản lí lớp học có hiệu quả, giáo viên mầm non cần nắm vững được các mặt sau:
– Hiểu được đặc điểm trẻ;
– Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp;
– Quản lý trẻ hằng ngày;
– Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;
– Đánh giá sự phát triển của trẻ;
– Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp;
– Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ.
* Để phát huy vai trò của mình, người giáo viên mầm non phải thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
– Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non, phải thực hiện đầy đủ và
có chất lượng chương trình chăm sóc – giáo dục mầm non.
– Chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và
tuyên truyền hướng dẫn kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ.
– Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ trường mầm
non, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
– Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng công bằng với trẻ, bảo vệ các
quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em, bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ.
– Làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, bảo quản và sử dụng tốt trang thiết bị tài sản của nhóm/lớp.
– Đoàn kết và có trách nhiệm xây dựng tập thể không ngừng tiến bộ.
2

– Không ngừng rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng

cao chất lượng và hiệu quả công tác.
– Thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lí
giáo dục.
Các nhiệm vụ của giáo viên mầm non có liên quan chặt chẽ với nhau, tác động qua lại,
bổ sung cho nhau và được tiến hành thống nhất trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÍ NHÓM/LỚP CỦA GIÁO
VIÊN MẦM NON
1. Phân tích mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể quản lí lớp học?
2. Thế nào là nguyên tắc quản lí lớp học? Trình bày và phân tích hệ thống các nguyên tắc quản
lí lớp học?
3. Nêu cách vận dụng các nguyên tắc quản lí lớp học mầm non trong việc quản lí nhóm/lớp của
chị?
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Mục tiêu quản lí và mục tiêu quản lí nhóm/lớp học mầm non:
a. Mục tiêu quản lí trường mầm non:
Mục tiêu quản lí trường mầm non thực chất là những chỉ tiêu về mọi hoạt động của nhà
trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động. Đó cũng là những nhiệm vụ phải thực hiện,
đồng thời là kết quả mong muốn đạt được khi kết thúc 1 chu kì quản lí.
Quá trình quản lí trường mầm non phải xác định và phấn đấu thực hiện những mục tiêu cơ
bản sau đây.
– Mục tiêu số lượng: Đảm bảo chỉ tiêu thu hút số lượng trẻ trong độ tuổi đến trường.
– Mục tiêu chất lượng: Bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục
tiêu đào tạo.
– Xây dựng và phát triển tập thể sư phạm: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao
trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất nghề nghiệp và đời sống vật
chất, tinh thần.
– Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu chăm sóc – giáo
dục trẻ.
– Huy động các nguồn kinh phí có hiệu quả.

– Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn trường đóng.
– Cải tiến công tác quản lí nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động trong nhà trường.
Mỗi mục tiêu thể hiện đặc trưng của hoạt động quản lí nhưng giữa chúng có liên quan
mật thiết và phối hợp hỗ trợ với nhau tạo thành 1 hệ thống mạng lưới mục tiêu toàn diện. Trách
nhiệm của người cán bộ quản lí là phải làm cho mục tiêu trở thành hiện thực.
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu quản lí, các cấp quản lí Giáo dục mầm non đều phải
được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc nhất định.
b. Mục tiêu quản lí nhóm/lớp mầm non

3

Mục tiêu quản lí nhóm/lớp thực chất là những chỉ tiêu về hoạt động của nhóm/lớp được
dự kiến trong năm học. Đó cũng là những nhiệm vụ phải thực hiện, đồng thời là kết quả mong
muốn đạt được khi kết thúc một năm học.
Quá trình quản lí nhóm/lớp phải xác định và phấn đấu thực hiện những mục tiêu cơ bản
sau đây:
– Mục tiêu chất lượng: Bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu
đào tạo.
– Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu chăm sóc – giáo dục trẻ.
2. Nguyên tắc quản lí giáo dục mầm non, cách vận dụng nguyên tắc quản lí trong quản lí
nhóm/lớp mầm non
Nguyên tắc quản lí giáo dục là những luận điểm có tính quy luật chỉ đạo thành công hoạt
động quản lí.
Nguyên tắc quản lí giáo dục được nhận thức đúng đắn trong quá trình tổng kết những
kinh nghiệm quản lí giáo dục và ngày càng được bổ sung hoàn thiện có vai trò chỉ đạo toàn bộ
hoạt động của chủ thể quản lí và là cơ sở để xây dựng hệ thống các phương pháp quản lí giáo
dục.
Quản lí giáo dục là một bộ phận của quản lí xã hội với đặc trưng cơ bản là quản lí con
người. Vì vậy việc tuân thủ các nguyên tắc quản lí có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức

chỉ đạo thực hiện mục tiêu quản lí nhóm/lớp trong trường mầm non.
Các nguyên tắc quản lí giáo dục mầm non
1- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lí giáo dục: Đây là nguyên tắc quan trọng
bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục và giáo
dục mầm non. Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc đầu tiên là
phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên và
đội ngũ cán bộ quản lí mạnh về tổ chức, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, kiên định về lí
tưởng cách mạng và lập trường chính trị, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ để thực hiện tốt
chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành.
2- Tập trung dân chủ: Nguyên tắc này đòi hỏi sự kết hợp thống nhất hai mặt. Một mặt
tăng cường sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cơ quan nhà nước. Một mặt phát huy mở rộng
tính chủ động, sáng tạo của quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Thực
hiện nguyên tắc này vừa đề cao trách nhiệm của cá nhân người phụ trách, vừa đề cao quyền làm
chủ của người lao động, vừa chống được tình trạng bè phái, vô chính phủ, đảm bảo sự thống
nhất ý chí và hành động, là tăng sức mạnh của tổ chức.
3- Nguyên tắc pháp chế: Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi công tác tổ chức và hoạt động của
các cơ quan quản lí giáo dục mầm non phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, chống
sự lạm quyền, lẩn tránh nghĩa vụ. Mọi cán bộ, giáo viên phải tôn trọng và thực hiện nghiêm
chỉnh các yêu cầu của pháp luật và các quy phạm của ngành trong hoạt động của mình. Những
người vi phạm kỉ luật lao động phải được xử lí nghiêm minh.
4- Đảm bảo tính khoa học: Hoạt động quản lí giáo dục nói chung và quản lí trường mầm
non nói riêng là hoạt động mang tính tổng hợp rất cao. Nó không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà
phải am hiểu tri thức của nhiều ngành khoa học và sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn
mình đảm nhiệm. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ quản lí giáo dục mầm non
phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học khi ra quyết định hoặc xử lí thong tin để xác định
4

mục tiêu. Khi tiến hành bất cứ 1 hoạt động nào đếu phải xây dựng kế hoạch và hình thành cho
người dười quyền thói quen làm việc có kế hoạch. Người quản lí phải biết lựa chọn, nêu ra được

và giải quyết hợp lí những khâu chủ yếu. Việc giải quyết khâu này sẽ đảm bảo kết quả của việc
thực hiện các nhiệm vụ khác.
5- Đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực và cụ thể: chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều
vào hiệu quả của quản lí. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người giáo viên mầm non khi đưa
ra quyết định quản lí cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Trong quá trình quản lí cấn hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế công việc, biết xác định
những vấn đề cơ bản – then chốt trong từng thời gian để tập trung sức giải quyết. Quan tâm cụ
thể đến từng cán bộ giáo viên, tạo điều kiện để họ phát huy ở mức cao khả năng làm việc của
mỗi người và phấn đấu rèn luyện hoàn thiện bản than. Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường
và mọi quyết định đưa ra thực hiện đều phải được kiểm tra 1 cách chu đáo là cơ sở cho việc đề
ra quyết định quản lí đúng đắn.
6- Kết hợp giữa nhà nước và xã hội: Giáo dục là sự nghệp của toàn Đảng, của nhà nước
và của toàn dân. Kết hợp Nhà nước và xã hội trong quản lí giáo dục là một nguyên tắc cơ bản
là một quy luật phát triển giáo dục. Thực hiện nguyên tắc này là thực hiện hóa chủ trương “Nhà
nước và nhân dân cùng làm giáo dục”. Nguyên tắc kết hợp nhà nước và xã hội yêu cầu các cơ
quan quản lí giáo dục mầm non và mỗi cán bộ quản lí trong ngành phải có trách nhiệm chủ
động phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.
Phải làm cho mọi người và các cấp, các ngành nhận thức đúng đắn vai trò giáo dục mầm non;
trách nhiệm của mình đối với giáo dục.
Vậy nguyên tắc quản lí là những luận điểm có tính chất quy luật được đúc kết từ thực
tiễn giáo dục, là chỗ dựa đán tin cậy về lí luận giúp người cán bộ quản lí giáo dục định hướng
đúng đắn trong hoàn cảnh phức tạp luôn biến đổi để tự mình giải quyết các tình huống cụ thể,
đa dạng và biết tổ chức 1 cách khoa học các hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả tối ưu. Trong
thực tiễn của hoạt động quản lí giáo dục, các nguyên tắc liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động
qua lại bổ sung cho nhau. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được đảm bảo thực hiện tốt các
nguyên tắc quản lí.
Hoạt động 4
NỘI DUNG CỦA QUẢN LÍ NHÓM/LỚP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG
TRƯỜNG MẦM NON
Nội dung quản lí nhóm lớp thể hiện ở một số vấn đề

1- Tìm hiểu nắm vững đặc điểm của trẻ.
2- Xây dựng kế hoạch của lớp.
3- Quản lí trẻ hàng ngày.
4- Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
5- Đánh giá sự phát triển của trẻ.
6- Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp.
7- Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với cha mẹ
trẻ.
5

I. Nội dung của quản lí nhóm/lớp và cách thực hiện những nội dung này trong quá trình
quản lí nhóm/lớp của giáo viên mầm non.
1) Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm của trẻ.
Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Đúng như nhà giáo dục
K.D.Usinxki đã nói:”Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”.
Vì thế, nắm vững đặc điểm của từng trẻ là một trong những nội dung quan trọng của công tác
quản lí nhóm, lớp ở trường mầm non.
Giáo viên mầm non cần phải hiểu hoàn cảnh sống của trẻ, nắm được những đặc điểm về thể
chất, tâm lí của trẻ cũng như thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã có…Từ đó lựa chọn những
biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mĩ, và thích ứng với cuộc sống, với môi trường luôn luôn biến đổi.
Để nắm được đặc điểm của trẻ, giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều biện pháp khác
nhau như:
– Trao đổi trực tiếp với gia đình trẻ để thu nhận những thông tin cần thiết về trẻ.
– Quan sát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày, thường xuyên gần gũi chuyện trò
cùng trẻ.
– Sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của phụ huynh.
– Ghi nhật kí về trẻ hoặc thăm gia đình trẻ.
– Tạo tình huống để trẻ bộc lộ đặc điểm…

Tìm hiểu trẻ để nắm được đặc điểm của từng trẻ là một việc làm thường xuyên, liên tục trong
cả năm học và phải có kế hoạch cụ thể mới thu được những thông tin phong phú, có độ tin cậy
về thực trạng và khả năng hoàn cảnh của trẻ. Tuy nhiên ở từng thời điểm cụ thế, nội dung và
biện pháp tiến hành có khác nhau.
– Chẳng hạn, giai đoạn đầu năm học, giáo viên tìm hiểu để nắm sơ bộ những nét cơ bản của
từng trẻ và của cả lớp nói chung (họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc điểm nổi bật về tâm sinh lí,
họ tên bố mẹ trẻ, địa chỉ gia đình,…). Trên cơ sở đó dự kiến chế độ chăm sóc cho phù hợp.
– Những tháng tiếp theo, việc tìm hiểu trẻ nhằm giúp giáo viên kiểm tra lại độ chính xác của các
thông tin thu được từ ban đầu, bổ sung thêm những thông tin cần thiết về trẻ, giúp giáo viên
hiểu đầy đủ, sâu sắc đối tượng giáo dục của mình, Đó là cơ sở để bổ sung, điều chỉnh kịp thời
kế hoạch, biện pháp chăm sóc – giáo dục trẻ.
– Giai đoạn cuối học kì hay cuối năm học tiếp tục tìm hiểu để nắm vững những nét tính cách,
năng khiếu, sở thích của trẻ, mức độ tiến bộ của trẻ vể các mặt so với đầu năm, kịp thời bổ sung
động, điều chỉnh biện pháp tác động sư phạm để đạt được kết quả cao hơn.
2) Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp.
Xây dựng kế hoạch là dự kiến trước những công việc phải làm, biện pháp thực hiện các
công việc đó cũng như điều kiện đảm bảo cho công việc thực hiện thành công.
Giáo viên phụ trách các nhóm lớp cần phải xây dựng các loại kế hoạch: kế hoạch năm học, kế
hoạch tháng, kế hoạch tuần.
Nếu phân loại kế hoạch theo nội dung công việc thì giáo viên phải xây dựng kế hoạch
chủ nhiệm, kế hoạch giáo dục, kế hoạch thực hiện các chuyên đề.
Xây dựng kế hoạch năm học
* Căn cứ xây dựng kế hoạch năm học
6

Khi xây dựng kế hoạch năm học của lớp, giáo viên phải căn cứ vào kế hoạch năm học
của trường, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của lớp (hiện trạng và khả năng). Mặt khác
giáo viên cần phải dựa vào:
– Mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mẫu giáo trong chương

trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Thời gian quy định trong năm học.
– Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp mầm non.
– Nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong lớp mẫu giáo.
* Yêu cầu xây dựng kế hoạch:
Một bản kế hoạch của lớp thực sự khoa học, hợp lí phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Kế hoạch của lớp phải thống nhất với kế hoạch của trường, là một bộ phận kế hoạch của
trường.
– Nội dung kế hoạch đảm bảo tính cân đối, toàn diện và tính phát triển.
– Kế hoạch phải xác định được các mục tiêu cơ bản và biện pháp thực hiện. Mục tiêu, biện pháp
đề ra phải có cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn.
– Kế hoạch trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
* Nội dung kế hoạch:
Nội dung kế hoạch năm học của lớp phải trả lời được 3 câu hỏi: Phải làm gì? Làm như
thế nào? Bao giờ thì hoàn thành? Để trả lời 3 câu hỏi đó kế hoạch của lớp phải nêu rõ những
vấn đề cơ bản sau đây:
^ Đặc điểm tình hình lớp: Số lượng trẻ, nam-nữ, dân tộc, trẻ khuyết tật… Những thuận lợi và
những khó khăn?
1- Mục tiêu phấn đấu trong năm học.
* Mục tiêu chung
– Danh hiệu thi đua của lớp
– Danh hiệu thi đua của cá nhân
* Mục tiêu cụ thể:
– Mục tiêu phát triển số lượng: số trẻ nhận vào lớp, tỉ lệ chuyên cần
– Mục tiêu về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
+ Chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn cho trẻ
+ Phòng chống suy dinh dưỡng(tỉ lệ suy dinh dưỡng so với năm học trước).
+ Chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
+ Chất lượng thực hiện các chuyên đề
– Mục tiêu sử dụng bảo quản cơ sở vật chất nhóm, lớp

– Mục tiêu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
– Mục tiêu kết hợp với gia đình trẻ và các lực lượng xã hội
– Các mục tiêu khác: tham gia cac phong trò các hoạt động chung của trường, sáng kiến kinh
nghiệm của cá nhân.
* Những biện pháp thực hiện kế hoạch
Mỗi mục tiêu được xác định phải lựa chọn các biện pháp thực hiện tương ứng, có như
vậy mục tiêu mới thành kết quả và kế hoạch mới có khả năng trở thành hiện thực.
Kế hoạch năm học của lớp cần xác định được một số cơ biện pháp cơ bản như:
– Biện pháp thực hiện mục tiêu số lượng
7

– Biện pháp thực hiện mục tiêu chất lượng
– Biện pháp quản lý cơ sơ vật chất của nhóm,lớp
– Biện pháp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
– Biện pháp phối hợp với gia đình…
Xây dựng kế hoạch tháng
Dựa vào kế hoạch chung của trường: Giáo viên thực hiện các bước phát triển chủ đề
nhánh, Bao gồm chọn chủ đề cụ thể, xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng mạng nội dung,
mạng hoạt động của chủ đề và lên kế hoạch cụ thể hàng tuần cho phù hợp với trẻ và điều kiện
thực tế của lớp, xác định tên chủ đề cho tháng;mục tiêu cần đạt trên trẻ; xác định kiến thức, kỷ
năng và thái độ cần cung cấp cho trẻ thông qua chủ đề sẽ học; lựa chọn hoạt động; sắp xếp lịch
tuần, chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ.
Khi thiết kế một chủ đề giáo viên cần lưu ý một chủ cần thỏa mãn 4 yêu cầu sau:
– Cần tính đến nhu cầu, hứng thú của trẻ và những kiến thức bắt nguồn từ cuộc sống gần gũi của
trẻ.
– Cần được thể hiện trong các hoạt động của trường
– Cần được thể hiện ở sự lựa chọn và cung cấp các đồ dùng học liệu ở các khu vực chơi trong
lớp.
– Cần được tiến hành tối thiểu trong một tuần, đảm bảo có sự lặp lại và mở rộng các cơ hội học

cho trẻ các độ tuổi khác nhau( mẫu giáo bé, nhỡ, lớn )
GỢI Ý CHỦ ĐỀ TRONG NĂM HỌC CHO MẪU GIÁO NHỠ
Tháng
9
9-10
10-11
12-1
1-2
2
3
4
5

Chủ đề

Số tuần
Trường mầm non
2 tuần
Bản thân
4- 5 tuần
Gia đình (hoặc nghề nghiệp); Ngày 20-11
4-5 tuần
Các nghề phổ biến( hoặc Phương tiện giao thông): Ngày 4-5 tuần
thành lập quân đội nhân dân
Thế giới động vật; Tết nguyên đán
4-5 tuần
Thế giưới thực vật
4-5 tuần
Luật và phương tiện giao thông( hoặc gia đình) ngày 8-3
2 tuần

Các hiện tượng tự nhiên
2 tuần
Quê hương – Đất nước- Bác Hồ
1 tuần
Tết thiếu nhi

Lưu ý:
– Tên chủ đề, số lượng chủ đề và số tuần dự kiến cho thực hiện chủ đề có thể linh hoạt thay đổi
tùy theo hứng thú, phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ và điều kiện triển khai của từng lớp cụ
thể.
– Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần linh hoạt, thường xuyên xem xét và điều chỉnh kế
hoạch phù hợp với nhu cầu hiểu biết và trình độ phát triển của trẻ trong lớp mình cũng như điều
kiện cơ sở vật chất ở địa phương.
8

Kế hoạch chủ đề bao gồm các nội dung như:
– Xác định chủ đề và thời gian thực hiện,
– Xác định mục tiêu cần đạt của chủ đề.
– Xây dựng mạng nội dung, xây dựng mạng hoạt động.
– Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi và lên kế hoạch thực hiện cụ thể hàng tuần cho phù hợp với
đặc điểm phát triển của trẻ.
Kế hoạch thực hiện chủ đề giáo dục hàng tháng có soạn theo mẫu sau:
Tên chủ đề:…………………………….
Thời gian thực hiện:…………………………………..
* Xác định mục tiêu của chủ đề:
Xác định mục tiêu của chủ đề là dự kiến trước kết quả mong muốn cần đạt được trên trẻ
sau khi khám phá xong chủ đề đó. Mục tiêu giáo dục của chủ đề nhằm phát triển trên năm mặt:
thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm, kĩ năng xã hội. Lựa chọn các mục tiêu
phải đảm bảo tính phát triển, không nên đưa quá nhiều mục tiêu trong một chủ đề.

– Giáo viên cần xác định mục tiêu giáo dục chủ đề hoặc nói cách khác là những kết quả mong
muốn mà trẻ có thể đạt được sau khi học về chủ đề đó trên cơ sở:
+ Bám sát mục tiêu chương trình giáo dục mầm non và kết quả mong đợi của từng lĩnh vực giáo
dục.
+ Tìm hiểu để nắm được vốn kinh nghiệm của trẻ liên quan đến chủ đề ( thông qua trò chuyện
hỏi trẻ)
– Các mục tiêu cần cụ thể, vừa sức, phù hợp với độ tuổi, nhằm giúp trẻ từng bước đạt được mục
tiêu giáo dục cuối độ tuổi.
Lưu ý: Khi viết mục tiêu bao giờ cũng bắt đầu bằng động từ như: trẻ có thể, có khả năng, biết,
nhận xét, yêu thích…..
* Xây dựng mạng nội dung:
Giáo viên dự kiến các nội dung có thể thực hiện trong chủ đề. Mạng nội dung chứa đựng
những nội dung chính có liên quan đến chủ đề, qua đó giáo viên mong muốn cung cấp cho trẻ
những kiến thức kĩ năng thái độ gì.
Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ mạng để thiết kế chủ đề (bao gồm mạng nội dung và
mạng hoạt động ). Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, giáo viên xác định nội dung học cụ thể cho
tùng chủ đề nhánh.
Giáo viên cần lưu ý rằng việc chọn tên cho chủ đề và phát triển mạng nội dung của chủ
đề cần dựa trên đặc điểm, nhu cầu của lứa tuổi và hứng thú của trẻ trong nhóm.
Lưu ý: Khi thiết kế mạng nội dung, những nội dung được biểu đạt thường được bắt đầu bằng
các danh từ.
* Xây dựng mạng hoạt động
Xây dựng “ mạng hoạt động” là đưa ra hàng loạt các hoạt động giáo dục mà giáo viên dự
kiến cho trẻ trải nghiệm hằng ngày, hằng tuần dưới hình thức “học bằng chơi, chơi mà học” để
tìm hiểu, khám phá các nội dung của chủ đề, từ đó trẻ tiếp thu được các kĩ năng, kinh nghiệm
cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Mạng hoạt động giúp giáo viên dễ dàng nhìn thấy sự liên kết giữa các nội dung giáo dục
và các hoạt động, sự đan xen giữa các lĩnh vực phát triển trẻ và goiự cho giáo viên cách thức
9

tiếp cận và học tích hợp trong giáo dục mầm non. Đó là cách thức phối hợp một cách tự nhiên
những hoạt động cho trẻ em trải nghiệm các hoạt động thuộc các lĩnh vực giáo dục, giúp phát
triển đồng thời các mặt ngôn ngữ, thể lực, nhận thức, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ ở trẻ.
Giáo viên dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện ở mỗi chủ đề nhỏ cần cho trẻ trải nghiệp
hằng ngày, hàng tuần để tìm hiểu khám phá các nội dung của chủ đề, giáo viên dựa vào các hoạt
động gợi ý trong chương trình giáo dục mầm non và sưu tầm bổ sung các hoạt động phù hợp ở
từng địa phương.
* Chuẩn bị đồ dùng và học liệu
Đồ dùng, học liệu phải phù hợp với nội dung của chủ đề và các lĩnh vực hoạt động, đảm
bảo phong phú đa dạng về thể loại chất liệu và đạt yêu cầu an tòan vệ sinh, đáp ứng nhu cầu
hoạt động khám phá của trẻ. Những đồ dùng, nguyên vật liệu không có sẵn ngòai sự chuẩn bị
của giáo viên còn có thể vận động sự giúp đỡ của phụ huynh.
Xây dựng kế hoạch tuần
Kế hoạch tuần được xây dựng trên cơ sở bố trí các hoạt động vào thời khóa biểu hằng
ngày. Các hoạt động giáo dục xoay quanh chủ đề cùng với hoạt động chăm sóc sức khỏe và
dinh dưỡng sẽ góp phần thực hiện phát triển trẻ toàn diện. Trong một ngày, giáo viên lựa chọn
một số hoạt động gần gũi, bổ trợ cho nhau, tạo cơ hội chủ trẻ được lựa chọn, tham gia những
hoạt động khác nhau theo nhu cầu và khả năng. Khi xây dựng kế hoạch tuần, giáo viên dựa vào
chế độ sinh hoạt và yêu cầu nội dung cụ thể của chủ đề nhánh để xây dựng kế hoạch cho phù
hợp.
* Kế hoạch tuần ở tuổi nhà trẻ có thể xây dựng như sau
Hoạt động
Đón trẻ
Thể dục sáng

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Chơi tập có chủ định
Chơi với đồ chơi ở các góc
Hoạt động ngòai trời
Chơi tập buổi chiều
Trả trẻ
* Kế hoạch tuần của trẻ mẫu giáo
Hoạt động
Thứ 2
Đón trẻ
Thể dục sáng
Hoạt động học
Chơi và hoạt động ở các góc
Chơi và hoạt động ngoài trời
Hoạt động buổi chiều: Chơi và hoạt động

10

theo ý thích
Trả trẻ
Tóm lại: Xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng của giáo viên mầm non trong
công tác quản lí nhóm/lớp. Để làm tốt công việc này, giáo viên phải nắm chắc và xử lí tốt những
thông tin có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng, thực hiện kế hoạch lớp, trong
đó có tính đến những thuận lợi và khó khăn cần khắc phục. Kế hoạch đuợc xây dựng trên cơ sở
quán triệt đầy đủ các yếu tố khách quan và chủ quan, có sự bàn bạc thống nhất giữa giáo viên
trong nhóm/lớp là tiền đề cần thiết cho việc thực hiện thành công các mục tiêu nhiệm vụ đề ra
trong kế hoạch. Làm việc có kế hoạch là cách làm khoa học nhất của giáo viên mầm non.
Một số điểm lưu ý khi xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục:
– Khi xây dựng kế hoạch giáo dục, giáo viên cần dự đoán các khả năng thực hiện và tính đến
các yếu tố sau:
+ Khối lượng thời gian trẻ cần để tiến hành các hoạt động.
+ Các hoạt động cần phù hợp và mang tính liên tục, liên kết với nhau.
+ Yêu cầu đa dạng hoạt động và xen kẽ giữa hoạt động động và hoạt động tĩnh.
+ Sử dụng một số thủ thuật, trò chơi để lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
+ Chú ý lồng ghép đan xen các nội dung và hoạt động một cách hợp lý, nhẹ nhàng, tự nhiên,
tránh ôm đồm, quá sức của trẻ.
– Trong quá trình thực hiện kế hoạch, giáo viên cần linh hoạt, thường xuyên xem xét và điều
chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nhu cầu, trình độ phát triển của trẻ lớp mình, phù hợp với cơ sở
vật chất ở địa phương:
+ Vận dụng các hình thức tập thể cả lớp, nhóm nhỏ và cá nhân một cách linh hoạt tùy thuộc và
nội dung giáo dục cụ thể.
+ Sử dụng triệt để các điều kiện có lợi của môi trường xung quanh (lớp học, sân trường, cây
trồng, vật nuôi, các hiện tượng thiên nhiên, con người…), cho trẻ tiếp xúc, quan sát, tìm hiểu
thực tế để mở rộng tầm hiểu biết.
+ Tạo điều kiện cho trẻ tích cực sử dụng nhiều giác quan trong quá trình hoạt động, từ đó giúp
trẻ nhận thức rõ ràng, toàn diện và sâu sắc hơn, làm tăng thêm độ nhạy cảm của giác quan và sự

nhận biết.
+ Cung cấp đầy đủ cơ hội hoạt động cho trẻ. Giáo viên chú ý dành cho trẻ thời gian hoạt động
và cung cấp các phương tiện hoạt động đầy đủ, thỏa mãn được hứng thú và nhu cầu ham hiểu
biết của trẻ.
+ Chú trọng quá trình giáo dục. Không nên đơn thuần nghĩ mình làm như thế nào mà nên xem
xét trẻ học như thế nào, trên cơ sở đó tìm cách dạy thích hợp. Nên dẫn dắt trẻ nhận biết, phân
tích, phán đoán, suy luận ; dành thời gian nhất định cho trẻ suy nghĩ, không nên cắt ngang dòng
suy nghĩ của trẻ hay vội giải thích hoặc sửa chữa những sai sót của trẻ.
+ Trong xây dựng kế hoạch chủ đề luôn chú ý đến hoạt động vui chơi – hoạt động chủ đạo của
lứa tuổi này, triển khai chương trình giáo dục lấy vui chơi làm hoạt động chủ đạo.
3/ Quản lý trẻ hàng ngày:
* Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp

11

Duy trì và phát triển số lượng trẻ đến lớp là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng phối hợp các biện pháp
khác nhau như:
– Tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ đến trường.
– Nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ để thu hút số lượng.
– Yêu thương tôn trọng và gắn bó với trẻ, tạo cho trẻ cảm xúc tích cực, thích đến lớp đến
trường.
– Quản lý chặt chẽ số lượng trẻ có mặt hằng ngày, tránh mọi sơ suất có thể xảy ra và tạo được
lòng tin với các bậc cha mẹ…
Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp là một yêu cầu đòi hỏi có sự cố gắng thường xuyên
và trách nhiệm cao của người giáo viên, trong đó khả năng tuyên truyền, thuyết phục quần
chúng bằng chính lời nói và việc làm của bản thân có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút trẻ gửi
vào trường mầm non.
* Yêu cầu chung

Mỗi nhóm lớp trong trường mầm non phải lập sổ ghi danh sách trẻ với đầy đủ các thông
tin cần thiết: Họ và tên trẻ, ngày tháng năm sinh, ngày vào trường; họ tên bố mẹ, nghề nghiệp,
cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc điểm riêng của trẻ.
Hằng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và những trẻ vắng mặt, ghi vào sổ theo
dõi. Nắm được những biểu hiện bất thường xảy ra đối với từng trẻ để có biện pháp chăm sóc –
Giáo dục phù hợp. Đối với trẻ bé, cần phân công mỗi giáo viên phụ trách một số trẻ nhất định
nhằm thuận lợi cho việc chăm sóc quản lý. Trong mọi sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non, giáo
viên luôn có mặt theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Các nhu cầu của trẻ: Ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh, vui chơi, học tập… cần được thỏa mãn
một cách hợp lý dưới vai trò tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Khi trẻ đến tuổi chuyển nhóm,
chuyển lớp, giáo viên phải thực hiện đúng quy định của trường và có ban giao chu đáo giữa các
giáo viên với nhau khi tiếp nhận trẻ.
* Quản lí trẻ trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày
– Quản lí trẻ trong giờ đón trẻ:
Khi đón trẻ giáo viên cần nắm được tình hình sức khỏe và trạng thái tâm lý của trẻ. Biết
được người đưa trẻ đến lớp và những đồ dùng mang theo, không để trẻ mang vào lớp những đồ
vật, đồ chơi có thể độc hại hoặc gây thương tích cho trẻ. Trong lúc tiếp tục đón trẻ, giáo viên
vừa quan sát, theo dõi những trẻ khác đang chơi để giúp đỡ hoặc nhắc nhở khi cần thiết giáo
viên nên tranh thủ thời gian, chủ động hỏi han gia đình về tình hình trẻ lúc ở nhà để có thêm
những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ.
Khi giáo viên đón trẻ tốt nhất nên yêu cầu phụ huynh kí vào sổ theo dõi hằng ngày cảu trẻ
và cần ghi tình trạng sức khỏe của trẻ để giáo viên dễ theo dõi.
Sau giờ đón, giáo viên phải nắm được số trẻ có mặt và tên những cháu vắng mặt, ghi vào sổ
theo dõi hằng ngày. Đối với trẻ mẫu giáo, cô sử dụng hình thức điểm danh phù hợp. (BCV nêu
ra VD)
– Quản lí trẻ trong giờ chơi:
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Việc quản lí trẻ trong giờ chơi như thế nào để
không làm mất đi tính tích cực, tự nguyện, hứng thú chơi của trẻ là một yêu cầu cơ bản đối với
giáo viên mầm non.
12

Trẻ không những được chơi trong lớp mà còn được chơi ngoài trời nhằm tăng cường sức khỏe
và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. Mở rộng khoảng không gian chơi của trẻ là cần thiết và cần có
những yêu cầu quản lí phù hợp với các thời điểm chơi của trẻ hàng ngày.
– Quản lí trẻ chơi trong lớp : Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ chơi, học liệu và bố trí các góc
chơi hợp lí để không ảnh hưởng đến quá trình chơi của trẻ. Giáo viên cần xây dựng môi trường,
sắp xếp các góc chơi gợi mở tạo điều kiện để cho mọi trẻ được tự lựa chọn nhóm chơi, hoạt
động theo ý thích ở các góc.
Bằng nghệ thuật sư phạm, giáo viên thu hút mọi trẻ tham gia chơi tích cực, vui vẻ, thỏai mái.
Cô thường xuyên quan sát, theo dõi và hướng dẫn trẻ chơi, tôn trọng nhu cầu và quyền được
chơi của trẻ, gợi ý, động viên kịp thời, xử lý các tình huống nảy sinh như: Tranh giành đồ chơi
của nhau, không chịu nhường nhịn vai chơi cho bạn, lấn áp bạn khi chơi hoặc ngậm đồ chơi vào
miệng…
Mặt khác, hằng ngày giáo viên nên chú ý, quan sát, khuyến khích để trẻ luôn được luân
phiên tham gia vào các nhóm, các hoạt động khác nhau, không để trẻ chơi hoặc hoạt động ở một
nhóm quá một tuần. Giáo viên cũng cần chú ý hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong khi
chơi và sau khi chơi xong, biết tự cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
Quản lí trẻ chơi ngoài trời: Giáo viên nên chọn địa điểm chơi đảm bảo an toàn, đủ
khoảng rộng cho trẻ vận động, cho trẻ ăn mặc quần áo, dày dép gọn gàng, phù hợp với thời tiết
trong ngày. Hoạt động ngoài trời có thể tiến hành với một số nội dung, hình thức hoạt động sau:
– Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời, làm đồ chơi và chơi với các vật liệu thiên nhiên
như: Cây, quả, hoa, lá, cát, sỏi.
– Chơi với những trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà trẻ thích.
– Quan sát một số sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên.
– Tham gia vào một số hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên.
– Dạo chơi trong sân trường, thăm các khu vực trong trường và ngoài nhà trường.
Khi trẻ ra chơi ngoài trời phải có ít nhất 2 cô giáo quản trẻ. Công việc kiểm tra sĩ số phải
được tiến hành trước và sau khi kết thúc buổi chơi, trong quá trình trẻ thực hiện các nội dung
hoạt động ngoài trời, cô luôn bao quát, theo dõi trẻ, không để trẻ chạy nhảy quá sức hoặc xô đẩy

nhau và không để cho trẻ chơi gần những nơi không đảm bảo an toàn.
Giáo viên nên dự kiến các tình huống có thể xảy ra để chủ động trong cách giải quyết.
Giáo viên nên giới thiệu và nói rõ khu vực chơi của lớp. Tập cho trẻ làm quen với hiệu lệnh khi
cần tập trung trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị vào lớp.
Đối với những trẻ bé, trẻ chưa đi vững, cần tổ chức cho trẻ chơi ở hiên để trẻ được tiếp
xúc với ánh nắng, không khí, góp phần rèn luyện, tăng cường sức khỏe. Khi trẻ chơi ngoài hiên,
giáo viên luôn có mặt bên cạnh trẻ, vừa cùng chơi với trẻ, vừa quản lý theo dõi trẻ chơi.
* Quản lí trẻ trong giờ học (hoạt động chung)
Hoạt động của trẻ thường diễn ra trong thời gian nhất định tùy theo từng lứa tuổi, tùy
theo nhu cầu, hứng thú của trẻ. Trong hoạt động, giáo viên có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài
trời, học cả lớp, học theo nhóm hoặc học từng cá nhân. Giáo viên tổ chức các hoạt động theo
yêu cầu của chương trình phù hợp với từng độ tuổi nhưng không máy móc, cứng nhắc mà linh
hoạt, mềm dẻo trên cơ sở phù hợp với đặc điểm đối tượng và hoàn cảnh thực tế.
Để thuận tiện cho việc quản lí trẻ trong hoạt động, giáo viên cần nghiên cứu sắp xếp chỗ
ngồi cho trẻ hợp lí đối với từng loại hoạt động sao cho giáo viên dễ bao quát chung và theo dõi
13

riêng. Mọi trẻ trong nhóm lớp đều được tham gia và hoạt động học đầy đủ, tích cực. Với lớp
đông trẻ và có 2 giáo viên, tùy theo điều kiện, hòan cảnh cụ thể, có thể chia trẻ thành 2 nhóm để
trẻ học cùng một lúc hoặc tổ chức cho một nhóm trẻ học trong lớp, một nhóm chơi và hoạt động
ngoài trời sau đó đổi lại.
Đối với những trẻ mới đến trường hoặc vừa ốm dậy, giáo viên cần quan tâm cho trẻ hoạt
động vừa sức và làm quen dần. Giáo viên phải đánh giá được khả năng, thái độ của từng trẻ
tham gia học tập để điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp, động viên, khuyến khích trẻ kịp
thời nhưng không nên lạm dụng vỗ tay nhiều lần làm ảnh hưởng tới sự tập trung chú ý của trẻ.
Mức độ thu hút trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và kết quả của nó phụ thuộc rất nhiều và
nghệ thuật tổ chức điều khiển của giáo viên mầm non.
* Quản lí trẻ trong giờ ăn.
Giờ ăn có thể coi là giờ cao điểm nên yêu cầu giáo viên trong nhóm, lớp phải có mặt đầy

đủ để tổ chức và chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ. Số suất báo ăn phải đúng với số trẻ có mặt,
Trong trường hợp gia đình không báo ăn cần yêu cầu mang theo thức ăn cho trẻ đúng giờ.
Tuyệt đối không để trẻ phải nhịn đói hoặc ăn uống thất thường.
Giáo viên phải sắp xếp bàn ăn và vị trí ngồi ăn của trẻ hợp lý, thuận lợi cho trẻ và giáo
viên đi lại để có thể theo dõi bao quát toàn lớp, không nên bắt trẻ ngồi vào bàn chờ đợi quá lâu
khiến trẻ căng thẳng, mệt mỏi, làm giảm sự thèm ăn của trẻ.
Khi trẻ ăn, giáo viên luôn động viên, khuyến khích trẻ ăn ngon, ăn hết suất, xử lý nhanh
những tình huống hóc, sặc thức ăn có thể sảy ra. Với những trẻ ăn chậm biếng ăn phải có sự
quan tâm chú ý nhiều hơn. Trẻ càng bé, việc tổ chức quản lý trẻ trong giờ ăn càng phức tạp, khó
khăn. Do đó, đối với trẻ bé, khi cho trẻ ăn, giáo viên cần phải ngồi ở vị trí thuận lợi để vừa cho
trẻ ăn vừa có thể theo dõi bao quát những trẻ chưa được ăn hoặc những trẻ đã ăn xong đang
chơi trên giường, trong cũi.
Giáo viên cần tạo không khí vui vẻ, thỏai mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng,
động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Cô cũng cần quan tâm nhiều hơn đến những trẻ mới
đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Trong quá trình tổ chức bữa ăn cho trẻ, giáo viên nên chú ý
rèn luyện các hành vi thói quen tốt của trẻ.
* Quản lý trẻ trong giờ ngủ
Giấc ngủ của trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh.
Phòng ngủ của trẻ phải được chuẩn bị sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và có
đầy đủ đồ dùng phục vụ cho giấc ngủ của trẻ. Để đi vào giấc ngủ nhanh cô giáo nên tôn trọng
thói quen và tư thế nằm của trẻ: Những lời hát ru êm ái, dịu dàng có tác dụng nhẹ nhàng đưa trẻ
vào giấc ngủ. Giáo viên phải tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ thời gian và ngủ ngon giấc theo
yêu cầu của từng độ tuổi.
Trong khi trẻ ngủ, giáo viên luôn có mặt bên cạnh để chăm sóc, theo dõi giấc ngủ của trẻ,
tạo trạng thái yên tĩnh, tránh tiếng động làm trẻ giật mình. Đối với những trẻ khó ngủ, ngủ ít trẻ
mới đến lớp chưa quen giấc ngủ trưa cô cần có biện pháp chăm sóc riêng để không ảnh hưởng
đến giấc ngủ của những trẻ khác. Hết giờ ngủ, cô cho trẻ thức dậy từ từ, tránh đột ngột. Giáo
viên hướng dẫn trẻ tự làm một số công việc vừa sức như: Cất gối, xếp chăn, chiếu. Có thể
chuyển dần sang hoạt động khác bằng cách âu yếm trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát…
* Quản lí trẻ trong giờ trả trẻ

14

Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi phụ huynh tới đón.
Không trả trẻ cho người lạ mặt hoặc trẻ em dưới 10 tuổi chưa đủ trách nhiệm và khả năng bảo
vệ trẻ.
Giáo viên chủ động trao đổi với gia đình về tình hình trẻ trong ngày và trao đổi với phụ
huynh những hoạt động cần có sự phối hợp. Nếu có gì sảy ra do sơ suất phải thành thật xin lỗi
phụ huynh.
Vừa trả trẻ giáo viên phải vừa theo dõi những trẻ khác đang chơi trong phòng. Cô chỉ
được ra về sau khi đã trả hết trẻ.
4- Đảm bảo chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
– Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thời gian và trình tự
hoạt động trong ngày cũng như việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Vì thế việc xây dựng
và thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện đối với trẻ.
Giáo viên mầm non phải biết xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp với đặc điểm phát triển
tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi do mình phụ trách và có tính đến tình hình thực tế của trường.
Chế độ sinh hoạt đuợc thực hiện một cách ổn định sẽ góp phần hình thành các thói quen
hành vi văn hóa vệ sinh, tính tổ chức kỷ luật và một số đức tính tốt ở trẻ. Mặt khác, thực hiện
đúng đắn chế độ sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng thuận lợi cho quá trình sinh lý diễn ra trong
cơ thể, tạo ra ở trẻ tâm trạng sảng khoái, vui vẻ, ngăn ngừa sự mệt mỏi.
Để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho trẻ ở trường mầm non, giáo viên phải thực hiện
nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp với gia đình cùng thực hiện.
– Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Thực hiện tốt chế độ vệ sinh chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi,
giữ sạch nguồn nước, hạn chế đến mức thấp nhất các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Giáo viên cần chăm sóc chu đáo giấc ngủ của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn được âu
yếm và được yêu thương khi đi vào giấc ngủ. Trẻ được ngủ đủ, ngủ sâu khi thức giấc sẽ tỉnh
táo, vui vẻ, tích cực hoạt động, đó là yếu tố cần thiết cho sự phát triển thể lực và tăng cường sức

khỏe.
Tổ chức cân đo định kì cho trẻ theo quy định của trường mầm non đối với từng độ tuổi.
Số liệu cân đo phải được phản ánh kịp thời lên biểu đồ tăng trưởng, nếu đường biểu diễn sức
khỏe của trẻ nằm ngang hoặc đi xuống, cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp can thiệp
sớm.
Giáo viên có trách nhiệm cùng nhà trường tổ chữ tốt việc kiểm tra sức khỏe định kì cho
trẻ và thông báo kịp thời tình hình sức khỏe của trẻ cho gia đình thực hiện tích cực các biện
pháp phòng bệnh theo mùa và tiêm chủng phòng dịch cho trẻ. Đảm bảo mọi trẻ trong nhóm lớp
đều được tiêm chủng, uống vắc-xin theo đúng quy định của y tế.
Tổ chức cho trẻ vận động, hoạt động hợp lí là một nội dung quan trọng của việc chăm
sóc sức khỏe. Trẻ được vận động dưới các hình thức phù hợp với lứa tuổi, được dạo chơi ngoài
trời trong bầu không khí trong lành và ánh nắng của buổi sáng, sẽ tăng cường sức khỏe trao đổi
chất trong cơ thể, giúp trẻ thích nghi với những biến đổi của thời tiết, rèn luyện khả năng thích
ứng với mô trường.
Trẻ em ở độ tuổi mầm non, tuy bé bỏng, yếu ớt, chưa có khả năng bảo vệ mình nhưng rất
hiếu động, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, trong quá trình chăm sóc trẻ,
15

giáo viên phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có những biện pháp tích
cực để phòng tránh tai nạn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần. Giáo viên
phải có kiến thức và kĩ năng về phòng xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặp. Nhắc nhở và
tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn đối với trẻ.
Giáo dục trẻ có những hiểu biết về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho bản thân, hình
thành ở trẻ những hành vi thói quen văn hóa vệ sinh trong mọi sinh hoạt.
Trẻ khỏe mạnh, an toàn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối là mục tiêu quan trọng của việc
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi giáo
viên mầm non phải có những hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, những yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự tăng trưởng phát triển của trẻ nói chung và sức khỏe nói riêng.
Trên cơ sở đó, giáo viên tổ chức môi trường sinh hoạt phù hợp và kích thích được sự phát triển

thể chất và tinh thần cho trẻ.
Đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được thực hiện
thống nhất trong phạm vi cả nước. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ
những nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằm thực hiện tốt ưu mục tiêu giáo dục
đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Thực hiện nghiêm túc chương
trìnhlà một yêu cầu mang tính bắt buộc đối với giáo viên mầm non và các nhà quản lí giáo dục
mầm non.
Để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ, giáo viên phải nguyên túc
quán triệt mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo
vào quá trình tổ chức thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, ngôn
ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo hằng tháng, hằng tuần trên cơ sở hiểu rõ
đặc điểm của đối tượng và phù hợp với tình hình thực tế. Các nội dung đề ra trong kế hoạch
phải được lựa chọn, sắp xếp có hệ thống, phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với vốn kinh
nghiệm và khả năng của trẻ. Giữa các nội dung có sự kết hợp với nhau một cách cân đối, hợp lí
giúp cho việc học của trẻ thông qua khám phá chủ đề đạt hiệu quả.
Giáo viên là người tổ chức môi trường cho trẻ, là người tạo cơ hội, tạo tình huống, tạo
cảm giác tin tưởng để kích thích trẻ tham gia vào các trò chơi và các hoạt động tìm tòi khám
phá. Dưới vai trò chủ đạo của cô, trẻ chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm
các tình huống của cuộc sống, được bộc lộ khả năng làm phong phú vốn kinh nghiệm và phát
triển tính độc lập sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động vui chơi, học tập, lao động, dạo chơi
tham quan…
Các điều kiện các phương tiện, đồ dung, đồ chơi cho từng hoạt động phải được chuẩn bị
đầy đủ, chu đáo, phù hợp với nội dung chủ đề và sắp xếp hợp lí tạo cho trẻ tham gia vào các
hoạt động thuận tiện, phát triển được khả năng. Thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung đồ dùng
đồ chơi để thích ứng với quá trình phát triển của trẻ.
Phương pháp tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục được thể hiện ở trẻ khi tham gia
vào các hoạt động và sau khi kết thúc chủ đề, kết quả đánh giá là thước đo chất lượng thực hiện
chương trình giáo dục của mỗi giáo viên. Đồng thời là căn cứ để điều chỉnh nội dung, phương

pháp giáo dục thích hợp cho các họat động tiếp theo.
16

Chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ trong trường mầm non do đội ngũ giáo
viên quyết định. Vì thế, giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, nắm vững mục tiêu nội dung chương trình, tích cực rèn luyện năng lực, nghệ thuật
sư phạm, chịu khó suy nghĩ cải tiến phương pháp giáo dục sáng tạo linh hoạt trong quá trình tổ
chức môi trường hoạt động cho trẻ… Đó là những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng thực
hiện chương trình giáo dục trẻ ở từng nhóm lớp trong trường mầm non.
5/ Đánh giá sự phát triển của trẻ
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định phán đóan và kết quả của quá trình
giáo dục, phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm
cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trẻ.
Đánh giá sự phát triển của trẻ (gọi tắt là đánh giá trẻ) mẫu giáo, gồm 2 loại: đánh giá trẻ
hằng ngày và theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề và đánh giá cuối độ tuổi).
Giáo viên cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục
và phương pháp tổ chức các hoạt động cho phù hợp.
Cách ghi chép hồ sơ cá nhân trẻ
– Cách ghi chép
Kết quả nhận xét, đánh giá trẻ hằng ngày được ghi vào nhật kí nhóm/lớp hoặc sổ kế
hoạch giáo dục (Mục nhận xét đánh giá). Giáo viên cần ghi lại những biểu hiện bất thường của
trẻ (tích cực, tiêu cực) và những lưu ý trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc – giáo dục, để rút
kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.
Kết quả đánh giá trẻ cuối chủ đề được ghi vào phiếu đánh giá việc thực hiện chủ đề và
kết quả đánh giá trẻ cuối độ tuổi được ghi vào bảng đánh giá sự phát triển trẻ (theo mẫu trong
phụ lục). Kết quả đánh giá được lưu vào hồ sơ cá nhân trẻ.
– Hồ sơ cá nhân trẻ
Hồ sơ cá nhân là một dạng tư liệu, đồng thời là một căn cứ quan trọng để đánh giá sự
phát triển của trẻ trong suốt năm học.

– Yêu cầu hồ sơ
Hồ sơ cá nhân trẻ đựng trong túi bằng bìa hoặc ni lông hay cặp ni lông có nhiều ngăn.
Trên hồ sơ cá nhân: tên, ngày sinh của trẻ, lớp/năm học. Hồ sơ bao gồm:
1. Lí lịch của trẻ.
2. Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ (nếu có).
3. Kết quả các bài tập (nếu có).
4. Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện (vẽ, cắt, nặn, xé…) với nhận xét của cô giáo kết quả đánh
giá trẻ theo giai đoạn. ( Sách vở toán tạo hình, tập tô)
Sản phẩm của trẻ trong hồ sơ cần được sắp xếp thành từng loại (bài vẽ, bài xé, dán, ảnh
chụp nếu có) những sản phẩm khác do trẻ tự làm… Mỗi sản phẩm nên sắp xếp theo trình tự thời
gian để dễ thấy sự tiến bộ của trẻ, cũng như dễ theo dõi. Tất cả sản phẩm đều được thu thập từ
đầu cho đến thời điểm đánh giá và hết năm học.
Tất cả hồ sơ cá nhân trẻ trong nhóm/lớp nên để cùng một chỗ và được sắp xếp sao cho dễ
sử dụng và quản lí.
Định kì, giáo viên có thể xem lại những hồ sơ trẻ, trao đổi với đồng nghiệp hoặc phụ
huynh về kết quả đạt được, những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó giáo viên đề xuất kế hoạch
tiếp theo. Giáo viên có thể gửi hồ sơ của trẻ cho phụ huynh, để biết tòan diện về trẻ (những tiến
17

bộ ; điểm mạnh, điểm yếu…). Từ đó cùng phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc – giáo dục
trẻ.
6- Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp
Cơ sở vật chất của nhóm, lớp là tòan bộ các phương tiện vật chất kĩ thuật được nhà
trường trang bị để chăm sóc – giáo dục trẻ em. Nó bao gồm các phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi
trang thiết bị, sách báo, tài liệu chuyên môn…đó là điều kiện không thể thiếu được để nâng cao
chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ và hiệu quả làm việc của giáo viên.
Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp nhằm đạt mục tiêu là xây dựng, bảo quản và sử dụng
có hiệu quả cơ sở vật chất trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ.
Hằng năm, giáo viên chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường có kế hoạch sửa chữa,

thay thế hoặc mua sắm bổ sung các thiết bị, cơ sở vật chất của nhóm lớp, phải lập sổ theo dõi
đầy đủ (sổ tài sản) và giao trách nhiệm cho từng giáo viên quản lí cụ thể. Định kì kiểm kê tài
sản theo đúng quy định của trường, báo cáo kịp thời khi tài sản bị mất mát, hư hỏng cần bổ sung
thay thế. Giáo viên có trách nhiệm quản lí tốt cơ sở vật chất của nhóm lớp và đồ dùng của trẻ,
nâng cao ý thức tiết kiệm, thực hiện nghiêm túc các quy định của trường trong việc quản lí tài
sản.
Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị trong lớp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện khi
sử dụng và đảm bảo yêu cầu vệ sinh, an tòan, thẩm mĩ.
Giáo viên cần tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình và các lực lượng xã hội để có thể có đủ
đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho sinh họat và nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.
– Các loại sổ sách :
+ Sổ danh sách trẻ ;
+ Sổ kế hoạch của giáo viên ;
+ Số theo dõi tài sản,
+ Sổ chuyên môn ;( bổ sung thêm số nhật ký; Số hội họp của nhà trường ngoài chuyên môn) và
+ Sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.
– Bảng biểu : Bảng bé ngoan ; Bảng ghi chế độ sinh hoạt ; Bảng ghi chương trình dạy trẻ ; Bảng
phân công công tác của giáo viên ; Biểu đồ tăng trưởng của trẻ (tập thể); Bảng thông báo với
gia đình trẻ khi cần.
Tóm lại : Cơ sở vật chất của nhóm, lớp là tài sản của nhà trường được giao trách nhiệm cho
giáo viên trực tiếp quản lí. Quản lí tốt cơ sở vật chất là nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng
cường điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.
7) Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ:
Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ gữa nhà trường và gia đình là một nhiệm
vụ quan trọng của trường mầm non., Giáo viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình
trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ em, tạo nên sự thống nhất giữa giáo dục trẻ giữa 2 lực
lượng giáo dục này.
* Hình thức phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đình

Sự phối hợp giáo dục đuợc tiến hành thông qua các hình thức sau đây:
– Trao đổi trực tiếp hằng ngày thông qua giờ đón và trả trẻ;
– Tổ chức họp định kì với gia đình;
18

– Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại các nhóm, lớp;
– Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ;
– Thông qua các hội thi văn hóa, văng nghệ;
– Tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ;
– Hòm thư gia đình;
– Mời gia đình tham quan vào một số hoạt động của lớp, của trường tùy theo điều kiện và
khả năng của họ;
– Thông qua ban phụ huynh; Sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường.
* Nhiệm vụ của giáo viên phối hợp với gia đình
Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc –
giáo dục trẻ của lớp và của nhà trường, giáo viên cần phải:
– Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. Sẵn sàng
tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu.
– Thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều
hình thức khác nhau như: Họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với phụ huynh… Ví dụ:
Trước ngày nhận trẻ vào trường, cần có những hướng dẫn cho bố mẹ, giới thiệu những hoạt
động trong ngày ở trường của giáo viên và của trẻ.
– Nếu trẻ lần đầu tiên đến lớp, cô giáo cần trao đổi cụ thể về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường,
nắm bắt những thông tin, đặc điểm của trẻ, cho bố mẹ làm quen với lớp, với các bạn và cô giáo.
Thời gian đầu có thể cho bố mẹ vào lớp chơi cùng trẻ, đón trẻ về sớm, có thể cho trẻ mang theo
đến lớp những đồ chơi ưa thích mà trẻ thường chơi ở nhà để tránh sự hụt hẫng ban đầu.
– Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha
mẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có thể để kịp thời có biện pháp
tác động chăm sóc – giáo dục phù hợp.

– Cần thống nhất với các bậc phụ huynh về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa
phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học.
– Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ, giáo viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể của gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
– Trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, giáo viên cần phải đưa nội dung phối hợp
với gia đình vào kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể về vấn đề cần phối hợp với gia đình để
thực hiện chủ đề đó: Ví dụ: Từ ngày…đến ngày… cần phụ huynh đóng góp vật liệu: giấy báo
cũ, bìa, cây hạt,…; Ở nhà, phụ huynh đọc cho trẻ nghe thơ, truyện về gia đình, cô giáo,… Phụ
huynh tạo điều kiện cho trẻ cũng cố kĩ năng rửa tay, đánh răng, rửa mặt,… Những yêu cầu này
giáo viên nên thông báo cho phụ huynh giờ đón, trả trẻ và ở góc “Tuyên truyền cho cha mẹ”.
Sau một thời gian đưa ra yêu cầu đối với phụ huynh, giáo viên có thể đưa ra một số thông tin:
Thông báo danh sách nhưng phụ huynh đã thực hiện yêu cầu, hoặc nhắc lại yêu cầu với một số
phụ huynh. Khi đánh giá sau chủ đề, giáo viên cần phải có phần nhận xét về công tác phối hợp
với gia đình phục vụ cho việc thực hiện chủ để ( những gì đã thực hiện được, còn tồn tại gì, có
gì cần rút kinh nghiệm, hướng giải quyết).
– Chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia
đóng góp của gia đình trẻ. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, nhà trường và giáo viên cần phải có
sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện
cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ có hiệu quả.
19

Hoạt động 5
THỰC HÀNH
Chia nhóm và thảo luận:
1. Để đánh giá một giáo viên quản lí nhóm/lớp tốt thì sẽ đánh giá như thế nào?
2. Hãy nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân để quản lí nhóm lớp có hiệu quả?
THÔNG TIN PHẢN HỒI
1. Đánh giá giáo viên quản lí nhóm lớp
Để đánh giá hiệu quả quản lí nhóm, lớp của giáo viên cần đánh giá dựa trên các mặt:

– Về phía trẻ: cô giáo bao quát trẻ tốt, lập kế hoạch giáo dục phù hợp, tổ chức hoạt động lớp phù
hợp (bao gồm: thực hiện tốt thiết kế bài tập theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của trẻ (chú ý đến hứng thú của từng cá nhân) lập kế
hoạch phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và tổ chức triển khai những hoạt động trong
thực tế (biết triển khai, điều chỉnh linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, mềm dẻo trong việc
thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế) và kết quả trên trẻ – đánh giá rút kinh nghiệm
theo quá trình mình thực hiện đúng kế hoạch.
– Với phụ huynh: giáo viên biết tư vấn cho phụ huynh về những vấn đề nóng bỏng, ví dụ: vấn đề
dịch bệnh, về những biểu hện của trẻ: tâm lí của trẻ không tốt vào những thời điểm nào đó. Giáo
viên biết cách phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ có hiệu quả.
– Với ban giám hiệu: Thực hiện tốt chức năng chuyên môn và những nhiệm vụ của nhà trường
giao trong năm học.
– Với đồng nghiệp: Hỗ trợ với nhau trong công việc tốt. Tạo được mối quan hệ tốt với đồng
nghiệp.
2. Một số kinh nghiệm quản lí có hiệu quả
Phụ lục
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Trường:
Lớp:
Thời gian:……tuần. Từ ngày….tháng…..đến ngày….tháng…..
Tên chủ đề:………………
1. Mục tiêu của chủ đề
1.1. Các mục tiêu trẻ đã thực hiện tốt
1.2 Các mục tiêu trẻ chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí do.
1.3 Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lí do
– Mục tiêu 1:
– Mục tiêu 2:….
2. Nội dung của chủ đề
2.1 Các nội dung trẻ đã thực hiện tốt
2.2 Các nội dung chưa thực hiện được và lí do

2.3 Các kĩ năng mà trên 30% trẻ chưa đạt được và lí do
3. Tổ chức các hoạt động của chủ đề
20

3.1 Hoạt động học
– Trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng
– Trẻ tỏ ra không hứng thú, không tích cực tham gia. Lí do
3.2 Việc tổ chức chơi trong lớp
– Số lượng/ bố trí các góc chơi (không gian, diện tích, trang trí…)
– Sự giao tiếp giữa các trẻ/ nhóm chơi; việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kĩ năng…
– Thái độ của trẻ khi chơi.
3.3 Tổ chức chơi ngoài trời
– Số lượng các buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức
– Số lượng/ chủng loại đồ chơi
– Vị trí/chỗ trẻ chơi
– Vấn đề an toàn, vệ sinh đồ chơi và khu vực chơi
=> Khuyến khích trẻ hoạt động, giao lưu và rèn luyện các kĩ năng thích hợp…
4. Những vấn đề khác cần lưu ý
4.1 Sức khỏe của trẻ (những trẻ nghỉ nhiều hoặc có vấn đề về ăn uống, vệ sinh…)
4.2 Chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi của cô và của trẻ…
Lưu ý để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn.
BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
(So sánh với chỉ số phát triển của trẻ)
Tên trẻ:……………………Ngày….tháng……năm
Ngày sinh:……………….
Lớp:……………………….Giáo viên:…………………
Trẻ mẫu giáo (tuổi)
Đạt
Cân nặng……….

Chiều cao….
Vận động thô (ghi các chỉ số)………
Vận động tinh (ghi các chỉ số)………
Dinh dưỡng – Sức khỏe (ghi các chỉ số)………
Nhận thức (ghi các chỉ số)………
(ghi các chỉ số)………
Ngôn ngữ (ghi các chỉ số)………
Tình cảm, kĩ năng xã hội (ghi các chỉ số)………
Thẫm mĩ (ghi các chỉ số)………

Không

21

– giáo dục trẻ nhằm mục đích thực thi tiềm năng giáo dục so với từng độ tuổi và tiềm năng chung củatừng bậc học. b. Quản lí nhóm / lớp họcQuản lí nhóm / lớp là quy trình ảnh hưởng tác động có mục tiêu, có kế hoạch của giáo viên đến trẻnhằm thực thi tiềm năng giáo dục so với trẻ. Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực ra của công tác quản lí nhóm / lớp của giáo viênmầm non là quy trình chăm nom – giáo dục trẻ, bảo vệ cho quy trình đó quản lý và vận hành thuận tiện vàcó hiệu suất cao. Quá trình chăm nom – giáo dục trẻ gồm có những tác nhân tạo thành như : tiềm năng, nộidung, chiêu thức, phương tiện đi lại, giáo dục trẻ nhỏ từ 0 đến 6 tuổi, tác dụng chăm nom – giáo dụctrẻ. Các tác nhân của quy trình chăm nom – giáo dục trẻ có quan hệ tương hỗ, trong đó mục tiêunhiệm vụ giáo dục giữ vai trò xu thế cho sự hoạt động tăng trưởng của hàng loạt quy trình vàcho từng tác nhân. 2. Vai trò, trách nhiệm của giáo viên mầm non trong quy trình quản lí nhóm / lớp học mầmnon : Giáo viên là chủ thể trực tiếp của quy trình chăm nom – giáo dục trẻ, họ là lực lượng chủyếu, là nhân vật TT thực thi tiềm năng giáo dục của nhà trường. Vì thế, giáo viên mầmnon là tác nhân quyết định hành động trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non. Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức triển khai quản lí, quản lý những hoạtđộng chăm nom – giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực thi trách nhiệm chăm nom – giáo dục trẻ và kiến thiết xây dựng nhà trường và là người có vai trò quyết định hành động so với chất lượng giáodục của trường. Vai trò quan trọng đó yên cầu đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên phảikhông ngừng nâng cao trình độ trình độ, nhiệm vụ, năng lượng sư phạm, phẩm chất đạo đứcnghề nghiệp, không thay đổi và đồng nhất về cơ cấu tổ chức, bảo vệ Giao hàng những nhu yếu trước mắt và lâu dàicủa trường. Vì vậy, giáo viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối xử công minh so với trẻ, là việcnhiệt tình và có nghĩa vụ và trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, bảo vệ chấtlượng chăm nom – giáo dục trẻ và có uy tín so với cha mẹ, so với hội đồng. Nhiệm vụ của trường mầm non yên cầu người giáo viên về nghĩa vụ và trách nhiệm cá thể rất caotrong tiến trình hoạt động giải trí hiện hành những hoạt động giải trí của trường. Sản phẩm lao động của ngườigiáo viên có ảnh hưởng tác động đến xã hội, kinh tế tài chính, chính trị, văn hóa truyền thống. Đặc trưng công tác quản lítrường mầm non yên cầu những nhà quản lí không chỉ là người có học vấn, có kinh nghiệm tay nghề, cóphẩm chất đạo đức tốt mà còn phải biết tìm ra những đặc thù của trẻ để có chiêu thức tácđộng tương thích để thôi thúc sự tăng trưởng của trẻ. Những nét đặc trưng đó về nghề nghiệp củangười giáo viên mầm non phải được biểu lộ trong nhân cách của người quản lí. * Để quản lí lớp học có hiệu suất cao, giáo viên mầm non cần nắm vững được những mặt sau : – Hiểu được đặc thù trẻ ; – Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp ; – Quản lý trẻ hằng ngày ; – Đảm bảo chất lượng chăm nom giáo dục trẻ ; – Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ ; – Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp ; – Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ. * Để phát huy vai trò của mình, người giáo viên mầm non phải thực thi những nhiệm vụsau đây : – Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo tiềm năng giáo dục mầm non, phải thực thi vừa đủ vàcó chất lượng chương trình chăm nom – giáo dục mầm non. – Chủ động phối hợp ngặt nghèo với mái ấm gia đình trẻ trong việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ vàtuyên truyền hướng dẫn kiến thức và kỹ năng khoa học nuôi dạy trẻ cho những bậc cha mẹ. – Gương mẫu thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, những lao lý của pháp lý và điều lệ trường mầmnon, tích cực tham gia những hoạt động giải trí xã hội. – Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo ; tôn trọng công minh với trẻ, bảo vệ cácquyền và quyền lợi chính đáng của trẻ nhỏ, bảo vệ bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng con người của trẻ. – Làm đồ chơi, vật dụng dạy học, dữ gìn và bảo vệ và sử dụng tốt trang thiết bị gia tài của nhóm / lớp. – Đoàn kết và có nghĩa vụ và trách nhiệm thiết kế xây dựng tập thể không ngừng tân tiến. – Không ngừng rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa truyền thống, tu dưỡng trình độ nhiệm vụ để nângcao chất lượng và hiệu suất cao công tác. – Thực hiện những quyết định hành động của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và những cấp quản lígiáo dục. Các trách nhiệm của giáo viên mầm non có tương quan ngặt nghèo với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại, bổ trợ cho nhau và được thực thi thống nhất trong quy trình chăm nom – giáo dục trẻ. Hoạt động 3T ÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN LÍ NHÓM / LỚP CỦA GIÁOVIÊN MẦM NON1. Phân tích tiềm năng chung và tiềm năng đơn cử quản lí lớp học ? 2. Thế nào là nguyên tắc quản lí lớp học ? Trình bày và nghiên cứu và phân tích mạng lưới hệ thống những nguyên tắc quảnlí lớp học ? 3. Nêu cách vận dụng những nguyên tắc quản lí lớp học mầm non trong việc quản lí nhóm / lớp củachị ? THÔNG TIN PHẢN HỒI1. Mục tiêu quản lí và tiềm năng quản lí nhóm / lớp học mầm non : a. Mục tiêu quản lí trường mầm non : Mục tiêu quản lí trường mầm non thực ra là những chỉ tiêu về mọi hoạt động giải trí của nhàtrường được dự kiến trước khi tiến hành hoạt động giải trí. Đó cũng là những trách nhiệm phải triển khai, đồng thời là tác dụng mong ước đạt được khi kết thúc 1 chu kì quản lí. Quá trình quản lí trường mầm non phải xác lập và phấn đấu thực thi những tiềm năng cơbản sau đây. – Mục tiêu số lượng : Đảm bảo chỉ tiêu lôi cuốn số lượng trẻ trong độ tuổi đến trường. – Mục tiêu chất lượng : Bảo đảm chất lượng chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mụctiêu giảng dạy. – Xây dựng và tăng trưởng tập thể sư phạm : đủ về số lượng, đồng nhất về cơ cấu tổ chức và nâng caotrình độ về trình độ nhiệm vụ, năng lượng sư phạm, phẩm chất nghề nghiệp và đời sống vậtchất, ý thức. – Xây dựng, sử dụng, dữ gìn và bảo vệ tốt cơ sở vật chất ship hàng cho nhu yếu chăm nom – giáodục trẻ. – Huy động những nguồn kinh phí đầu tư có hiệu suất cao. – Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa phận trường đóng. – Cải tiến công tác quản lí nhằm mục đích nâng cao hiệu suất cao quản lí hoạt động giải trí trong nhà trường. Mỗi tiềm năng bộc lộ đặc trưng của hoạt động giải trí quản lí nhưng giữa chúng có liên quanmật thiết và phối hợp tương hỗ với nhau tạo thành 1 mạng lưới hệ thống mạng lưới tiềm năng tổng lực. Tráchnhiệm của người cán bộ quản lí là phải làm cho tiềm năng trở thành hiện thực. Để bảo vệ triển khai những tiềm năng quản lí, những cấp quản lí Giáo dục đào tạo mầm non đều phảiđược tổ chức triển khai và hoạt động giải trí dựa trên những nguyên tắc nhất định. b. Mục tiêu quản lí nhóm / lớp mầm nonMục tiêu quản lí nhóm / lớp thực ra là những chỉ tiêu về hoạt động giải trí của nhóm / lớp đượcdự kiến trong năm học. Đó cũng là những trách nhiệm phải triển khai, đồng thời là hiệu quả mongmuốn đạt được khi kết thúc một năm học. Quá trình quản lí nhóm / lớp phải xác lập và phấn đấu thực thi những tiềm năng cơ bảnsau đây : – Mục tiêu chất lượng : Bảo đảm chất lượng chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêuđào tạo. – Xây dựng, sử dụng, dữ gìn và bảo vệ tốt cơ sở vật chất Giao hàng cho nhu yếu chăm nom – giáo dục trẻ. 2. Nguyên tắc quản lí giáo dục mầm non, cách vận dụng nguyên tắc quản lí trong quản línhóm / lớp mầm nonNguyên tắc quản lí giáo dục là những vấn đề có tính quy luật chỉ huy thành công xuất sắc hoạtđộng quản lí. Nguyên tắc quản lí giáo dục được nhận thức đúng đắn trong quy trình tổng kết nhữngkinh nghiệm quản lí giáo dục và ngày càng được bổ trợ hoàn thành xong có vai trò chỉ huy toàn bộhoạt động của chủ thể quản lí và là cơ sở để thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống những chiêu thức quản lí giáodục. Quản lí giáo dục là một bộ phận của quản lí xã hội với đặc trưng cơ bản là quản lí conngười. Vì vậy việc tuân thủ những nguyên tắc quản lí có ý nghĩa quan trọng trong quy trình tổ chứcchỉ đạo triển khai tiềm năng quản lí nhóm / lớp trong trường mầm non. Các nguyên tắc quản lí giáo dục mầm non1 – Đảm bảo sự chỉ huy của Đảng trong quản lí giáo dục : Đây là nguyên tắc quan trọngbảo đảm triển khai thắng lợi đường lối, chủ trương, chủ trương của Đảng về giáo dục và giáodục mầm non. Giáo viên là lực lượng quyết định hành động chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc tiên phong làphải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tập trung chuyên sâu kiến thiết xây dựng đội ngũ giáo viên vàđội ngũ cán bộ quản lí mạnh về tổ chức triển khai, vững vàng về trình độ nhiệm vụ, kiên trì về lítưởng cách mạng và lập trường chính trị, có đủ phẩm chất, năng lượng, trình độ để thực thi tốtchủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và những tiềm năng, trách nhiệm của ngành. 2 – Tập trung dân chủ : Nguyên tắc này yên cầu sự tích hợp thống nhất hai mặt. Một mặttăng cường sự chỉ huy tập trung chuyên sâu thống nhất của cơ quan nhà nước. Một mặt phát huy mở rộngtính dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của quần chúng trong việc triển khai tiềm năng giáo dục mầm non. Thựchiện nguyên tắc này vừa tôn vinh nghĩa vụ và trách nhiệm của cá thể người đảm nhiệm, vừa tôn vinh quyền làmchủ của người lao động, vừa chống được thực trạng bè đảng, vô chính phủ, bảo vệ sự thốngnhất ý chí và hành vi, là tăng sức mạnh của tổ chức triển khai. 3 – Nguyên tắc pháp chế : Nguyên tắc pháp chế yên cầu công tác tổ chức triển khai và hoạt động giải trí củacác cơ quan quản lí giáo dục mầm non phải triển khai theo đúng lao lý của pháp lý, chốngsự lạm quyền, lẩn tránh nghĩa vụ và trách nhiệm. Mọi cán bộ, giáo viên phải tôn trọng và thực thi nghiêmchỉnh những nhu yếu của pháp lý và những quy phạm của ngành trong hoạt động giải trí của mình. Nhữngngười vi phạm kỉ luật lao động phải được xử lí nghiêm minh. 4 – Đảm bảo tính khoa học : Hoạt động quản lí giáo dục nói chung và quản lí trường mầmnon nói riêng là hoạt động giải trí mang tính tổng hợp rất cao. Nó không chỉ dựa vào kinh nghiệm tay nghề màphải am hiểu tri thức của nhiều ngành khoa học và sự hiểu biết thâm thúy về nghành chuyên mônmình đảm nhiệm. Thực hiện nguyên tắc này yên cầu người cán bộ quản lí giáo dục mầm nonphải tuân thủ khắt khe quy trình tiến độ khoa học khi ra quyết định hành động hoặc xử lí thong tin để xác địnhmục tiêu. Khi thực thi bất kể 1 hoạt động giải trí nào đếu phải kiến thiết xây dựng kế hoạch và hình thành chongười dười quyền thói quen thao tác có kế hoạch. Người quản lí phải biết lựa chọn, nêu ra đượcvà xử lý hợp lý những khâu đa phần. Việc xử lý khâu này sẽ bảo vệ hiệu quả của việcthực hiện những trách nhiệm khác. 5 – Đảm bảo tính hiệu suất cao, thiết thực và đơn cử : chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiềuvào hiệu suất cao của quản lí. Để thực thi nguyên tắc này yên cầu người giáo viên mầm non khi đưara quyết định hành động quản lí cần tính đến hiệu suất cao của chúng và phân phối được nhu yếu của thực tiễn. Trong quy trình quản lí cấn hiểu biết khá đầy đủ, tường tận tình hình thực tiễn việc làm, biết xác địnhnhững yếu tố cơ bản – then chốt trong từng thời hạn để tập trung chuyên sâu sức xử lý. Quan tâm cụthể đến từng cán bộ giáo viên, tạo điều kiện kèm theo để họ phát huy ở mức cao năng lực thao tác củamỗi người và phấn đấu rèn luyện hoàn thành xong bản than. Mọi hoạt động giải trí giáo dục trong nhà trườngvà mọi quyết định hành động đưa ra thực thi đều phải được kiểm tra 1 cách chu đáo là cơ sở cho việc đềra quyết định hành động quản lí đúng đắn. 6 – Kết hợp giữa nhà nước và xã hội : Giáo dục đào tạo là sự nghệp của toàn Đảng, của nhà nướcvà của toàn dân. Kết hợp Nhà nước và xã hội trong quản lí giáo dục là một nguyên tắc cơ bảnlà một quy luật tăng trưởng giáo dục. Thực hiện nguyên tắc này là triển khai hóa chủ trương “ Nhànước và nhân dân cùng làm giáo dục ”. Nguyên tắc tích hợp nhà nước và xã hội nhu yếu những cơquan quản lí giáo dục mầm non và mỗi cán bộ quản lí trong ngành phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chủđộng phối hợp với mái ấm gia đình và những lực lượng xã hội để triển khai tiềm năng, nguyên lí giáo dục. Phải làm cho mọi người và những cấp, những ngành nhận thức đúng đắn vai trò giáo dục mầm non ; nghĩa vụ và trách nhiệm của mình so với giáo dục. Vậy nguyên tắc quản lí là những vấn đề có đặc thù quy luật được đúc rút từ thựctiễn giáo dục, là chỗ dựa đán đáng tin cậy về lí luận giúp người cán bộ quản lí giáo dục định hướngđúng đắn trong thực trạng phức tạp luôn biến hóa để tự mình xử lý những trường hợp đơn cử, phong phú và biết tổ chức triển khai 1 cách khoa học những hoạt động giải trí giáo dục để đạt hiệu suất cao tối ưu. Trongthực tiễn của hoạt động giải trí quản lí giáo dục, những nguyên tắc liên hệ ngặt nghèo với nhau, tác độngqua lại bổ trợ cho nhau. Chất lượng và hiệu suất cao giáo dục được bảo vệ thực thi tốt cácnguyên tắc quản lí. Hoạt động 4N ỘI DUNG CỦA QUẢN LÍ NHÓM / LỚP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON TRONGTRƯỜNG MẦM NONNội dung quản lí nhóm lớp biểu lộ ở 1 số ít vấn đề1 – Tìm hiểu nắm vững đặc thù của trẻ. 2 – Xây dựng kế hoạch của lớp. 3 – Quản lí trẻ hàng ngày. 4 – Đảm bảo chất lượng chăm nom và giáo dục trẻ. 5 – Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ. 6 – Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp. 7 – Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với cha mẹtrẻ. I. Nội dung của quản lí nhóm / lớp và cách thực thi những nội dung này trong quá trìnhquản lí nhóm / lớp của giáo viên mầm non. 1 ) Tìm hiểu, nắm vững đặc thù của trẻ. Hiểu trẻ là điều kiện kèm theo tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu suất cao. Đúng như nhà giáo dụcK. D.Usinxki đã nói : ” Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt ”. Vì thế, nắm vững đặc thù của từng trẻ là một trong những nội dung quan trọng của công tácquản lí nhóm, lớp ở trường mầm non. Giáo viên mầm non cần phải hiểu thực trạng sống của trẻ, nắm được những đặc thù về thểchất, tâm lí của trẻ cũng như thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã có … Từ đó lựa chọn nhữngbiện pháp tác động ảnh hưởng sư phạm tương thích nhằm mục đích giúp trẻ tăng trưởng tốt về sức khỏe thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, và thích ứng với đời sống, với môi trường tự nhiên luôn luôn đổi khác. Để nắm được đặc thù của trẻ, giáo viên hoàn toàn có thể triển khai bằng nhiều giải pháp khácnhau như : – Trao đổi trực tiếp với mái ấm gia đình trẻ để thu nhận những thông tin thiết yếu về trẻ. – Quan sát, theo dõi trẻ tham gia vào những hoạt động giải trí hàng ngày, liên tục thân mật chuyện tròcùng trẻ. – Sử dụng phiếu tìm hiểu trưng cầu quan điểm của cha mẹ. – Ghi nhật kí về trẻ hoặc thăm mái ấm gia đình trẻ. – Tạo trường hợp để trẻ thể hiện đặc thù … Tìm hiểu trẻ để nắm được đặc thù của từng trẻ là một việc làm liên tục, liên tục trongcả năm học và phải có kế hoạch đơn cử mới thu được những thông tin đa dạng và phong phú, có độ tin cậyvề tình hình và năng lực thực trạng của trẻ. Tuy nhiên ở từng thời gian cụ thế, nội dung vàbiện pháp triển khai có khác nhau. – Chẳng hạn, quá trình đầu năm học, giáo viên khám phá để nắm sơ bộ những nét cơ bản củatừng trẻ và của cả lớp nói chung ( họ tên, ngày tháng năm sinh, đặc thù điển hình nổi bật về tâm sinh lí, họ tên cha mẹ trẻ, địa chỉ mái ấm gia đình, … ). Trên cơ sở đó dự kiến chính sách chăm nom cho tương thích. – Những tháng tiếp theo, việc tìm hiểu và khám phá trẻ nhằm mục đích giúp giáo viên kiểm tra lại độ đúng chuẩn của cácthông tin thu được từ bắt đầu, bổ trợ thêm những thông tin thiết yếu về trẻ, giúp giáo viênhiểu khá đầy đủ, thâm thúy đối tượng người tiêu dùng giáo dục của mình, Đó là cơ sở để bổ trợ, kiểm soát và điều chỉnh kịp thờikế hoạch, giải pháp chăm nom – giáo dục trẻ. – Giai đoạn cuối học kì hay cuối năm học liên tục khám phá để nắm vững những nét tính cách, năng khiếu sở trường, sở trường thích nghi của trẻ, mức độ tân tiến của trẻ vể những mặt so với đầu năm, kịp thời bổ sungđộng, kiểm soát và điều chỉnh giải pháp ảnh hưởng tác động sư phạm để đạt được tác dụng cao hơn. 2 ) Xây dựng kế hoạch của nhóm lớp. Xây dựng kế hoạch là dự kiến trước những việc làm phải làm, giải pháp triển khai cáccông việc đó cũng như điều kiện kèm theo bảo vệ cho việc làm triển khai thành công xuất sắc. Giáo viên đảm nhiệm những nhóm lớp cần phải thiết kế xây dựng những loại kế hoạch : kế hoạch năm học, kếhoạch tháng, kế hoạch tuần. Nếu phân loại kế hoạch theo nội dung việc làm thì giáo viên phải kiến thiết xây dựng kế hoạchchủ nhiệm, kế hoạch giáo dục, kế hoạch triển khai những chuyên đề. Xây dựng kế hoạch năm học * Căn cứ thiết kế xây dựng kế hoạch năm họcKhi kiến thiết xây dựng kế hoạch năm học của lớp, giáo viên phải địa thế căn cứ vào kế hoạch năm họccủa trường, trách nhiệm được giao và tình hình thực tiễn của lớp ( thực trạng và năng lực ). Mặt khácgiáo viên cần phải dựa vào : – Mục tiêu, nội dung và hiệu quả mong đợi của chương trình giáo dục mẫu giáo trong chươngtrình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành. – Thời gian pháp luật trong năm học. – Điều kiện cơ sở vật chất và những nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp mầm non. – Nhu cầu và trình độ tăng trưởng trong thực tiễn của trẻ trong lớp mẫu giáo. * Yêu cầu kiến thiết xây dựng kế hoạch : Một bản kế hoạch của lớp thực sự khoa học, phải chăng phải bảo vệ những nhu yếu sau : – Kế hoạch của lớp phải thống nhất với kế hoạch của trường, là một bộ phận kế hoạch củatrường. – Nội dung kế hoạch bảo vệ tính cân đối, tổng lực và tính tăng trưởng. – Kế hoạch phải xác lập được những tiềm năng cơ bản và giải pháp triển khai. Mục tiêu, biện phápđề ra phải có cơ sở khoa học và bảo vệ tính thực tiễn. – Kế hoạch trình diễn rõ ràng, ngắn gọn, dễ thực thi, dễ kiểm tra. * Nội dung kế hoạch : Nội dung kế hoạch năm học của lớp phải vấn đáp được 3 câu hỏi : Phải làm gì ? Làm nhưthế nào ? Bao giờ thì triển khai xong ? Để vấn đáp 3 câu hỏi đó kế hoạch của lớp phải nêu rõ nhữngvấn đề cơ bản sau đây : ^ Đặc điểm tình hình lớp : Số lượng trẻ, nam-nữ, dân tộc bản địa, trẻ khuyết tật … Những thuận tiện vànhững khó khăn vất vả ? 1 – Mục tiêu phấn đấu trong năm học. * Mục tiêu chung – Danh hiệu thi đua của lớp – Danh hiệu thi đua của cá thể * Mục tiêu đơn cử : – Mục tiêu tăng trưởng số lượng : số trẻ nhận vào lớp, tỉ lệ chịu khó – Mục tiêu về chất lượng chăm nom giáo dục trẻ : + Chăm sóc sức khỏe thể chất, bảo vệ bảo đảm an toàn cho trẻ + Phòng chống suy dinh dưỡng ( tỉ lệ suy dinh dưỡng so với năm học trước ). + Chất lượng thực thi chương trình giáo dục + Chất lượng triển khai những chuyên đề – Mục tiêu sử dụng bảo quản cơ sở vật chất nhóm, lớp – Mục tiêu tu dưỡng và tự tu dưỡng – Mục tiêu phối hợp với mái ấm gia đình trẻ và những lực lượng xã hội – Các tiềm năng khác : tham gia cac phong trò những hoạt động giải trí chung của trường, sáng tạo độc đáo kinhnghiệm của cá thể. * Những giải pháp triển khai kế hoạchMỗi tiềm năng được xác lập phải lựa chọn những giải pháp triển khai tương ứng, có nhưvậy tiềm năng mới thành hiệu quả và kế hoạch mới có năng lực trở thành hiện thực. Kế hoạch năm học của lớp cần xác lập được 1 số ít cơ giải pháp cơ bản như : – Biện pháp thực thi tiềm năng số lượng – Biện pháp triển khai tiềm năng chất lượng – Biện pháp quản lý cơ sơ vật chất của nhóm, lớp – Biện pháp tu dưỡng và tự tu dưỡng trình độ nhiệm vụ – Biện pháp phối hợp với mái ấm gia đình … Xây dựng kế hoạch thángDựa vào kế hoạch chung của trường : Giáo viên triển khai những bước tăng trưởng chủ đềnhánh, Bao gồm chọn chủ đề đơn cử, xác lập tiềm năng giáo dục, kiến thiết xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động giải trí của chủ đề và lên kế hoạch đơn cử hàng tuần cho tương thích với trẻ và điều kiệnthực tế của lớp, xác lập tên chủ đề cho tháng ; tiềm năng cần đạt trên trẻ ; xác lập kỹ năng và kiến thức, kỷnăng và thái độ cần phân phối cho trẻ trải qua chủ đề sẽ học ; lựa chọn hoạt động giải trí ; sắp xếp lịchtuần, chuẩn bị sẵn sàng vật dụng dạy học, đồ chơi cho trẻ. Khi phong cách thiết kế một chủ đề giáo viên cần quan tâm một chủ cần thỏa mãn nhu cầu 4 nhu yếu sau : – Cần tính đến nhu yếu, hứng thú của trẻ và những kiến thức và kỹ năng bắt nguồn từ đời sống thân mật củatrẻ. – Cần được biểu lộ trong những hoạt động giải trí của trường – Cần được biểu lộ ở sự lựa chọn và cung ứng những vật dụng học liệu ở những khu vực chơi tronglớp. – Cần được triển khai tối thiểu trong một tuần, bảo vệ có sự tái diễn và lan rộng ra những thời cơ họccho trẻ những độ tuổi khác nhau ( mẫu giáo bé, nhỡ, lớn ) GỢI Ý CHỦ ĐỀ TRONG NĂM HỌC CHO MẪU GIÁO NHỠTháng9-1010-1112-11-2Chủ đềSố tuầnTrường mầm non2 tuầnBản thân4 – 5 tuầnGia đình ( hoặc nghề nghiệp ) ; Ngày 20-114 – 5 tuầnCác nghề thông dụng ( hoặc Phương tiện giao thông vận tải ) : Ngày 4-5 tuầnthành lập quân đội nhân dânThế giới động vật hoang dã ; Tết nguyên đán4-5 tuầnThế giưới thực vật4-5 tuầnLuật và phương tiện đi lại giao thông vận tải ( hoặc mái ấm gia đình ) ngày 8-32 tuầnCác hiện tượng kỳ lạ tự nhiên2 tuầnQuê hương – Đất nước – Bác Hồ1 tuầnTết thiếu nhiLưu ý : – Tên chủ đề, số lượng chủ đề và số tuần dự kiến cho thực thi chủ đề hoàn toàn có thể linh động thay đổitùy theo hứng thú, tương thích với nhu yếu, năng lực của trẻ và điều kiện kèm theo tiến hành của từng lớp cụthể. – Trong quy trình thực thi, giáo viên cần linh động, liên tục xem xét và kiểm soát và điều chỉnh kếhoạch tương thích với nhu yếu hiểu biết và trình độ tăng trưởng của trẻ trong lớp mình cũng như điềukiện cơ sở vật chất ở địa phương. Kế hoạch chủ đề gồm có những nội dung như : – Xác định chủ đề và thời hạn thực thi, – Xác định tiềm năng cần đạt của chủ đề. – Xây dựng mạng nội dung, kiến thiết xây dựng mạng hoạt động giải trí. – Chuẩn bị vật dụng, đồ chơi và lên kế hoạch thực thi đơn cử hàng tuần cho tương thích vớiđặc điểm tăng trưởng của trẻ. Kế hoạch triển khai chủ đề giáo dục hàng tháng có soạn theo mẫu sau : Tên chủ đề : … … … … … … … … … … …. Thời gian thực thi : … … … … … … … … … … … … … .. * Xác định tiềm năng của chủ đề : Xác định tiềm năng của chủ đề là dự kiến trước tác dụng mong ước cần đạt được trên trẻsau khi mày mò xong chủ đề đó. Mục tiêu giáo dục của chủ đề nhằm mục đích tăng trưởng trên năm mặt : sức khỏe thể chất, nhận thức, ngôn từ, nghệ thuật và thẩm mỹ và tình cảm, kĩ năng xã hội. Lựa chọn những mục tiêuphải bảo vệ tính tăng trưởng, không nên đưa quá nhiều tiềm năng trong một chủ đề. – Giáo viên cần xác lập tiềm năng giáo dục chủ đề hoặc nói cách khác là những hiệu quả mongmuốn mà trẻ hoàn toàn có thể đạt được sau khi học về chủ đề đó trên cơ sở : + Bám sát tiềm năng chương trình giáo dục mầm non và hiệu quả mong đợi của từng nghành nghề dịch vụ giáodục. + Tìm hiểu để nắm được vốn kinh nghiệm tay nghề của trẻ tương quan đến chủ đề ( trải qua trò chuyệnhỏi trẻ ) – Các tiềm năng cần đơn cử, vừa sức, tương thích với độ tuổi, nhằm mục đích giúp trẻ từng bước đạt được mụctiêu giáo dục cuối độ tuổi. Lưu ý : Khi viết tiềm năng khi nào cũng mở màn bằng động từ như : trẻ hoàn toàn có thể, có năng lực, biết, nhận xét, yêu quý … .. * Xây dựng mạng nội dung : Giáo viên dự kiến những nội dung hoàn toàn có thể thực thi trong chủ đề. Mạng nội dung chứa đựngnhững nội dung chính có tương quan đến chủ đề, qua đó giáo viên mong ước cung ứng cho trẻnhững kiến thức và kỹ năng kĩ năng thái độ gì. Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng sơ đồ mạng để phong cách thiết kế chủ đề ( gồm có mạng nội dung vàmạng hoạt động giải trí ). Căn cứ vào tiềm năng giáo dục, giáo viên xác lập nội dung học cụ thể chotùng chủ đề nhánh. Giáo viên cần chú ý quan tâm rằng việc chọn tên cho chủ đề và tăng trưởng mạng nội dung của chủđề cần dựa trên đặc thù, nhu yếu của lứa tuổi và hứng thú của trẻ trong nhóm. Lưu ý : Khi phong cách thiết kế mạng nội dung, những nội dung được diễn đạt thường được mở màn bằngcác danh từ. * Xây dựng mạng hoạt độngXây dựng “ mạng hoạt động giải trí ” là đưa ra hàng loạt những hoạt động giải trí giáo dục mà giáo viên dựkiến cho trẻ thưởng thức hằng ngày, hằng tuần dưới hình thức “ học bằng chơi, chơi mà học ” đểtìm hiểu, tò mò những nội dung của chủ đề, từ đó trẻ tiếp thu được những kĩ năng, kinh nghiệmcần thiết cho sự tăng trưởng tổng lực. Mạng hoạt động giải trí giúp giáo viên thuận tiện nhìn thấy sự link giữa những nội dung giáo dụcvà những hoạt động giải trí, sự xen kẽ giữa những nghành tăng trưởng trẻ và goiự cho giáo viên cách thứctiếp cận và học tích hợp trong giáo dục mầm non. Đó là phương pháp phối hợp một cách tự nhiênnhững hoạt động giải trí cho trẻ nhỏ thưởng thức những hoạt động giải trí thuộc những nghành giáo dục, giúp pháttriển đồng thời những mặt ngôn từ, thể lực, nhận thức, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ ở trẻ. Giáo viên dự kiến những hoạt động giải trí sẽ triển khai ở mỗi chủ đề nhỏ cần cho trẻ trải nghiệphằng ngày, hàng tuần để tìm hiểu và khám phá tò mò những nội dung của chủ đề, giáo viên dựa vào những hoạtđộng gợi ý trong chương trình giáo dục mầm non và sưu tầm bổ trợ những hoạt động giải trí tương thích ởtừng địa phương. * Chuẩn bị vật dụng và học liệuĐồ dùng, học liệu phải tương thích với nội dung của chủ đề và những nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí, đảmbảo đa dạng và phong phú phong phú về thể loại vật liệu và đạt yêu cầu an tòan vệ sinh, cung ứng nhu cầuhoạt động tò mò của trẻ. Những vật dụng, nguyên vật liệu không có sẵn ngòai sự chuẩn bịcủa giáo viên còn hoàn toàn có thể hoạt động sự giúp sức của cha mẹ. Xây dựng kế hoạch tuầnKế hoạch tuần được thiết kế xây dựng trên cơ sở sắp xếp những hoạt động giải trí vào thời khóa biểu hằngngày. Các hoạt động giải trí giáo dục xoay quanh chủ đề cùng với hoạt động giải trí chăm nom sức khỏe thể chất vàdinh dưỡng sẽ góp thêm phần thực thi tăng trưởng trẻ tổng lực. Trong một ngày, giáo viên lựa chọnmột số hoạt động giải trí thân thiện, hỗ trợ cho nhau, tạo cơ hội chủ trẻ được lựa chọn, tham gia nhữnghoạt động khác nhau theo nhu yếu và năng lực. Khi kiến thiết xây dựng kế hoạch tuần, giáo viên dựa vàochế độ hoạt động và sinh hoạt và nhu yếu nội dung đơn cử của chủ đề nhánh để thiết kế xây dựng kế hoạch cho phùhợp. * Kế hoạch tuần ở tuổi nhà trẻ hoàn toàn có thể kiến thiết xây dựng như sauHoạt độngĐón trẻThể dục sángThứ 2T hứ 3T hứ 4T hứ 5T hứ 6T hứ 3T hứ 4T hứ 5T hứ 6C hơi tập có chủ địnhChơi với đồ chơi ở những gócHoạt động ngòai trờiChơi tập buổi chiềuTrả trẻ * Kế hoạch tuần của trẻ mẫu giáoHoạt độngThứ 2 Đón trẻThể dục sángHoạt động họcChơi và hoạt động giải trí ở những gócChơi và hoạt động giải trí ngoài trờiHoạt động buổi chiều : Chơi và hoạt động10theo ý thíchTrả trẻTóm lại : Xây dựng kế hoạch là một công dụng quan trọng của giáo viên mầm non trongcông tác quản lí nhóm / lớp. Để làm tốt việc làm này, giáo viên phải nắm chắc và xử lí tốt nhữngthông tin có tương quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thiết kế xây dựng, thực thi kế hoạch lớp, trongđó có tính đến những thuận tiện và khó khăn vất vả cần khắc phục. Kế hoạch đuợc kiến thiết xây dựng trên cơ sởquán triệt khá đầy đủ những yếu tố khách quan và chủ quan, có sự luận bàn thống nhất giữa giáo viêntrong nhóm / lớp là tiền đề thiết yếu cho việc thực thi thành công xuất sắc những tiềm năng trách nhiệm đề ratrong kế hoạch. Làm việc có kế hoạch là cách làm khoa học nhất của giáo viên mầm non. Một số điểm quan tâm khi kiến thiết xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục : – Khi thiết kế xây dựng kế hoạch giáo dục, giáo viên cần Dự kiến những năng lực thực thi và tính đếncác yếu tố sau : + Khối lượng thời hạn trẻ cần để triển khai những hoạt động giải trí. + Các hoạt động giải trí cần tương thích và mang tính liên tục, link với nhau. + Yêu cầu phong phú hoạt động giải trí và xen kẽ giữa hoạt động giải trí động và hoạt động tĩnh. + Sử dụng một số ít thủ pháp, game show để hấp dẫn trẻ vào hoạt động giải trí. + Chú ý lồng ghép xen kẽ những nội dung và hoạt động giải trí một cách hài hòa và hợp lý, nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh ôm đồm, quá sức của trẻ. – Trong quy trình thực thi kế hoạch, giáo viên cần linh động, tiếp tục xem xét và điềuchỉnh kế hoạch cho tương thích với nhu yếu, trình độ tăng trưởng của trẻ lớp mình, tương thích với cơ sởvật chất ở địa phương : + Vận dụng những hình thức tập thể cả lớp, nhóm nhỏ và cá thể một cách linh động tùy thuộc vànội dung giáo dục đơn cử. + Sử dụng triệt để những điều kiện kèm theo có lợi của môi trường tự nhiên xung quanh ( lớp học, sân trường, câytrồng, vật nuôi, những hiện tượng kỳ lạ vạn vật thiên nhiên, con người … ), cho trẻ tiếp xúc, quan sát, tìm hiểuthực tế để lan rộng ra tầm hiểu biết. + Tạo điều kiện kèm theo cho trẻ tích cực sử dụng nhiều giác quan trong quy trình hoạt động giải trí, từ đó giúptrẻ nhận thức rõ ràng, tổng lực và thâm thúy hơn, làm tăng thêm độ nhạy cảm của giác quan và sựnhận biết. + Cung cấp không thiếu thời cơ hoạt động giải trí cho trẻ. Giáo viên quan tâm dành cho trẻ thời gian hoạt độngvà phân phối những phương tiện đi lại hoạt động giải trí khá đầy đủ, thỏa mãn nhu cầu được hứng thú và nhu yếu ham hiểubiết của trẻ. + Chú trọng quy trình giáo dục. Không nên đơn thuần nghĩ mình làm như thế nào mà nên xemxét trẻ học như thế nào, trên cơ sở đó tìm cách dạy thích hợp. Nên dẫn dắt trẻ nhận ra, phântích, phán đoán, suy luận ; dành thời hạn nhất định cho trẻ tâm lý, không nên cắt ngang dòngsuy nghĩ của trẻ hay vội lý giải hoặc sửa chữa thay thế những sai sót của trẻ. + Trong kiến thiết xây dựng kế hoạch chủ đề luôn chú ý quan tâm đến hoạt động giải trí đi dạo – hoạt động giải trí chủ yếu củalứa tuổi này, tiến hành chương trình giáo dục lấy đi dạo làm hoạt động giải trí chủ yếu. 3 / Quản lý trẻ hàng ngày : * Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp11Duy trì và tăng trưởng số lượng trẻ đến lớp là một trách nhiệm quan trọng của giáo viên mầm non. Để triển khai tốt trách nhiệm này, giáo viên phải biết lựa chọn và sử dụng phối hợp những biện phápkhác nhau như : – Tuyên truyền hoạt động cha mẹ cho trẻ đến trường. – Nâng cao chất lượng chăm nom – giáo dục trẻ để lôi cuốn số lượng. – Yêu thương tôn trọng và gắn bó với trẻ, tạo cho trẻ xúc cảm tích cực, thích đến lớp đếntrường. – Quản lý ngặt nghèo số lượng trẻ xuất hiện hằng ngày, tránh mọi sơ suất hoàn toàn có thể xảy ra và tạo đượclòng tin với những bậc cha mẹ … Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp là một nhu yếu yên cầu có sự cố gắng thường xuyênvà nghĩa vụ và trách nhiệm cao của người giáo viên, trong đó năng lực tuyên truyền, thuyết phục quầnchúng bằng chính lời nói và việc làm của bản thân có tác động ảnh hưởng lớn đến việc lôi cuốn trẻ gửivào trường mầm non. * Yêu cầu chungMỗi nhóm lớp trong trường mầm non phải lập sổ ghi list trẻ với vừa đủ những thôngtin thiết yếu : Họ và tên trẻ, ngày tháng năm sinh, ngày vào trường ; họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, cơ quan công tác, địa chỉ mái ấm gia đình và đặc thù riêng của trẻ. Hằng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ xuất hiện và những trẻ vắng mặt, ghi vào sổ theodõi. Nắm được những biểu lộ không bình thường xảy ra so với từng trẻ để có giải pháp chăm nom – Giáo dục đào tạo tương thích. Đối với trẻ bé, cần phân công mỗi giáo viên đảm nhiệm một số ít trẻ nhất địnhnhằm thuận tiện cho việc chăm nom quản lý. Trong mọi hoạt động và sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non, giáoviên luôn xuất hiện theo dõi bảo vệ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các nhu yếu của trẻ : Ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh, đi dạo, học tập … cần được thỏa mãnmột cách hài hòa và hợp lý dưới vai trò tổ chức triển khai hướng dẫn của giáo viên. Khi trẻ đến tuổi chuyển nhóm, chuyển lớp, giáo viên phải triển khai đúng lao lý của trường và có ban giao chu đáo giữa cácgiáo viên với nhau khi tiếp đón trẻ. * Quản lí trẻ trong những thời gian hoạt động và sinh hoạt hàng ngày – Quản lí trẻ trong giờ đón trẻ : Khi đón trẻ giáo viên cần nắm được tình hình sức khỏe thể chất và trạng thái tâm ý của trẻ. Biếtđược người đưa trẻ đến lớp và những vật dụng mang theo, không để trẻ mang vào lớp những đồvật, đồ chơi hoàn toàn có thể ô nhiễm hoặc gây thương tích cho trẻ. Trong lúc liên tục đón trẻ, giáo viênvừa quan sát, theo dõi những trẻ khác đang chơi để giúp sức hoặc nhắc nhở khi thiết yếu giáoviên nên tranh thủ thời hạn, dữ thế chủ động hỏi han mái ấm gia đình về tình hình trẻ lúc ở nhà để có thêmnhững thông tin thiết yếu cho việc chăm nom – giáo dục trẻ. Khi giáo viên đón trẻ tốt nhất nên nhu yếu cha mẹ kí vào sổ theo dõi hằng ngày cảu trẻvà cần ghi thực trạng sức khỏe thể chất của trẻ để giáo viên dễ theo dõi. Sau giờ đón, giáo viên phải nắm được số trẻ xuất hiện và tên những cháu vắng mặt, ghi vào sổtheo dõi hằng ngày. Đối với trẻ mẫu giáo, cô sử dụng hình thức điểm danh tương thích. ( BCV nêura VD ) – Quản lí trẻ trong giờ chơi : Vui chơi là hoạt động giải trí chủ yếu của trẻ mầm non. Việc quản lí trẻ trong giờ chơi như thế nào đểkhông làm mất đi tính tích cực, tự nguyện, hứng thú chơi của trẻ là một nhu yếu cơ bản đối vớigiáo viên mầm non. 12T rẻ không những được chơi trong lớp mà còn được chơi ngoài trời nhằm mục đích tăng cường sức khỏevà lan rộng ra vốn hiểu biết cho trẻ. Mở rộng khoảng chừng không gian chơi của trẻ là thiết yếu và cần cónhững nhu yếu quản lí tương thích với những thời gian chơi của trẻ hàng ngày. – Quản lí trẻ chơi trong lớp : Giáo viên phải chuẩn bị sẵn sàng rất đầy đủ đồ chơi, học liệu và sắp xếp những gócchơi phải chăng để không tác động ảnh hưởng đến quy trình chơi của trẻ. Giáo viên cần kiến thiết xây dựng thiên nhiên và môi trường, sắp xếp những góc chơi gợi mở tạo điều kiện kèm theo để cho mọi trẻ được tự lựa chọn nhóm chơi, hoạtđộng theo ý thích ở những góc. Bằng thẩm mỹ và nghệ thuật sư phạm, giáo viên lôi cuốn mọi trẻ tham gia chơi tích cực, vui tươi, thỏai mái. Cô tiếp tục quan sát, theo dõi và hướng dẫn trẻ chơi, tôn trọng nhu yếu và quyền đượcchơi của trẻ, gợi ý, động viên kịp thời, giải quyết và xử lý những trường hợp phát sinh như : Tranh giành đồ chơicủa nhau, không chịu nhường nhịn vai chơi cho bạn, lấn áp bạn khi chơi hoặc ngậm đồ chơi vàomiệng … Mặt khác, hằng ngày giáo viên nên quan tâm, quan sát, khuyến khích để trẻ luôn được luânphiên tham gia vào những nhóm, những hoạt động giải trí khác nhau, không để trẻ chơi hoặc hoạt động giải trí ở mộtnhóm quá một tuần. Giáo viên cũng cần quan tâm hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong khichơi và sau khi chơi xong, biết tự cất đồ chơi vào đúng nơi lao lý. Quản lí trẻ chơi ngoài trời : Giáo viên nên chọn khu vực chơi bảo vệ bảo đảm an toàn, đủkhoảng rộng cho trẻ hoạt động, cho trẻ ăn mặc quần áo, dày dép ngăn nắp, tương thích với thời tiếttrong ngày. Hoạt động ngoài trời hoàn toàn có thể triển khai với một số ít nội dung, hình thức hoạt động giải trí sau : – Chơi tự do với những thiết bị, đồ chơi ngoài trời, làm đồ chơi và chơi với những vật tư thiên nhiênnhư : Cây, quả, hoa, lá, cát, sỏi. – Chơi với những game show hoạt động, game show dân gian mà trẻ thích. – Quan sát một số ít sự biến hóa của những hiện tượng kỳ lạ vạn vật thiên nhiên. – Tham gia vào một số ít hoạt động giải trí chăm nom ở góc vạn vật thiên nhiên. – Dạo chơi trong sân trường, thăm những khu vực trong trường và ngoài nhà trường. Khi trẻ ra chơi ngoài trời phải có tối thiểu 2 cô giáo quản trẻ. Công việc kiểm tra sĩ số phảiđược thực thi trước và sau khi kết thúc buổi chơi, trong quy trình trẻ thực thi những nội dunghoạt động ngoài trời, cô luôn bao quát, theo dõi trẻ, không để trẻ chạy nhảy quá sức hoặc xô đẩynhau và không để cho trẻ chơi gần những nơi không bảo vệ bảo đảm an toàn. Giáo viên nên dự kiến những trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra để dữ thế chủ động trong cách xử lý. Giáo viên nên ra mắt và nói rõ khu vực chơi của lớp. Tập cho trẻ làm quen với tín hiệu lệnh khicần tập trung chuyên sâu trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị sẵn sàng vào lớp. Đối với những trẻ bé, trẻ chưa đi vững, cần tổ chức triển khai cho trẻ chơi ở hiên để trẻ được tiếpxúc với ánh nắng, không khí, góp thêm phần rèn luyện, tăng cường sức khỏe thể chất. Khi trẻ chơi ngoài hiên, giáo viên luôn xuất hiện bên cạnh trẻ, vừa cùng chơi với trẻ, vừa quản lý theo dõi trẻ chơi. * Quản lí trẻ trong giờ học ( hoạt động giải trí chung ) Hoạt động của trẻ thường diễn ra trong thời hạn nhất định tùy theo từng lứa tuổi, tùytheo nhu yếu, hứng thú của trẻ. Trong hoạt động giải trí, giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức triển khai trong lớp hoặc ngoàitrời, học cả lớp, học theo nhóm hoặc học từng cá thể. Giáo viên tổ chức triển khai những hoạt động giải trí theoyêu cầu của chương trình tương thích với từng độ tuổi nhưng không máy móc, cứng ngắc mà linhhoạt, mềm dẻo trên cơ sở tương thích với đặc thù đối tượng người tiêu dùng và thực trạng thực tiễn. Để thuận tiện cho việc quản lí trẻ trong hoạt động giải trí, giáo viên cần nghiên cứu và điều tra sắp xếp chỗngồi cho trẻ hợp lý so với từng loại hoạt động giải trí sao cho giáo viên dễ bao quát chung và theo dõi13riêng. Mọi trẻ trong nhóm lớp đều được tham gia và hoạt động học vừa đủ, tích cực. Với lớpđông trẻ và có 2 giáo viên, tùy theo điều kiện kèm theo, hòan cảnh đơn cử, hoàn toàn có thể chia trẻ thành 2 nhóm đểtrẻ học cùng một lúc hoặc tổ chức triển khai cho một nhóm trẻ học trong lớp, một nhóm chơi và hoạt độngngoài trời sau đó đổi lại. Đối với những trẻ mới đến trường hoặc vừa ốm dậy, giáo viên cần chăm sóc cho trẻ hoạtđộng vừa sức và làm quen dần. Giáo viên phải nhìn nhận được năng lực, thái độ của từng trẻtham gia học tập để kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí dạy học cho tương thích, động viên, khuyến khích trẻ kịpthời nhưng không nên lạm dụng vỗ tay nhiều lần làm ảnh hưởng tác động tới sự tập trung chuyên sâu quan tâm của trẻ. Mức độ lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động giải trí và tác dụng của nó phụ thuộc vào rất nhiều vànghệ thuật tổ chức triển khai điều khiển và tinh chỉnh của giáo viên mầm non. * Quản lí trẻ trong giờ ăn. Giờ ăn hoàn toàn có thể coi là giờ cao điểm nên nhu yếu giáo viên trong nhóm, lớp phải xuất hiện đầyđủ để tổ chức triển khai và chăm nom tốt bữa ăn cho trẻ. Số suất báo ăn phải đúng với số trẻ xuất hiện, Trong trường hợp mái ấm gia đình không báo ăn cần nhu yếu mang theo thức ăn cho trẻ đúng giờ. Tuyệt đối không để trẻ phải nhịn đói hoặc nhà hàng thất thường. Giáo viên phải sắp xếp bàn ăn và vị trí ngồi ăn của trẻ hài hòa và hợp lý, thuận tiện cho trẻ và giáoviên đi lại để hoàn toàn có thể theo dõi bao quát toàn lớp, không nên bắt trẻ ngồi vào bàn chờ đón quá lâukhiến trẻ căng thẳng mệt mỏi, stress, làm giảm sự thèm ăn của trẻ. Khi trẻ ăn, giáo viên luôn động viên, khuyến khích trẻ ăn ngon, ăn hết suất, giải quyết và xử lý nhanhnhững trường hợp hóc, sặc thức ăn hoàn toàn có thể sảy ra. Với những trẻ ăn chậm biếng ăn phải có sựquan tâm quan tâm nhiều hơn. Trẻ càng bé, việc tổ chức triển khai quản lý trẻ trong giờ ăn càng phức tạp, khókhăn. Do đó, so với trẻ bé, khi cho trẻ ăn, giáo viên cần phải ngồi ở vị trí thuận tiện để vừa chotrẻ ăn vừa hoàn toàn có thể theo dõi bao quát những trẻ chưa được ăn hoặc những trẻ đã ăn xong đangchơi trên giường, trong cũi. Giáo viên cần tạo không khí vui tươi, thỏai mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng êm ả, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Cô cũng cần chăm sóc nhiều hơn đến những trẻ mớiđến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Trong quy trình tổ chức triển khai bữa ăn cho trẻ, giáo viên nên chú ýrèn luyện những hành vi thói quen tốt của trẻ. * Quản lý trẻ trong giờ ngủGiấc ngủ của trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc hồi sinh sức thao tác của hệ thần kinh. Phòng ngủ của trẻ phải được chuẩn bị sẵn sàng thật sạch, thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và cóđầy đủ vật dụng Giao hàng cho giấc ngủ của trẻ. Để đi vào giấc ngủ nhanh cô giáo nên tôn trọngthói quen và tư thế nằm của trẻ : Những lời hát ru êm ái, êm ả dịu dàng có công dụng nhẹ nhàng đưa trẻvào giấc ngủ. Giáo viên phải tổ chức triển khai cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ thời hạn và ngủ yên giấc theoyêu cầu của từng độ tuổi. Trong khi trẻ ngủ, giáo viên luôn xuất hiện bên cạnh để chăm nom, theo dõi giấc ngủ của trẻ, tạo trạng thái yên tĩnh, tránh tiếng động làm trẻ giật mình. Đối với những trẻ khó ngủ, ngủ ít trẻmới đến lớp chưa quen giấc ngủ trưa cô cần có giải pháp chăm nom riêng để không ảnh hưởngđến giấc ngủ của những trẻ khác. Hết giờ ngủ, cô cho trẻ thức dậy từ từ, tránh bất thần. Giáoviên hướng dẫn trẻ tự làm một số ít việc làm vừa sức như : Cất gối, xếp chăn, chiếu. Có thểchuyển dần sang hoạt động giải trí khác bằng cách âu yếm trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát … * Quản lí trẻ trong giờ trả trẻ14Trẻ phải được vệ sinh thật sạch, đầu tóc, quần áo ngăn nắp trước khi cha mẹ tới đón. Không trả trẻ cho người lạ mặt hoặc trẻ nhỏ dưới 10 tuổi chưa đủ nghĩa vụ và trách nhiệm và năng lực bảovệ trẻ. Giáo viên dữ thế chủ động trao đổi với mái ấm gia đình về tình hình trẻ trong ngày và trao đổi với phụhuynh những hoạt động giải trí cần có sự phối hợp. Nếu có gì sảy ra do sơ suất phải thành thật xin lỗiphụ huynh. Vừa trả trẻ giáo viên phải vừa theo dõi những trẻ khác đang chơi trong phòng. Cô chỉđược ra về sau khi đã trả hết trẻ. 4 – Đảm bảo chất lượng chăm nom và giáo dục trẻ – Thực hiện tốt chế độ sinh hoạtChế độ hoạt động và sinh hoạt của trẻ là một tiến trình khoa học nhằm mục đích phân phối thời hạn và trình tựhoạt động trong ngày cũng như việc ăn, ngủ, nghỉ ngơi một cách hài hòa và hợp lý. Vì thế việc xây dựngvà triển khai chế độ sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục tổng lực so với trẻ. Giáo viên mầm non phải biết kiến thiết xây dựng chế độ sinh hoạt tương thích với đặc thù phát triểntâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi do mình đảm nhiệm và có tính đến tình hình trong thực tiễn của trường. Chế độ hoạt động và sinh hoạt đuợc thực thi một cách không thay đổi sẽ góp thêm phần hình thành những thói quenhành vi văn hóa truyền thống vệ sinh, tính tổ chức triển khai kỷ luật và một số ít đức tính tốt ở trẻ. Mặt khác, thực hiệnđúng đắn chế độ sinh hoạt hàng ngày sẽ ảnh hưởng tác động thuận tiện cho quy trình sinh lý diễn ra trongcơ thể, tạo ra ở trẻ tâm trạng sảng khoái, vui tươi, ngăn ngừa sự stress. Để bảo vệ chất lượng đời sống cho trẻ ở trường mầm non, giáo viên phải thực hiệnnghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày và liên tục phối hợp với mái ấm gia đình cùng triển khai. – Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thể chất cho trẻThực hiện tốt chính sách vệ sinh chăm nom trẻ, vệ sinh thiên nhiên và môi trường, vệ sinh vật dụng, đồ chơi, giữ sạch nguồn nước, hạn chế đến mức thấp nhất những tác nhân gây bệnh từ môi trường tự nhiên. Giáo viên cần chăm nom chu đáo giấc ngủ của trẻ, tạo cho trẻ cảm xúc bảo đảm an toàn được âuyếm và được yêu thương khi đi vào giấc ngủ. Trẻ được ngủ đủ, ngủ sâu khi thức giấc sẽ tỉnhtáo, vui tươi, tích cực hoạt động giải trí, đó là yếu tố thiết yếu cho sự tăng trưởng thể lực và tăng cường sứckhỏe. Tổ chức cân đo định kì cho trẻ theo lao lý của trường mầm non so với từng độ tuổi. Số liệu cân đo phải được phản ánh kịp thời lên biểu đồ tăng trưởng, nếu đường biểu diễn sứckhỏe của trẻ nằm ngang hoặc đi xuống, cần tìm hiểu và khám phá nguyên do và có giải pháp can thiệpsớm. Giáo viên có nghĩa vụ và trách nhiệm cùng nhà trường tổ chữ tốt việc kiểm tra sức khỏe thể chất định kì chotrẻ và thông tin kịp thời tình hình sức khỏe thể chất của trẻ cho mái ấm gia đình triển khai tích cực những biệnpháp phòng bệnh theo mùa và tiêm chủng phòng dịch cho trẻ. Đảm bảo mọi trẻ trong nhóm lớpđều được tiêm chủng, uống vắc-xin theo đúng pháp luật của y tế. Tổ chức cho trẻ hoạt động, hoạt động giải trí hợp lý là một nội dung quan trọng của việc chămsóc sức khỏe thể chất. Trẻ được hoạt động dưới những hình thức tương thích với lứa tuổi, được đi dạo ngoàitrời trong bầu không khí trong lành và ánh nắng của buổi sáng, sẽ tăng cường sức khỏe thể chất trao đổichất trong khung hình, giúp trẻ thích nghi với những biến hóa của thời tiết, rèn luyện năng lực thíchứng với mô trường. Trẻ em ở độ tuổi mầm non, tuy nhỏ xíu, yếu ớt, chưa có năng lực bảo vệ mình nhưng rấthiếu động, thích tìm tòi mày mò quốc tế xung quanh. Vì thế, trong quy trình chăm nom trẻ, 15 giáo viên phải liên tục theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có những giải pháp tíchcực để phòng tránh tai nạn đáng tiếc, bảo vệ bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ về sức khỏe thể chất và ý thức. Giáo viênphải có kiến thức và kỹ năng và kĩ năng về phòng xử trí bắt đầu 1 số ít tai nạn đáng tiếc thường gặp. Nhắc nhở vàtuyên truyền cho cha mẹ triển khai những giải pháp bảo vệ bảo đảm an toàn so với trẻ. Giáo dục đào tạo trẻ có những hiểu biết về dinh dưỡng và chăm nom sức khỏe thể chất cho bản thân, hìnhthành ở trẻ những hành vi thói quen văn hóa truyền thống vệ sinh trong mọi hoạt động và sinh hoạt. Trẻ khỏe mạnh, bảo đảm an toàn, khung hình tăng trưởng hài hòa cân đối là tiềm năng quan trọng của việcthực hiện trách nhiệm chăm nom, bảo vệ sức khỏe thể chất cho trẻ. Để đạt được tiềm năng này, yên cầu giáoviên mầm non phải có những hiểu biết rất đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, những yếu tố ảnhhưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự tăng trưởng tăng trưởng của trẻ nói chung và sức khỏe thể chất nói riêng. Trên cơ sở đó, giáo viên tổ chức triển khai thiên nhiên và môi trường hoạt động và sinh hoạt tương thích và kích thích được sự phát triểnthể chất và ý thức cho trẻ. Đảm bảo chất lượng triển khai chương trình giáo dụcChương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành và được thực hiệnthống nhất trong khoanh vùng phạm vi cả nước. Chương trình được thiết kế xây dựng trên cơ sở không cho đầy đủnhững nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằm mục đích triển khai tốt ưu tiềm năng giáo dụcđối với từng độ tuổi và tiềm năng chung của giáo dục mầm non. Thực hiện trang nghiêm chươngtrìnhlà một nhu yếu mang tính bắt buộc so với giáo viên mầm non và những nhà quản lí giáo dụcmầm non. Để bảo vệ chất lượng thực thi chương trình giáo dục trẻ, giáo viên phải nguyên túcquán triệt tiềm năng, nội dung, giải pháp giáo dục và vận dụng một cách linh động, sáng tạovào quy trình tổ chức triển khai triển khai chương trình nhằm mục đích giúp trẻ tăng trưởng về sức khỏe thể chất, trí tuệ, ngônngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ. Xây dựng và tổ chức triển khai triển khai kế hoạch theo hằng tháng, hằng tuần trên cơ sở hiểu rõđặc điểm của đối tượng người dùng và tương thích với tình hình thực tiễn. Các nội dung đề ra trong kế hoạchphải được lựa chọn, sắp xếp có mạng lưới hệ thống, tương thích với chủ đề giáo dục, tương thích với vốn kinhnghiệm và năng lực của trẻ. Giữa những nội dung có sự tích hợp với nhau một cách cân đối, hợp lígiúp cho việc học của trẻ trải qua mày mò chủ đề đạt hiệu suất cao. Giáo viên là người tổ chức triển khai môi trường tự nhiên cho trẻ, là người tạo thời cơ, tạo trường hợp, tạocảm giác tin cậy để kích thích trẻ tham gia vào những game show và những hoạt động giải trí tìm tòi khámphá. Dưới vai trò chủ yếu của cô, trẻ dữ thế chủ động tích cực tham gia vào những hoạt động giải trí trải nghiệmcác trường hợp của đời sống, được thể hiện năng lực làm phong phú và đa dạng vốn kinh nghiệm tay nghề và pháttriển tính độc lập phát minh sáng tạo trong những nghành hoạt động giải trí đi dạo, học tập, lao động, dạo chơitham quan … Các điều kiện kèm theo những phương tiện đi lại, đồ dung, đồ chơi cho từng hoạt động giải trí phải được chuẩn bịđầy đủ, chu đáo, tương thích với nội dung chủ đề và sắp xếp phải chăng tạo cho trẻ tham gia vào cáchoạt động thuận tiện, tăng trưởng được năng lực. Thường xuyên có sự đổi khác, bổ trợ đồ dùngđồ chơi để thích ứng với quy trình tăng trưởng của trẻ. Phương pháp tổ chức triển khai hướng dẫn những hoạt động giải trí giáo dục được biểu lộ ở trẻ khi tham giavào những hoạt động giải trí và sau khi kết thúc chủ đề, hiệu quả nhìn nhận là thước đo chất lượng thực hiệnchương trình giáo dục của mỗi giáo viên. Đồng thời là địa thế căn cứ để kiểm soát và điều chỉnh nội dung, phươngpháp giáo dục thích hợp cho những họat động tiếp theo. 16C hất lượng thực thi chương trình giáo dục trẻ trong trường mầm non do đội ngũ giáoviên quyết định hành động. Vì thế, giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, nắm vững tiềm năng nội dung chương trình, tích cực rèn luyện năng lượng, nghệ thuậtsư phạm, chịu khó tâm lý nâng cấp cải tiến chiêu thức giáo dục phát minh sáng tạo linh động trong quy trình tổchức thiên nhiên và môi trường hoạt động giải trí cho trẻ … Đó là những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng thựchiện chương trình giáo dục trẻ ở từng nhóm lớp trong trường mầm non. 5 / Đánh giá sự tăng trưởng của trẻĐánh giá là quy trình hình thành những nhận định và đánh giá phán đóan và hiệu quả của quá trìnhgiáo dục, nghiên cứu và phân tích những thông tin thu được, so sánh với tiềm năng, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằmcải thiện tình hình và kiểm soát và điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu suất cao giáo dục trẻ. Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ ( gọi tắt là nhìn nhận trẻ ) mẫu giáo, gồm 2 loại : nhìn nhận trẻhằng ngày và theo quá trình ( nhìn nhận cuối chủ đề và nhìn nhận cuối độ tuổi ). Giáo viên cần triển khai trang nghiêm việc nhìn nhận trẻ nhằm mục đích kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch giáo dụcvà giải pháp tổ chức triển khai những hoạt động giải trí cho tương thích. Cách ghi chép hồ sơ cá thể trẻ – Cách ghi chépKết quả nhận xét, nhìn nhận trẻ hằng ngày được ghi vào nhật kí nhóm / lớp hoặc sổ kếhoạch giáo dục ( Mục nhận xét nhìn nhận ). Giáo viên cần ghi lại những bộc lộ không bình thường củatrẻ ( tích cực, xấu đi ) và những chú ý quan tâm trong việc tổ chức triển khai hoạt động giải trí chăm nom – giáo dục, để rútkinh nghiệm triển khai tốt hơn. Kết quả nhìn nhận trẻ cuối chủ đề được ghi vào phiếu nhìn nhận việc triển khai chủ đề vàkết quả nhìn nhận trẻ cuối độ tuổi được ghi vào bảng nhìn nhận sự tăng trưởng trẻ ( theo mẫu trongphụ lục ). Kết quả nhìn nhận được lưu vào hồ sơ cá thể trẻ. – Hồ sơ cá thể trẻHồ sơ cá thể là một dạng tư liệu, đồng thời là một địa thế căn cứ quan trọng để nhìn nhận sựphát triển của trẻ trong suốt năm học. – Yêu cầu hồ sơHồ sơ cá thể trẻ đựng trong túi bằng bìa hoặc ni lông hay cặp ni lông có nhiều ngăn. Trên hồ sơ cá thể : tên, ngày sinh của trẻ, lớp / năm học. Hồ sơ gồm có : 1. Lí lịch của trẻ. 2. Sổ theo dõi sức khỏe thể chất của trẻ ( nếu có ). 3. Kết quả những bài tập ( nếu có ). 4. Các mẫu sản phẩm của trẻ đã thực thi ( vẽ, cắt, nặn, xé … ) với nhận xét của cô giáo hiệu quả đánhgiá trẻ theo quy trình tiến độ. ( Sách vở toán tạo hình, tập tô ) Sản phẩm của trẻ trong hồ sơ cần được sắp xếp thành từng loại ( bài vẽ, bài xé, dán, ảnhchụp nếu có ) những loại sản phẩm khác do trẻ tự làm … Mỗi mẫu sản phẩm nên sắp xếp theo trình tự thờigian để dễ thấy sự văn minh của trẻ, cũng như dễ theo dõi. Tất cả mẫu sản phẩm đều được tích lũy từđầu cho đến thời gian nhìn nhận và hết năm học. Tất cả hồ sơ cá thể trẻ trong nhóm / lớp nên để cùng một chỗ và được sắp xếp sao cho dễsử dụng và quản lí. Định kì, giáo viên hoàn toàn có thể xem lại những hồ sơ trẻ, trao đổi với đồng nghiệp hoặc phụhuynh về hiệu quả đạt được, những khó khăn vất vả mà trẻ gặp phải, từ đó giáo viên đề xuất kiến nghị kế hoạchtiếp theo. Giáo viên hoàn toàn có thể gửi hồ sơ của trẻ cho cha mẹ, để biết tòan diện về trẻ ( những tiến17bộ ; điểm mạnh, điểm yếu … ). Từ đó cùng phối hợp với mái ấm gia đình trong việc chăm nom – giáo dụctrẻ. 6 – Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớpCơ sở vật chất của nhóm, lớp là tòan bộ những phương tiện đi lại vật chất kĩ thuật được nhàtrường trang bị để chăm nom – giáo dục trẻ nhỏ. Nó gồm có những phòng nhóm, vật dụng, đồ chơitrang thiết bị, sách báo, tài liệu trình độ … đó là điều kiện kèm theo không hề thiếu được để nâng caochất lượng chăm nom – giáo dục trẻ và hiệu suất cao thao tác của giáo viên. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp nhằm mục đích đạt tiềm năng là kiến thiết xây dựng, dữ gìn và bảo vệ và sử dụngcó hiệu suất cao cơ sở vật chất trong quy trình chăm nom – giáo dục trẻ. Hằng năm, giáo viên dữ thế chủ động đề xuất kiến nghị với chỉ huy nhà trường có kế hoạch thay thế sửa chữa, sửa chữa thay thế hoặc shopping bổ trợ những thiết bị, cơ sở vật chất của nhóm lớp, phải lập sổ theo dõiđầy đủ ( sổ gia tài ) và giao nghĩa vụ và trách nhiệm cho từng giáo viên quản lí đơn cử. Định kì kiểm kê tàisản theo đúng pháp luật của trường, báo cáo giải trình kịp thời khi gia tài bị mất mát, hư hỏng cần bổ sungthay thế. Giáo viên có nghĩa vụ và trách nhiệm quản lí tốt cơ sở vật chất của nhóm lớp và vật dụng của trẻ, nâng cao ý thức tiết kiệm ngân sách và chi phí, triển khai tráng lệ những lao lý của trường trong việc quản lí tàisản. Sắp xếp vật dụng, đồ chơi, những trang thiết bị trong lớp ngăn nắp, ngăn nắp, thuận tiện khisử dụng và bảo vệ nhu yếu vệ sinh, an tòan, thẩm mĩ. Giáo viên cần tranh thủ sự trợ giúp của mái ấm gia đình và những lực lượng xã hội để hoàn toàn có thể có đủđồ dùng, đồ chơi ship hàng cho sinh họat và nhu yếu học tập, đi dạo của trẻ. – Các loại sổ sách : + Sổ list trẻ ; + Sổ kế hoạch của giáo viên ; + Số theo dõi gia tài, + Sổ trình độ ; ( bổ trợ thêm số nhật ký ; Số hội họp của nhà trường ngoài trình độ ) và + Sổ theo dõi sức khỏe thể chất của trẻ. – Bảng biểu : Bảng bé ngoan ; Bảng ghi chế độ sinh hoạt ; Bảng ghi chương trình dạy trẻ ; Bảngphân công công tác của giáo viên ; Biểu đồ tăng trưởng của trẻ ( tập thể ) ; Bảng thông tin vớigia đình trẻ khi cần. Tóm lại : Cơ sở vật chất của nhóm, lớp là gia tài của nhà trường được giao nghĩa vụ và trách nhiệm chogiáo viên trực tiếp quản lí. Quản lí tốt cơ sở vật chất là nâng cao hiệu suất cao sử dụng và tăngcường điều kiện kèm theo thiết yếu để nâng cao chất lượng chăm nom – giáo dục trẻ. 7 ) Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ : Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp ngặt nghèo gữa nhà trường và mái ấm gia đình là một nhiệmvụ quan trọng của trường mầm non., Giáo viên là người đại diện thay mặt nhà trường có nghĩa vụ và trách nhiệm trựctiếp thực thi trách nhiệm này nhằm mục đích tạo ra thiên nhiên và môi trường giáo dục thuận tiện cho sự hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đìnhtrong công tác chăm nom – giáo dục trẻ nhỏ, tạo nên sự thống nhất giữa giáo dục trẻ giữa 2 lựclượng giáo dục này. * Hình thức phối hợp giữa cơ sở giáo dục mầm non với gia đìnhSự phối hợp giáo dục đuợc thực thi trải qua những hình thức sau đây : – Trao đổi trực tiếp hằng ngày trải qua giờ đón và trả trẻ ; – Tổ chức họp định kì với mái ấm gia đình ; 18 – Tổ chức góc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ tại những nhóm, lớp ; – Thông qua những đợt kiểm tra sức khỏe thể chất cho trẻ ; – Thông qua những hội thi văn hóa, văng nghệ ; – Tổ chức thăm hỏi động viên mái ấm gia đình trẻ ; – Hòm thư mái ấm gia đình ; – Mời mái ấm gia đình thăm quan vào 1 số ít hoạt động giải trí của lớp, của trường tùy theo điều kiện kèm theo vàkhả năng của họ ; – Thông qua ban cha mẹ ; Sổ liên lạc giữa mái ấm gia đình và nhà trường. * Nhiệm vụ của giáo viên phối hợp với gia đìnhĐể tạo sự tin cậy và lôi cuốn sự tham gia của cha mẹ vào những hoạt động giải trí chăm nom – giáo dục trẻ của lớp và của nhà trường, giáo viên cần phải : – Lắng nghe quan điểm của cha mẹ trẻ, dữ thế chủ động thiết kế xây dựng mối quan hệ tốt với cha mẹ. Sẵn sàngtư vấn và trợ giúp những kỹ năng và kiến thức chăm nom – giáo dục trẻ khi mái ấm gia đình có nhu yếu. – tin tức không thiếu cho cha mẹ trẻ về chương trình chăm nom – giáo dục trẻ ở trường bằng nhiềuhình thức khác nhau như : Họp cha mẹ, bảng thông tin, góc trao đổi với cha mẹ … Ví dụ : Trước ngày nhận trẻ vào trường, cần có những hướng dẫn cho cha mẹ, trình làng những hoạtđộng trong ngày ở trường của giáo viên và của trẻ. – Nếu trẻ lần tiên phong đến lớp, cô giáo cần trao đổi đơn cử về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, chớp lấy những thông tin, đặc thù của trẻ, cho cha mẹ làm quen với lớp, với những bạn và cô giáo. Thời gian đầu hoàn toàn có thể cho cha mẹ vào lớp chơi cùng trẻ, đón trẻ về sớm, hoàn toàn có thể cho trẻ mang theođến lớp những đồ chơi ưa thích mà trẻ thường chơi ở nhà để tránh sự hụt hẫng khởi đầu. – Liên lạc liên tục với mái ấm gia đình để khám phá hoạt động và sinh hoạt của trẻ ở mái ấm gia đình, thông tin cho chamẹ trẻ biết về tình hình của trẻ ở lớp, những đổi khác của trẻ nếu hoàn toàn có thể để kịp thời có biện pháptác động chăm nom – giáo dục tương thích. – Cần thống nhất với những bậc cha mẹ về nội quy, những hình thức và giải pháp phối hợp giữaphụ huynh và nhà trường trong từng quá trình và cả năm học. – Trong quy trình phối hợp với những bậc cha mẹ, giáo viên cần địa thế căn cứ vào điều kiện kèm theo và hoàn cảnhcụ thể của mái ấm gia đình để có hình thức phối hợp tương thích và mang lại hiệu suất cao cao nhất. – Trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, giáo viên cần phải đưa nội dung phối hợpvới mái ấm gia đình vào kế hoạch, cần nêu những nhu yếu đơn cử về yếu tố cần phối hợp với mái ấm gia đình đểthực hiện chủ đề đó : Ví dụ : Từ ngày … đến ngày … cần cha mẹ góp phần vật tư : giấy báocũ, bìa, cây hạt, … ; Ở nhà, cha mẹ đọc cho trẻ nghe thơ, truyện về mái ấm gia đình, cô giáo, … Phụhuynh tạo điều kiện kèm theo cho trẻ cũng cố kĩ năng rửa tay, đánh răng, rửa mặt, … Những nhu yếu nàygiáo viên nên thông tin cho cha mẹ giờ đón, trả trẻ và ở góc “ Tuyên truyền cho cha mẹ ”. Sau một thời hạn đưa ra nhu yếu so với cha mẹ, giáo viên hoàn toàn có thể đưa ra một số ít thông tin : Thông báo list nhưng cha mẹ đã thực thi nhu yếu, hoặc nhắc lại nhu yếu với một sốphụ huynh. Khi nhìn nhận sau chủ đề, giáo viên cần phải có phần nhận xét về công tác phối hợpvới mái ấm gia đình Giao hàng cho việc thực thi chủ để ( những gì đã thực thi được, còn sống sót gì, cógì cần rút kinh nghiệm tay nghề, hướng xử lý ). – Chất lượng chăm nom – giáo dục trẻ trong trường mầm non nhờ vào nhiều vào sự tham giađóng góp của mái ấm gia đình trẻ. Vì vậy, trong quy trình giáo dục, nhà trường và giáo viên cần phải cósự phối hợp ngặt nghèo với mái ấm gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú và đa dạng để tạo điều kiệncho công tác chăm nom – giáo dục trẻ có hiệu suất cao. 19H oạt động 5TH ỰC HÀNHChia nhóm và tranh luận : 1. Để nhìn nhận một giáo viên quản lí nhóm / lớp tốt thì sẽ nhìn nhận như thế nào ? 2. Hãy nêu lên một số ít kinh nghiệm tay nghề của bản thân để quản lí nhóm lớp có hiệu suất cao ? THÔNG TIN PHẢN HỒI1. Đánh giá giáo viên quản lí nhóm lớpĐể nhìn nhận hiệu suất cao quản lí nhóm, lớp của giáo viên cần nhìn nhận dựa trên những mặt : – Về phía trẻ : cô giáo bao quát trẻ tốt, lập kế hoạch giáo dục tương thích, tổ chức triển khai hoạt động giải trí lớp phùhợp ( gồm có : triển khai tốt phong cách thiết kế bài tập theo chương trình khung của Bộ Giáo dục đào tạo và Đàotạo, và tương thích với nhu yếu, nguyện vọng của trẻ ( chú ý quan tâm đến hứng thú của từng cá thể ) lập kếhoạch tương thích với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ và tổ chức triển khai tiến hành những hoạt động giải trí trongthực tế ( biết tiến hành, kiểm soát và điều chỉnh linh động tương thích với từng tiến trình, mềm dẻo trong việcthực hiện kế hoạch tương thích với điều kiện kèm theo thực tiễn ) và hiệu quả trên trẻ – nhìn nhận rút kinh nghiệmtheo quy trình mình triển khai đúng kế hoạch. – Với cha mẹ : giáo viên biết tư vấn cho cha mẹ về những yếu tố nóng bỏng, ví dụ : vấn đềdịch bệnh, về những biểu hện của trẻ : tâm lí của trẻ không tốt vào những thời gian nào đó. Giáoviên biết cách phối hợp với cha mẹ để giáo dục trẻ có hiệu suất cao. – Với BGH : Thực hiện tốt tính năng trình độ và những trách nhiệm của nhà trườnggiao trong năm học. – Với đồng nghiệp : Hỗ trợ với nhau trong việc làm tốt. Tạo được mối quan hệ tốt với đồngnghiệp. 2. Một số kinh nghiệm tay nghề quản lí có hiệu quảPhụ lụcMẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀTrường : Lớp : Thời gian : … … tuần. Từ ngày …. tháng … .. đến ngày …. tháng … .. Tên chủ đề : … … … … … … 1. Mục tiêu của chủ đề1. 1. Các tiềm năng trẻ đã thực thi tốt1. 2 Các tiềm năng trẻ chưa thực thi được hoặc chưa tương thích và lí do. 1.3 Những trẻ chưa đạt được những tiềm năng và lí do – Mục tiêu 1 : – Mục tiêu 2 : …. 2. Nội dung của chủ đề2. 1 Các nội dung trẻ đã thực thi tốt2. 2 Các nội dung chưa triển khai được và lí do2. 3 Các kĩ năng mà trên 30 % trẻ chưa đạt được và lí do3. Tổ chức những hoạt động giải trí của chủ đề203. 1 Hoạt động học – Trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra tương thích với năng lực – Trẻ tỏ ra không hứng thú, không tích cực tham gia. Lí do3. 2 Việc tổ chức triển khai chơi trong lớp – Số lượng / sắp xếp những góc chơi ( khoảng trống, diện tích quy hoạnh, trang trí … ) – Sự tiếp xúc giữa những trẻ / nhóm chơi ; việc khuyến khích trẻ rèn luyện những kĩ năng … – Thái độ của trẻ khi chơi. 3.3 Tổ chức chơi ngoài trời – Số lượng những buổi chơi ngoài trời đã được tổ chức triển khai – Số lượng / chủng loại đồ chơi – Vị trí / chỗ trẻ chơi – Vấn đề bảo đảm an toàn, vệ sinh đồ chơi và khu vực chơi => Khuyến khích trẻ hoạt động giải trí, giao lưu và rèn luyện những kĩ năng thích hợp … 4. Những yếu tố khác cần lưu ý4. 1 Sức khỏe của trẻ ( những trẻ nghỉ nhiều hoặc có yếu tố về ẩm thực ăn uống, vệ sinh … ) 4.2 Chuẩn bị phương tiện đi lại, học liệu, đồ chơi của cô và của trẻ … Lưu ý để việc tiến hành chủ đề sau được tốt hơn. BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ ( So sánh với chỉ số tăng trưởng của trẻ ) Tên trẻ : … … … … … … … … Ngày …. tháng … … nămNgày sinh : … … … … … …. Lớp : … … … … … … … … …. Giáo viên : … … … … … … … Trẻ mẫu giáo ( tuổi ) ĐạtCân nặng … … …. Chiều cao …. Vận động thô ( ghi những chỉ số ) … … … Vận động tinh ( ghi những chỉ số ) … … … Dinh dưỡng – Sức khỏe ( ghi những chỉ số ) … … … Nhận thức ( ghi những chỉ số ) … … … ( ghi những chỉ số ) … … … Ngôn ngữ ( ghi những chỉ số ) … … … Tình cảm, kĩ năng xã hội ( ghi những chỉ số ) … … … Thẫm mĩ ( ghi những chỉ số ) … … … Không21

Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên