Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là gì ? Những điều doanh nghiệp cần biết – Diễn Đàn ISO

Bất kì một sản phẩm nào sản xuất ra và được sử dụng đều có một vòng đời sống của chúng. Vòng đời này ngắn hay dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố trên thị trường quyết định chứ không chỉ do nhà sản xuất. Bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn về vòng đời sản phẩm là gì ? Những yếu tố ảnh hưởng đến vòng đời sản phẩm.

Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là gì

VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM LÀ GÌ?

Vòng đời sản phẩm – product life cycle chính là chỉ chu kì tồn tại của một sản phẩm bất kì trên thị trường từ khi được sản xuất cho đến khi thoái lui khỏi thị trường. Vòng đời sản phẩm sẽ có thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường và đối thủ cạnh tranh tác động.

Thông thường một sản phẩm không cần thiết phải có tất cả đầy đủ các giải đoạn trong cả vòng đời. Độ dài ngắn còn phụ thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề mà doanh nghiệp đó kinh doanh.

Vòng đời sản phẩm - product life cycle

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Như đã nói ở trên thì bất kì một sản phẩm nào trên thị trường cũng sẽ trải qua 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Đó chính là giai đoạn giới thiệu sản phẩm, phát triển sản phẩm, trưởng thành, suy thoái. Ứng với mỗi giai đoạn sẽ có một hình thái và chiến lược giá khác nhau.

  • Giai đoạn giới thiệu

Đây là giai đoạn đầu tiên của sản phẩm khi vừa mới được ra đời. Nhà sản xuất sẽ giới thiệu chúng với khách hàng và được tung rộng rãi ra thị trường.

Ở giai đoạn này thì doanh nghiệp phải chi ra nhiều chi phí quảng bá nhất cho sản phẩm của mình để giúp sản phẩm có vị trí đứng trên thị trường xung quanh.

Với nhiều nhà sản xuất họ có thể sử dụng việc tung ra thị trường này để giúp đo lường phản ứng của khách hàng với sản phẩm của mình.

  • Giai đoạn tăng trưởng

Sau khi sản phẩm được giới thiệu rộng rãi với khách hàng thì ở giai đoạn này bạn sẽ có thể đánh giá được ngay khả năng thành công của sản phẩm. Bằng những con số tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận sản phẩm đó.
Trong giai đoạn này các nhà sản xuất sẽ có thể cải tiến sản phẩm của mình để giúp mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng với nhu cầu mong đợi không ngừng tăng lên của họ. Ở giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng này đánh dấu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ mới nổi. Họ sẽ tiến hành đẩy mạnh marketing ở giai đoạn này nhằm chiếm lĩnh thật nhanh thị phần

Vòng đời sản phẩm - product life cycle

  • Giai đoạn trưởng thành

Khi một sản phẩm đến thời kỳ trưởng thành (chín muồi), doanh số bán hàng của nó có xu hướng chậm lại và báo hiệu một thị trường đang dần trở nên bão hoà. Tại thời điểm này, doanh số bán hàng của không ít sản phẩm có thể bắt đầu sụt giảm.

Sản phẩm khi đã đến giai đoạn này chứng tỏ sự thành công của chúng trên thị trường. Doanh số bán hàng tăng và đều đều cho đến một thời điểm trở nên bão hòa dần dàn.

Vì ở giai đoạn này, nhu cầu của khách hàng với sản phẩm bắt đầu đi xuống, yếu tố cạnh tranh về giá cũng bắt đầu nổi lên, biên độ lợi nhuận của sản phẩm ngày càng bị thu hẹp.

Để có thể chống lại sự cạnh tranh, các doanh nghiệp thường sẽ đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động marketing, phát triển các sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm để tiếp cận các phân khúc thị trường khác nhau.

  • Giai đoạn suy tàn

Sản phẩm nào cũng đến giai đoạn thoái trào dù sớm hay muộn mặc cho các doanh nghiệp đang cố gắng giữ cho các sản phẩm tồn tại lâu hơn. Sự ra đời của công nghệ thông tin, những sáng kiến, phát minh mới sẽ thay thế cho các sản phẩm hiện tại của mình. Sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng mất thị phần và kém hấp dẫn trên thị trường.

Giai đoạn này marketing thường sẽ chỉ tập trung vào số lượng khách hàng trung thành đi kèm với chính sách giảm giá và ưu đãi khác nhau. Cuối cùng, sản phẩm có thể bị loại bỏ hoàn toàn hay biến mất khỏi thị trường nếu không được thiết kế lại sao cho phù hợp với các nhu cầu mới của khách hàng.

Vòng đời sản phẩm - product life cycle

MỘT SỐ CHẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ THEO VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

  • Chiến lược hớt váng (Price Skimming)

Chiến lược hớt váng hay định giá theo kiểu hớt váng chính là chiến lược dành cho doanh nghiệp đưa ra giá cao trong giai đoạn đầu khi ra mắt sản phẩm lần đầu. Giai đoạn sau sẽ dần xuống để hớt váng những tệp khách hàng khác trên thị trường càng ngày càng rộng.

Với những sản phẩm mới thường sẽ được khách hàng hào hứng trả giá co hơn để sử dụng. Chính chiến lược này khá hiệu quả cho các dòng sản phẩm có tuổi đời ngắn hiện nay. giá bán sẽ được hạ dần xuống để thu hút nhu cầu từ những nhóm người tiêu dùng mới hơn, nhạy cảm hơn về giá.

  • Chiến lược giá thâm nhập (Price Penetration)

Với chiến lược này chính là cách đặt giá với cách đặt sản phẩm ban đầu của các sản phẩm với giá thấp hơn nhằm thâm nhập vào thị trường càng sớm càng tốt.

Doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược định giá này để xây dựng nhanh nhận thức của khách hàng về sản phẩm, thúc đẩy nhanh nhu cầu và mở rộng thị phần.

Xác định vòng đời sản phẩm đang nằm ở đâu

Phương thức để xác định Product Life Cycle hiện tại khá đơn giản. Bạn có thể dựa trên một số những yếu tố như:

  • Yếu tố nội tại

Doanh nghiệp cần thu thập những thông tin định lượng, bao gồm: chi phí đầu tư, mức độ tăng trưởng, doanh số bán hàng và giá thành sản phẩm.

  • Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên ngoài rõ ràng nhất để xác định giai đoạn hiện tại của một sản phẩm, đó chính là đối thủ cạnh tranh.

Bạn cần xác định xem trên thị trường hiện tại có bao nhiêu đối thủ đang trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm của bạn. Họ có đang phát triển các sản phẩm có tính năng giống hệt “đứa con cưng” của bạn hay không?

Vòng đời sản phẩm - product life cycle 2

Ngoài ra, yếu tố thị trường cũng đóng góp một phần không nhỏ. Liệu thị trường bạn đang tiếp cận liệu có bão hòa? Số lượng khách hàng tiếp tục mua sản phẩm của bạn có nhiều hay không? Bạn có cần giảm giá sản phẩm để kích cầu?

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÉO DÀI VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Việc kéo dài sản phẩm càng lâu càng tốt hầu như đều là mong muốn của các đơn vị sản xuất. Để có được sản phẩm thành công thì doanh nghiệp cần có những chiến lược kéo dài giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành của sản phẩm và làm chậm quá trình thoái trào càng ngày càng tốt. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về tips kéo dài vòng đời sản phẩm cho bạn.

  • Đẩy mạnh marketing

Việc quảng cáo đẩy mạnh marketing chính là cách nhanh nhất để kéo dài vòng đời sản phẩm Product Life Cycle. Việc đẩy mạnh marketing bằng nhiều kênh sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đảm bảo tdoanh thu đến từ việc bán sản phẩm đó dài hơn.

  • Giảm giá sản phẩm

Khi sản phẩm dần dần bước vào giai đoạn chững và dần dần thoái lui thì dù bạn có đổ tiền vào marketing nhiều nhưng vẫn sẽ kém hiệu quả. Lúc này chiến lược giá là chiến lược hợp lý để kích cầu sản phẩm. Có thể lấy một số ví dụ như sản phẩm điện thoại chiến lược giảm giá thường xảy ra khi sản phẩm đã trở nên nhàm chán và không còn được thị trường đón nhận. Chiến lược giảm giá diễn ra ở hầu hết các model máy.

  • Cải tiến thêm tính năng mới

Chiến lược cải tiến sản phẩm mới này luôn là chiến lược đúng đắn. Dựa vào nhu cầu mong đợi của khách hàng mà sẽ cải tiến thêm tính năng cho sản phẩm của mình. Việc này sẽ giúp kéo dài được vòng đời của sản phẩm. Có thể kể đến những sản phẩm như iPhone hàng tiêu dùng nhanh vv

  • Tìm kiếm thị trường mới

Có một câu nói khá đúng cho trường hợp này chính là mọi mặt hàng đều có thể bán được nếu như bạn tìm đúng thị trường. Một khi thị trường của bạn đã trở nên bão hòa thì bước tiếp theo chính là bạn nên tiếp cận thị trường mới tiền năng hơn.

  • Đổi mới mẫu mã bao bì

Nhiều dòng sản phẩm mà cần đánh vào hình thức để thu hút thị hiếu khách hàng khi bước vào giai đoạn thoái trào thì lúc này bạn có thể thay đổi mẫu mã bao bì của chúng để giúp khách hàng hào hứng trở lại với bạn. Việc thay đổi mẫu mã này sẽ giúp bạn có thể không cần phải phát triển lại từ đầu một dòng sản phẩm hoàn toàn mới.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC THẤU HIỂU VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Hầu như một sản phẩm nào ra đời các nhà sản xuất đều mong muốn chúng có giá trị cho khách hàng. Những sản phẩm này sẽ cải tiến được những tính năng cao hơn là các sản phẩm trước đó. ới những sản phẩm mới, nhãn hàng sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức, trong khi đó, đối với những sản phẩm đã có, họ sẽ tập trung vào việc duy trì nhận thức cũng như cải tiến.

Việc các doanh nghiệp sử dụng mô hình vòng đời sản phẩm và hiểu rõ vòng đời sản phẩm nhằm:

  • Thiết lập tính cạnh tranh

Việc sản phẩm mới của bạn ra đời khi trước đó đã có những sản phẩm tồn tại trên thị trường. Bạn cần nêu bật lên tính năng độc đáo, cải tiến của sản phẩm hơn so với sản phẩm đã có. Việc này chính là việc thiết lập tính cạnh tranh cho sản phẩm

  • Quyết định chiến lược giá

Trong từng giai đoạn vòng đời sản phẩm của bạn thì việc bạn nên chọn lựa những phương thức định giá hợp lý để thu hút nhiều hơn khách hàng

  • Xây dựng chiến lược tiếp thị

Như đã nói ở trên thì tùy thuộc vào từng vòng đời sản phẩm của bạn mà bạn sẽ có thể quyết định được đến chiến lược quảng cáo marketing sao cho thật sự p-hù hợp. Vòng đời sản phẩm của bạn có thể đóng vai trò một cách quan trọng để chọn lựa nội dung sẽ hiển thị trên quảng cáo.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin của chúng tôi chia sẻ cho bạn trên đây đã giúp cho bạn hiểu hơn về vòng đời của một sản phẩm thông qua 4 giai đoạn cũng như những phương pháp giúp doanh nghiệp kéo dài vòng đời sản phẩm này. Đọc thêm những bài viết của diendaniso.com để tích lũy thêm những kiến thức hữu ích cho doanh nghiệp của bạn.