Xã hội Anh trước cách mạng gồm bao nhiêu đẳng cấp?

Anh – đất nước thú vị với nhiều điểm du lịch nổi tiếng, nét văn hóa đặc sắc. Và tiếng Anh cũng là ngôn ngữ mẹ đẻ của một số nước và là ngôn ngữ thứ 2 với nhiều quốc gia. Xã hội Anh trước cách mạng đã tồn tại nhiều đẳng cấp. Hãy cùng tìm hiểu về chúng nhé!

Tình hình xã hội Anh trước cách mạng 

Tình hình xã hội Anh trước cách mạng có sự khác biệt với sự thay đổi sau cách mạng. Trước cách mạng, đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập vào nền nông nghiệp. Lúc này, các phường hội bị giảm, chiếm phần nhỏ hơn so với công trường thủ công. Số lượng và chất lượng sản phẩm đều tăng nhờ năng suất của công trường. Việc buôn bán len dạ và nô lệ đen là ngành thương nghiệp phổ biến nhất. 

Xã hội Anh

Sự phát triển kinh tế cũng làm xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. Những tầng lớp này giàu lên nhanh chóng. Trong khi đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. 

Trước cách mạng, Anh có sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội mới là tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản bị kìm hãm bởi sự bảo thủ của chế độ quân chủ chuyên chế. Từ đó làm cho mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến trở nên gay gắt. 

Dưới thời vua Sác-lơ I (từ năm 1625), nhiều loại thuế mới được đặt ra. Lúc này, nhà nước độc quyền thương mại và thuyền bè bị thu thuế. Chính phủ còn duy trì nhiều đặc quyền với thế lực phong kiến. Do đó,đời sống nhân dân cơ cực gấp bội.

Tầng lớp tư sản 

Về tầng lớp tư sản tại xã hội Anh trước cách mạng, đây là một tầng lớp trung lưu. Các bạn hãy nhớ rằng tư sản là đẳng cấp trung lưu nhưng không phải là toàn bộ. Ngoài tư sản, tầng lớp trung lưu còn các loại tầng lớp khác. 

Đặc điểm của tư sản

  • Thứ nhất, từ sự bóc lột người lao động, tầng lớp này được hình thành.
  • Thứ hai, họ là người làm chủ những tư liệu sản xuất chính trong xã hội.

Giai cấp tư sản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử cách mạng của không chỉ Anh mà còn ở các nước khác. Mỗi bước tiến của nó đều kèm theo một bước phát triển chính trị tương ứng. 

Tư sản Anh

Sự độc ác của giai cấp tư sản

Tầng lớp tư sản đã đạp đổ những quan hệ phong kiến tại bất cứ nơi nào mà nó chiếm được chính quyền. 

Giai cấp tư sản là giai cấp ích kỷ. Chính nó đã dìm sự xúc động thiêng liêng của con người với tôn giáo. Một lòng sùng đạo, sự nhiệt tình, đa cảm giữ người với người cũng theo đó mà chìm xuống dòng nước lạnh giá với đầy tính toán, mưu toan. Những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng đã bị giai cấp tư sản tước hết tất cả hào quang thần thánh. Những nghề nghiệp cao cả như bác sĩ, tu sĩ, nhà bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành người làm thuê được chúng trả lương.

Chính tư sản đã biến phẩm chất, giá trị của con người thành những thứ trao đổi. Nó đem thứ duy nhất con người có là tự do ra buôn bán. Và vô sỉ thay cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và đã giành được một cách chính đáng. Giai cấp tư sản đã xé toang tấm màn tình cảm tình người, thứ bao phủ những quan hệ gia đình. Rồi làm cho những quan hệ ấy chỉ tồn tại là quan hệ tiền bạc đơn thuần.

Tầng lớp quý tộc mới 

Quý tộc mới ở Anh tại xã hội Anh trước cách mạng bao gồm một số quý tộc cũ. Họ vẫn được duy trì những đặc quyền phong kiến, tuy nhiên đã chuyển hướng trong canh tác. Cũng có thể nói là họ chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Trong số quý tộc mới, còn bao gồm cả thương nhân, người cầm đồ hay cho vay lãi, họ sở hữu ruộng đất và có tước vị quý tộc mà nhà vua ban cho.

Nhìn chung, họ là tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc xã hội phong kiến. Nhưng họ lại có kinh tế gắn liền với lợi nhuận của giai cấp tư sản. 

Chính vì gắn với tư sản nên bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng. Rồi thời gian trôi đi, họ dần tư sản hoá và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

Quý tộc mới ở Anh

Đặc điểm quý tộc mới

Tầng lớp quý tộc mới vừa có tiềm lực về kinh tế, vừa có quyền lợi chính trị do:

– Họ mua hoặc thuê người về trồng cỏ nuôi cừu, rồi bán lông cho các công trường thủ công. Cung cấp nhiều cho thị trường nên giàu lên nhanh chóng. Cho nên họ có địa vị khá cao về kinh tế. 

– Bộ phận này vốn đã có nhiều đặc quyền trong chính quyền phong kiến. Nên khi trở thành quý tộc mới họ vẫn có thế lực chính trị.

Quý tộc ngày nay

Ngày nay, quý tộc Anh được chia thành hai tầng lớp gồm: Gentry và Peerage. Gentry là giai cấp quý tộc thấp. Còn Peerage hay Nobility là tầng lớp quý tộc cao. Mỗi tước hiệu quý tộc Anh dù ở bất kỳ thời gian nhất định nào đó, chỉ được phong cho một người còn sống.

Trên đây là những đẳng cấp xã hội Anh trước cách mạng. Nếu còn gì thắc mắc hay chưa hiểu, hãy để lại comment để mình có thể trả lời một cách nhanh chóng. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết!