Bạn có biết người phát minh cộng hưởng từ là ai?
Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những biện pháp giúp chẩn đoán bằng hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và hiệu quả, mang đến hình ảnh rõ nét và chẩn đoán chính xác tình hình bệnh. Việc chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý hiệu quả hơn các phương pháp cận lâm sàng khác. Mang đến nhiều lợi ích nhưng bạn đã biết người phát minh cộng hưởng từ là ai? Cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mục Lục
Vài nét về nhà phát minh Paul Christian Lauterbur
Nhà phát minh Paul Christian Lauterbur (6.5.1929 – 27.3.2007) là một nhà hóa học người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2003 chung với Peter Mansfield cho công trình nghiên cứu để phát triển Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Paul Lauterbur làm giáo sư ở trường Đại học Stony Brook từ năm 1963 đến 1985 tại đây ông hướng dẫn công trình nghiên cứu để phát triển kỹ thuật Chụp cộng hưởng từ. Vào năm 1985 – cùng với người vợ Joan – ông trở thành giáo sư ở Đại học Illinois tại Urbana – Champaign trong 22 năm cho tới khi qua đời tại Urbana.
Bên cạnh đó, ông còn là giáo sư môn hóa học, phụ trách giảng dạy các môn kỹ thuật sinh học, lý sinh học và sinh học tính toán tại Trung tâm nghiên cứu tiên tiến
Nhà phát minh Paul Christian Lauterbur
MRI – Nguyên lý cơ bản của máy chụp cộng hưởng từ
Bên trong cơ thể người chứa rất nhiều nước, đồng nghĩa với có nhiều nguyên tử hydro (proton). Bên cạnh đó, trong những môi trường khác nhau thì quá trình hồi phục của các hạt nhân diễn ra khác nhau. Vì vậy, tín hiệu phát ra tại giữa vùng bình thường và khối u, hay giữa mô cứng và mô mềm sẽ không giống nhau. Và từ đó ta sẽ có các hình ảnh khác nhau.
Với cơ thể chúng ta cấu tạo chủ yếu từ nước (60-70%). Bên trong thành phần của phân tử nước luôn có nguyên tử hydro. Đối với mặt từ tính, nguyên tử hydro là một nguyên tử đặc biệt vì hạt nhân của chúng chỉ chứa 1 proton. Vì vậy, nó có một mômen từ lớn. Những điều này dẫn tới một hệ quả là: nếu ta dựa vào hoạt động của những nguyên tử hydro để ghi nhận sự phân bố nước khác nhau từng mô trong cơ thể thì chúng ta có thể ghi hình và phân biệt được các mô đó. Thêm vào đó, trong cùng một cơ quan, các tổn thương bệnh lý đều dẫn đến sự thay đổi phân bố nước tại vị trí tổn thương. Điều này dẫn đến hoạt động từ tại đó sẽ thay đổi so với mô lành, nên ta cũng sẽ ghi hình được các thương tổn.
Nguyên lý hoạt động của MRI
Tìm hiểu cấu tạo chung của máy chụp cộng hưởng từ – MRI
Cùng tìm hiểu qua cấu tạo của máy chụp cộng hưởng từ:
Nguồn.
Nguồn sẽ cấp điện cho hệ thống. Đối với máy MRI sử dụng dòng điện có điện thế, cường độ cao và tiêu thụ rất nhiều điện năng. Chính vì vậy, bộ nguồn là một bộ phận rất quan trọng.
Các bộ phận tạo từ trường.
- Bộ phận tạo từ trường chính: Đối với cuộn dây siêu dẫn tạo ra từ trường lên tới 1,5 hoặc 3 tesla. Và đây là từ trường rất mạnh, chúng ta cần biết rằng từ trường của trái đất chỉ vào khoảng 30 – 60 microtesla.
- Bộ phận cuộn dây tạo gradient: tạo từ trường biến đổi
- Cuộn dây RF: tạo sóng RF
Cảm biến, xử lý:
Giúp thu nhận và xử lý tín hiệu, biến đổi các tín hiệu RF thành hình ảnh
Gồm trạm xử lý hình ảnh và phần mềm:
Tại đây có chức năng hiển thị, chỉnh sửa, quản lý hình ảnh. Bên cạnh đó các phần mềm xử lý ảnh 2D, các phần mềm tái tạo 3D giúp các bác sỹ tái tạo hình ảnh 3D của bộ phận được quét. Những phần mềm hiện nay rất hiện đại và dễ sử dụng, hỗ trợ rất nhiều cho công tác chẩn đoán của bác sĩ.
C
Tìm hiểu cấu tạo chung của máy chụp cộng hưởng từ – MRI
Ưu điểm của việc chụp MRI.
- Cho ra ảnh của cấu trúc các mô mềm trong cơ thể như tim, phổi, gan,..gồm các cơ quan khác rõ hơn và chi tiết hơn so với ảnh được tạo bằng các phương pháp khác.
- Chụp MRI giúp cho các bác sĩ đánh giá được các chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể.
- Với sự chi tiết làm cho MRI trở thành công cụ vô giá trong chẩn đoán thời kì đầu và trong việc đánh giá các khối u trong cơ thể.
- Khi tạo ảnh bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong tạo ảnh bằng chụp X quang thường quy và chụp CT.
- Chụp MRI cho phép dò ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra.
- Chụp MRI có thể cung cấp nhanh và chuẩn xác so với tia X trong việc chẩn đoán các bệnh về tim mạch.
- Đảm bảo không phát ra các bức xạ gây nguy hiểm cho con người
Nhược điểm của chụp MRI.
- Đối với vật bằng kim loại cấy trong cơ thể không được phát hiện có thể bị ảnh hưởng bởi từ trường mạnh.
- MRI không sử dụng với các bệnh nhân mang thai ở 12 tuần đầu tiên. Đa số bác sĩ thường sử dụng các phương pháp tạo ảnh khác, ví dụ hình thức siêu âm, với các phụ nữ mang thai trừ khi thật cần thiết bắt buộc phải sử dụng MRI.
Kết luận:
Thông qua bài viết bạn sẽ biết rõ hơn về MRI và mong rằng với những thông tin trên sẽ trả lời được cho bạn câu hỏi người phát minh cộng hưởng từ là ai? Hy vọng bạn có những trải nghiệm thú vị với bài viết này nhé.