Bảng phân bổ nguyên liệu công cụ sản phẩm hàng hóa mới nhất
Bảng phân bổ nguyên liệu công cụ sản phẩm hàng hóa là biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp. Vậy Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ là gì và cách thành lập bảng kê này như thế nào. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng EVBN tìm hiểu một số nội dung liên quan đến Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ này.
Thế nào là Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ?
Các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp rất đa dạng, cũng không giống nhau. Việc lập Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ giúp các nhân viên kế toán cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp kiểm soát được đầy đủ, chính xác việc phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã phân bổ cho từng bộ phận.
Từ nhu cầu thực tế của các đơn vị doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều biểu mẫu Bảng phân bổ nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ đi kèm với các thông tư, quyết định khác nhau như Thông tư số 133/2016/TT-BTC, Thông tư số 200/2014/TT-BTC…
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng được dùng để phản ánh tổng giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được xuất khỏi kho dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng (ghi có tài khoản 152, tài khoản 153, nợ và các tài khoản liên quan) theo giá thực tế và giá hạch toán.
Bảng này còn dùng trong trường hợp phân bổ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm hoặc trên một năm, phản ánh trên tài khoản 142 hoặc tài 242.
Cách lập Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ như thế nào?
Mặc dù là biểu mẫu sẵn có song khi lập Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ trong tháng, không ít kế toán còn khá lúng túng, mắc phải sai sót. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết nhất cách lập Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ này.
– Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ gồm các cột dọc và các dòng ngang.
+ Các cột dọc: phản ánh các loại nguyên liệu, vật liệu cũng như công cụ, dụng cụ đã xuất khỏi kho dùng được trong tháng tính theo giá hạch toán và theo giá thực tế.
+ Các hàng ngang: ghi lại các đối tượng đã sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất khỏi kho.
– Giá thực tế của các nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho được tính dựa trên các chứng từ xuất kho của từng loại và hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán.
– Tùy theo hình thức kế toán các đơn vị khác nhau áp dụng, giá trị các nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng tính theo giá thực tế phản ánh trong bảng sẽ được dùng làm căn cứ để ghi vào có các tài khoản 152, tài khoản 153, tài khoản 242 của các bảng kê và sổ kế toán liên quan (sổ cái hoặc nhật ký).
– Số liệu trong bảng Bảng phân bổ nguyên liệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ được tập hợp dùng làm căn cứ để chi phí tính sản xuất, giá thành các loại sản phẩm, dịch vụ.
Sau khi lập bảng phân bổ, người lập bảng ký và ghi rõ họ tên, sau đó chuyển lên cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra, rà soát lại các nội dung trong bảng phân bổ này, ghi rõ ngày tháng năm rồi ký, ghi rõ họ tên xác nhận.
Tiêu chí để phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ như sau:
– Dựa theo giá trị phân bổ:
+ Giá trị phân bổ nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì phân bổ 1 lần (100%): đây loại phân bổ được đưa thẳng vào chi phí của doanh nghiệp.
+ Giá trị phân bổ lớn và thời gian sử dụng dài thì phân bổ hai hay nhiều lần:
- Phân bổ 2 lần, mỗi lần phân bổ sẽ có thời gian và giá trị được chia thành 2 lần bằng nhau theo tỷ lệ 50:50.
- Phân bổ nhiều lần: Theo quy định tại Thông tư 45/2013 ban hành ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính thì giá trị phân bổ tối đa không được quá 36 tháng. Giá trị phân bổ của các nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sẽ được chia đều cho từng kỳ đăng ký phân bổ, mỗi kỳ là 1 tháng trong một chu kỳ kinh doanh là 12 tháng. Tài khoản sử dụng là tài khoản 142 và tài khoản 242, những tài sản cố định mà không đủ ghi nhận là công cụ, dụng cụ sẽ phải hạch toán để chuyển tài sản cố định thành công cụ, dụng cụ.
– Dựa theo tính chất được chia ra thành các loại công cụ, dụng cụ phục vụ xây dựng cơ bản như dàn giáo, coppha; dụng cụ lắp đặt chuyên nghiệp; đồ sành, sứ, bao bì; đồ bảo hộ lao động…
– Dựa theo tính chất quản lý, mục đích sử dụng chia thành: công cụ, dụng cụ; đồ dùng cho thuê, bao bì luân chuyển; công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất kinh doanh, dùng cho quản lý…
Xem thêm: Bảng kê mua hàng mới nhất 2020
Tải mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa
Dưới đây là một số mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa cho các bạn tham khảo:
Mẫu 1: Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC
Mẫu 2: Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC
Mẫu 3: Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC