LỄ TRỌNG, LỄ KÍNH & LỄ NHỚ
LỄ TRỌNG, LỄ KÍNH và LỄ NHỚ
Lịch phụng vụ chia làm ba bậc lễ để kính nhớ các mầu nhiệm của Chúa, các đặc ân của Đức Maria và các thánh :
1) Lễ trọng chia làm hai loại : lễ trọng chung và lễ trọng riêng.
-Lễ trọng chung là các lễ trọng được xác định rõ trong sách phụng vụ mà toàn thể Hội Thánh phải mừng kính. Có 15 lễ trọng chung cho Giáo Hội toàn cầu: 10 lễ kính Chúa, 3 lễ kính Đức Maria và 4 lễ kính các thánh. Lễ Phục sinh và Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuy nhiên tuần Bát Nhật Giáng Sinh không được ưu tiên như tuần Bát nhật Phục sinh.
-Lễ trọng riêng chỉ được mừng kính trong một Hội Thánh địa phương. Chẳng hạn lễ Các thánh tử đạo Việt Nam (24/11) là lễ trọng riêng đối với Hội ThánhViệt Nam vì là lễ bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, còn đối với Hội Thánh toàn cầu chỉ là lễ nhớ.
Tất cả các lễ trọng chung hay riêng đều được bắt đầu từ Kinh Chiều I ngày hôm trước, nghĩa là ngày mừng lễ sẽ dài hơn một ngày bình thường. Vì thế thánh lễ chiều hôm trước (sau Kinh Chiều I) đều phải cử hành lễ trọng kính của ngày hôm sau, nghĩa là ngày chính lễ, ngọai trừ một vài lễ có lễ vọng thì phải cử hành lễ vọng (Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Maria lên trời, Sinh nhật Gioan Tiền Hô, Phêrô và Phaolô).
Ngoài ra,còn có thánh lễ được kính trọng thể, nghĩa là mừng kính cách đặc biệt hơn vào ngày Chúa Nhật thường niên trước hay sau đó vì lợi ích mục vụ của các tín hữu nơi đó (ví dụ: lễ Các Thánh tử đạo Việt Nam 24/11 được rời lên Chúa Nhật trước vì Chúa Nhật sau đó thường là lễ Chúa Kitô Vua; lễ Mân Côi tuy là lễ nhớ buộc nhưng được mừng kính trọng thể vào Chúa Nhật).
2) Lễ kính ở bậc thấp hơn lễ trọng và chỉ giới hạn trong một ngày bình thường nên không có Kinh Chiều I, trừ lễ kính Chúa trùng vào ngày Chúa Nhật thường niên. Lịch phụng vụ đề ra ba loại lễ kính : 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Maria, 17 lễ kính các thánh (Giáo Hội Việt Nam mừng thêm 2 lễ kính riêng: Têrêxa và Phanxicô Xaviê).
3) Lễ nhớ chia làm hai loại : lễ buộc nhớ và lễ nhớ tùy ý. Các ngày lễ nhớ buộc trong mùa Chay thì chỉ mừng như lễ nhớ tùy ý, không bó buộc phải cử hành. Khi lịch chung để tên nhiều vị thánh kính nhớ tùy ý trong cùng một ngày thì chỉ chọn một vị thánh để mừng, còn những vị khác được bỏ.
4) Lễ theo nhu cầu :
Có ba loại lễ theo nhu cầu :
-Lễ có nghi thức riêng thường đi kèm với việc cử hành một bí tích nào đó: Hôn Phối, Truyền Chức, Thêm Sức …
-Lễ do nhu cầu tùy theo hòan cảnh : lễ tạ ơn, lễ cầu mùa
-Lễ ngoại lịch là do lòng đạo đức của giáo dân đòi hỏi : thứ Sáu kính Thánh Tâm, thứ Bảy kính Đức Mẹ …
Tuy nhiên, các lễ theo nhu cầu được cử hành hay không, còn tùy thuộc vào các mùa hoặc lịch phụng vụ.
Ví dụ :
* Không được cử hành bản văn và bài đọc thánh lễ Hôn Phối vào các lễ trọng, các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh, thứ Tư lễ Tro, Tuần Thánh, lễ 2/11, tuần Bát nhật Phục Sinh, nhưng được cử hành nghi thức bí tích Hôn Phối trong các ngày lễ Chúa Nhật (sau bài giảng) và được phép đọc lời chúc hôn sau kinh Lạy Cha và ban phép lành riêng ở cuối lễ.
Trong các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và mùa thường niên : vẫn phải cử hành lễ Chúa Nhật nhưng có thể thay đổi bằng một bài đọc sách thánh về Hôn phối. Nếu không có cộng đoàn Giáo Xứ tham dự mà chỉ có gia đình hôn lễ thì được phép cử hành toàn bộ bản văn và bài đọc riêng của lễ Hôn phối.
* Thánh lễ an táng được cử hành bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm tuần thánh, Tam nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục Sinh. Nếu cử hành an táng vào các ngày này, người ta buộc phải dùng bản văn và bài đọc của ngày lễ đó, và sau lời nguyện hiệp lễ được làm nghi thức từ biệt.
PHỤ LỤC
Thứ tự ưu tiên trong việc cử hành các ngày phụng vụ phải nhất thiết căn cứ vào bảng quy định sau đây :
I
1* TAM NHẬT VƯỢT QUA tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục sinh của Chúa.
2* Lễ Giáng Sinh, Hiển Linh, Thăng Thiên và Hiện Xuống.
Các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh.
Thánh lễ an táng (QCTQ 380 : cấm cả sáng và chiều thứ Năm Tuần Thánh)
Thứ Tư Lễ Tro.
Các ngày trong Tuần Thánh từ thứ Hai đến hết thứ Năm.
Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục sinh.
3* Các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các Thánh có ghi trong lịch chung.
Lễ cầu cho mọi tín hữu đã qua đời (2/11).
4* Các lễ trọng riêng, tức là :
a) Lễ trọng thánh bổn mạng chính của địa phương, thành phố hay quốc gia;
b) Lễ trọng Cung hiến thánh đường, hay ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường đó.
c) Lễ trọng mừng tước hiệu của nhà thờ.
d) Lễ trọng của dòng tu hay tu hội mừng tước hiệu, hoặc thánh sáng lập dòng, hay bổn mạng chính của dòng.
II
Thánh lễ có nghi thức riêng (QCTQ 372)
Thánh lễ tùy nhu cầu và ngọai lịch theo lệnh của đấng bản quyền địa phương (QCTQ 374)
5* Các lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.
6* Các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và Thường niên.
7* Các lễ kính Đức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung.
8* Các lễ kính riêng, tức là :
a) Lễ bổn mạng của chính địa phận.
b) Lễ kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh Tòa.
c) Lễ kính bổn mạng chính của miền, tỉnh, nước hay một vùng rộng lớn.
d) Lễ kính của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng mừng tước hiệu, thánh sáng lập, thánh bổn mạng, trừ những điểm đã nói trong số 4.
e) Các lễ kính khác có ghi trong lịch địa phận, dòng tu hay tu hội.
Thánh lễ cầu hồn khi vừa được tin một người qua đời hay trong ngày giỗ đầu (QCTQ 381)
9* Các ngày trong tuần thuộc mùa Vọng từ 17/12 đến hết 24/12.
Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.
Các ngày trong tuần mùa Chay.
III
Thánh lễ tùy theo nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của chính linh mục chủ tế (QCTQ 376)
10* Các lễ nhớ bắt buộc có ghi trong lịch chung.
11* Các lễ nhớ bắt buộc riêng, tức là :
a) Các lễ nhớ bổn mạng phụ của địa phương, địa phận, miền hay tỉnh, quốc gia, một vùng rộng lớn, của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng.
b) Ít nhiều lễ nhớ bắt buộc riêng của một vài nhà thờ.
c) Các lễ nhớ không bắt buộc đã nói tới một cách đặc biệt trong Quy chế tổng quát về thánh lễ và thần vụ, thì có thể xảy ra vào cả ngày đã nói ở số 9. Cũng vì lý do đó, khi những lễ nhớ bắt buộc trùng với những ngày trong tuần mùa Chay, thì có thể cử hành như lễ nhớ không bắt buộc.
13* Các ngày trong tuần, từ đầu mùa Vọng đến hết 16/12.
Các ngày trong tuần mùa Giáng Sinh từ 2/1 đến thứ bảy sau lễ Hiển Linh.
Các ngày trong tuần thuộc mùa Phục sinh, từ thứ Hai sau tuần Bát Nhật Phục sinh đế thứ Bảy trước lễ Hiện Xuống.
Thánh lễ tùy nhu cầu và ngọai lịch theo lòng đạo đức của giáo dân (QCTQ 377).
Thánh lễ cầu hồn hằng ngày (QCTQ 381)
Các ngày trong tuần thuộc mùa thường niên.
Lịch phụng vụ chia làm ba bậc lễ để kính nhớ các mầu nhiệm của Chúa, các đặc ân của Đức Maria và các thánh :lễ trọng chung và lễ trọng riêng.là các lễ trọng được xác định rõ trong sách phụng vụ mà toàn thể Hội Thánh phải mừng kính. Có 15 lễ trọng chung cho Giáo Hội toàn cầu: 10 lễ kính Chúa, 3 lễ kính Đức Maria và 4 lễ kính các thánh. Lễ Phục sinh và Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuy nhiên tuần Bát Nhật Giáng Sinh không được ưu tiên như tuần Bát nhật Phục sinh.chỉ được mừng kính trong một Hội Thánh địa phương. Chẳng hạn lễ Các thánh tử đạo Việt Nam (24/11) là lễ trọng riêng đối với Hội ThánhViệt Nam vì là lễ bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, còn đối với Hội Thánh toàn cầu chỉ là lễ nhớ.Tất cả các lễ trọng chung hay riêng đều được bắt đầu từ Kinh Chiều I ngày hôm trước, nghĩa là ngày mừng lễ sẽ dài hơn một ngày bình thường. Vì thế thánh lễ chiều hôm trước (sau Kinh Chiều I) đều phải cử hành lễ trọng kính của ngày hôm sau, nghĩa là ngày chính lễ, ngọai trừ một vài lễ có lễ vọng thì phải cử hành lễ vọng (Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Maria lên trời, Sinh nhật Gioan Tiền Hô, Phêrô và Phaolô).Ngoài ra,còn có thánh lễ được, nghĩa là mừng kính cách đặc biệt hơn vào ngày Chúa Nhật thường niên trước hay sau đó vì lợi ích mục vụ của các tín hữu nơi đó (ví dụ: lễ Các Thánh tử đạo Việt Nam 24/11 được rời lên Chúa Nhật trước vì Chúa Nhật sau đó thường là lễ Chúa Kitô Vua; lễ Mân Côi tuy là lễ nhớ buộc nhưng được mừng kính trọng thể vào Chúa Nhật).ở bậc thấp hơn lễ trọng và chỉ giới hạn trong một ngày bình thường nên không có Kinh Chiều I, trừ lễ kính Chúa trùng vào ngày Chúa Nhật thường niên. Lịch phụng vụ đề ra ba loại lễ kính : 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Maria, 17 lễ kính các thánh (Giáo Hội Việt Nam mừng thêm 2 lễ kính riêng: Têrêxa và Phanxicô Xaviê).chia làm hai loại : lễ buộc nhớ và lễ nhớ tùy ý. Các ngày lễ nhớ buộc trong mùa Chay thì chỉ mừng như lễ nhớ tùy ý, không bó buộc phải cử hành. Khi lịch chung để tên nhiều vị thánh kính nhớ tùy ý trong cùng một ngày thì chỉ chọn một vị thánh để mừng, còn những vị khác được bỏ.Có ba loại lễ theo nhu cầu :-Lễ có nghi thức riêng thường đi kèm với việc cử hành một bí tích nào đó: Hôn Phối, Truyền Chức, Thêm Sức …-Lễ do nhu cầu tùy theo hòan cảnh : lễ tạ ơn, lễ cầu mùa-Lễ ngoại lịch là do lòng đạo đức của giáo dân đòi hỏi : thứ Sáu kính Thánh Tâm, thứ Bảy kính Đức Mẹ …Tuy nhiên, các lễ theo nhu cầu được cử hành hay không, còn tùy thuộc vào các mùa hoặc lịch phụng vụ.Ví dụ :* Không được cử hành bản văn và bài đọc thánh lễ Hôn Phối vào các lễ trọng, các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh, thứ Tư lễ Tro, Tuần Thánh, lễ 2/11, tuần Bát nhật Phục Sinh, nhưng được cử hành nghi thức bí tích Hôn Phối trong các ngày lễ Chúa Nhật (sau bài giảng) và được phép đọc lời chúc hôn sau kinh Lạy Cha và ban phép lành riêng ở cuối lễ.Trong các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và mùa thường niên : vẫn phải cử hành lễ Chúa Nhật nhưng có thể thay đổi bằng một bài đọc sách thánh về Hôn phối. Nếu không có cộng đoàn Giáo Xứ tham dự mà chỉ có gia đình hôn lễ thì được phép cử hành toàn bộ bản văn và bài đọc riêng của lễ Hôn phối.* Thánh lễ an táng được cử hành bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm tuần thánh, Tam nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục Sinh. Nếu cử hành an táng vào các ngày này, người ta buộc phải dùng bản văn và bài đọc của ngày lễ đó, và sau lời nguyện hiệp lễ được làm nghi thức từ biệt.Thứ tự ưu tiên trong việc cử hành các ngày phụng vụ phải nhất thiết căn cứ vào bảng quy định sau đây :TAM NHẬT VƯỢT QUA tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục sinh của Chúa.Lễ Giáng Sinh, Hiển Linh, Thăng Thiên và Hiện Xuống.Các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh.Thánh lễ an táng (QCTQ 380 : cấm cả sáng và chiều thứ Năm Tuần Thánh)Thứ Tư Lễ Tro.Các ngày trong Tuần Thánh từ thứ Hai đến hết thứ Năm.Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục sinh.Các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các Thánh có ghi trong lịch chung.Lễ cầu cho mọi tín hữu đã qua đời (2/11).Các lễ trọng riêng, tức là :a) Lễ trọng thánh bổn mạng chính của địa phương, thành phố hay quốc gia;b) Lễ trọng Cung hiến thánh đường, hay ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường đó.c) Lễ trọng mừng tước hiệu của nhà thờ.d) Lễ trọng của dòng tu hay tu hội mừng tước hiệu, hoặc thánh sáng lập dòng, hay bổn mạng chính của dòng.Thánh lễ có nghi thức riêng (QCTQ 372)Thánh lễ tùy nhu cầu và ngọai lịch theo lệnh của đấng bản quyền địa phương (QCTQ 374)5* Các lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.6* Các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và Thường niên.7* Các lễ kính Đức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung.8* Các lễ kính riêng, tức là :a) Lễ bổn mạng của chính địa phận.b) Lễ kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh Tòa.c) Lễ kính bổn mạng chính của miền, tỉnh, nước hay một vùng rộng lớn.d) Lễ kính của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng mừng tước hiệu, thánh sáng lập, thánh bổn mạng, trừ những điểm đã nói trong số 4.e) Các lễ kính khác có ghi trong lịch địa phận, dòng tu hay tu hội.Thánh lễ cầu hồn khi vừa được tin một người qua đời hay trong ngày giỗ đầu (QCTQ 381)9* Các ngày trong tuần thuộc mùa Vọng từ 17/12 đến hết 24/12.Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.Các ngày trong tuần mùa Chay.Thánh lễ tùy theo nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của chính linh mục chủ tế (QCTQ 376)10* Các lễ nhớ bắt buộc có ghi trong lịch chung.11* Các lễ nhớ bắt buộc riêng, tức là :a) Các lễ nhớ bổn mạng phụ của địa phương, địa phận, miền hay tỉnh, quốc gia, một vùng rộng lớn, của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng.b) Ít nhiều lễ nhớ bắt buộc riêng của một vài nhà thờ.c) Các lễ nhớ không bắt buộc đã nói tới một cách đặc biệt trong Quy chế tổng quát về thánh lễ và thần vụ, thì có thể xảy ra vào cả ngày đã nói ở số 9. Cũng vì lý do đó, khi những lễ nhớ bắt buộc trùng với những ngày trong tuần mùa Chay, thì có thể cử hành như lễ nhớ không bắt buộc.13* Các ngày trong tuần, từ đầu mùa Vọng đến hết 16/12.Các ngày trong tuần mùa Giáng Sinh từ 2/1 đến thứ bảy sau lễ Hiển Linh.Các ngày trong tuần thuộc mùa Phục sinh, từ thứ Hai sau tuần Bát Nhật Phục sinh đế thứ Bảy trước lễ Hiện Xuống.Thánh lễ tùy nhu cầu và ngọai lịch theo lòng đạo đức của giáo dân (QCTQ 377).Thánh lễ cầu hồn hằng ngày (QCTQ 381)Các ngày trong tuần thuộc mùa thường niên.
Source: https://evbn.org
Category : Lễ Hội