DANH TƯỚNG KIỆT XUẤT TÔN VŨ LÀ AI?

Trong lịch sử các nước mạnh thường đi xâm lược các nước yếu khác để thỏa mãn khát vọng mở rộng bờ cõi. Vậy nên các vị tướng và chiến lược binh gia rất quan trọng trong bộ máy nhà nước lúc bấy giờ. Ở đất nước Trung Hoa từ lâu đã nổi tiếng với danh tướng Tôn Vũ và bậc thánh binh pháp và là một bậc thầy binh gia. Vậy Tôn Vũ là ai? và có những nổi bật như thế nào mà được người đời ca tụng đến hôm nay. Hãy đọc bài viết này để cùng tìm hiểu về vị tướng lừng danh Tôn Vũ.

Những thông tin cơ bản tìm hiểu Tôn Vũ là ai?

Điểm qua những thông tin cơ bản về cuộc đời của Tôn Vũ. Để biết được vị tướng Tôn Vũ là ai?

Tiểu sử của danh tướng Tôn Vũ

Tiểu sử  danh tướng Tôn Vũ là ai?

Tôn Vũ tự là Trường Khanh, sinh vào năm 545 trước công nguyên và mất vào năm 470 trước công nguyên. Là nhà quân sự kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Hậu thế đời sau tôn xưng cho ông  là Tôn Tử hoặc Tôn Vũ Tử. Ông sinh tại Lạc An ngày xưa thuộc nước Tề ngày nay là huyện Huệ Dân tỉnh Sơn Đông nước Trung Quốc.

Theo một số nghiên cứu thì Tôn Vũ không phải theo Tôn mà là theo họ cơ là hậu duệ của công tử Huệ Tôn nước Vệ cửa thời kỳ Xuân Thu. Ông có cha tên là Tôn Thư và ông nội là Tôn Khoái. Từ lúc nhỏ ông đã thông minh tài trí và xuất sắc hơn người, đặc biệt ông rất yêu thích câu chuyện hành quân đánh trận và có thiên bẩm về quân sự. Cha của Tôn Vũ cũng là một vị quan trong Triều Đình nên mỗi lần tảo triều xong, ông đều được cha kể cho nghe chuyện chiến trường. Tôn vũ còn rất yêu thích nghiên cứu binh thư ham học hiểu ở thầy giáo và các bậc cha chú.

Điều kiện khách quan của sự ra đời binh pháp tôn tử

Điều kiện khách quan của sự ra đời binh pháp tôn tử

Thời kỳ Xuân Thu là một giai đoạn phát triển mạnh của cơ sở hạ tầng và kiến trúc hạ tầng nên đây là thời phong kiến phân quyền tạo ra nhiều chư hầu nên xung đột chiến tranh diễn ra hàng loạt. Vì vậy từ sự yêu thích binh thư và trải nghiệm từ những cuộc chiến tranh Tôn Vũ đã cho ra đời tác phẩm binh pháp tôn tử bất hữu đời đời.

Do Tôn Vũ sinh ra ở nước Tề và sống trong thời kì binh đao loạn lạc nên đã góp phần cho sự phát triển tài năng của ông. Ở thời Tây chu nước Tề là một nước phong hầu. Đây là một vùng đất màu mỡ lại xa kinh thành và người dân chưa quen với sự thần phục nhà Chu. Biết được việc này nên nhà Chu đã cho Kiêm Văn võ làm Tề hầu và lập ra nước Tề để thuần phục nước Tề theo Chu. Từ đó đã thi hàng nhiều chủ trương để thu phục lòng dân.

Tuy là 2 nước chư hầu nhưng nước Lỗ hoàn toàn ngược lại với những chủ trương hà khắc bảo thủ. Đây là những trải nghiệm mà Tôn Vũ có được khi sinh ra ở nước Tề là điều kiện khách quan cho tác phẩm binh pháp tôn tử nổi tiếng như ngày hôm nay.

Sự nghiệp quân sự của Tôn Vũ

Sự nghiệp quân sự của Tôn Vũ

Bên cạnh tác phẩm binh pháp tôn tử của mình thì Tôn Vũ những trận chiến lưu danh ngàn đời của mình với 9 năm chinh chiến và 5 trận chiến lưu danh sử sách.

Trận chiến thứ nhất của Tôn Vũ

Vào năm 511 trước công nguyên, Tôn vũ nhận lệnh của Hạp Lư triều đại Ngô Vương chỉ huy đội quân tiêu diệt hai nước Chung Ly và nước Từ. Đây là lần cầm quân đầu tiên của ông nhưng Tôn Vũ đã nhanh chóng tiêu diệt được 2 nước đó và thừa thắng xông lên chiếm luôn đất Thư thuộc nước Sở.

Trận chiến thứ hai của Tôn Vũ

Tiếp theo là vào năm 511 trước công nguyên lại thống lĩnh đội quân cùng với Ngũ Tử Tư và Bá Hi đi đánh phạt nước Sở cùng với lý do là Sở vương nước Sở không trao thanh bảo kiếm cho Hạp Lư. Dưới sự chỉ huy tài ba của Tôn Vũ đánh thắng cả hai trận chiếm hai xứ Lục và xứ Tiềm cử Sở.

Trận chiến thứ ba của Tôn Vũ

Vào năm 510 trước công nguyên, lần đầu tiên xảy ra cuộc chiến tranh quy mô lớn của hai nước Ngô và nước Việt mà đến này sử sách còn ghi chép. Tôn Vũ lần đầu đưa ra cách dụng binh Quý hồ tinh bất quý hồ đa trong đánh trận. Tôn Vũ đã đánh bại 16 vạn quân nước Việt chỉ với ba vạn quân nhờ cách sử dụng binh pháp tài tình này.

Trận chiến thứ tư của Tôn Vũ

Năm 509 trước công nguyên đã diễn ra cuộc đại chiến giữa nước Ngô và nước Sở. Bộ binh nước Sở dưới sự chỉ huy của công tử Tử Thường và công tử Tử Phàm. Nước Ngô liền cử Tôn Vũ lãnh binh chinh chiến. Với sự thông minh và thông thạo binh pháp của mình. Ông đã dùng dùng lối đánh vu hồi tập kích doanh trại. Bắt sống công tử Tử Phàm khiến cho quân nước Sở từ thế mạnh chuyển sang nước yếu không cầm cự được phải rút về nước.

Trận chiến thứ năm của Tôn Vũ

Ngày 18 tháng 11 năm 506 trước công nguyên lại một lần nữa hai nước Ngô- Sở diễn ra binh biến. Lần này nước Sở huy động 25 vạn quân hùng mạnh đánh nước Ngô. Tôn Vũ và Ngã Tử Tư đã hiến kế cho vua Ngô liên kết với hai nước Đường và Sái chống Sở. Khi giao chiến Tôn Vũ đã lợi dụng địa hình thuận lợi của nước đồng minh. Sử dụng chiến thuật khống chế chính diện và Tập kích vu hồi mạn sườn. Cuối cùng sau 5 lần giao chiến ông đã chiến thắng 25 vạn quân. Sở buộc nước Sở phải rút quân.

Xem thêm:

TỐP 10 BÃI BIỂN ĐẸP NHẤT CHÂU ÂU

TỐP 10 MÔN HỌC DỄ NHẤT VIỆT NAM

Kết luận

Qua những phân tích của bài viết này chắc bạn đã biết được danh tướng Tôn Vũ là ai? những cống hiến mà Tôn Vũ đã đóng góp cho thời đại Trung Hoa là gì? Nếu lịch sử Trung Quốc có Khổng Tử tài ba về sách lược trị quốc an dân thì Tôn Vũ là một danh tướng anh tài về binh pháp.