Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào? – Trung tâm hỗ trợ Hội nhập WTO Tp HCM
Cụm từ toàn cầu hóa có nghĩa là gì? Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào? Xu thế này tác động tích cực hay tiêu cực đến các quốc gia trên thế giới? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin một cách chi tiết để giải đáp các vấn đề trên.
Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là quá trình gắn chặt mối quan hệ liên kết, hợp tác giữa các khu vực, quốc gia với nhau. Trong quá trình này, các khu vực, quốc gia tác động, ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, toàn cầu hóa đã phát triển, trở thành xu thế trong mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, khu vực với nhau.
Bản chất xu thế toàn cầu hóa
Bản chất của xu thế toàn cầu hóa chính là sự tăng trưởng vượt bậc của các mối quan hệ liên kết tác động cũng như phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực. Quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy sự ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia. Từ đó, phát triển trở thành nền kinh tế toàn cầu mang tính thống nhất.
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?
Sự ra đời của xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra sau cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới bước sang một giai đoạn mới.
Một loạt thành tựu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực như quân sự, văn hóa xã hội, kinh tế cũng như những hoạt động sinh hoạt trong đời sống của con người.
Đời sống nhân loại ngày càng được nâng cao hơn. Phương tiện để con người kết nối với nhau ngày càng gần gũi và dễ dàng hơn. Vì vậy, cơ cấu dân cư, tỉ lệ dân số già và trẻ ở các quốc gia ngày càng thay đổi và có sự chênh lệch lớn.
Một số nước do có trình độ khoa học kỹ thuật, y học phát triển, cho nên tuổi thọ của người dân các nước này ngày càng cao dẫn tới tình trạng dân số bị già hóa và thiếu hụt lao động.
Bên cạnh đó, một số quốc gia lại có tình trạng dư thừa lao động do thị trường kinh tế nhỏ hẹp, không đáp ứng đủ nhu cầu cho lao động trong nước.Trước tình hình này, xu thế toàn cầu hóa đã ra đời.
Toàn cầu hóa đã giải quyết các vấn đề mà các quốc gia gặp phải, thêm vào đó, xu thế này còn mang lại những lợi ích to lớn cho cả các quốc gia đã phát triển, đang và kém phát triển.
Vì vậy, xu thế toàn cầu hóa dần được ủng hộ, phổ biến và phát triển trở thành một xu thế tất yếu trên toàn cầu như ngày hôm nay là một điều không hề khó hiểu.
Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa như thế nào?
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng công nghệ, vì thế những biểu hiện của xu thế này có sự liên quan mật thiết đến khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
- Các mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế giữa các khu vực, quốc gia, các doanh nghiệp giữa các nước ngày càng tăng với tốc độ phát triển vượt bậc
- Sự ra đời của các tổ chức quân sự, kinh tế thế giới giữa các khu vực hoặc các quốc gia với nhau ngày càng nhiều và trở nên phổ biến.
- Các công ty xuyên quốc gia có tác động ngày càng to lớn đến nền kinh tế toàn cầu
Tác động hai mặt của xu thế toàn cầu hóa
Xu thế toàn cầu hóa có tác động tích cực lẫn tích cực đến các quốc gia trên thế giới.
Tác động tích cực
- Các quốc gia khi hội nhập xu thế toàn cầu hóa sẽ có cơ hội để phát triển nền kinh tế của đất nước, mở rộng thị trường nước ngoài
- Học hỏi, kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của các nước tiên tiến hơn
- Giao lưu văn hóa học hỏi những điều tốt đẹp từ văn hóa các nước khác
- Hưởng các chính sách, hỗ trợ từ các nước phát triển
- Giải quyết được tình trạng thừa thiếu lao động ở các quốc gia
Tác động tiêu cực
- Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng nghiêm trọng và sâu sắc hơn
- Có nguy cơ bị hòa tan, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc
- Cạnh tranh giữa các nước lớn với các nước đang phát triển dễ khiến các nước đang trong quá trình phát triển bị thua thiệt hơn, Điều này đòi hỏi các nước đang phát triển phải biết tận dụng và nắm bắt thời cơ
Những cơ hội và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa
Xu thế toàn cầu hóa sẽ đem lại cho Việt Nam những cơ hội tuyệt vời khi hội nhập với các nước bạn, tuy nhiên, song hành với điều đó, nước ta cũng phải đối mặt với những thách thức do nó đem lại.
Cơ hội:
- Việc gia nhập vào các tổ chức khu vực và thế giới như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, tổ chức Thương mại thế giới WTO sẽ giúp cho thị trường ngoài nước của Việt Nam mở rộng hơn.
Nước ta sẽ được tiếp cận với nhiều đối tác hơn, lĩnh vực xuất nhập khẩu phát triển, mang lại việc làm cho người lao động trong nước thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà.
Hiện nay, vùng kinh tế trọng địa phía Nam là vùng kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, tổng thu nhập kinh tế của vùng luôn nằm hàng đầu Việt Nam.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chính là vốn đầu tư nước ngoài. Việc hội nhập nền kinh tế thế giới mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho nước ta.
- Các hoạt động giao lưu văn hóa thường xuyên diễn ra, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều hay từ văn hóa truyền thống của các nước bạn.
- Vì xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên nước ta dễ dàng kế thừa, học hỏi những tinh hoa công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các nước phát triển, nâng cao cơ sở hạ tầng, áp dụng những thành tựu đó vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội góp phần phát triển nước nhà,
- Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện, các lĩnh vực như y tế, giáo dục phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân
Thách thức:
Bên cạnh những cơ hội để phát triển, việc gia nhập vào xu thế toàn cầu hóa khiến Việt Nam phải đối mặt với những thách thức nhất định do nó mang đến:
- Đầu tiên, gia nhập vào thị trường rộng lớn đồng nghĩa với việc nước ta phải cạnh tranh với những nước đang phát triển cũng như các nước phát triển hơn chúng ta trong việc giành lấy những lợi ích tốt nhất
- Thứ hai, quan hệ giữa các nước ngày càng liên kết chặt chẽ hơn dễ dẫn tới tình trạng văn hóa xã hội dễ bị hòa tan với nước bạn, đánh mất bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam
- Thứ ba, nước ta có cơ hội mở rộng thị trường ở nước ngoài đồng nghĩa với thị trường trong nước cũng phải mở cửa để các nước khác có thể trao đổi, buôn bán. Vì vậy những doanh nghiệp trong nước không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhìn chung, xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang lại. Khi hội nhập toàn cầu, xu thế này vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, mặt tích cực vẫn nhiều hơn mặt tiêu cực cho nên toàn cầu hóa trở thành một xu thế tất yếu trên toàn cầu hiện nay.
Nguồn: Hiểu Luật
Từ khóa: toàn cầu hóa, cách mạng khoa học công nghệ