Xử phạt vi phạm hành chính là gì? Đặc điểm, hình thức xử phạt

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sính khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ thể có thẩm quyển thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

 

1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính:

1) Cảnh cáo;

2) Phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung:

1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

2) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhãn, tổ chức ví phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả:

1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo đỡ công trình xây dựng trái phép;

2) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

3) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

4) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;

5) Các biện pháp khác do chính phủ quy định.

Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Xem thêm: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mới nhất 

 

2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính

Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có đặc điểm sau đây:

– Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định cùa pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Luật xừ lí vi phạm hành chính năm 2012 và các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp phạm hành chính năm 2012, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

– Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định (Theo quy định của Điểu 11 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đấng, sự kiện bất ngờ, bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vỉ vi phạm hành chính là người không cổ năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Các thuật ngữ cố liên quan đến quy định này đều được giải thích cụ thể tại Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012.);

– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lí phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật;

– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt;

– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp;

– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính; người bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền chửng minh không vi phạm hành chính;

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm cao gấp hai lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm.

– Nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng kí kết hôn. Theo quy định của khoản 1 Điều 28 Nghị định của Chính phủ số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 thi hành vi trên bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Như vậy, người thực hiện loại vi phạm hành chính này có thể bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện họ thực hiện vi phạm đó lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ hoặc họ là người chưa đủ 16 tuổi.

 

3. Một số quy định xử phạt vi phạm hành chính cụ thể

Hình thức xử phạt cảnh cáo khác với hình phạt cảnh cáo ở mức độ nghiêm khắc của chế tài. Người bị toà án tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tổ tụng hình sự được coi là có án tích và bị ghi vào lí lịch tư pháp. Trong khi đó hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp.

Cũng cần phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hai hình thức này khác nhau ở chỗ:

– Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đổi với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, thông thường là các quy định có liên quan đến nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức các quy định về các việc mà cán bộ, công chức, viên chức không được làm, các quy định về nội quy làm việc trong cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến mức phải truy cứu ưách nhiệm hình sự.

– Hình thức xử phạt cảnh cáo do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp dụng, theo thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định; hình

+ Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc đến 60.000.000 đồng (đối với tổ chức) được áp dụng đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình; bình dẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê.

+ Phạt tiền tối đa đến 40.000.0000 đồng (đối với cá nhân) hoặc đến 80.000.000 đồng (đối với tổ chức) được áp dụng đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh ttật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính.

+ Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc đến 100.000.000 đồng (đối vói tổ chức) được áp dụng đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lí khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc ttẻ em; bảo ttợ, cứu trợ xã hội; phòng chổng thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lí và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lí tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bàn đồ; đăng kí kinh doanh.

+ Phạt tiền tối đa đến 75.000.000 đồng (đổi với cá nhân) hoặc đến 150.000.000 đồng (đối với tổ chức) được áp dụng đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội.

+ Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc đến 200.000.000 đồng (đối với tổ chức) được áp dụng đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: quản lí công với vi phạm hành chính ttong các lĩnh vực: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quàn lí hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.

+ Mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm hành chính ưong các lĩnh vực: thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chửng khoán; hạn chế cạnh tranh được xác định ttong các đạo luật chuyên ngành tương ứng. Mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực mà Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 chưa quy định dọ thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ ttên cơ sở có sự đồng ý của ủy ban thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, về nguyên tắc, mức phạt tối đa áp dụng đối với các vi phạm hành chính ttong hai trường hợp nêu ttên không được vượt quá mức phạt tối đã đã được Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 quy định.

– Việc quy định mức phạt tiền trong các văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử phạt có thể được thể hiện bàng khung phạt tiền ấn định mức phạt tiền tối thiểu và mức phạt tiền tối đa hoặc khung phạt tiền ấn định mức phạt tiền thông qua số lần hoặc tỉ lệ phần ưãm tối thiểu và tối đa của “giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính”. Tuy nhiên, dù quy định theo cách thức nào, mức phạt tiền tối đa không được vượt quá mức phạt tối đa đã được Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 quy định.

Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải trong khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo cách: Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đổi với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đổi với hành vi đó; nếu

– Cá nhân, tổ chức đã có hành vi trực tiếp vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề do những người có thẩm quyền được pháp luật quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Pháp luật quy định rõ ai có thẩm quyền được phép áp dụng việc tước quyền sử dụng có thời hạn những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề nào. Trong trường hợp xử lí vụ việc vi phạm hành chính nếu phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tổ chức, cá nhân vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đình chỉ có thời hạn (trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 24 tháng) hoạt động của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép hoạt động đã “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và cần đình chỉ một phần hoạt động đó trong thời hạn nhất đinh. Trong trường họp này, vi phạm của cá nhân, tổ chức đó chưa đến mức phải bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không cần phải có giấy phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải rời khỏi Việt Nam.

Theo quy định của khoản 2 Điều 21 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung. Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc áp dụng cùng với hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Hình thức này là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác.

 

4. Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính

Trong nhiều trường hợp ngoài việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính như đã nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này không có tỉnh trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những hậu quả do vi phạm hành chính đã để lại trên thực tế.

Các biện pháp này (Xem: Điều 28 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012) bao gồm:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

– Buộc tháo dỡ công trình xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng phép.

– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện.

– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

– Khám người.

– Khám phương tiện vận tải, đồ vật.

– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

– Quản lí người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.

– Giao cho gia đình, tổ chức quản lí người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lí hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lí hành chính.

– Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc ttong trường hợp bỏ trốn.

 

5. Áp giải người vi phạm

Đây là biện pháp được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền về tạm giữ theo thủ tục hành chính hoặc bỏ trốn khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc mà cần phải áp dụng biện pháp này để buộc phải chấp hành.

Đây là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội quản lí, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đổi tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét quyết định việc áp dụng các biện pháp này. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp này thuộc chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ. Nêu người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lí; nếu họ không có nơi cư trú ổn định thì việc này sẽ giao cho các tổ chức xã hội quản lí.

* Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn

Đây là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đổi với đổi tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc nhưng bỏ ttốn không thi hành các biện pháp xử lí hành chính này. Việc ra quyết định truy tìm đổi tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trưởng giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc ttong trường hợp bỏ trốn thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan công an cấp huyện nơi lập hồ sơ trong trường họp trước khi đối tượng được đưa vào trường hoặc cơ sở. Trong trường hợp đối tượng đang thi hành các biện pháp này bỏ ttốn, hiệu trưởng trường giáo dưỡng, giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm đối tượng.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại hỗ trợ.

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)