Tổng hợp chi tiết về CÂY CAO SU

Thời gian gần đây dư luận đang có những quan điểm trái chiều xung quanh phát biểu của đại biểu QH Ksor H’Bơ Khăp ( Ksor Phước Hà ) về cây cao su. Vậy điều này có đúng khi nói về cây cao su. Bài viết này GCS sẽ nói về cây cao su Hevea brasiliensis Muell. Arg .

  • Hướng dẫn chọn giống cao su tốt nhất.

Thông tin về cây cao su

  • Không chỉ có một loài cây cho mủ cao su, tuy nhiên phổ biến hơn cả là Hevea brasiliensis Muell. Arg. thuộc chi Hevea, họ

    Thầu Dầu

    . Đây là chính là cây cao su được trồng phổ biến ở Đông Nam bộ mà bạn đã thấy ở Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai …

  • Nguồn gốc cây cao su từ Amazon – Nam Mỹ được các nước đế quốc du nhập trồng tại các thuộc địa xưa trong đó có Việt Nam.
  • Sản phẩm chính từ cây cao su là mủ cao su được dùng để sản xuất cao su thiên nhiên. Ngoài ra còn gỗ cao su một sản phẩm hiện đang có giá trị cao trong ngành nội thất.
  • Hiện nay vùng trồng và sản xuất cao su thiên nhiên chủ yếu ở Đông Nam Á trong đó Thái Lan hiện là nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới.
  • Ở Việt Nam cây cao su được trồng từ năm 1892 tại Ong Yệm (nay là Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam – Bàu Bàng – Bình Dương).
  • Đông Nam bộ là vùng truyền thống trồng cao su ở Việt Nam, có diện tích và sản lượng lớn nhất.
  • Cây cao su còn xuất hiện rộng khắp ở Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và miền núi Phía Bắc.

Hình ảnh về cây cao su

cây cao su 2 3 tầng lá
cây cao su giống RRIV 103
cây cao su 2 năm tuổi
vườn cây cao su trong giai đoạn khai thác mủ cao su
Mủ cao su
Trái và hạt cây cao su
Lá cây cao su và hoa cao su
Gỗ cao su

Nguồn gốc xuất xứ cây cao su

  • Cây cao su ban đầu chỉ có ở Nam Mỹ – rừng nhiệt đới Amazon, được các cư dân bản địa như người Olmec ở Mesoamerica sử dụng khoảng 3.600 năm trước trong trò chơi bóng ở Mesoamerican, hay các dụng cụ đựng nước, chống nước.
  • Đến năm 1839 việc phát hiện ra quá trình lưu hoá mủ cao su dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu cao su thiên nhiên ở khắp thế giới.
  • Năm 1873, với nổ lực mang cây cao su khỏi Nam Mỹ, 12 cây con đã được nảy mầm tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, Kew. Chúng được gửi đến Ấn Độ để trồng trọt, nhưng đã chết.
  • Một nỗ lực thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được Henry Wickham buôn lậu đến Kew vào năm 1875, phục vụ cho Đế quốc Anh.
  • Khoảng 4% trong số này nảy mầm và vào năm 1876, trong trường hợp của Wardian, khoảng 2.000 cây giống đã được gửi đến Ceylon (Sri Lanka ngày nay) và 22 cây được gửi đến Vườn Bách thảo ở Singapore.
  • Sau đó cây cao su đã được nhân giống rộng rãi ở các thuộc địa của Anh, Pháp, Đông Nam Á.
  • Ngày nay, hầu hết các đồn điền cây cao su là ở Nam và Đông Nam Á, các nước sản xuất cao su hàng đầu năm là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam.

Đặc điểm sinh thái của cây cao su

  • Vùng sinh thái tự nhiên của cây sao su thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, khá đa dạng. Cây cao su thích hợp với vùng có lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm/năm, không có mùa khô hoặc mùa khô từ 1 đến 5 tháng, số ngày mưa thích hợp cho cao su là khoảng 100 – 150 ngày/năm và phân bố đều trong năm. Đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1.500 mm/năm thì lượng mưa cần phải phân bố đều trong năm, đất phải có khả năng giữ nước tốt.
  • Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây cao su là 25 – 30oC. Nếu nhiệt độ >400C cây héo, nhiệt độ <100C cây có thể chịu đựng được trong thời gian ngắn, nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá héo, rụng, chồi ngọn ngưng phát triển, vỏ thân bị nứt nẻ, xì mủ.. Nhiệt độ <50C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây.
    Cây cao su trưởng thành có sức chịu hạn tốt, phát triển tốt nhất trong điều kiện có 1.600 – 1.700 giờ nắng/năm và điều kiện gió nhẹ (1 – 3 m/s), nếu tốc độ gió lớn hơn 17 m/s thì cây sẽ bị gãy đổ.
  • Cây cao su ưa đất hơi chua với pH đất khoảng 4,5 – 5,6 và không chịu ngập. Đất trồng cao su có độ dốc không quá 30o, yêu cầu hóa tính đất không quá khắt khe nhưng lý tính đòi hỏi phải có tầng đất canh tác từ 1 m trở lên (lý tưởng là 2 m).
  • Trong đó không có đặc điểm trở ngại nào cho sự tăng trưởng của rễ như lớp thủy cấp treo, lớp laterit hóa dầy đặc hay lớp đá tảng, thành phần sét ở lớp đất mặt (0 – 30 cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (>30 cm) tối thiểu 25%.
  • Cây cao su ưa lặng gió. Nếu có gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi của lá, trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gãy, sản lượng mủ thấp. Tốc độ gió ảnh hưởng rõ đến đời sống cây cao su: Nếu tốc độ gió 1m/gy không ảnh hưởng lớn lắm, nhưng từ 2-3 m/gy đã gây nhiều khó khăn trở ngại cho cây cao su, nếu trên 3 m/gy thì cây phát triển không bình thường.
  • Đông Nam bộ có những đặc điểm từ vị trí, khí hậu điều kiện giống với xuất xứ của cây cao su. Đây là câu trả lời cho câu hỏi vì sao cây cao su được trồng nhiều ở Đông Nam bộ.

Cây cao su

Đặc điểm chung

  • Vùng sinh sống bản địa của cao su là lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ). Trải dài từ vĩ độ 15 độ Nam đến 60 độ Bắc, giữa kinh độ 46 độ Tây và 77 độ Đông. Nằm trên các quốc gia Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Surinam và French Guyana.
  • H. brasiliensis là một loài cây thay lá hàng năm, thân thẳng có thể cao đến 43m, tuy nhiên trong sản xuất cây chỉ cao dưới 25m.
  • Vỏ cây mềm láng, có vết đốm nấm, một số bóng màu nâu, đây là bộ phận khai thác mủ cao su.
  • Lá cao su dạng ba lá chét, sắp xếp hình xoắn và tuỳ giống cao su.
  • Hoa có mùi hăng, màu vàng kem và không có cánh hoa.
  • Quả là một quả nang chứa ba hạt lớn, khi chính hoá gỗ và rụng nổ tách văng các hạt đi xa.

Cấu tạo thân vỏ

  • Vỏ cây cao su gồm lớp biểu bì, nhu mô, tượng tầng, gỗ. Trong đó phân nhu mô có chứa rất nhiều ống mủ Bao gồm ống mủ sơ cấp và ống mủ thứ cấp.
  • Ống mủ sơ cấp trong tầng vỏ không liên quan gì với ống mủ thứ cấp và hầu như không cho sản lượng mủ.
  • Ống mủ thứ cấp chính là nơi sản sinh và sự trữ mủ. Đây được coi là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ khai thác.
  • Vỏ dày, mỏng khác nhau ở những giống cao su khác nhau. Và độ dày võ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình khai thác mủ cao su.

Lá cao su

  • Lá cao su là lá kép, gồm có 3 lá chét với phiến lá nguyên mọc cách, cuống lá dài có hình bầu dục, đuôi nhọn, mặt nhẵn có gân song song. Tán lá thường có hình chóp mủ.
  • Tuy nhiên, tán lá cũng có nhiều kiểu hình khác nhau, màu sắc hình dạng của lá cao su cũng có sự khác biệt với những giống cao su khác nhau.
  • Cây cao su có thời kỳ rụng lá sinh lý vào mùa đông thường bắt đầu vào cuối tháng 11 hàng năm, lá rụng hoàn toàn sau đó ra toàn bộ lá mới. Với những giống khác nhau có hình thức thay lá từng phần hay đồng loạt.

Hoa, trái, hạt cây cao su

  • Hoa cao su thuộc loại đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng. Trong một chùm hoa có số lượng hoa đực nhiều gấp 50 lần hoa cái. Sau khoảng thời gian từ 5-6 năm cây mới có hoa quả, thường nở vào mùa xuân. Sau 48 giờ phấn hoa mất sức sống. Nhìn chung khả năng thụ tinh của cây cao su là thấp.
  • Trái cao su thuộc loại quả nang có lớp vỏ dày cứng trong có chứa các hạt, khi chín vỏ tự nứt hạt có thể tách ra ngoài. Có 2 thời điểm thu hoạch quả: Mùa chính là tháng 8-9, có thể thu thêm ở tháng 2-3.
  • Hạt cây cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng cứng, hạt chưa 20% protit, 25% dầu…, rất dễ mất sức nảy mầm, chỉ sau thu hoạch 3-4 tuần không bảo quản tốt hạt không thể mọc được, nên yêu cầu phải gieo ngay.

Rễ cao su

  • Thông thường hễ thân cây cao thì rễ chuột càng dài, có như vậy thì mới giữ được thế đứng vững cho cây khi gặp mưa to gió lớn.
  • Hơn nữa, cây càng to cao thì nhiệm vụ của bộ rễ, trong đó quan trọng là rễ chuột, tức rễ cái, là hút nước khoáng ở tầng đất sâu càng nhiều, càng tốt để nuôi cây, nhất là trong mùa hạn hán.

Có 2 loại rễ:

  • Rễ cái: to, khoẻ, dài từ 3 đến 5m, cắm sâu vào lòng đất để hút nước, và giúp thân cây đứng vững.
  • Rễ bàng: là vô số rễ nhỏ mọc quanh đoạn có rễ, phân nhánh đan qua chéo lại như một mạng lưới hút các chất bổ dưỡng ở tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ bàng tuy nhỏ mà nhiều, bên trên tán lá vươn ra đến đâu thì dưới đất rễ bàng mọc lan đến đó. Vì vậy, khi cày bừa để diệt cỏ trong lô ta nên cày với độ cạn khoảng 10 phân để tránh làm đứt rễ bàng.

Đặc điểm di truyền

  • Cây cao su có bộ nhiễm sắc thể 2n = 36, hay là một dạng tứ bội với số lượng nhiễm sắc thể cơ bản n = 9.
  • Các đặc tính như sinh trưởng, sản lượng, khả năng kháng bệnh đều do những tính trạng đa gen, di truyền theo phương phức cộng hợp và khả năng phối hợp chung quan trọng hơn khả năng phối hợp riêng.
  • Hiện nay, đa số các giống cao su được trồng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới đến từ 22 cây cao su do H. Wickham du nhập vào Singapore năm 1877.
  • Đến năm 1981 để khắc phục vấn đề di truyền hạn hẹp, xói mòn gen qua các quá trình dòng vô tính của 22 cây cao su ban đầu.
  • Hiệp hội nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế (IRRDB) tiến hành sưu tập các giống loài Hevea từ vùng nguyên quán Amazon tại vùng Acre, Rondonia và Mato Grosso.
  • Hiện nay với nguồn gen phong phú Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã cho ra đời những dòng vô tính xuất sắc như RRIV 209, RRIV 106, RRIV 103 …

Canh tác cây cao su

  • Trong tự nhiên cao su mọc hoang dại như cây rừng. Tuy nhiên, trong sản xuất cây cao su thường được trồng thành các lô vuông 25ha với mật độ phổ biến 6m x 3m (hàng cách hàng 6m, cây cách cây 3m). Tập hợp các lô trồng thành các đồn điền cao su rộng lớn.
  • Cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản trước khi khác thác từ 6-7 năm tuỳ điều kiện khí hậu và giống trồng.
  • Bước vào tuổi khai thác, những cây đạt chu vi thân từ 50cm trở lên được khai thác mủ cao su bằng cách cạo cắt vào vỏ cây. Vòng đời khai thác mủ của vườn cây có thể đạt đến 25 năm.
  • Sau thời gian khai thác mủ cao su, vườn cây cao su bước qua giai đoạn khai thác gỗ, cưa thanh lý, tái canh lại diện tích, trồng mới vụ tiếp theo.

Sản phẩm từ cây cao su

Cao su được trồng nhằm mục đích khai thác mủ cao su ( cao su vạn vật thiên nhiên ), và thu hoạch gỗ cao su vào cuối chu kỳ luân hồi khai thác mủ .

Mủ cao su

  • Đây được xem là sản phẩm chính từ cây cao su, là nguồn cao su thiên nhiên chính trên thế giới. Hiện nay, mủ cao su thiên nhiên được sản xuất và ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.
  • Giá mủ cao su biến động theo cung cầu, các thị trường lớn xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ… Giá cao su được giao dịch chủ yếu qua sàn Osaka Nhật Bản và Thượng Hải Trung Quốc các bạn có thể theo dõi tại mục giá cao su trên GCS.

Gỗ cao su

  • Gỗ cao su đang là mặt hàng có giá trị cao trong ngành nội thất, giá trị ngày càng tăng do các biện pháp cấm rừng, kỹ thuật sơ chế biến ngày càng hiện đại.
  • Gỗ cao su ngày càng hiện diện rộng rãi và đa dạng trong các sản phẩm nội thất gỗ, trang trí … Do đó, xu hướng lai tạo các giống cao su sau này đều được định hướng kết hợp mủ và gỗ.

Cây cao su ở Việt Nam

  • Năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong đó có 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (nay là Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam).
  • Hơn 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (Long Khánh – Đồng Nai và hiện tại đây vẫn còn lưu trữ vườn cao su cổ nhất Việt Nam).
  • Từ năm 1910, cây cao su phát triển rất mạnh và nhanh tập trung chủ yếu ở Châu Á. Với diện tích gần 5 triệu ha, chiếm đến 92% diện tích và 90% sản lượng mủ cao su của thế giới.
  • Việt Nam đứng thứ 3 thế giới với tổng diện tích là 969.700 ha ( diện tích thu hoạch 653.200 ha). Sản lượng mủ cao su 1.094.500 tấn với năng suất trung bình đạt 1.676 kg/ha/năm. (Tất cả số liệu nguồn VRA năm 2017).
  • Cây cao su được trồng nhiều nhất là ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Miền núi Phía bắc.

Vùng trồng cao su tại Việt Nam

Đông Nam Bộ

  • Vùng trồng truyền thống và có diện tích cây cao su lớn nhất cả nước. Tổng diện tích là 548.864 ha (2017) chiếm 56.6% diện tích cao su cả nước.
  • Sản lượng đạt 777.243 tấn (2017), chiếm 71% sản lượng cả nước. Với năng suất trung bình đạt 1.863 kg/ha/năm (2017).
  • Diện tích cao su ở Đông Nam Bộ trải dài qua các tỉnh. Lớn nhất là Bình Phước 237.568 ha, Bình Dương 133.998 ha, Tây Ninh 100.437 ha, Đồng Nai 51.272 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu 21.725 ha, TP. Hồ Chí Minh 3.733 ha. Đặc biệt thống kê Long An có 131 ha cao su.

Tây Nguyên

  • Tây Nguyên đứng sau Đông Nam Bộ với 249.014 ha đạt 26% tổng diện tích (2017).
  • Sản lượng đạt 215.374 tấn chiếm 19.7% với năng suất trung bình đạt 1.412 kg/ha/năm (2017).
  • Diện tích cao su vùng Tây Nguyên tập trung ở các tỉnh Kom Tum 74.756 ha, Gia Lai 100.356 ha, Đắk Lắk 38.381 ha, Đắk Nông 26.348 ha, Lâm Đồng 9.173 ha.

Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Miền núi Phía bắc

  • Cao su được trồng ở Bắc Trung bộ, Duyên hải Miền trung và các tỉnh Miền núi phía Bắc từ năm 2010.
  • Bắc Trung bộ, Duyên hải Miền trung có diện tích vào khoảng 141.461 ha chiếm 14.6% (2017). Năng suất trung bình đạt 1.237 kg/ha/năm.
  • Tập trung ở các tỉnh Thanh Hóa 14.889 ha, Nghệ An 11.698 ha, Hà Tĩnh 9.479 ha, Quảng Bình 14.152 ha, Quảng Trị 19.511 ha, Thừa Thiên Huế 8.907 ha, Quảng Nam 12.890 ha, Quảng Ngãi 1.639 ha, Bình Định 54 ha, Phú Yên 4.775 ha, Khánh Hòa 428 ha, Ninh Thuận 338 ha, Bình Thuận 42.700 ha.
  • Miền Núi Phía Bắc có diện tích đạt 30.347 ha chiếm 3.1% vào năm 2017. Sản lượng đạt 1.917 tấn với năng suất trung bình đạt 732 kg/ha/năm (2017).
  • Tập trung ở các tỉnh Hà Giang 1.514 ha, Lào Cai 2.858 ha, Yên Bái 2.280 ha, Phú Thọ 17 ha, Điện Biên 4.959 ha, Lai Châu 12.679 ha, Sơn Lai 6.039 ha.

Lào và Campuchia

  • Cây cao su ngoài diện tích trồng trong nước thì các công ty cao su Việt Nam đặc biệt là VRG còn có các chương trình hợp tác, dự án cao su ở Lào và Campuchia.
  • Điển hình ở Lào có Công ty Việt Lào, Quasa Geruco … Campuchia có CTCP Cao su Chư Sê – Kompong Thom, CTCP Đầu tư phát triển Phú Riềng – Kratie, CTCP Cao su Đồng Nai – Kratie, CTCP Cao su Đồng Phú – Kratie …

Tóm lượt

Hi vọng, bài viết đã giúp bạn có được những thông tin tổng kết khá đầy đủ nhất về cây cao su. Từ những hình ảnh, đặc thù, mủ cao su, vùng trồng cao su thông dụng nhất tại Việt Nam .

GCS – Tổng hợp từ Wiki

4.5 / 5 – ( 2 bầu chọn )