Bảng Cân Đối Kế Toán Theo TT200 Mới Nhất Năm 2020
Mỗi sinh viên kế toán ra trường đều mong muốn được học hỏi kinh nghiệm để có thể xin được một công việc ổn định và mức thu nhập cao. Ngoài kiến thức về nguyên lý kế toán cơ bản đã học trên giảng đường thì phần lớn kế toán nắm bắt và làm được việc phải dựa vào kinh nghiệm thực tế. Người kế toán viên khi đi thực tập hoặc mới ra trường được tiếp cận với chứng từ thực tế để hạch toán vào từng phần hành liên quan.
Sau khi đã quen với việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh thì mong muốn lớn hơn của kế toán viên là lập được bản báo cáo tài chính cho doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác và hoàn chỉnh.
Một trong thành phần quan trọng nhất của bộ báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán. Bài viết sau đây của EVBN sẽ giúp các bạn hiểu chi tiết và hướng dẫn các bạn lập được bảng cân đối kế toán theo đúng chuẩn mực của thông tư 200/2014/TT-BTC mà bộ tài chính ban hành.
Mục Lục
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN LÀ GÌ
Bảng cân đối kế toán là một trong bộ ba cấu thành nên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Giả xử doanh nghiệp hoạt động liên tục thì khi kết thúc năm tài chính, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải lập báo cáo tài chính, trong đó có bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh được toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Trong đó có chỉ tiêu tổng tài sản hiện có của và tổng nguồn hình thành nên các tài sản của doanh nghiệp tính đến thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
Thông qua các con số thể hiện trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp các nhà quản trị, nhà đầu tư nắm được sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định quản trị hoặc quyết định đầu tư.
ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Cùng với Bảng cân đối kế toán là Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp trực tiếp hoặc Phương pháp gián tiếp) sẽ làm nên bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần và được trình bày nhất quán, rõ ràng bao gồm: Phần một là phần tài sản và phần hai là phần nguồn vốn.
Trong Phần tài sản được chia làm 2 mục lớn là mục tài sản ngắn hạn và mục tài sản dài hạn.
Trong phần nguồn vốn cũng chia làm 2 mục lớn là Mục nợ phải trả và Mục nguồn vốn chủ sở hữu
Trong bảng cân đối kế toán thì tổng tài sản và Tổng nguồn vốn luôn phải bằng nhau. (Không được lệch nhau cho dù là 1 đồng; Số liệu giữa tổng nguồn vốn và tổng tài sản không cân nhau thì khi nhập số liệu vào phần mềm HTKK sẽ báo lỗi “số liệu không cân” và không kết xuất được báo cáo )
NGUYÊN TẮC LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng cân đối kế toán được lập dựa vào cơ sở sau:
- Số đầu kỳ được lấy trên bảng cân đối kế toán của năm trước (Kỳ trước)
- Số liệu trên các sổ tổng hợp kế toán;
- Số liệu trên các thẻ và các bảng tổng hợp chi tiết.
Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán phải thể hiện đúng bản chất và theo đúng quy định tại chuẩn mực kế toán.
Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh của mỗi doanh nghiệp theo chu kỳ nào thì ta sẽ phân định tài sản và nợ phải trả ngắn hạn hay dài hạn theo chu kỳ đó. Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh với chu kỳ 12 tháng thì ta phân định như sau:
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào Tài sản ngắn hạn
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán dài hơn 12 tháng được xếp vào tài sản dài hạn
Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh theo chu kỳ sản xuất kinh doanh (Không phải theo năm) ta phân định loại tài sản và nợ như sau:
- Tài sản và nợ phải trả có khả năng thu hồi hoặc sẽ được thanh toán trong 1 kỳ sản xuất kinh doanh được xếp vào loại tài sản ngắn hạn.
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc phải thanh toán dài hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh thì được xếp vào loại dài hạn.
CÁCH LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Khi giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục thì ta căn cứ vào các chứng từ kế toán phát sinh đã được hạch toán trong kỳ (theo đúng chuẩn mực kế toán) để lên số liệu trên bảng cân đố kế toán mẫu B01-DN thông tư 200/2014
Hiện nay có rất nhiều các phần mềm kế toán, mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào loại hình hoạt động, tính chất của doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp. Khi kế toán đã hạch toán chính xác các nghiệp vụ phát sinh và thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ thì số liệu sẽ tự động lên bảng cân đối kế toán.
Nếu các doanh nghiệp nhỏ không mua phần mềm kế toán thì cũng có rất nhiều báo cáo tài chính được lập dựa vào phần mềm excel và thiết lập sẵn công thức. Để hiểu bản chất của bảng cân đối kế toán ta tìm hiểu từng mục lớn cấu thành nên bảng cân đối kế toán như sau:
Tài sản ngắn hạn (Mã 100)
Chỉ tiêu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là tổng giá trị bằng tiền cùng các khoản tương đương tiền và giá trị của các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, cũng bán được trong vòng 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu ngày bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại cá ngân hàng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. Chỉ tiêu ở tài khoản này là các tài khoản tài sản đầu 1 (Vd: 111; 112; 113; 131; 1331; 138; 141….)
MÃ 100 = MÃ 110 + MÃ 120 + MÃ 130 + MÃ 140 + MÃ 150
Tài sản dài hạn (Mã 200)
Ngoài các loại tài sản được xếp vào chỉ tiêu tài sản ngắn hạn thì sẽ được xếp vào chỉ tiêu tài sản dài hạn này. Chỉ tiêu này thể hiện các khoản tài sản dài hạn có đến thời điểm lập báo cáo, bao gồm tất cả các khoản mà doanh nghiệp phải thu trong dài hạn, giá trị các tài sản cố định, các loại bất động sản đầu tư, các khoản mà doanh nghiệp đầu tư tài chính dài hạn và cả các tài sản khác. Giá trị của chỉ tiêu này bằng tổng cộng phát sinh bên nợ của các tài khoản đầu 2 (Vd: 211; 213; 242; 241; 244;… )
Mã 200 = Mã 210 + Mã 220 + Mã 230 + Mã 240 + Mã 250 + Mã 260.
Tổng cộng tài sản (Mã số 270)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng cộng giá trị tài sản mà doanh nghiệp có tính tới thời điểm lập báo cáo. Giá trị mục này là tổng giá trị của Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn mà ta đã lập ở trên.
Mã (270) = Mã (100) + Mã (200)
Nợ phải trả (Mã số 300)
Chỉ tiêu nợ phải trả phản ánh toàn bộ số doanh nghiệp nợ các đối tác trong và ngoài doanh nghiệp tính đến thời điểm lập báo cáo (Bao gồm các khoản phải trả công nhân viên, phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả nhà cung cấp, phải trả các đối tượng tín dụng, phải trả khác …). Chỉ tiêu này bao gồm tổng nợ ngắn hạn và tổng nợ dài hạn.
Mã (300) = Mã (310) + Mã (330)
Nợ ngắn hạn ( Mã số 310 )
Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị các khoản nợ mà công ty trả trong vòng một năm hoặc trong vòng một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản chi phí phải trả ngắn hạn, tài sản thừa chờ xử lý, các loại ký cược ký quỹ ngắn hạn… Giá trị điền vào chỉ tiêu này là toàn bộ phát sinh có của các tài khoản đầu 3 có chu kỳ ngắn hạn (Vd: 331;341- ngắn hạn ….)
Chỉ tiêu này = Mã (311) + Mã (312) + Mã (313)+ Mã (314)+ Mã (315) +Mã (316) +Mã (317) + Mã (318) + Mã (319) + Mã (320) + Mã (321) + Mã (322) + Mã (323) + Mã (324)
Nợ dài hạn ( Mã số 330 )
Nợ dài hạn là chỉ tiêu phản ánh số tiền nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các đối tác các khoản nợ phải trả trên một năm (đối với doanh nghiệp có kỳ kinh doanh 12 tháng) hoặc trên 1 kỳ sản xuất kinh doanh( đối với doanh nghiệp có kỳ kinh doanh trên 12 tháng). Giá trị điền vào chỉ tiêu này là toàn bộ phát sinh có của các tài khoản đầu 3 có chu kỳ dài hạn (Vd: 331;341- dài hạn ….)
Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 335 + Mã số 336 + Mã số 337 + Mã số 338 + Mã số 339 + Mã số 340 + Mã số 341 + Mã số 342 + Mã số 343.
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị nguồn vốn hình thành nên tài sản cho doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo (Bao gồm nguồn vốn góp ; nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Lợi nhuận sau thuế; các quỹ của doanh nghiệp). Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ số dư có của một số tài khoản đầu 4 (Vd: 4111; 4118…)
Mã 410 = Mã (411) + Mã (412) + Mã (413) + Mã (414) + Mã (415) + Mã (416) + Mã (417) + Mã (418) + Mã (419) + Mã (420) + Mã (421) + Mã (422) .
Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã 430)
NGuồn kinh phí và quỹ khác là chỉ tiêu thể hiện tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi, tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để thanh toán cho các hoạt động sự nghiệp, dự án sau khi đã trừ các khoản chi sự nghiệp, dự án, nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ tại thời điểm doanh nghiệp lập báo cáo.( Phát sinh có tài khoản 461;466…)
Chỉ tiêu này = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433
Tổng cộng nguồn vốn (mã số 440)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm mà doanh nghiệp lập báo cáo .
Chỉ tiêu này = Mã số 300 + Mã số 400
Bảng cân đối kế toán được tóm lược ngắn gọn cách lập qua bảng sau hoặc bạn có thể tải về mẫu File Excel: Tại đây