Ý nghĩa Ngày Thế giới Nhận thức Tự kỷ đầy đủ chính xác nhất
Tự kỷ là một loại bệnh rối loạn hành vi thần kinh khá phức tạp. Chúng gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Kèm theo đólà những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm đặc biệt là trẻ con. Để nâng cao nhận thức của mọi người về bệnh tự kỉ. Ngày thế giới nhận thức về Tự kỷ đã được ra đời nhằm mục đích này. Vậy Ngày thế giới nhận thức tự kỷ là ngày nào? Và nguồn gốc ý nghĩa của ngày này ra sao mọi người cùng mình tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Giải mã Ngày Thế giới Nhận thức Tự kỷ là ngày nào ?
Liệu bạn có biết rằng, theo số liệu thống kê của CDC. Thì tỷ lệ trẻ em trai xảy ra tự kỷ cao gấp 4,3 lần so với trẻ em gái. Cùng với đó theo viện tư duy trẻ em, là do khuyết tật này rất khó chuẩn đoán ở trẻ em gái. Bởi vì quan điểm các bé không phải là đối tượng thường mắc chứng tự kỷ. Kèm theo đó là các triệu chứng cũng không rõ ràng như trẻ em trai.
02/04 là ngày được LHQ chọn làm ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ. Với mục đích được đặt lên hàng đầu là kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm. Cùng với đó là tăng sự hiểu biết về hội chứng này. Để hưởng ứng ngày này một cách tốt nhất chính là nhận biết các đặc điểm của người tự kỷ. Kèm theo đó là làm tốt hơn nữa để tất cả chúng ta đều nâng cao hiểu biết. Đồng thời thúc đẩy sự tham gia của những người xung quanh trên phạm vi toàn thế giới.
Giải mã nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Thế giới Nhận thức Tự kỷ
Nguồn gốc
Theo số liệu thống kê từ WHO thì ước tính, trên thế giới cứ 160 người sẽ có 1 người tự kỷ. Tự kỷ là một loại bệnh gây rối loạn lan tỏa sự phát triển do bất thường của não bộ. Điều này xuất hiện sớm trong những năm đầu đời.
Vào năm 1911 thuật ngữ “tự kỷ” lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Nhà tâm thần học Eugen Bleuer đã nghĩ ra và sử dụng thuật ngữ này. Chủ yếu để mô tả một nhóm các triệu chứng nhất định. Chúng được coi là các triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt. Đây là một trạng thái thoái lui xã hội cực độ.
Một thời gian sau vào năm 1943, bác sĩ tâm thần trẻ em Leo Kanner mô tả tự kỷ. Nó như là một chứng rối loạn xã hội và cảm xúc. Ông đã đề cập vấn đề này trong bài báo “Rối loạn tự kỷ về mặt cảm xúc” của mình. Vào năm 1944, Hans Asperger đã xuất bản “Bài báo về Tâm thần học tự kỷ”. Trong bài báo ông đã mô tả tự kỷ là một rối loạn ở trẻ em có trí thông minh bình thường. Nhưng có điều sẽ gặp khó khăn đối với các kỹ năng xã hội và giao tiếp. Những bài báo đã góp phần rất quan trọng vào những nghiên cứu về phân biệt tự kỷ.
Đến 18/12/2007, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết A/RES/62/139. Thống nhất lấy 2/4 hằng năm (tính từ năm 2008) là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (WAAD). Với mục đích duy nhất nhằm khuyến khích các quốc gia thành viên hành động. Góp phần nâng cao nhận thức về người mắc chứng tự kỷ. Cùng với đó là thúc đẩy các nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, cải thiện khả năng hòa nhập của những người mắc phải hội chứng này.
Ý nghĩa
Mặc dù ngày nay, hầu hết mọi người đều được tiếp cận với mạng xã hội. Nhưng vẫn còn nhiều người họ không biết về gì về chứng tự kỷ. Cũng như những đặc điểm của người tự kỷ. Thông qua ngày quốc tế này mọi người đã tìm cách chia sẻ các thông điệp ý nghĩa. Cùng với đó là truyền thông kêu gọi mọi người để nâng cao nhận thức về tự kỷ.
Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ đây là một dịp cực kì hoàn hảo. Để bạn góp phần nhỏ công sức của mình giúp đỡ những người mắc chứng tự kỷ. Hiện vẫn chưa thể tìm ra cách chữa trị cho tự kỷ. Nhưng các công việc khuyến khích tính độc lập có thể giúp nâng cao các kỹ năng hàng ngày. Cũng như giúp đỡ và giảm bớt các triệu chứng tự kỷ của người không may bị mắc phải.
Một số hoạt động diễn ra trong Ngày Thế giới Nhận thức Tự kỷ
Ông Ban Ki-moon đã thể hiện sự thông cảm của mình đói với những người mắc tự kỷ. Ông cũng cho rằng họ có thể chia sẻ và giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tổng thư ký LHQ đã kêu gọi các nước cùng nhau chung tay tăng cường sự hỗ trợ. Không chỉ về tài chính mà còn về tinh thần cho người mắc bệnh tự kỷ. Đặc biệt là những trường hợp trẻ tuổi. Hãy giúp họ trở thành nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Đại hội đồng LHQ hôm 1/4 cũng đã tổ chức một sự kiện cực kì đặc biệt. Với tên gọi mới là “ Bệnh Tự kỷ và chương trình ký sự 2030”. Năm nay cũng là năm đánh dấu 10 năm kể từ khi ra đời Công ước Liên Hợp Quốc.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật về ngày Ngày Thế giới Nhận thức Tự kỷ. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về ngày quốc tế này. Đồng thời cũng trang bị được những kiến thức cần thiết liên quan tới căn bệnh tự kỷ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.