Xử lý vi phạm hành chính là gì ? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ sở để áp dụng biện pháp xử lí vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại trật tự quản lí nhà nước mà pháp luật quy định nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục Lục
1. Vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử phạt bao gồm:
– Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
– Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử lí vi phạm hành chính gồm có:
1) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lí vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
2) Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng bị áp dụng các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ SỞ giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính;
3) Việc xử lí vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyển tiến hành theo đúng quy định của pháp luật;
4) Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
5) Việc xử lí vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lí thích hợp;
6) Không xử lí vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Xử lí vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vỉ phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác.
Các biện pháp xử lí hành chính khác được áp dụng đối với cả nhân có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các biện pháp xử lí hành chính khác bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.
3. Đặc điểm của vi phạm hành chính
Dựa vào khái niệm nêu ra ở trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của vi phạm hành chính như sau:
Một là, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước
Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện).
Theo đó, sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.
Hai là, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện
Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất trong mặt chủ quan, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Trong đó:
– Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm hành chính.
Ba là, vi phạm hành chính phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đặt ra khung pháp lý chung nhất cho việc xử lý vi phạm hành chính của chủ thể. Trong đó, Luật này đăt ra nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các chủ thể vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính;…
Việc xử lý vi phạm hành chính còn được thể hiện trong các quy phạm pháp luật khác có liên quan.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khác với việc xét xử các hành vi phạm tội mà ở đó thẩm quyền thực hiện công việc này được giao cho một cơ quan duy nhất là toà án thực hiện, việc xử phạt vi phạm hành chính được
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định cho thẩm quyền của trưởng công an cấp huyện;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định cụ thể của pháp luật.
Để bảo đảm việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được rõ ràng, minh bạch, tránh xung đột và thực hiện đúng thẩm quyền, Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 kế thừa các quy định pháp luật trước đây đã đặt ra những quy định về xác định và phân định thẩm quyền xử phạt, theo đó (Xem: Điều 52 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012):
– Thẩm quyền xử phạt mà pháp luật quy định cụ thể cho những người có thẩm quyền xử phạt như trên là thẩm quyền áp dụng hình thức và mức phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính.
– Mức phạt tiền được pháp luật quy định cụ thể cho những người có thẩm quyền xử phạt như trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính; trường hợp phạt tiền đối với tổ chức vi phạm hành chính, mức phạt tiền được áp dụng cao gấp hai lần so với mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
– Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực các lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội có thể áp dụng mức phạt cao hơn không quá 02 lần mức phạt được quy định chung ttong trường hợp xử phạt những vi phạm này xảy ra ttong khu vực nội thành của thành phổ trực thuộc trung ương; mức phạt cụ thể do hội đồng nhân dân thành phổ trực thuộc trung ương quyết định (Xem: Khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012) thì việc ra quyết định xử phạt hành chính được tiến hành theo thủ tục dưới đây:
Khi phát hiện vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh (bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, bằng văn bảri hoặc hình thức khác được pháp luật quy định) để buộc chẩm dứt ngay hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.
Nếu xem xét và thấy rằng vi phạm đó của cá nhân, tổ chức chỉ bị phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc đến 500.000 đồng (đối với tổ chức) thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính (trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính được phát hiện, truy tìm bằng phương tiện, thiết bị, kĩ thuật nghiệp vụ – xem chi tiết ở phần sau). Đây là loại thủ tục xử phạt đơn giản.
Nếu thấy rằng vi phạm đó của tổ chức, cá nhân bị phạt tiền ở mức từ 250.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc từ 500.000 đồng (đối với tổ chức) ttở lên thì người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt như sau:
– Lập biên bản vi phạm hành chính. Biên bản này phải có chữ kí của người vi phạm hành chính và của người lập biên bản. Nếu có người làm chứng hoặc người bị thiệt hại thì họ cùng kí vào biên bản. Nếu họ không kí thì phải ghi rõ lí do vào biên bản. Biên bản lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản, nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt.
– Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người có thẩm quyền xử phạt cần phải tổ chức thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công việc dưới đây:
+ Xác định tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính: Nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đổi với việc xem xét, quyết định.
5. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Hiện nay, căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì gồm có các hình thức xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính;
– Trục xuất.
Trong đó hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định là hình phạt chính. Còn các hình phạt còn lại có thể được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Do mức độ nguy hiểm của hành vi tới xã hội mà pháp luật sẽ quy định các hình phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời hình phạt sẽ được xem xét dựa trên độ tuổi nhất định, ngành nghề có tính chất chung hoặc dựa trên quốc tịch của người vi phạm.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)