Chu nghia Mac-Lenin

C.Mác và Ph.Ănggen
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Phần II
Những người vô sản và những người cộng sản.

Quan hệ
giữa người cộng sản với những người vô sản nói chung như thế nào?

Những
người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công
nhân khác.

Họ
tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô
sản.

Họ
không đặt ra những nguyên tắc riêng biệt[6] nhằm khuôn phong trào vô sản theo
những nguyên tắc ấy.

Những
người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm:

+ Một là, trong
các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt
lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho
toàn thể giai cấp vô sản;
+ Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu
tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ
phong trào.

Vậy là
về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các
đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến
lên[7] về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ
hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.

Mục
đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả
các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự
thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.

Những
quan điểm lý luận của những người cộng sản tuyệt nhiên không dựa trên những ý
niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện
ra.

Những
nguyên lý ấy chỉ biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một cuộc
đấu tranh giai cấp hiện có, của một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt
chúng ta, việc xoá bỏ những quan hệ sở hữu đã tồn tại trước kia không phải là
cái gì đặc trưng vốn có của chủ nghĩa cộng sản.

Tất cả
những quan hệ sở hữu đã trải qua những thay đổi liên tiếp, những cải biến liên
tiếp trong lịch sử.

Chẳng
hạn, cách mạng Pháp đã xoá bỏ chế độ sở hữu phong kiến và bênh vực chế độ sở
hữu tư sản.

Nhưng
chế độ tư hữu tư sản hiện thời, lại là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của
phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp,
trên cơ sở những người này bóc lột những người
kia[8]

Theo ý
nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận
điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu.

Người
ta trách những người cộng sản chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu do cá nhân mỗi
người làm ra, kết quả lao động của cá nhân, sở hữu mà người ta bảo là cơ sở của
mọi tự do, mọi hoạt động và mọi sự độc lập của cá nhân.

Cái sở
hữu làm ra, kiếm được một cách lương thiện và do lao động của bản thân tạo ra !
Phải chăng người ta muốn nói đến cái hình thức sở hữu có trước sở hữu tư sản,
tức là sở hữu của người tiểu tư sản, của người tiểu nông? Chúng tôi có cần gì
phải xoá bỏ cái đó, sự phát triển của công nghiệp đã xoá bỏ và hàng ngày vẫn
tiếp tục xoá bỏ cái đó rồi.

Hay là
người ta muốn nói đến chế độ tư hữu tư sản hiện thời.

Nhưng
phải chăng lao động làm thuê, lao động của người vô sản, lại tạo ra sở hữu cho
người vô sản? Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản, tức là cái sở hữu bóc lột lao
động làm thuê, cái sở hữu chỉ có thể tăng thêm với điều kiện là phải sản xuất
ra lao động làm thuê mới để lại bóc lột lao động làm thuê đó. Trong hình thái
hiện tại của nó, sở hữu vận động trong sự đối lập giữa hai cực: tư bản và lao
động. Chúng ta hãy xét hai cực của sự đối lập ấy.

Trở
thành nhà tư bản có nghĩa là không những chỉ chiếm một địa vị thuần tuý cá
nhân, mà còn chiếm một địa vị xã hội trong sản xuất. Tư bản là một sản phẩm tập
thể và nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều thành
viên trong xã hội, xét đến cùng, là nhờ sự hoạt động chung của tất cả các thành
viên trong xã hội.

Vậy tư
bản không phải là một lực lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội.

Cho
nên, nếu tư bản biến thành sở hữu tập thể thuộc tất cả mọi thành viên trong xã
hội thì đó không phải là một sở hữu cá nhân chuyển thành sở hữu xã hội. Chỉ có
tính chất xã hội của sở hữu là thay đổi thôi. Sở hữu mất tính chất giai cấp của
nó.

Bây giờ
chúng ta nói đến lao động làm thuê.

Giá cả
trung bình của lao động làm thuê là số tiền công tối thiểu, nghĩa là tổng số tư
liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân duy trì đời sống với tính cách là công
nhân. Cho nên cái mà người công nhân làm thuê chiếm hữu được bằng hoạt động của
mình cũng chỉ vừa đủ để tái xuất ra đời sống mà thôi. Chúng tôi tuyệt không
muốn xoá bỏ sự chiếm hữu cá nhân ấy về những sản phẩm của lao động, cần thiết
để tái xuất ra đời sống, vì sự chiếm hữu ấy không đẻ ra một khoản dư nào có thể đem lại một quyền lực chi phối
lao động của người khác. Điều chúng tôi muốn, là xoá bỏ tính chất bi thảm của
các phương thức chiếm hữu nó khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm
tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp thống trị đòi
hỏi.

Trong
xã hội tư sản, lao động sống chỉ là một phương tiện để tăng thêm lao động tích
luỹ. Trong xã hội cộng sản, lao động tích luỹ chỉ là một phương tiện để mở
rộng, làm phong phú hoặc làm giảm nhẹ cho quá trình sống của những người lao
động.

Như
vậy, trong xã hội tư sản, quá khứ chi phối hiện tại; còn trong xã hội cộng sản
thì chính hiện tại chi phối quá khứ. Trong xã hội tư sản, tư bản có tính độc
lập và cá tính, còn cá nhân người lao động lại mất tính độc lập và cá tính.


chính việc xoá bỏ những quan hệ như thế, là việc mà giai cấp tư sản cho là xoá
bỏ cá tính và tự do! mà cũng có lý đấy. Vì quả thật vấn đề là phải xoá bỏ cá
tính tư sản, tính độc lập tư sản và tự do tư sản.

Trong
khuôn khổ những quan hệ sản xuất tư sản hiện tại thì tự do có nghĩa là tự do
buôn bán, tự do mua và bán.

Nhưng
nếu buôn bán không còn thì buôn bán tự do cũng không còn nữa. Vả lại, tất cả
những luận điệu về tự do buôn bán, cũng như tất cả các lời nói khoa trương khác
của các nhà tư sản của chúng ta nói về tự do, nói chung chỉ có ý nghĩa, khi đem
đối chiếu với việc buôn bán bị cản trở, với những người thị dân bị nô dịch ở
thời trung cổ mà thôi; Những luận điệu và lời nói đó không còn ý nghĩa gì nữa,
khi vấn đề đặt ra là chủ nghĩa cộng sản phải xoá bỏ buôn bán, xoá bỏ những quan
hệ sản xuất tư sản và xoá bỏ ngay cả giai cấp tư sản nữa.

Các ông
hoảng lên, vì chúng tôi muốn xoá bỏ chế độ tư hữu. Nhưng trong xã hội hiện nay
của các ông, chế độ tư hữu đã bị xoá bỏ đối với chín phần mười số thành viên
của xã hội đó rồi; chính vì nó không tồn tại đối với số chín phần mười ấy, nên
nó mới tồn tại được. Như vậy, các ông trách chúng tôi là muốn xoá bỏ một hình
thức sở hữu chỉ có thể tồn tại với điều kiện tất yếu là tuyệt đại đa số bị tước
mất hết mọi sở hữu.

Nói tóm
loại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật,
đó chính là điều chúng tôi muốn.

Khi mà
lao động không còn có thể biến thành tư bản, thành tiền bạc, thành địa tô, tóm
lại, thành quyền lực xã hội có thể biến thành độc quyền được, nói tóm lại, khi
mà sở hữu cá nhân không còn có thể biến thành sở hữu tư sản được nữa thì lúc
đó, thì các ông tuyên bố rằng cá nhân bị thủ tiêu.

Như vậy
là các ông thú nhận rằng khi các ông nói đến cá nhân, là các ông chỉ muốn nói
đến người tư sản, người tư hữu tư sản mà thôi. Mà cái cá nhân ấy thì chắc chắn
cần phải thủ tiêu đi.

Chủ
nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm
xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch
lao động của người khác.

Người
ta còn phản đối lại rằng xoá bỏ chế độ tư hữu thì mọi hoạt động sẽ ngừng lại,
thì bệnh lười biếng sẽ phổ biến sẽ ngự trị.

Nếu quả
như vậy thì xã hội tư sản phải sụp đổ từ lâu rồi do tình trạng lười biếng, vì
trong xã hội ấy, những người lao động thì không được hưởng, mà những kẻ được
hưởng lại không lao động. Tất cả sự lo ngại chung quy chỉ là luận điệu trùng
phức cho rằng không còn tư bản thì cũng không còn lao động làm thuê nữa.

Tất cả
những lời phản đối nhằm chống lại phương thức cộng sản chủ nghĩa của sự sản
xuất và chiếm hữu những sản phẩm vật chất được tung ra, cũng nhằm chống lại sự
sản xuất và chiếm hữu những sản phẩm tinh thần. Nếu đối với người tư sản, sở
hữu giai cấp bị thủ tiêu có nghĩa là chính sản xuất cũng bị thủ tiêu, thì đối
với họ, văn hoá giai cấp bị thủ tiêu, cũng có nghĩa là văn hoá nói chung bị mất
đi.

Cái văn
hoá mà người tư sản than tiếc là bị tiêu diệt đi đó, thì đối với đại đa số, chỉ
là việc biến họ thành vật phụ thuộc vào máy móc mà thôi.

Nếu các
ông lấy những quan điểm tư sản của các ông về tự do, về văn hoá, về luật
pháp,… làm tiêu chuẩn để xét việc xoá bỏ sở hữu tư sản thì chẳng cần phải
tranh cãi với chúng tôi làm gì. Chính những tư tưởng của các ông là sản phẩm
của những quan hệ sản xuất và sở hữu tư sản, cũng như pháp quyền của các ông
chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội
dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định.

Cái
quan niệm thiên vị khiến các ông biến những quan hệ sản xuất và quan hệ sở hữu
của các ông từ quan hệ lịch sử, mang tính chất nhất thời trong quá trình phát
triển của sản xuất thành những quy luật vĩnh cửu của tự nhiên và lý trí, – quan
niệm ấy, các ông cũng tán đồng với tất cả các giai cấp thống trị trước đây và
hiện không còn nữa. Điều mà các ông nhận thức được đối với sở hữu thời cổ đại
hay sở hữu phong kiến thì đối với sở hữu tư sản, các ông lại không giám nhận
thức nữa.

Xoá bỏ
gia đình! Ngay cả những người cấp tiến cực đoan nhất cũng phẫn nộ về cái ý định
xấu xa ấy của những người cộng sản.

Gia
đình tư sản hiện nay dựa trên cơ sở nào? Dựa trên tư bản, trên lợi nhuận cá
nhân. Gia đình dưới hình thái hoàn toàn phát triển của nó, chỉ tồn tại đối với
giai cấp tư sản thôi, nhưng nó lại kèm theo sự bắt buộc phải thủ tiêu mọi gia
đình đối với người vô sản và kèm theo nạn mãi dâm công khai.

Gia
đình tư sản dĩ nhiên là sẽ tiêu tan cùng với cái vật bổ sung đó của nó, và cả
hai cái đó đều mất đi cùng với sự tan biến của tư bản .

Các ông
trách chúng tôi muốn xoá bỏ hiện tượng cha mẹ bóc lột con cái chăng? tội ấy,
chúng tôi xin nhận.

Nhưng
các ông lại bảo rằng chúng tôi muốn thủ tiêu những mối quan hệ thân thiết nhất
đối với con người, bằng cách đem giáo dục xã hội thay thế cho các giáo dục gia
đình.

Thế nền
giáo dục của các ông, chẳng phải cũng do xã hội quyết định đó sao? chẳng phải
do những quan hệ xã hội trong xác ông nuôi dạy con cái các ông, do sự can thiệp
trực tiếp hay gián tiếp của xã hội thông qua nhà trường,… quyết định gì?
Người cộng sản không bịa đặt ra tác động xã hội đối với giáo dục, họ không chỉ
thay đổi tính chất của sự giáo dục ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh hưởng của
giai cấp thống trị mà thôi.

Đại
công nghiệp phát triển càng phá huỷ mọi mối quan hệ gia đình trong giai cấp vô
sản và càng biến trẻ em thành những món hàng mua bán, những công cụ lao động
đơn thuần, thì những lời huênh hoang của giai cấp tư sản về gia đình và giáo
dục, về những mối quan hệ thân thiết gắn bó con cái với cha mẹ, lại càng trở
nên ghê tởm.

Nhưng
bọn cộng sản các anh, muốn thực hành chế độ cộng thê, toàn thể giai cấp tư sản
đồng thanh tru tréo lên như vậy.

Đối với
người tư sản, vợ hắn chẳng qua chỉ là một công cụ sản xuất. Cho nên nghe nói
công cụ sản xuất phải được đem dùng chung thì tất nhiên là hắn kết luận rằng
chính đàn bà rồi cũng phải chịu cái số phận chung là bị xã hội hoá.

Thậm
chí hắn không ngờ rằng vấn đề ở đây, chính là kéo đàn bà ra khỏi vai trò hiện
nay của họ là một công cụ sản xuất đơn thuần.

Vả lại,
không có gì lố bịch bằng ghê sợ quá đạo
đức của những nhà tư sản với cái gọi là cộng thê chính thức do những người cộng
sản chủ trương. Những người cộng sản không cần phải áp dụng chế độ cộng thê,
chế độ ấy hầu như đã luôn luôn tồn tại.

Các
ngài tư sản của chúng ta chưa thoả mãn là đã sẵn có vợ và con gái của vô sản để
dùng, đó là chưa kể chế độ mãi dâm công khai, các ngài ấy còn lấy việc cắm sừng
lẫn nhau làm một thú vui đặc biệt.

Hôn
nhân của giai cấp tư sản thật ra là chế độ cộng thê. Có chăng người ta chỉ có
thể buộc tội những người cộng sản là họ tuồng như muốn đem một chế độ cộng thê công
khai và chính thức thay cho chế độ cộng thê được che đậy một cách giả nhân giả
nghĩa mà thôi. Nhưng với sự xoá bỏ những quan hệ sản xuất hiện tại thì dĩ nhiên
là chế độ cộng thê do những quan hệ sản xuất ấy đẻ ra, tức là chế độ mãi dâm
chính thức và không chính thức, cũng sẽ biến mất.

Ngoài
ra, người ta còn buộc tội những người cộng sản là muốn xoả bỏ tổ quốc, xoá bỏ
dân tộc.

Công
nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì
giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên
thành giai cấp dân tộc[9], phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải
theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.

Với sự
phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những
điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy thì những sự cách biệt dân
tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi.

Sự
thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự
đối lập mất đi nhanh hơn. Hành động chung của giai cấp vô sản, ít ra là ở những
nước văn minh, là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng của họ.

Hãy xoá
bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc
khác cũng sẽ bị xoá bỏ.

Khi mà
sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù
địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.

Còn
những lời buộc tội chủ nghĩa cộng sản, xuất phát từ những quan điểm tôn giáo,
triết học và nói chung là xuất phát từ những quan điểm tư tưởng thì không đáng
phải xét kỹ.

Liệu có
cần phải sáng suốt lắm thì mới hiểu những tư tưởng, những qua điểm và những
khái niệm của con người, tóm lại là ý thức của con người, đều thay đổi cùng với
mọi sự thay đổi xảy ra trong điều kiện sinh hoạt, trong quan hệ xã hội, trong
đời sống xã hội của con người không?

Lịch sử
tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh
thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một
thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị.

Khi
người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả một xã hội thì như thế là
người ta chỉ nêu ra sự thật này là trong lòng xã hội cũ, những yếu tố của một
xã hội mới đã hình thành là sự tan rã của những tư tưởng cũng đi đôi với sự tan
rã của những điều kiện sinh hoạt cũ.

Khi thế
giới cổ đại đang suy tàn thì những tôn giáo cũ bị đạo Cơ Đốc đánh bại. Vào thế
kỷ XVIII, khi tư tưởng của đạo Cơ Đốc nhường chỗ cho những tư tưởng tiến bộ thì
xã hội phong kiến đang giao chiến trận cuối cùng với giai cấp tư sản, lúc bấy
giờ là giai cấp cách mạng. Những tư tưởng về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo
chẳng qua chỉ nói lên thời kỳ thống trị của cạnh trạnh trong tự do lĩnh vực tri
thức mà thôi.


người sẽ nói:”Cố nhiên là những quan niệm tôn giáo, đạo đức, triết học,
chính trị, pháp quyền,… đã biến đổi trong tiến trình phát triển lịch sử.
Nhưng tôn giáo, đạo đức, triết học, chính trị, pháp quyền, vẫn luôn luôn được
bảo tồn qua những biến đổi không ngừng ấy.

Vả lại,
còn có những chân lý vĩnh cửu như tự do, công lý,… là những cái chung cho tất
cả mọi chế độ xã hội. Thế mà chủ nghĩa cộng sản lại xoá bỏ những chân lý vĩnh
cửu, xoá bỏ tôn giáo và đạo đức chứ không đổi mới hình thức của tôn giáo và đạo
đức; làm như thế là nó mâu thuẫn với toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử
trước kia”.

Lời
buộc tội ấy rút cục lại là gì? Lịch sử của toàn bộ các xã hội, từ trước đến
nay, đều diễn ra trong những đối kháng giai cấp, những đối kháng mang hình thức
khác nhau tuỳ từng thời đại.

Nhưng
dù những đối kháng ấy mang hình thức nào đi nữa thì hiện tượng một bộ phận này
của xã hội bóc lột một bộ phận khác cũng vẫn là hiện tượng chung cho tất cả các
thế kỷ trước kia. Vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng ý thức xã hội của
mọi thế kỷ, mặc dù có muôn màu muôn vẻ và hết sức khác nhau, vẫn vận động trong
một hình thức nào đó, trong những hình thức ý thức chỉ hoàn toàn tiêu tan khi
hoàn toàn không còn có đối kháng giữa giai cấp nữa.

Cách
mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu
kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình
phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế
thừa của quá khứ.

Nhưng
hãy gác lại những lời giai cấp tư sản phản đối chủ nghĩa cộng sản.

Như
chúng ta đã thấy trên kia, bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai
cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ.

Giai
cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy
toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản
xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức
thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản
xuất.

Cố
nhiên, điều đó lúc đầu chỉ có thể thực hiện bằng cách xâm phạm một cách chuyên
chế vào sở hữu và những quan hệ sản xuất tư sản, nghĩa là bằng những biện
pháp, mà về mặt kinh tế thì hình như không được đầy đủ và không có hiệu lực,
nhưng trong tiến trình vận động, những biện pháp ấy sẽ vượt quá bản thân
chúng[10]
và là thủ đoạn không thể thiếu để đảo lộn toàn bộ phương thức sản xuất.

Trong
những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều.

Nhưng
đối với những nước tiên tiến nhất thì những biện pháp sau đây sẽ có thể áp dụng
khá phổ biến:

1. Tước
đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.
2. áp dụng thuế luỹ tiến cao.
3. Xoá bỏ quyền thừa kế
4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn
5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của
nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.
7. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy
và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công
nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
9. Kết
hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành
thị và nông thôn[11]
10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng
trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất
vật chất,…

Khi
những đối kháng giai cấp đã mất đi trong tiến trình của sự phát triển và toàn
bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân đã liên hợp lại với nhau thì
quyền lực công cộng cũng mất tính chất chính trị của nó. Quyền lực chính trị,
theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một
giai cấp khác. Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản,
nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con
đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp
thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời
với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những
điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói
chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một
giai cấp.

Thay
cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất
hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho
sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

 

[Chương trước]  
[Mục lục]  
[Chương tiếp theo]

Chú thích

[6]
Trong bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 thay cho những chữ “những nguyên tắc
riêng biệt” là những chữ “những nguyên tắc bè phái”

[7] Trong
bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 thay cho những chữ “luôn luôn thúc đẩy
phong trào tiến lên” là những chữ “tiên tiến nhất”

[8]
Trong bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 thay cho những chữ “những người này
bóc lột những người kia” là những chữ “thiểu số bóc lột đa số”.

[9]
Trong bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 thay cho những chữ “tự vươn lên
thành giai cấp dân tộc” là những chữ ‘tự vươn lên thành giai cấp chủ đạo
trong dân tộc”.

[10]
Trong bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 sau những chữ “vượt quá bản thân
chúng” còn có thêm những chữ “khiến tất yếu phải tiến công thêm một
bước vào chế độ xã hội cũ”