Xã hội dân chủ công bằng văn minh là gì?

Xã hội dân chủ công bằng văn minh là một trong những chủ trương sáng suốt của Đảng. Nớ vừa thể hiện sự kế thừa, vừa có sự tiến bộ. Hãy cùng tìm hiểu về chủ trương này nhé!

Nguồn gốc của Xã hội dân chủ công bằng văn minh

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã xác định: “ Xây dựng xã hội chủ nghĩa, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, đảm bảo hạnh phúc của người dân”. Chủ trương này nằm trong mục xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030. Nó thuộc bản Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát KT-XH 10 năm từ 2011-2020.

Xã hội dân chủ

Chủ trương chỉ đã này đã được khẳng định là vừa có sự kế thừa, vừa là bước tiến mới của Đảng. Chỉ đạo này đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình lãnh đạo cách mạng nước ta. Mỗi cán bộ, Đảng viên cần nắm được, hiểu rõ và quán triệt sâu sắc tư tưởng này của Đảng. Từ đó mới có thể hoàn thiện hơn Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

Đến đại hội Đảng lần thứ X, nước ta đã bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, Đảng xác định mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu ấy đặt ra để thực hiện được các mục tiêu kinh tế –  xã hội của đất nước. Làm cho vị thế của quốc gia không ngừng nâng cao trên trường quốc tế.  

Tư tưởng chỉ đạo này hiện giờ đã trở nên phổ biến, dễ nhớ với toàn dân. Tuy không phải ai cũng lý giải được tường tận ý nghĩa của nó nhưng chủ trương vẫn được nhân dân ủng hộ, đồng lòng ra sức thực hiện. 

Thế nào là xã hội dân chủ công bằng văn minh

Để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và nhà nước, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn ở phần này nhé. 

Xã hội văn minh

Dân chủ là gì?

Đầu tiên dân chủ là gì? Dân chủ ở đây là nhân dân làm chủ. Nhân dân là chủ của đất nước và làm chủ được mọi công việc của đất nước. Dân có quyền trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,… Đây vừa là động lực, đồng thời cũng là mục đích và bản chất của chủ nghĩa xã hội.

Đây là một trong những tiêu chí tại chủ nghĩa xã hội Việt Nam tuân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Là giá trị lớn của loài người trong lịch sử và thời đại ngày nay. 

Đảng ta đã tổng kết được điều quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nhà nước đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Ở xã hội dân chủ, nhân dân hoàn toàn tự do với mọi hoạt động xã hội. Chính vì vậy, nhiệm vụ quản lý xã hội của các đoàn đội ngày càng tăng. Lưu ý là tự do nhưng phải tuân theo pháp luật. 

Công bằng là gì?

Một xã hội dân chủ công bằng văn minh thì công bằng là một điều quan trọng không kém. Chủ nghĩa xã hội là chế độ đầu tiên trong lịch sử loài người xây dựng nguyên tắc công bằng xã hội. Do đó, việc xóa bỏ áp bức bóc lột, bất công là điều kiện cơ bản để con người phát triển. 

Theo quan niệm của tư sản, công bằng được xét dựa trên cơ sở chiếm hữu thu tư nhân về tư liệu sản xuất. Đây là một cơ sở kinh tế – xã hội không hề công bằng. Xã hội công bằng

Nhưng hiện nay, công bằng mà chúng ta theo đuổi là công bằng trong chủ nghĩa xã hội. Sự công bằng được thể hiện trên cả 3 mặt: quan hệ sở hữu; tổ chức, quản lý và phân phối kết quả lao động. Đây được coi là nguyên tắc làm theo khả năng, hưởng theo việc làm. Sẽ không có ai được hưởng ưu tiên hay đặc quyền. Sự công bằng trong xã hội sẽ giúp con người phát triển tự do và toàn diện. Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc tự do. 

Nói tóm lại, công bằng ở xã hội chủ nghĩa sẽ bao gồm mục tiêu công hữu tư liệu sản xuất. Đây là điều khác biệt căn bản giữa chế độ xã hội chủ nghĩa với các chế độ xã hội có giai cấp.

Công bằng xã hội quan hệ mật thiết với dân chủ xã hội. Phải đồng thời thực hiện cả 2 thì mới hướng đến được xã hội tốt đẹp hơn. 

Văn minh là gì?

Văn minh cũng là một trong những điều quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là một khái niệm rất rộng và trừu tượng. Văn minh có thể hiểu nhiều nghĩa khác nhau nhưng trong xã hội dân chủ công bằng văn minh nó được xác định riêng. 

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mac-Lenin, chủ nghĩa xã hội là kết quả tất yếu do sự phát triển của văn hóa, văn minh. Nền văn minh ở đây là nền văn minh toàn diện và nhân đạo. Nó không chỉ mang tính vật chất – kỹ thuật mà còn mang tính tinh thần. Chúng ta không phải chỉ văn minh trong quan hệ giữa người với người, mà còn là văn minh trong quan hệ giữa người với thiên nhiên. 

Nền văn minh xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kết quả của sự kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc và sự tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh nhân loại. 

Xã hội với 3 mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh là không thể tách rời. Mỗi ý đều bổ sung, làm cơ sở, tiền để cho nhau. Từ đó, xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội phát triển, vững mạnh. 

Trên đây là những điều nên biết về xã hội dân chủ công bằng văn minh. Hãy chung tay để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh nhé!