Xử lý vi phạm hành chính – Tổng quát
6/9/2020 12:00 PMNoĐã ban hành
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các cá nhân có thẩm quyền nhằm xác định hành vi vi phạm hành chính (VPHC) để áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp cưỡng chế khác do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC. Cũng như các hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý khác, xử phạt VPHC phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để xử phạt đúng đắn, chính xác, vừa bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của xã hội, đồng thời vẫn bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xử phạt.
1. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1.1. Nguyên tắc mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
VPHC là hành vi trái pháp luật nên có tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPHC thể hiện ở chỗ VPHC phá vỡ trật tự xã hội được Nhà nước thiết lập, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xã hội, Nhà nước. Việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi VPHC sẽ góp phần xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm để xử lý chính xác hay ngăn chặn tác động tiêu cực của hành vi vi phạm. Chẳng hạn, để thiết lập trật tự giao thông, Nhà nước đặt ra những quy định về quy tắc giao thông, như quy tắc sử dụng làn đường, vượt xe, chuyển hướng, dừng, đỗ xe, chở người, hàng hóa… Nếu tất cả mọi người tham gia giao thông đều tuân thủ các quy tắc đó thì giao thông sẽ ổn định, trật tự, an toàn. Bất cứ hành vi vi phạm hành chính nào về giao thông đều ảnh hưởng xấu đến trật tự giao thông, gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Trên thực tế có nhiều hành vi vi phạm không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời đã gây ra những hậu quả thảm khốc. Pháp luật có những quy định thể hiện trực tiếp nguyên tắc này, như: để xác minh các tình tiết liên quan đến vi phạm hành chính, khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền có thể quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật. Việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật trong trường hợp thông thường thì phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo tính kịp thời, pháp luật cho phép khám không cần quyết định bằng văn bản mà tiến hành khám ngay nếu có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì đồ vật, tang vật, phương tiện, tài liệu bị tẩu tán, tiêu hủy[1].
Khi phát hiện hành vi VPHC thì người có thẩm quyền phải xử phạt nghiêm minh để đảm bảo giá trị trừng trị người vi phạm, đồng thời giáo dục người vi phạm và giáo dục chung đối với tất cả mọi người. Việc không xử lý hay xử lý quá nhẹ có thể dẫn đến sự coi thường pháp luật, nếu xử phạt quá nặng sẽ gây bức xúc cho người bị xử phạt. Cả hai khả năng đó đều ảnh hưởng bất lợi đến ý thức pháp luật của người dân.
Bên cạnh đó, có nhiều hành vi VPHC gây ra thiệt hại về mặt thực tế. Chẳng hạn, hành vi xả, thải nước, khí có chứa các thông số nguy hại môi trường sẽ làm ô nhiễm đất, nước, không khí. Sự ô nhiễm này sẽ gây nguy hại cho con người, cho động, thực vật. Vì vậy, với các hành vi VPHC có gây thiệt hại thực tế thì ngoài việc xử phạt người vi phạm bằng hình thức xử phạt thì còn cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả do VPHC gây ra thì mới thực sự loại trừ được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Nếu hậu quả của vi phạm hành chính không được khắc phục thì hậu quả đó có thể ảnh hưởng rất lâu dài như trường hợp công ty Vedan đã làm ô nhiễm dòng sông Thị Vải mà theo ước tính thì nếu áp dụng tích cực các biện pháp cần thiết cũng phải mất 10 năm đến 15 năm mới trả lại cho dòng sông tình trạng ban đầu[2].
1.2. Nguyên tắc việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật
Thứ nhất, việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng. VPHC thường được coi là hành vi có tính nguy hiểm thấp hơn tội phạm nên thông thường việc xử phạt VPHC không phải mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể đảm bảo chính xác, đúng pháp luật. Hơn nữa, khi xử phạt VPHC, bằng việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hay hoạt động bình thường của người bị xử phạt. Hơn nữa, như trên đã nêu, việc xử phạt nhanh chóng sẽ có khả năng ngăn ngừa kịp thời các tác động tiêu cực do vi phạm hành chính gây ra. Nguyên tắc này được thể hiện ở cả hai thủ tục xử phạt VPHC. Trong thủ tục xử phạt không lập biên bản, quyết định hành chính được ban hành ngay khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm. Trong thủ tục xử phạt có lập biên bản, thời hạn ban hành quyết định xử phạt VPHC nói chung là 7 ngày; trong trường hợp pháp luật quy định có giải trình hoặc trường hợp không có giải trình nhưng phức tạp thì thời hạn là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Với thời hạn như vậy, việc xử phạt VPHC cần được thực hiện nhanh chóng vì nếu hết thời hạn thì người có thẩm quyền không được ban hành quyết định để xử phạt về hành vi vi phạm đó nữa.
Thứ hai, việc xử phạt VPHC phải được tiến hành công khai, khách quan. Hiện nay, công khai đã trở thành nguyên tắc chung trong hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều quy định về xử phạt VPHC đã thể hiện nguyên tắc này, như: biên bản vi phạm hành chính phải có chữ ký của người vi phạm hoặc đại diện của người vi phạm, nếu người vi phạm không có mặt thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm[3]; công bố công khai việc xử phạt VPHC trong trường hợp vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về xã hội[4]; các quy định về khám người, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, khám phương tiện vận tải cũng chú ý đến việc công bố quyết định khám, có người chứng kiến, lập biên bản về việc khám…[5] Công khai giúp cho việc kiểm soát dễ dàng nên sẽ hạn chế sai phạm trong xử phạt vi phạm hành chính, còn khách quan thì bảo đảm xử phạt chính xác, đúng người, đúng vi phạm.
Thứ ba, việc xử phạt VPHC phải đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Xử phạt VPHC là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước để áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người vi phạm nên chỉ người có thẩm quyền mới có quyền xử phạt VPHC và chỉ được xử phạt trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện cụ thể là ai được quyền xử phạt, được xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào, được áp dụng các biện pháp cưỡng chế nào, đến mức độ nào. Việc xử phạt đúng thẩm quyền sẽ tạo nên sự hài hòa, không chồng chéo, không bỏ sót vi phạm và xử phạt được thuận tiện, chính xác. Việc xử phạt cũng phải bảo đảm công bằng để ai vi phạm cũng đều bị xử phạt, vi phạm giống nhau thì bị xử phạt giống nhau, đồng thời có tính đến các yếu tố đặc thù về người vi phạm, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm nhưng trong giới hạn pháp luật quy định. Chẳng hạn, sau khi ban hành quyết định xử phạt VPHC, nếu cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tại, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì người có thẩm quyền có thể xem xét miễn, giảm tiền phạt[6].
1.3. Nguyên tắc việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Bất cứ hành vi VPHC nào cũng có tính nguy hiểm cho xã hội và tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà pháp luật quy định hình thức, mức phạt phù hợp. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPHC tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân hành vi đó là hành vi gì, mức độ nghiêm trọng của hậu quả gây ra, người vi phạm là ai, thực hiện hành vi vi phạm trong điều kiện hoàn cảnh nào… Vì vậy, để xử phạt VPHC nghiêm minh, công bằng, có giá trị răn đe, phòng ngừa cao thì khi xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đồi tượng vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt.
1.4. Nguyên tắc chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định;một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần;nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó;một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
Một hành vi vi phạm pháp luật nói chung đều có 2 dấu hiệu: dấu hiệu nội dung là hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã hội; dấu hiệu hình thức là hành vi đó phải được pháp luật quy định đó là hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ, pháp luật quy định người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng pháp luật không có quy định hành vi không thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật là hành vi VPHC nên không thể xử phạt cá nhân, tổ chức khiếu nại nếu họ không thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại. Nguyên tắc này thể hiện quan điểm là chỉ có cơ quan có thẩm quyền mới có quyền xác định một hành vi trái pháp luật nào đó có phải là VPHC không và trong trường hợp có hành vi thực sự có tính nguy hiểm cho xã hội mà vì lý do nào đó pháp luật chưa quy định đó là hành vi VPHC thì không ai có thể bắt cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm hành chính về hành vi đó. Trong trường hợp pháp luật quy định một hành vi là VPHC thì mỗi lần cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó sẽ chỉ bị xử phạt một lần về hành vi VPHC đã thực hiện được. Nếu người có thẩm quyền phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều VPHC hay nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một vi phạm thì việc xử phạt mỗi cá nhân, tổ chức về từng hành vi họ vi phạm trong một lần xử phạt cũng vẫn là một VPHC chỉ bị xử phạt một lần.
1.5. Nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC;cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
Để xử phạt VPHC đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện hành vi vi phạm trên thực tế. Nếu không chứng minh được có VPHC trên thực tế thì không thể xử phạt và muốn xử phạt về hành vi vi phạm nào thì phải chứng minh có hành vi đó. Có như vậy, người có thẩm quyền mới có thể biết được cần xử phạt ai và xử phạt như thế nào để tránh sai sót. Mặc dù vậy, người có thẩm quyền đôi khi vẫn không có đủ thông tin cần thiết hoặc thông tin họ có không rõ ràng, chính xác nên có thể dẫn đến kết luận sai và ra quyết định xử phạt sai. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xử phạt, Luật năm 2012 đưa ra nguyên tắc cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong quy định về quyền giải trình của người bị xử phạt VPHC [7].
1.6. Nguyên tắc đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Đây cũng là nguyên tắc mới được đưa vào trong Luật năm 2012. Theo đó, khi thực hiện hành vi vi phạm có tất cả mọi tình tiết giống nhau thì tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức tiền phạt cao gấp đôi so với mức tiền phạt đối với cá nhân đã thành niên. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong tất cả các nghị định quy định về VPHC và xử phạt VPHC trong các lĩnh vực cụ thể.
2. Nhận xét và kiến nghị
2.1. Về nguyên tắc mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
Như đã đề cập ở trên, tính chất nguy hiểm cho xã hội của VPHC không chỉ thể hiện ở bản thân hành vi vi phạm mà còn ở hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Vì vậy, khắc phục hậu quả do VPHC gây ra là tất yếu. Tuy nhiên, Điều 65 Luật năm 2012 quy định trường hợp cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp này ai sẽ là người thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả khi mà trách nhiệm ở đây thuộc loại trách nhiệm không chuyển giao cho người khác[8]. Do vậy, để nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt, cần sửa đổi quy định này theo một trong hai phương án sau:
– Bãi bỏ quy định về việc ra quyết định khắc phục hậu quả VPHC trong trường hợp cá nhân chết, mất tích, tổ chức bị giải thể, phá sản; hoặc,
– Xác định cụ thể cơ quan nhà nước có trách nhiệm khắc phục hậu quả để bảo đảm an toàn cho con người, xã hội, tự nhiên khi chủ thể của vi phạm đã không còn tồn tại.
2.2. Về nguyên tắc việc xử phạt VPHC được tiến hành đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật
Luật năm 2012 quy định hai thủ tục xử phạt VPHC, trong đó thủ tục không lập biên bản chỉ được áp dụng trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, đến 500.000 đồng đối với tổ chức (trừ trường hợp vi phạm được phát hiện bởi các phương tiện kỹ thuật). Tất cả các trường hợp còn lại đều áp dụng theo thủ tục có lập biên bản. Điều đó có nghĩa là, ngay cả trường hợp xử phạt hành vi do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó quyết định không khởi tố vụ án hình sự, hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án cũng vẫn phải lập biên bản VPHC[9]. Điều này về cơ bản là không hợp lý vì khi rơi vào trường hợp nêu trên thì VPHC đã xảy ra khá lâu (dù chưa hết thời hiệu xử phạt) và các cơ quan tố tụng đã có nhiều hoạt động nhằm ghi nhận, xác minh thông tin liên quan đến vi phạm đó rồi. Lúc này, việc lập biên bản VPHC chủ yếu mang tính hình thức. Như vậy, để đảm bảo nguyên tắc xử phạt VPHC đúng pháp luật (trong đó có đúng thủ tục xử phạt) thì cần có quy định về trường hợp ngoại lệ không áp dụng thủ tục không lập biên bản nhưng vẫn không cần lập biên bản VPHC[10].
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 56 Luật năm 2012 quy định “Xử phạt VPHC không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức”. Từ “trường hợp” ở đây không rõ nghĩa nên có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau: (1) Trường hợp có nghĩa là hành vi: tức là cứ hành vi nào có mức phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức thì mới phải lập biên bản; (2) Trường hợp nghĩa là người vi phạm: tức là một cá nhân, tổ chức trong một lần bị xử phạt bất kể thực hiện mấy hành vi nếu tổng mức phạt là trên 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì phải lập biên bản; (3) Trường hợp nghĩa là một lần xử phạt, tức là trong một lần xử phạt có thể có nhiều người bị xử phạt, có thể xử phạt về nhiều hành vi nhưng tổng tiền phạt trong lần xử phạt đó là trên 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì phải lập biên bản. Nếu hiểu theo các cách khác nhau như vậy có nghĩa là sẽ có nhiều cách áp dụng thủ tục xử phạt khác nhau mà vẫn được gọi là đúng thủ tục pháp luật quy định. Do vậy, cần sửa đổi quy định này như sau: “Xử phạt VPHC không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp hành vi vi phạm bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức”.
2.3. Về nguyên tắc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm
Nguyên tắc này bảo đảm hình thức, mức xử phạt hoàn toàn tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, do hành vi VPHC thường được quan niệm là có mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao, trong khi thực tế VPHC xảy ra rất thường xuyên nên việc xử phạt VPHC cần được tiến hành một cách đơn giản, nhanh chóng. Vì vậy, Luật năm 2012 quy định cách xác định mức tiền phạt là nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung. Cho nên, ở mức độ chi tiết thì hành vi VPHC có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nhưng nếu thuộc một khung tiền phạt thì mức phạt tiền được áp dụng là như nhau. Điều này có thể chấp nhận được nếu mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thuộc phạm vi được đưa vào một khung tiền phạt không chênh lệch quá lớn.
Ví dụ, khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Với quy định này, hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ không phụ thuộc số lượng ngoại tệ được mua bán đều bị xử phạt cùng một khung tiền phạt. Bởi vậy, khi có trường hợp chỉ bán 100 USD đã bị phạt tới 90.000.000 đồng gây bức xúc trong xã hội[11].
Khoản 2 Điều 14 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chất thải của người và gia súc có khối lượng từ đủ 01 m3/ngày đêm trở lên vào nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và khu vực công cộng. Như vậy, dù lượng rác, chất thải nhiều đến mức nào (chỉ cần đủ 1m3 trở lên) là đều bị xử phạt giống nhau.
Những quy định như trên không phải là phổ biến, tuy nhiên, để đảm bảo xử phạt vi phạm hành chính đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm thì cần có những khung tiền phạt trên cơ sở có định lượng cụ thể đối với hành vi và biên độ giữa mức nguy hiểm nhất và ít nguy hiểm nhất của hành vi thuộc mỗi khung tiền phạt không nên quá rộng.
2.4. Về nguyên tắc người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền chứng minh mình không VPHC
Thứ nhất, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC. Xét ở một góc độ nhất định, nguyên tắc này có tính tất yếu vì nếu không chứng minh được VPHC thì người có thẩm quyền không thể tiến hành xử phạt. Xét ở một góc độ khác, nếu so sánh với truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) ngoài quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tố tụng thì còn quy định người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội, đồng thời quy định nguyên tắc suy đoán vô tội[12]. Nguyên tắc suy đoán vô tội là yêu cầu về logic tư duy, thể hiện sự khách quan, công minh, nhân văn ở chỗ mọi tình tiết, chứng cứ liên quan đến vụ án phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi[13]. Các quy định đó nhằm tránh việc các cơ quan tố tụng chỉ quan tâm đến việc chứng minh người bị buộc tội mà bỏ qua các chứng cứ có thể chứng minh họ vô tội. Dĩ nhiên, truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt VPHC là khác nhau, nhưng để tránh khả năng người có thẩm quyền xử phạt suy nghĩ lệch theo hướng chỉ chứng minh VPHC thì Luật năm 2012 cũng cần có quy định tương tự Bộ luật TTHS. Pháp luật xử phạt VPHC của Nga cũng quy định nguyên tắc suy đoán không có lỗi[14].
Thứ hai, người bị xử phạt có quyền chứng minh mình không VPHC. Đây là nguyên tắc thể hiện sự tiến bộ hơn hẳn của Luật so với pháp luật trước đây về xử phạt VPHC. Luật đã dành một số điều quy định trực tiếp về giải trình trong xử phạt VPHC. Hàm nghĩa của giải trình là quyền được lắng nghe. Cơ sở của quyền giải trình là bất kỳ ai cũng đều không thích hợp để trở thành quan tòa cho chính bản thân mình. Ý nghĩa của nó là loại bỏ sự phiến diện trong suy nghĩ, ý kiến của cá nhân[15]. Nguyên tắc này góp phần hạn chế sự quan liêu, thiên lệch có thể có trong tư duy chứng minh VPHC của người có thẩm quyền xử phạt. Hiện nay, Luật năm 2012 mới quy định người bị xử phạt có quyền giải trình khi bị xử phạt bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức. Như vậy, nếu người bị xử phạt với hành vi có mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt thấp hơn mức trên hoặc không phải là bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thì không được giải trình và thực chất cũng không có cách thức nào để chứng minh mình không VPHC. Để đảm bảo nguyên tắc người bị xử phạt có quyền chứng minh mình không VPHC thì cần mở rộng quyền giải trình cho người bị xử phạt.
2.5. Về nguyên tắc đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Trong xử phạt VPHC, phạt tiền là hình thức xử phạt được áp dụng phổ biến nhất. Mức phạt tiền cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mức phạt tỉ lệ thuận với nhau. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phụ thuộc vào khách thể mà hành vi xâm phạm tới, thiệt hại thực tế hành vi gây ra, công cụ, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi, điều kiện, hoàn cảnh hành vi được thực hiện, hình thức lỗi… nhưng không phụ thuộc vào chủ thể thực hiện hành vi theo nghĩa là cá nhân hay tổ chức. Bởi vậy, cần xem xét lại cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý của nguyên tắc này, đánh giá lại tác động của việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế một cách thật sự khách quan, khoa học để quyết định duy trì hay bãi bỏ nguyên tắc này trong xử phạt VPHC.
Pháp luật về xử phạt VPHC những năm qua không ngừng thay đổi, hoàn thiện phù hợp với thực trạng VPHC và những thay đổi của đời sống xã hội. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm cũng được thay đổi, bổ sung. Bên cạnh những ưu điểm của pháp luật về xử phạt VPHC và các nguyên tắc xử phạt VPHC thì việc tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về các nguyên tắc cũng như mối tương quan giữa các nguyên tắc xử phạt VPHC với các quy định của pháp luật về xử phạt VPHC là rất cần thiết nhằm xây dựng được các nguyên tắc thực sự khách quan, khoa học và tạo ra sự thống nhất, đồng bộ của pháp luật thì các nguyên tắc mới phát huy được hết vai trò tích cực trong xử phạt VPHC./.
[1] Xem khoản 3 Điều 127, khoản 3 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[2] Hồng Khánh, Việt Linh, Mất 10-15 năm sau mới làm sạch được Thị Vải, https://vnexpress.net/thoi-su/mat-10-15-nam-moi-lam-sach-duoc-thi-vai-2112512.html.
[3] Xem khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[4] Xem Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[5] Xem Điều 127, 128, 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[6] Xem Điều 76, 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[7] Xem Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[8] Xem Ủy ban pháp luật, Báo cáo Thẩm tra dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính số 299/BC-UBPL13.
[9] Xem Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
[10] Xem Bùi Thị Đào, Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, Tạp chí Luật học, số Đặc san về xử lý vi phạm hành chính 9/2003.
[11] Xem Công ty luật Vũ Anh, Vấn đề pháp lý từ vụ đổi 100 USD chịu phạt 90.000.000 đồng, http://vuanhlaw.com.vn/tin-tuc/van-de-phap-ly-tu-vu-doi-100-usd-chiu-phat-90-trieu-dong.html.
[12] Xem Điều 13, 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
[13] Xem Đào Trí Úc, Nguyên tắc suy đoán vô tội- nguyên tắc hiến định quan trọng trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Tạp chí Kiểm sát, số 02/2017.
[14] Xem Báo cáo tổng quan tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xử lý vi phạm hành chính, http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=266&TabIndex=2&TaiLieuID=219.
[15] Xem Tô Khánh Nguyên (Su Qing Yuan), Nghiên cứu chế độ nghe giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính ở Trung quốc, Kỷ yếu hội thảo về trách nhiệm hành chính và cấp phép hành chính, Đại học Luật Hà Nội và Đại học Vân Nam Trung Quốc.
(Nguồn:http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210448/Nguyen-tac-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-theo-phap-luat-hien-hanh.html)
FalseBình Dương tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và công tác đăng ký – quản lý hộ tịch năm 2020Thông tin; Tin ngành tư phápBài viếtBình Dương tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và công tác đăng ký – quản lý hộ tịch năm 2020/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2020-06/IMG_20200604_110519_Key_04062020123110.jpg
6/4/2020 1:00 PMYesĐã ban hành
Để kịp thời phổ biến các quy định mới cũng như quán triệt, triển khai các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC); Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THTHPL) và công tác đăng ký – quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
(Ông Nguyễn Quốc Trí – PGĐ. Sở Tư pháp phát biểu khai mạc hội nghị)
Sáng ngày 03/6/2020 tại Hội trường Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC; Công tác theo dõi THTHPL; Công tác đăng ký – quản lý hộ tịch năm 2020 cho hơn 200 cán bộ pháp chế, cán bộ tham mưu công tác XLVPHC của các sở, ngành; Đại diện lãnh đạo UBND và công chức làm công tác tư pháp – hộ tịch tại các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
(Toàn cảnh hội nghị)
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Báo cáo viên là Trưởng phòng QLXLVPHC&TDTHPL và Trưởng phòng HCTP của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương triển khai các vấn đề về nhiệm vụ; kỹ năng; chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác XLVPHC, công tác theo dõi THTHPL và công tác đăng ký – quản lý hộ tịch và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới như Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về XLVPHC; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đồng thời, tập trung trao đổi, thảo luận và giải đáp các khó khăn, vướng mắc của các đại biểu tham dự trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác này tại địa phương.
(Đại biểu đặt câu hỏi còn thắc mắc đến Báo cáo viên để làm rõ vấn đề)
Qua hội nghị đã giúp đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác XLVPHC; công tác theo dõi THTHPL và công tác đăng ký – quản lý hộ tịch tại các đơn vị, địa phương nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ và áp dụng các quy định của pháp luật vào công tác XLVPHC, công tác theo dõi THTHPL đảm bảo thống nhất, kịp thời và hiệu quả trong thời gian tới./.
Linh Nguyễn
FalseNguyễn Thị LinhTriển khai thực hiện Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủVăn bản điều hànhTinTriển khai thực hiện Nghị định 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/20/2020 10:00 AMNoĐã ban hành
Để đáp ứng yêu cầu công tác và kịp thời triển khai các văn bản pháp luật đến toàn thể cán bộ, công chức biết thực hiện; vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 2281/UBND-NC ngày 14/5/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ:
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 19/2020/NĐ-CP) đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan.
– Căn cứ thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP (từ ngày 31/3/2020, riêng các quy định về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020) và các nội dung quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, chủ động tổ chức hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bảo đảm tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định.
– Rà soát các văn bản hiện hành để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đảm bảo phù hợp với Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.
Linh Nguyễn
2281-NC.signed.pdf
FalseNguyễn Thị LinhXử phạt VPHC trong lĩnh vực tư pháp: Cần phân định rõ thẩm quyềnThông tinTinXử phạt VPHC trong lĩnh vực tư pháp: Cần phân định rõ thẩm quyền/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/14/2020 11:00 AMNoĐã ban hành
Đây là quan điểm được nhiều đại biểu đề cập tại cuộc họp rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã diễn ra vào chiều 12/2 do Thứ trưởng Phan Chí Hiếu chủ trì.
Thực tiễn thi hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP) cho thấy tình hình vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS ngày càng gia tăng cả về tính chất, mức độ phức tạp. Trong khi đó, quy định pháp luật về các lĩnh vực này chưa rõ ràng, chế tài xử phạt VPHC chưa nghiêm, mức xử phạt VPHC quá thấp, các chế tài về thu hồi Giấy phép hoạt động, cấm hoạt động, tạm dừng, tạm đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị được thanh tra còn ít, chưa áp dụng được nhiều. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực được thanh tra như luật sư, công chứng, đấu giá tài sản… chưa có chế tài xử phạt hoặc biện pháp xử phạt chưa tương xứng, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước. Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 110/2013/NĐ-CP là rất cần thiết.
Góp ý về thẩm quyền xử phạt VPHC, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Vũ Văn Đoàn cho rằng cần phân định rõ thẩm quyền theo hướng lĩnh vực nào thì thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan, lãnh đạo quản lý lĩnh vực đó. Vì vậy, cần cân nhắc, nghiên cứu thêm về thẩm quyền xử phạt VPHC của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đối với cả hành vi trong lĩnh vực bồi thường nhà nước, THADS của Thừa phát lại như đã được quy định trong dự thảo Nghị định. Riêng đối với hoạt động của Thừa phát lại, ông Đoàn đề xuất bổ sung thêm các hành vi liên quan đến việc lập khống các giấy tờ về chứng minh thời gian công tác pháp luật để được bổ nhiệm chức danh Thừa phát lại… Lý giải thêm, ông Đoàn cho rằng hành vi này xuất hiện ngày càng nhiều trên thực tế mà chưa có chế tài xử lý, cho nên nếu bỏ sót sẽ rất khó cho công tác thanh tra chuyên ngành.
Liên quan tới các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý VPHC và theo dõi thi hành pháp luật Lê Thanh Bình cho rằng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa, làm sai các giấy tờ, văn bản… cần rà soát kỹ lưỡng để việc áp dụng đồng thời biện pháp tịch thu và biện pháp kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ văn bản này đảm bảo tính khả thi. Bởi thực tế hiện nay các văn bản, giấy tờ chia 2 loại gồm văn bản, giấy tờ do Bộ Tư pháp cấp và văn bản, giấy tờ sử dụng trong các hồ sơ gửi đến Bộ Tư pháp, thuộc thẩm quyền cấp của các cơ quan khác nhau. Do đó, việc tịch thu hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn do Bộ Tư pháp cấp là hợp lý nhưng việc tịch thu với các giấy tờ, văn bản sử dụng trong các hồ sơ gửi đến Bộ Tư pháp là khó khả thi.Góp ý thêm, ông Bình cho rằng khung phạt tiền giữa các hành vi vi phạm trong dự thảo Nghị định đã được bố trí khá hợp lý. Tuy nhiên, mức xử phạt các hành vi liên quan đến việc hủy hoại các giấy tờ về quốc tịch còn khá cao, do vậy đề nghị cân đối thêm để đảm bảo cùng một hành vi nhưng ở các lĩnh vực quản lý khác nhau (như lĩnh vực quản lý hộ chiếu, lĩnh vực an ninh trật tự) được tương đối thống nhất.
Cũng cho ý kiến về các hình thức xử phạt bổ sung, đại diện Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cho rằng ngoài việc tịch thu tang vật, phương tiện VPHC cần bổ sung tịch thu các văn bản, giấy tờ vi phạm để đảm bảo tính toàn diện. Ngoài ra, đối với các vi phạm trong lĩnh vực cụ thể như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, khai tử… nên quy định rõ các giấy tờ sẽ bị xử lý là giấy đăng ký khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử đã cấp chứ không nên ghi chung chung. Riêng đối với vấn đề đăng ký kết hôn, để đảm bảo tính bao quát, toàn diện thì ngoài trường hợp cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân cũng cần quy định nếu cung cấp không chính xác các thông tin khác có liên quan như về nơi cư trú cũng sẽ bị xử phạt.
Cơ bản đồng tình với các quy định liên quan tới lĩnh vực THADS, ông Lê Dương Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục THADS cho rằng dự thảo Nghị định mới chỉ đề cập tới việc xử phạt trường hợp không cho đương sự thỏa thuận tổ chức thẩm định giá mà chưa quy định trường hợp không cho đương sự thỏa thuận để lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản. Trong khi đó, hoạt động thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thường đi liền với nhau, do vậy cần nghiên cứu bổ sung thêm.
Sau khi lắng nghe các ý kiến cụ thể của các đơn vị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu nhấn mạnh đây là dự thảo Nghị định vô cùng quan trọng, là công cụ phục vụ đắc lực trong công tác quản lý nhà nước của toàn ngành Tư pháp. Vì dự thảo Nghị định có phạm vi rộng với nhiều hành vi vi phạm, liên quan và dẫn chiếu đến nhiều quy định pháp luật chuyên ngành khác nhau nên Thứ trưởng đề nghị các đơn vị cần rà soát một cách kỹ lưỡng để đảm bảo khi áp dụng được thuận lợi, khả thi, vừa tăng cường tính răn đe, vừa nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Sau khi các đơn vị góp ý cụ thể, đầy đủ, Thanh tra Bộ cần tổng hợp, nghiên cứu sâu, có phương án chỉnh lý để dự thảo Nghị định phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=4338
FalseThủ Dầu Một tổ chức hội nghị tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính và công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luậtThông tinTinThủ Dầu Một tổ chức hội nghị tập huấn công tác xử lý vi phạm hành chính và công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2020-01/congtacxlvphc hinh5_Key_10012020160401.jpg
1/10/2020 4:00 PMNoĐã ban hành
Sáng ngày 09/01/2020 tại Hội trường UBND thành phố Thủ Dầu Một, Phòng Tư
pháp thành phố Thủ Dầu Một tham mưu UBND thành phố tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp
vụ công tác xử lý vi phạm hành chính và công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra,
rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp cho hơn 100 cán bộ, công chức, viên
chức của các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố; các ban, ngành, đoàn thể và
UBND các phường trên địa bàn thành phố.
(Bà Đỗ Thị Thu Thủy – Phòng Tư pháp TDM phát biểu khai mạc lớp tập huấn)
(Toàn cảnh lớp tập huấn)
Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được nghe Báo cáo viên là Trưởng phòng QLXLVPHC&TDTHPL và Trưởng phòng XD&KTVBQPPL của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương triển khai các vấn đề về quy trình, nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính; kỹ năng soạn thảo, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, tập trung trao đổi, thảo luận và giải đáp các khó khăn, vướng mắc của các đại biểu tham dự trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác này tại địa phương.
(Báo cáo viên đang triển khai nội dung tập huấn)
(Đại biểu đặt câu hỏi còn thắc mắc đến Báo cáo viên để làm rõ vấn đề)
Qua hội nghị tập huấn đã giúp đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và công tác xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị, địa phương nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng tham mưu soạn thảo, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng các quy định của pháp luật vào công tác xử lý vi phạm hành chính đảm bảo thống nhất, kịp thời và hiệu quả trong thời gian tới./.
Linh-CV Phòng QLXLVPHX&TDTHPL STP.BD
FalseNguyễn Thị LinhQuy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàngThông tin; Văn bản QPPLTinQuy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-12/ngân hàng – Copy_Key_12122019160233.jpg
12/12/2019 5:00 PMNoĐã ban hành
Ngày 14/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Theo đó, quy định mức phạt đối với các vi phạm về trung gian thanh toán, đơn cử như vi phạm một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp:
– Vi phạm quy định về thực hiện việc nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử;
– Vi phạm quy định về tài khoản đảm bảo thanh toán;
– Cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào ví điện tử;
– Không thực hiện trách nhiệm yêu cầu khách hàng phải có tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng trước khi sử dụng dịch vụ ví điện tử.
Ngoài ra, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử tử 01 ví điện tử đến dưới 10 ví điện tử sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp.
Các mức phạt trên được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần.
Nghị định 88/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/12/2019 và thay thế Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về tiền tệ và ngân hàng xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện nhưng còn thời hiệu xử phạt hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng để giải quyết.
FalseQuy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thaoThông tin; Văn bản QPPLTinQuy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-12/chất kích thích – Copy_Key_11122019160354.jpg
12/11/2019 5:00 PMNoĐã ban hành
Từ ngày 01/8/2019, Nghị định 46/2019/NĐ-CP ngày 25/7/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính.
Nghị định này áp dụng với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thể thao trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thể thao trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 46/2019/NĐ-CP, hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu (trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao được pháp luật cho phép). Mức phạt này cũng áp dụng với với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao, hình thức phạt bổ sung là đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 1 đến 3 tháng.
Đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng, hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 3 đến 6 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao nêu trên.
Ngoài ra, người nào có hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng và phải xin lỗi công khai đối với hành vi của mình.
Đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đồng.
Với các hành vi gian lận trong thể thao cũng được quy định xử phạt trong nghị định này. Cụ thể, phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng với hành vi gian lận tên, tuổi, giới tính để được tuyển chọn vào các đội tuyển thể thao.
Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với các hành vi làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao. Mức phạt này cũng áp dụng với các trọng tài điều khiển các cuộc thi đấu thể thao thiếu trung thực, khách quan.
Nghị định này thay thế Mục 2 Chương II Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, khoản 28 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
FalseNghị định số 51/2019/NĐ-CP ngày 13/6/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệThông tin; Văn bản QPPLTinNghị định số 51/2019/NĐ-CP ngày 13/6/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-12/KHCN – Copy_Key_11122019152058.jpg
12/11/2019 4:00 PMNoĐã ban hành
Ngày 13/6/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ. Nghị định 51/2019/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định số 64/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ và Nghị định số 93/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP. Sau đây là những điểm mới của Nghị định này.
1. Về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định 51 đã liệt kê chi tiết các tổ chức có thể là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động KH&CN, chuyển giao công nghệ (Điều 2), bao gồm:
– Tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;
– Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật doanh nghiệp;- Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật hợp tác
xã;
– Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
– Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Đối với hộ kinh doanh, tổ hợp tác vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
2. Về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, Nghị định 51 đã bỏ hình thức xử phạt trục xuất vì không khả thi; thiết kế mức phạt tiền theo hướng phù hợp hơn với thực tế và tương đồng với các Nghị định hiện hành; đồng thời quy định cụ thể phù hợp với thực tiễn về các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 3, Điều 4).
3. Về các hành vi vi phạm hành chính, Nghị định 51/2019/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số quy định để phù hợp với Luật Chuyển giao công nghệ, cụ thể là:
– Thứ nhất, bổ sung hành vi “không gửi báo cáo định kỳ hằng năm về kết quả hoạt động đánh giá, giám định công nghệ tới cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ” (khoản 2 Điều 16); bổ sung hành vi “không báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ khi điều chỉnh, thay đổi nội dung công nghệ” (khoản 3 Điều 16); bổ sung hành vi “không làm thủ tục đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ” (khoản 1 Điều 17); bổ sung hành vi “thực hiện chương trình, dự án phổ biến giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc công nghệ nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp nhưng không có nội dung chuyển giao công nghệ” (Điều 19); bổ sung hành vi ” kê khai không đúng sự thật thông tin trong hồ sơ đề nghị công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước (khoản 1 Điều 20)…;
– Thứ hai, Nghị định 51/2019/NĐ-CP đã chỉnh sửa, bổ sung một số câu chữ, cụm từ để phù hợp với Luật Chuyển giao công nghệ và Nghị định số 76/2018/NĐ-CP như: Chỉnh sửa “dịch vụ chuyển giao công nghệ” thành “dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ”; “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ” thành “Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, giám định công nghệ”; bổ sung cụm từ “nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư” vào phần tên điều để phù hợp với Khoản 4 Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ…
4. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài việc quy định chi tiết thẩm quyền của từng lực lượng, Nghị định 51/2019/NĐ-CP còn bổ sung thẩm quyền của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về KH&CN thuộc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Tổng cục và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Điều 28); Lực lượng Quản lý thị trường (Điều 32); đồng thời có quy định về phân định thẩm quyền của từng lực lượng (Điều 35)…
Nghị định số 51/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2019./.
FalseNghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nướcThông tin; Văn bản QPPLTinNghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-12/thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi_1507102402 – Copy_Key_11122019145806.jpg
12/11/2019 3:00 PMNoĐã ban hành
Ngày 11/7/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. Nghị định này gồm có 6 Chương và 67 Điều. Sau đây là một số nội dung chính:
Về phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Dự trữ quốc gia; Kho bạc nhà nước.
Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Về hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Theo Nghị định, hình thức xử phạt chính bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức; trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nghị định cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả trong các lĩnh vực: quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: dự trữ quốc gia; và kho bạc nhà nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2019 và thay thế Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chông lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước và Nghị định số 58/2015/NĐ-CP ngày 16/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
FalseNghị định 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp Thông tin; Văn bản QPPLTinNghị định 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp /XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-12/cháy nổ – Copy_Key_10122019110540.jpg
12/10/2019 12:00 PMYesĐã ban hành
Từ ngày 15/10/2019, Nghị định 71/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp có hiệu lực
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.
Theo quy định, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực hóa chất là 50 triệu đồng, trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp là 100 triệu đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đối với vi phạm quy định về yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa, thiết bị trong sản xuất, kinh doanh hóa chất, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi không có bảng hiệu và đèn báo tại lối thoát hiểm của nhà xưởng, kho chứa hóa chất.
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không có thông tin thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất theo quy định trong biển báo nguy hiểm treo tại nhà xưởng, kho chứa hóa chất; không treo, đặt biển báo các đặc tính nguy hiểm của hóa chất ở nơi dễ thấy trong nhà xưởng, kho chứa hóa chất; không có bảng nội quy về an toàn hóa chất trong nhà xưởng, kho chứa hóa chất; không treo, đặt bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ thấy, dễ đọc tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm; sử dụng hệ thống chiếu sáng không đảm bảo đúng quy định, yêu cầu trong sản xuất, cất giữ hóa chất; sử dụng hệ thống thông gió tại nhà xưởng, kho chứa hóa chất không đáp ứng một trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió; không có hệ thống thu lôi chống sét cho nhà xưởng, kho chứa hóa chất không nằm trong khu vực được chống sét an toàn; không có rãnh thu gom và thoát nước cho sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất.
Đồng thời, phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng bồn chứa ngoài trời không có đê bao hoặc không có các biện pháp kỹ thuật khác để ngăn chặn hóa chất thoát ra môi trường; không thực hiện kiểm định định kỳ đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.
Nghị định này thay thế Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP
FalseNghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranhVăn bản QPPL; Thông tinTinNghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-12/viphamcanhtranh – Copy_Key_10122019102113.png
12/10/2019 11:00 AMYesĐã ban hành
Từ ngày 01/12/2019, Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/9/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh chính thức có hiệu lực.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 02 tỷ đồng. Mức phạt tiền tối đa quy định dưới đây áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Nghị định này dành riêng một mục với 06 điều để quy định về mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh. Với hành vi tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó hoặc tiếp cận thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật thì bị phạt tiền từ 200 – 300 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm.
Trường hợp hành vi do cá nhân thực hiện thì mức phạt đối với cá nhân bằng ½ mức phạt đối với tổ chức, đồng nghĩa với việc cá nhân sẽ bị phạt tối đa 150 triệu đồng.
Đặc biệt, phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng đối với hành vi gián tiếp và từ 200 – 300 triệu đồng đối với hành vi trực tiếp cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Phạt tiền gấp hai lần các mức trên nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Bên cạnh việc phạt tiền, tổ chức, cá nhân còn bị tịch thu tang vật, phương tiện cũng như khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Nghị định này thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, trừ quy định tại Điều 36 (đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp).
FalseNghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đaiThông tin; Văn bản QPPLTinNghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-12/qSDD – Copy_Key_10122019104522.png
12/10/2019 11:00 AMYesĐã ban hành
Ngày 19/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Nghị định 91/2019/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; bãi bỏ điểm đ khoản 3 và điểm i khoản 6 Điều 57 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân); Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).
Ngoài ra, Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 2 năm và xác định rõ hành vi đang thực hiện và hành vi đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt
*Quy định về xử phạt các hành vi vi phạm:
– Bổ sung quy định xử phạt hành vi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định, mức phạt lên tới 100 triệu đồng.
– Bổ sung hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, mức phạt lên tới 70 triệu đồng. Đối với hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng ở khu vực đô thị thì mức phạt gấp 2 lần ở nông thôn, tức là 140 triệu đồng.
– Bổ sung xử phạt hành vi hủy hoại đất, với mức phạt tiền lên tới 150 triệu đồng.
– Bổ sung xử phạt hành vi không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong 24 tháng liên tục, mức phạt tiền lên tới 10 triệu đồng.
– Về mức phạt tiền trong các hành vi vi phạm thì đều tăng so với Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2020./.
FalseBáo cáo số 194/BC-STP ngày 06/12/2019 của Sở Tư pháp về Kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành về xử lý vi phạm hành chínhThông tinTinBáo cáo số 194/BC-STP ngày 06/12/2019 của Sở Tư pháp về Kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành về xử lý vi phạm hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/9/2019 4:00 PMNoĐã ban hành
FalseRÀ SOÁT VĂN BẢN QPPL VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2019Văn bản điều hànhTinRÀ SOÁT VĂN BẢN QPPL VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2019/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/6/2019 3:00 PMNoĐã ban hành
FalseBáo cáo số 166/BC-UBND ngày 21/6/2019 của UBND tỉnh Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2019 Thông tinTinBáo cáo số 166/BC-UBND ngày 21/6/2019 của UBND tỉnh Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2019 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/29/2019 3:00 PMNoĐã ban hành
FalseQuy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệpThông tin; Văn bản QPPLTinQuy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-06/hình búa_Key_06062019100617.jpg
6/6/2019 11:00 AMYesĐã ban hành
Từ ngày 10/6/2019, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định số 157/2013/NĐ-CP và Điều 3 Nghị định số 41/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực Lâm nghiệp không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.
Đối với các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính đồng thời được quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500 triệu đồng. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1 tỷ đồng.
Mức phạt khai thác rừng trái pháp luật trong rừng sản xuất đối với gỗ loài thông thường phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên; phạt tiền từ 1-5 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3 đến dưới 1 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;… phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 – 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 7m3 đến dưới 10m3 gỗ rừng tự nhiên….
Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
FalseTỉnh Bình Dương Hội nghị tập huấn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và triển khai nhiệm vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2019Thông tin; Tin ngành tư phápTinTỉnh Bình Dương Hội nghị tập huấn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và triển khai nhiệm vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2019/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2019-03/IMG_4435 – Copy_Key_18032019135628.jpg
3/18/2019 2:00 PMYesĐã ban hành
Ngày 14/3/2019, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và triển khai nhiệm vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2019 tại Trường Cao đẳng Y tế, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu là đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh; Phòng Tư pháp, Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố; Đại diện Lãnh đạo và Chỉ huy các đội: đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Đội Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh trật tự của Công an các huyện, thị xã, thành phố; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch và Công an 91 xã, phường, thị trấn… Ông Nguyễn Quốc Trí – Phó Giám đốc Sở Tư pháp – đã phát biểu khai mạc và chủ trì Hội nghị.
Tại hội nghị, các báo cáo viên của Công an tỉnh và Sở Tư pháp triển khai các chuyên đề về: Công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội; Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Quán triệt nội dung, yêu cầu triển khai nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019.
Qua hội nghị tập huấn góp phần nâng cao nhận thức, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức trong công tác áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và nội dung, yêu cầu triển khai nhiệm vụ quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật giúp cho việc nắm bắt, áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thống nhất, kịp thời và hiệu quả trong thời gian tới./.
Phòng QLXLVPHC&TDTHPL
FalseKế hoạch số 6421/KH-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình DươngVăn bản điều hànhTinKế hoạch số 6421/KH-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/11/2019 10:00 AMNoĐã ban hành
FalseBáo cáo số 160/BC-UBND ngày 25/07/2018 của UBND tỉnh Bình Dương về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương 06 tháng đầu năm 2018Thông tinTinBáo cáo số 160/BC-UBND ngày 25/07/2018 của UBND tỉnh Bình Dương về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương 06 tháng đầu năm 2018/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/20/2018 3:00 PMNoĐã ban hành
FalseTriển khai các hoạt động theo dõi tình hình THPL lĩnh vực trọng tâm năm 2018 Văn bản điều hànhTinTriển khai các hoạt động theo dõi tình hình THPL lĩnh vực trọng tâm năm 2018 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/11/2018 3:00 PMNoĐã ban hành
False Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bónThông tin; Văn bản QPPLTin Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2018-05/xu-phat-linh-vuc-phan-bon-2354 – Copy_Key_25052018142817.jpg
5/25/2018 3:00 PMYesĐã ban hành
Ngày 16/4/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này bao gồm: vi phạm quy định về sản xuất phân bón, vi phạm quy định về buôn bán phân bón, vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón, vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón; phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón, vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón, vi phạm quy định về sử dụng phân bón…
Về mức phạt tiền, theo Nghị định số 55/2018/NĐ-CP thì mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Về hình thức xử phạt bổ sung, Nghị định quy định tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón, Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón, Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định; Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, buôn bán phân bón; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón; Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón/Giấy phép sản xuất phân bón; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; Giấy phép nhập khẩu phân bón.
Nghị định số 55/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 4 năm 2018, trừ khoản 4 Điều 7 của Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 9 năm 2020 đối với tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày 20 tháng 9 năm 2017. Nghị định này bãi bỏ Điều 19, 20, 21, 23, 24, 25 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; khoản 18, 19, 20, 21, 22, 23 Điều 1 Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp./.
NGHI DINH 55.2018.ND.CP.pdf
Trâm Anh (Phòng QLXLVPHC&THPL-STP)
FalseBộ Công an ban hành Thông tư quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcThông tin; Văn bản QPPLTinBộ Công an ban hành Thông tư quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2018-04/CNBB 2_Key_13042018112220.jpg
4/13/2018 12:00 PMYesĐã ban hành
Ngày 07/02/2018, Bộ Công an ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BCA quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (ĐVCSCNBB). Thông tư số 05/2018/TT-BCA bao gồm 13 Điều và 07 biểu mẫu kèm theo.
Thông tư trên quy định về nguyên tắc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính ĐVCSCNBB (tại Điều 2); Xác định nơi cư trú và xác minh nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (tại Điều 4): việc xác minh được thực hiện bằng hình thức xác minh trực tiếp hoặc gửi Phiếu yêu cầu xác minh; Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (tại Điều 5):
– Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định, hồ sơ gồm có: a- Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính ĐVCSCNBB; b- Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính ĐVCSCNBB hoặc của người đại diện hợp pháp của họ; c- Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép; d- Bản sao Giấy chứng nhận đã chấp hành xong Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc bản sao Quyết định chấm dứt thi hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, thì hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính ĐVCSCNBB gồm có: 1- Các tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm a, b, c đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định; 2 – Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP về tình trạng nghiện hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính ĐVCSCNBB; 3- Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.
Ngoài ra, Thông tư số 05/2018/TT-BCA còn quy định về việc đọc hồ sơ (tại Điều 7), theo đó, sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, cơ quan Công an nơi lập hồ sơ phải gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện văn bản thông báo về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính ĐVCSCNBB hoặc người đại diện hợp pháp của họ; việc đọc hồ sơ được thực hiện theo giờ hành chính tại trụ sở cơ quan lập hồ sơ hoặc địa điểm thuận tiện do cơ quan lập hồ sơ lựa chọn. Thời hạn đọc hồ sơ là 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc lập hồ sơ.
Bên cạnh đó, Thông tư trên còn quy định các biểu mẫu sử dụng trong việc lập hồ sơ đề nghị như: Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị; Phiếu yêu cầu xác minh; Phiếu trả lời kết quả xác minh; Bản tường trinh; Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị; Biên bản về việc đọc hồ sơ; Văn bản đề nghị kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị.
Thông tư số 05/2018/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 26/3/2018, sự ra đời của Thông tư sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Công an, địa phương trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phát huy được hiệu quả trong thời gian tới./.
Trâm Anh (Phòng XLVPHC&THPL-STP)
FalseV/v rà soát, theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chínhVăn bản điều hànhTinV/v rà soát, theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/22/2018 5:00 PMNoĐã ban hành
False