Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào?
Xã hội phong kiến là xã hội được nhắc đến khá nhiều và có nhiều điểm đặc biệt trong suốt những năm chúng tồn tại. Và cấu trúc xã hội phong kiến châu Âu hình thành từ lúc nào thì vẫn đang là câu hỏi lớn của nhiều người.
Xã hội phong kiến châu Âu có thời gian hình thành khá đặc biệt. Tuy cấu trúc xã hội này xuyên suốt chương trình lịch sử của học sinh, Nhưng rất ít học sinh hiểu rõ được thời gian hình thành cũng như bản chất của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đấy nhé.
Mục Lục
Xã hội phong kiến châu Âu là gì? Xã hội phong kiến giai đoạn này có mấy tầng lớp?
Xã hội phong kiến châu Âu là gì ?
Xã hội phong kiến là xã hội hết sức phức tạp. Xã hội này luôn xoay quanh các mối quan hệ rất khắt khe và phân biệt rõ ràng. Ở phương Đông thì xã hội phong kiến sẽ xoay quanh các mối quan hệ giữa địa chủ – nông dân. Còn ở châu u thì xã hội phong kiến lại là những tục lệ, điều luật, quân sự được phát triển nhanh chóng từ khoảng thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ thứ 15.
Xã hội phong kiến châu Âu là chế độ được dựng lên ngay sau khi xã hội cổ đại bị suy vong, tan rã. Xã hội phong kiến của phương Đông và châu u có thời gian hình thành khác nhau.
Xã hội phong kiến châu Âu có mấy tầng lớp ?
Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành dựa trên 2 tầng lớp chính : tầng lớp lãnh chúa và tầng lớp nông nô.
Tầng lớp lãnh chúa :
Lãnh chúa là những người thuộc tầng lớp quý tộc được chia rất nhiều những của cải, vật chất, các đặc quyền. Họ có những lãnh địa cho riêng mình. Trong đó, mọi người sinh hoạt, lao động khép kín và lãnh chúa sẽ đảm bảo sự an toàn cho những người ở đó.
Lãnh chúa sẽ bắt nông nô lao động, sản xuất trên ruộng của mình. Sau khi vụ mùa xong thì họ phải nộp hoa màu, sản phẩm hoặc tô thuế lại cho lãnh chúa.
Tầng lớp lãnh chúa được phân thành 3 giai cấp chính : giai cấp vũ sĩ, giai cấp quý tộc tăng lữ, giai cấp quan lại. Đây đều là những giai cấp được hưởng rất nhiều quyền lợi, của cải vật chất, quyền lực.
Tầng lớp nông nô :
Đây là tầng lớp lao động chính trong xã hội phong kiến châu u lúc đó. Họ bắt buộc phải sống và làm việc trong lãnh địa mà không được ra ngoài hay trao đổi với bên ngoài. Họ sẽ phải sản xuất trên những mảnh đất được phân sẵn. Sau đó, họ phải nộp thuế hoặc toàn bộ sản phẩm lại cho lãnh chúa.
Tầng lớp này chủ yếu là những người nô lệ hoặc nông dân bị tước đoạt ruộng đất, tài sản. Cuộc sống của họ rất khổ sở vì họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều khiển của lãnh chúa.
Xã hội phong kiến châu Âu hình thành vào thời gian nào ?
Xã hội phong kiến châu u được hình thành muộn hơn so với những xã hội phong kiến khác. Nó được hình thành trong khoảng thời gian từ thế kỉ thứ 11 đến thế kỉ thứ 15. Tuy ra đời muộn nhưng nó lại được kết thúc khá sớm. Sự kết thúc sớm của xã hội phong kiến châu u để nhường chỗ lại cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
Thời gian xã hội phong kiến châu u có những đặc điểm nổi bật như :
Vào khoảng cuối thế kỉ thứ 5 :
Ở các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện tộc người Giéc – man. Họ tràn xuống xâm chiếm và tiêu diệt bộ máy nhà nước Roma. Sau đó, họ đã lại ruộng của chủ nô cho các tầng lớp quý tộc tướng lĩnh. Từ đó, ta có tầng lớp lãnh chúa phong kiến.
Ngoài ra, những người không được chia đất, bị bóc lột tài sản sẽ trở thành tầng lớp nông nô. Cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tầng lớp lãnh chúa. Không những thế, họ còn phải lao động sinh sống khép kín trong lãnh địa, phải giao nộp hết hoa màu hoặc phải nộp thuế sau mỗi vụ mùa.
Hình thành nên các vùng đất gọi là lãnh địa phong kiến. Những vùng đất này rất rộng lớn, đây là những vùng đất mà lãnh chúa chiếm được và biến nó thành của riêng mình. Trong đó, người dân sẽ tự cung tự cấp, tự sản xuất và trao đổi hàng hóa trong đó. Lãnh chúa sẽ tận hưởng cuộc sống vinh hoa, sung sướng, đầy đủ như một vị vua. Còn nông nô sẽ phải chịu cuộc sống phụ thuộc, khổ sở, nghèo nàn.
Cuối thế kỉ thứ 11 :
Xuất hiện các thành thị trung đại. Sự xuất hiện này đã thúc đẩy được kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu phát triển tốt hơn.
Thành thị trung đại bao gồm các phố xá, các cửa hàng, phường hội, thương hội. Những người sống ở đây thường gồm những thợ thủ công hay thương nhân.
Kinh tế thủ công ngày càng phát triển hơn, nhu cầu trao đổi hành hóa ngày càng tăng cao. Chính điều đó đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của những thành thị trung đại.
Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về thông tin xã hội phong kiến châu Âu hình thành từ giai đoạn nào. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về giai đoạn hình thành của cấu trúc xã hội này.