Xử lý tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
Nếu trong kỳ doanh nghiệp có phát sinh khoản thu hoặc chi tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán xử lý khoản tiền phạt này thế nào?
Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
>>> Xem thêm: Xử lý chi phí mua phần mềm của các công ty nước ngoài qua mạng
1. Quy định về hóa đơn đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
-
Quy định tại khoản 1, điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
-
Nếu doanh nghiệp phải nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng tiền mặt phải lập Phiếu chi
-
Nếu doanh nghiệp thu tiền nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng tiền mặt lập Phiếu thu
-
Nếu doanh nghiệp chi nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế bằng hàng hóa phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và kê khai thuế GTGT đối với các hóa đơn này như hoạt động bán hàng khác.
2. Quy định về thuế TNDN đối với tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
-
Quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC:
“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
=> Như vậy, Khoản chi nộp phạt về vi phạm hành chính được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN khi đáp ứng đủ 2 điều kiện:
+ Doanh nghiệp lập phiếu chi tiền cho khoản phạt vi phạm hợp đồng kinh tế
+ Trong hợp đồng kinh tế có ghi rõ nguyên nhân phạt, mức phạt và tiền phạt học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội
-
Khoản thu từ vi phạm hành chính là khoản thu nhập khác chịu thuế TNDN
3. Cách hạch toán vi phạm hợp đồng kinh tế
a. Đối bên thu tiền vi phạm hợp đồng kinh tế
– TH1: Các khoản tiền phạt được ghi giảm giá trị tài sản:
Nợ TK 331, 111, 112…
Có các TK 151, 153, 154, 156, 241, 211…
– TH2: Các khoản tiền phạt được ghi nhận vào thu nhập khác:
Nợ 331, 111, 112…
Có TK 711 – thu nhập khác.
– TH3: Các khoản được bên thứ ba bồi thường (như tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh…):
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 711 – Thu nhập khác.
– Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 152,…
b. Đối với bên chi tiền vi phạm hợp đồng kinh tế:
Nợ TK 811 – Chi phí khác học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Có các TK 111, 112
Có TK 333
Có TK 338
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực tế và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)