Xã hội hóa là gì?

Xã hội hóa là một khái niệm được dùng khá phổ biến trong những năm gần đây và ngày càng có nhiều ngành khoa học quan tâm sử dụng. Vậy các bạn đã biết xã hội hóa là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có những thông tin hữu ích nhé.

Xã hội hóa là gì? Ví dụ về xã hội hóa

Khái niệm xã hội hóa có thể hiểu dưới hai góc độ, đó là xã hội hóa cá nhân và xã hội hóa xã hội:

Thứ nhất: Về xã hội hóa cá nhân

Xã hội hóa là quá trình cá nhân lĩnh hội một hệ thống những tri thức, giá trị, chuẩn mức (mở rộng ra là một nền văn hóa), nó cho phép cá nhân có thể hoạt động như một thành viên của xã hội và đó là quá trình con người học được cách đóng vai trò để gia nhập vào xã hội.

Xã hội hóa cá nhân được dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ con người tự nhiên trở thành thành con người xã hội. Nói cách khác là quá trình mà cá nhân con người học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm, văn hóa, lối sống, chuẩn mực giá trị… để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách, trở thành thành viên của xã hội.

Xã hội học quan tâm nghiên cứu ở cả hai nội dung của khái niệm xã hội hóa, tuy nhiên ở nội dung này chỉ tập chung nghiên cứu xã hội hóa cá nhân. Khi nghiên cứu về xã hội hóa cá nhân có nhiều quan điểm khác nhau tiếp cận về vấn đề này.

Ví dụ:

Chúng ta học được các tri thức khoa học, học được những kỹ năng lao động nhất định mà xã hội đã đạt được, đồng thời chúng ta còn học được kinh nghiệm của những người đi trước để vận dụng vào cuộc sống của mình.

Thứ hai: Về xã hội hóa xã hội

Xã hội hóa là sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội vào một số hoạt động mà trước đó chỉ có một ngành, một đơn vị chức năng nhất định thực hiện (ví dụ: xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế…).

Theo tác giả Côlin Fasen: Xã hội hoá là một quá trình động viên mọi tâng lớp nhân dân tham gia tích cực và chủ động vào một lĩnh vực xã hội nào đó, huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lục của Nhà nước và của nhân dân nhằm đạt được mục tiêu phát triển xã hội.

Tại Việt Nam, khái niệm xã hội hóa lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại văn kiện của Đảng tại Đại hội lần thứ VIII. Sau đó, trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng các chính sách xã hội được thực hiện trên tinh thần xã hội hóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, huy động nguồn lực của nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội.

 

 

Như vậy, Ở Việt Nam, xã hội hóa được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội đối với một hoặc một số lĩnh vực nào đó như xã hội hóa kinh tế, xã hội hóa y tế…và quan trọng nhất là xã hội hóa giáo dục.

Ví dụ: Hàng loạt những hoạt động xã hội hóa đã và đang diễn ra hết sức sôi động trong giai đoạn gần đây và hiện nay ở nước ta như xã hội hóa y tế, xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa thể thao, xã hội hóa công tác bảo hiểm xã hội.

Cơ chế xã hội hóa cá nhân

Ngoài việc giải thích khái niệm xã hội hóa là gì? ví dụ về xã hội hóa? Chúng tôi còn cung cấp các thông tin về cơ chế xã hội hóa cá nhân tới Quý độc giả:

Quá trình xã hội truyền lại nền văn hóa cho mỗi cá nhân theo những cách khác nhau. Bằng những cách đó cá nhân học hỏi được nền văn hóa xã hội. Những cách này được gọi là cơ chế xã hội hóa. Có hai cơ chế xã hội hóa cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Cơ chế định chế

Cơ chế định chế là cơ chế mà xã hội truyền lại những chuẩn mực, khuôn mẫu bắt buộc cho mỗi cá nhân. Cá nhân phải trải qua quá trình học hỏi, thực hành và thực hiện nó trong cuộc sống của mình.

Thứ hai: Cơ chế phi định chế

Cơ chế phi định chế là cơ chế trong đó mỗi cá nhân học được ở xã hội những điều cần thiết một cách tự nhiên. Cơ chế phi định chế được thực hiện thông qua hai cách là bắt chước và lây lan.

– Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại hành động, hành vi cách thức suy nghĩ và ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó. Với tư cách là một biện pháp tiếp thu các kinh nghiệm xã hội, bắt chước được các cá nhân dùng để lựa chọn những hành động, hành vi mà mình cho là đúng và thích thú.

– Lây lan là quá trình truyền các hành vi xã hội từ người này qua người khác một cách tự nhiên. Lây lan khác bắt chước là ở chỗ các hành vi xã hội được lan truyền ngay cả khi họ không có ý định bắt chước hay học tập. Sự lan truyền hành vi xã hội ở người này sang người khác trong những điều kiện nhất định là cách mà nhiều người học được những kinh nghiệm trong ứng xử xã hội.

Ví dụ như những đứa trẻ trong gia đình có những hành vi mà bố mẹ không dạy và không bắt chước ai. Những hành vi đó gần như giống với bố mẹ nó thời nhỏ. Vì vậy, ngạn ngữ Việt Nam đã có câu: “Con nhà tông chả giống lông thì giống cánh” để ám chỉ sự lan truyền hành vi từ bố mẹ sang con cái.

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin