vung dau tu

gành Công nghiệp tỉnh Lâm Đồng trước năm 1975 cũng có bước phát triển nhưng chủ yếu cũng chỉ là cung cấp nguyên liệu cho Sài Gòn và khu
công nghiệp Biên Hòa, đặc biệt là các sản phẩm nông lâm sản. Công nghiệp chưa phát triển tương xứng với nông lâm nghiệp và tiềm năng kinh tế – xã hội Lâm Đồng.

Sau năm 1975, sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng có một bước phát triển đáng kể nhất là cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, dâu tằm, điều… đi đôi với phát triển trồng trọt, chăn nuôi cũng phát triển mạnh, nhất là
trâu, bò, bò sữa và gia cầm. Lượng sản phẩm nông, lâm sản tăng lên không ngừng, đặc biệt là thời kỳ 1990-1992. Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản cũng được chú ý phát triển
và cũng đạt được những kết quả bước đầu về chế biến chè, tơ, lâm sản… Tuy nhiên, do hạn chế của cơ chế quản lý, thiếu vốn đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế, thiếu một
đội ngũ tri thức chuyên ngành đặc biệt là các chuyên gia đầu đàn, phương hướng, cơ cấu kinh tế công nghiệp chưa được nghiên cứu xác định sớm, cho nên công nghiệp chế biến nông lâm sản của Lâm Đồng quy mô còn nhỏ, trình
độ chưa cao, hiệu quả còn thấp, chưa chế biến hết lượng sản phẩm nông lâm sản sản xuất ra hàng năm.

Tính đến đầu năm 1993 tổng số cơ sở chế biến nông lâm sản toàn tỉnh Lâm Đồng là 3.117 cơ sở, trong đó chế biến nông sản là 1.649 cơ sở, chiếm tỉ lệ 54,2%. Số doanh nghiệp nhà nước là 29 đơn vị chiếm tỉ lệ 0,9%, trong đó
chế biến nông sản là 17 đơn vị chiếm 0,54%. Các doanh nghiệp nhà nước tuy ít vế số lượng nhưng quy mô lao động lớn, lượng sản phẩm sản xuất ra chiếm tỷ trọng cao, chủ yếu là những sản phẩm mũi nhọn có chất lượng tốt
có khả năng tiêu thụ ra tỉnh bạn và xuất khẩu. Số lượng các cơ sở chế biến nông lâm sản ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhưng quy mô nhỏ, vốn ít, lao động ít, sản xuất sản phẩm thủ công, đơn chiếc chủ yếu là phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng và đời sống của nhân dân trong tỉnh. Về hoạt động liên doanh với nước ngoài, hiện tại công nghiệp chế biến nông lâm sản Lâm Đồng có 4 đơn vị nhưng mới chỉ có hai đơn vị đang hoạt động đó là
xí nghiệp liên doanh chế biến nhựa thông Lâm Đồng TOMEN và công ty liên doanh chế biến gỗ Luck pie, còn 2 đơn vị đang xây dựng chưa đi vào hoạt động.

Cong ty che

Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp chế biến nông, lâm sản Lâm Đồng là tơ tằm, chè, cà phê, gỗ xẻ, đồ mộc, bột giấy, nhựa thông, rượu bia, đường mật… ngoài ra còn rất nhiều các sản phẩm phụ khác. Hàng năm công nghiệp chế
biến nông lâm sản tỉnh Lâm Đồng sản xuất ra được từ 6.500-7.500 tấn chè khô, các loại trong đó quốc doanh chiếm 50% chủ yếu tập trung ở địa bàn Bảo Lộc, Di Linh, Đà Lạt. Sản lượng tơ tằm tăng không ngừng qua các năm,
riêng năm 1992 sản lượng tơ đạt 330 tấn trong đó quốc doanh chiếm 70% chủ yếu tập trung ở địa bàn Bảo Lộc, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Hàng năm khai thác từ 30-50.000m3 trong đó quốc doanh chiếm từ 60-75%,
đồ mộc dân dụng mỗi năm sản xuất từ 1.500-2.500m3 chủ yếu là do khu vực ngoài quốc doanh thực hiện. Việc khai thác gỗ tiến hành ở tất cả các địa bàn huyện song chế biến thì chỉ tập trung ở 3 trung tâm lớn,
đó là Bảo Lộc, Đức Trọng và Đà Lạt. Bột giấy sản lượng hàng năm từ 300-600 tấn do nhà máy giấy Lâm đồng sản xuất tại Bảo Lộc. Sản lượng cà phê bột chế biến không đáng kể, do khu vực ngoài quốc doanh thực hiện, chủ yếu
là thu mua và bán cà phê nhân ra khỏi tỉnh. Nhựa thông sản lượng hàng năm từ 400-700 tấn hiện do xí nghiệp liên doanh chế biến nhựa thông Lâm đồng TOMEN sản xuất tại Đức Trọng. Các sản phẩm rượu bia, đường mật và thực
phẩm chủ yếu là do các cơ sở ngoài quốc doanh thực hiện rải đều cho các huyện, cả tỉnh chỉ có một công ty thực phẩm chuyên sản xuất rượu mùi sản lượng từ 200-300.000 lít/năm.

Các cơ sở ngoài quốc doanh chủ yếu là thủ công nghiệp và nửa cơ khí, chỉ có vài đơn vị có thiết bị, dây chuyền công nghệ cơ khí như chế biến tơ tằm, chế biến gỗ. Các doanh nghiệp nhà nước đều có máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ cơ khí song hầu hết đều ở trình độ lạc hậu, chỉ có một vài đơn vị tương đối khá như nhà máy chè 2/9 Di Linh, Nhà máy chè Cầu Đất (Đà Lạt). Tuy nhiên cũng có 2 đơn vị có máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ
vào loại hiện đại của thế giới đó là 5 nhà máy ươm tơ tự động, 1 nhà máy dệt lụa của Liên hiệp dâu tằm tơ Việt nam và dây chuyền tinh chế gỗ xuất khẩu với chất lượng cao của Công ty khai thác chế biến lâm sản I đều
đặt tại Bảo Lộc.

Tỷ trọng giá trị sản lượng của công nghiệp chế biến nông lâm sản những năm qua đều chiếm từ 75-85% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp Lâm Đồng, có thể nói ngành công nghiệp tỉnh Lâm Đồng trước năm 1995 là công nghiệp
chế biến nông lâm sản.

Tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng rất lớn. Đất của Lâm Đồng phù hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi đặc biệt là cây công nghiệp, rau màu và đại gia súc để có thể phát triển
nền kinh tế nông – lâm nghiệp toàn diện. Giai đoạn 1990-1992 hàng năm sản xuất ra từ 455-50.000 tấn chè búp tươi, từ 3.000-6.000 tấn kén tằm, trên 10.000 tấn cà phê nhân, hàng ngàn tấn thịt, trên 4 triệu lít sữa tươi,
và gần 100.000 tấn rau, đậu đỗ các loại, ngoài ra còn rất nhiều nông phẩm khác như trái cây đặc sản, cây dược liệu.

Diện tích rừng tự nhiên của Lâm Đồng là 570.952 ha, chếm 57% tổng diện tích tự nhiên, tổng trữ lượng là 42.720 ngàn m3 gỗ. Diện tích rừng kinh doanh là trên 333 ngàn ha với trữ lượng trên 26 triệu m3 gỗ, tre nứa, lồ ô có trữ lượng trên 5 tỷ cây. Về chủng loại thì rừng Lâm Đồng khá đa đạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó có một số loại rất quý như pơ mu xanh, cẩm lai, gõ, sao, thông 2 lá, 3 lá và rất nhiều
loại lâm thổ sản đặc sản khác. Với diện tích rừng và chủng loại, trữ lượng như vậy hàng năm rừng Lâm Đồng có thể khai thác từ 800-100.000 m3 gỗ tròn phục vụ cho chế biến. Tre, nứa, lồ ô có thể khai thác để
sản xuất gần 100.000 tấn bột giấy/năm. Nhựa thông có thể khai thác để sản xuất trên 5.000 tấn/năm và hàng năm còn có thể khai thác hàng triệu sợi song mây và nhiều lâm thổ sản khác…

Về cơ sở vật chất kỹ thuật, Lâm Đồng có mạng lưới đường giao thông, điện, thông tin liên lạc đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng và bên cạnh đó có một số đơn vị có thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại của thế
giới như Liên hiệp dâu tằm tơ Việt Nam, Công ty khai thác, Công ty khai thác chế biến lâm sản I Lâm Đồng.

Đến cuối năm 1992 tổng dân số Lâm Đồng là 712 ngàn người. Số người trong độ tuổi lao động là 385 ngàn, tốc độ tăng lao động tự nhiên hàng năm >2,3%. Hiện tại 80% lực lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp,
đây là lực lượng lao động dồi dào có thể bổ sung cho công cuộc phát triển cho công nghiệp nói chung cũng như công nghiệp chế biến nông lâm sản nói riêng. Về chất lượng lao động hiện tại trong ngành công nghiệp chế biến
nông lâm sản đại bộ phận người lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, trong đó đại học và trung cấp chiếm 12%, công nhân kỹ thuật tự học nghề, đào tạo trong thực tế làm việc không có bằng là 66,8%. Tuy lực lượng
lao động công nghiệp còn nhỏ bé, trình độ kỹ thuật chuyên môn còn hạn chế song rất sáng tạo và năng động, chắc chắn sẽ được phát huy rất tốt trong tương lai.

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông lâm sản của Lâm Đồng là nội tiêu và xuất khẩu. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp chế biến nông lâm sản của trong và ngoài nước rất cao như gỗ, tơ tằm, chè, cà phê, rượu,
rau quả, thực phẩm khác. Với kinh tế thị trường nhu cầu của người tiêu dùng rất coi trọng chất lượng sản phẩm. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước là một tiềm năng lớn để thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến nông
lâm sản phát triển.

Với chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư của Đảng và nhà nước cũng như lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, với sự định hướng đúng đắn cho việc phát triển toàn bộ ngành công nghiệp và riêng công nghiệp chế biến nông lâm sản sẽ khuyến
khích bản thân các đơn vị cũng như các tổ chức, chủ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài bỏ vốn đầu tư, tham gia liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp Lâm Đồng.

Trong những năm tới hướng chung là gắn phát triển mạnh mẽ nông lâm nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, mở rộng quy mô và đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chế biến nông lâm sản với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế, thu hút mạnh và tập trung mọi nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế từng bước tình trạng bán nguyên vật liệu và các sản phẩm sơ chế ra khỏi địa phương.
Có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao và rất cao của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nâng tỷ trọng toàn ngành công nghiệp trong toàn nền kinh tế từ 20% hiện nay lên 30-40% vào năm 2000. Có thể nêu lên dự đoán phát triển
của một số ngành sản phẩm như sau:

Dâu tằm tơ là một ngành kinh tế mũi nhọn của Lâm Đồng từ nay đến năm 2000. Tiếp tục hoàn thiện để Lâm Đồng thành trung tâm sản xuất dâu tằm tơ của cả nước. Phấn đấu thay thế toàn bộ các máy ươm tơ, dệt lụa thủ công bằng
các dây chuyền tự động hóa để tơ đạt phẩm cấp loại A trở lên và hòa nhập vào thị trường thế giới với sản lượng hàng năm ngày càng tăng.

Cong ty dau tam to

Công ty Dâu tằm tơ

Chè là một sản phẩm truyền thống của Lâm Đồng, có giá trị kinh tế cao, trong những năm tới diện tích tiếp tục mở rộng, hàng năm có thể trồng mới 600-800 ha. Đến năm 2000 diện tích chè đạt gần 20.000 ha. Chú trọng việc áp
dụng công nghệ sinh học để cải tạo, thay đổi giống chè, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng và có thể đến năm 2000 chế biến được 15.000 tấn chè khô trong đó 75% xuất khẩu.

Tiếp tục mở rộng và đặc biệt là chú ý thâm canh tăng năng suất cây cà phê vì đó là ngành vẫn giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Lâm Đồng, nhưng phải chú trọng trồng loại cà phê có giá trị kinh tế
cao, nâng cao chất lượng cà phê nhân, phát triển công nghệ đánh bóng, chế biến cà phê bột chất lượng cao để phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu. Đến năm 2000 sản lượng cà phê có thể đạt trên 15.000 tấn.

Lâm nghiệp là một thế mạnh đặc biệt của Lâm Đồng, hàng năm phải ổn định lượng gỗ tròn khai thác từ 80-100.000 m3 đủ cho các cơ sở chế biến gỗ hiện có trong tỉnh. Khai thác rừng phải đi đôi với việc bảo đảm vốn
rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái. Khuyến khích đầu tư chế biến các mặt hàng gỗ chất lượng cao để xuất khẩu như ván sàn tinh chế, đồ mộc… hạn chế và tiến tới chấm dứt việc bán gỗ tròn và gỗ hộp. Gọi vốn đầu tư để phát
triển nhanh việc chế biến bột giấy vì nguồn nguyên liệu dồi dào và có nhiều lợi thế. Nhà máy giấy liên doanh Việt Hồng của tỉnh đi vào sản xuất sản lượng sẽ là 12.000 tấn/năm. Hướng tới và nên xây dựng thêm nhà máy
sản xuất các sản phẩm về giấy và bột giấy mà phải nhập ngoại như giấy cusse, giấy cách điện… tiến tới có thể xuất khẩu các sản phẩm về giấy, bột giấy.

Cong ty che

Văn phòng Công ty chè

Từng bước phát triển chế biến nhựa thông, khai thác hết công suất của nhà máy liên doanh TOMEN có thể sau năm 1995 sản lượng đạt trên 1.500 tấn/năm.

Cần mở rộng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm khác của nông nghiệp sản xuất ra như gạo, bắp, đậu đỗ, rau, nấm, mía đường… để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là chú ý đến chế biến
những sản phẩm có khả năng tiêu thụ ra ngoài tỉnh mà từ trước đến nay ta phải nhập ngọai như chế biến rau, mía, đường… để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là chú ý đến chế biến sữa bò
và sữa tươi, rượu bia, nước giải khát, chế biến thuốc lá, dược liệu…

Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản Lâm Đồng phải phát triển vươn lên theo hướng hiện đại hóa với quy mô vừa và nhỏ là mô hình phù hợp để có thể hòa nhập nhanh với thị trường trong nước và ngoài nước, là một trong những
đòn bẩy cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và thịnh vượng.